Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Kiếp cầm ca

V

ào những đêm mưa thâm gió bấc, mặt trăng bất chợt hiện ra, rất hiếm hoi, hiếm hoi tới mức hầu như không bao giờ xẩy ra. Điều đó thành sự bí hiểm. Bí hiểm như con người và sự quan hệ của con người với ma quỷ và thánh thần. Người kéo vó tre bên hồ La Đá Hạ kể lại đã chứng kiến một con thuyền ảnh hiện rì rầm trôi trong mưa thâm gió bấc. Nhìn thấy bóng con thuyền trôi, người ta đoán chắc là ma. Mà còn ai thức vào lúc này. Mấy gã dân làng hồ thì đã kéo vó hoặc quăng lưới, xì xèo thổi nấu, khua bát khoắng đũa; đụng chai chạm chén đang tít cung mây trong chiếu rượu, hoạc mê mệt với cờ bạc. Có lẽ là ma thật. Hai bóng trắng ấy lúc nhòa lúc đậm, tôi theo chiều vặn mình của vùng hồ. Rồi bỗng dưng tiếng đàn nổi lên. Dây xạc xào động vào nhau nhân dài nghe mà tưởng là không có thực. Cho rằng vì quá tập trung vào im ắng mà bị đánh lừa. Một tiếng nhạc mơ hồ không thể diễn tả nổi. Như thể tiếng thở dài của lòng hồ. Tiếng hát cất lên, đặc biệt lắm. Ám ảnh người ta mà khó nắm bắt cho rõ âm điệu. Nghe mê hoặc và bỗng chốc trái tim ta tan nát thổn thức nghẹn ngào:

Nương nương thèm mặt nước chừ đâu đâu

Mong mong chi nữa để hận đong sầu sầu?

Người ta nói, đó là hồn của chàng trai chơi đàn nổi tiếng họ Ca công La Đá Hạ và ả đào Tuyết Tuyết hiện về đấy. Anh chàng chơi đàn đó đâu rồi? Có người chỉ một cụ già, dáng vẫn còn quắc thước, đội chiếc mũ phớt, miệng phì phèo điếu thuốc cuộn buông cần câu cá chuối ở Mao Sau nói: Ông ta cũng giống thế này này. Đó là chàng trai nghèo từ họ ca công ở đâu về chẳng biết. Một hôm có quan tri phủ kiệu về ngủ lại ở đình thôn Đoài hát cô đầu. Tay chơi đàn lại đi đánh than tận rừng Chủa. Cuống lên, quan Chánh Quài mới khấn trời:

- Bây giờ, ai chơi được đàn thì tôi xin gọi bằng bố.

Chàng trai như được móc từ hố than lên, chắp tay vào ngực vái dài: - Thưa, tôi chỉ xin được ngụ cư tại đây và được đánh đàn hầu các cụ!

- Quân bố láo, đàn sáo chi cái ngữ chạy xe thuê!

Phó Đô mới vổ đét vào mông mà quát:

- Ơ hay… Biết đâu người ta làm được? Chánh Quái vắc lại Phó Đô – Hai ông không ưng nhau vì họ điều tơ tưởng đến ả đào Tuyết Tuyết con gái họ ca công.

- Thôi được, chú mi vất cái giẻ rách ở trên đầu rồi thử vào nhịp xem nào. Cụ Quải ngồi chầu rìa đánh rắm vặt mới ra giọng dễ tính. Cụ cười hở cả vùng lợi đỏ lòm, tự thưởng cho cái chửi dí dỏm của mình, vì cái mũ phớt của anh chàng câu trộm cá là mớ giẻ rách. Tay cầm lấy cây đàn khẽ gảy lên ra vẻ là biết món nghề.

Anh chàng câu cá trộm hai tay đỡ lấy cây đàn, bộ mặt ngu độn tự nhiên tuột đi mất, còn lại sự mơ màng khoáng đạt. Tiếng bấc, tiếng chì buông lên réo rắt. Từ phía trong, giọng trong veo, lui lúi của ả Tuyết Tuyết lời ra:

Gió gió trăng trăng mây mây gió gió trăng trăng

Mơ mơ tưởng tưởng nhớ nhớ ai ai sợi sợi xích xích thăng thăng…

Tri phủ vỗ bộp, giọng nói um ủm: - Ố ai, quân ni thế mà giỏi tợn. Cụ chẳng ý tứ chi hết, một tay nắm lấy tay ả Tuyết Tuyết một tay xoa vào cái mông đầy đầy. Chánh Quài lườn lườn Phó Đô chửi thầm: - Do cái thằng này cả. Rước cái lão tri phủ ăn chặn tiền này về làm chi cho bõ ghét. Mặc dù tức lộn ruột nhưng vẫn vỗ tay gọi cho bọn dao thớt, lo cháo gà và bày bàn đèn, xóc đĩa. Còn gã trai ngụ cư, bị giọng hát của Tuyết Tuyết hút mất hồn. Cơ sự chi mà họ lại có duyên đàn hát này. Chả là nàng vốn người từ bên sông, cha mẹ mất sớm làm con nuôi cho cụ Cố Cợn, cũng là lò ham rượu chè, cờ bạc tận Phù Lưu. Trong một lần thua bạc cụ mới gán Tuyết Tuyết cho họ ca công La Đá Hạ để trừ nợ. Cái tay chạy xe vô gia cư này, không hiểu học được đâu ngón đàn sao. Ban ngày chạy xe từ tòa Khâm sang phủ án sát, đêm về ngồi nghe trộm từ trong hố xí các ả đào ra đi đái hát véo von. Người ta nói tay ngụ cư này chính là người chăn trâu thuê cho cụ Cố Cợn, vốn đã có tình ý đứa ở là con đĩ Beo, mà sau này cứ trắng phỡn ra, trời lại phú cho cái giọng hát từ trong bụng mẹ. Áo sống mũ mão mới có tên là Tuyết Tuyết… nhưng ai thèm biết đều bi ai ngoắt ngoéo của  trần gian ấy làm chi. Chỉ biết tay câu cá ngụ cư vác cần câu giang hồ hết làng nọ qua làng kia, ở đâu sáng đèn là đến, nghe được tiếng thoảng trong đêm là tình. Tìm cô Beo ngày nào… Thì ra Lá Đá Hạ này là quê của nàng. Thân như con chó bán đi mua lại, lại về họ ca công bên này… Đúng rồi cái giọng hát mùi mẫn, thánh thót nước mắt kia làm sao mà lẫn được:

Hàng hàng lệ lệ mà mà… xót xa

Hay hay chi chi đời đời kiếp cầm ca…

Chính cái đêm trong chuồng trâu nhà Cố Cợn mà Đất biết (anh chàng câu cá trộm) được cô Beo lại có thân hình trắng gợn gợn. Đất biết được mùi vị hương xuân của kiếp phiêu diêu. Ngoài Đât ra còn có lão Cố răng rụng chờ mùa thị chín rục nơi ngực con Beo. Đất được bán đi xuống Thanh Hóa làm Thằng kéo xe, còn Beo được gán làm con đào thịt – ngày ngày xào nấu, hầu hạ khách. Ngày ấy chưa có tên là Tuyết Tuyết. Nhân gian chưa biết được vàng từ trong hộp ngực nàng phát ra. Cuộc đời dù trầm luân nhưng chưa đổ bể… Cái ngày xót xa ấy, ngày đào sông từ Bái Thượng qua La Đá Hạ…

                                                                    * * *

Đêm buông xuống, ở làng quê người ta đi ngủ sớm từ lúc mặt trời còn đỏ ối bò xuống phía tây hồ. Bọn phu đòn làm chủ phần đêm tăm tối và lãng mạn. Vườn cây, hồ cá chúng muốn ngó ngàng đến chốn đâu, dân đen đành cắn răng mà chịu đựng. Biết là bàn tay của chúng mó vào cũng đành nhắm mắt cho qua. Nói ra là y như là vu cho nói xấu chức dịch quan làng. Nhưng với quan trên, kẻ có máu mặt chúng chung thành làm bổn phận thân nô lệ. Rét căm căm nhưng cụ chánh, ông phó bảo khiêng chỏng, hoặc tháo cánh của đình ra, bốn bên bốn góc dùng làm kiệu quan ngồi ở trên phóng những cú rắm um ủm mà qua hồ cũng cứ xin vâng. Đình Đoài thôn có đám hát, nghe đâu cả quan Tây đốc phu đào sông đến dự, thằng mỏ đã trình cùng các cụ cả rồi. Tối nay ả đào Tuyết Tuyết hầu rượu. Tối nay có cả tri huyện về kiểm sổ. Các thày Chánh tổng, phó lý rút chiếc sổ cái ra, thay sổ khác vào cho bớt phần sinh và tăng tử vào cho khớp. Ruộng đất, đã có trích lục rồi không ăn bớt được. Chỉ còn đập đầu kêu oan vì nạn lũ lụt, nước nôi của hồ La Đá Hạ, có trời cũng không ngăn được. Quan trên cho đào sông, ngăn lũ ai biết được cái lợi ở đâu, chỉ phần đóng góp là bổ vào nhân khẩu của từng làng. Cái khổ để dân đen chịu. Đăng nào cũng phải mở tiệc mừng các quan Tây, quan ta về thăm bản hạt. Tri huyện miệng cười khúm núm thưa cùng quan công chính: - Cái làng này nó nghèo, nhưng có đám con hát bù vào, xin quan mở lượng hải hà mà bớt cho một phần phục dịch. Quan mới xổ ra mấy câu chửi bằng tiếng Tây – Mẹ chúng mày, khổ mà còn có cô đầu, đào hát. Chúng tao sang khai hóa cho bọn mày rửng mỡ, rượu chè, cờ bạc thâu đêm hả? Chửi nhưng quan thương, quan vui lòng nhận lời. Quan nhúi vội tiền vào ngực áo tây. Ném chiếc ba toong đi cung quăng bộ râu quai nón vểnh lên trong phát khiếp. Thế mà bon chức dịch trong làng khua khoắng miệng lưỡi khen quan nhân từ.

Nhà quê đi ngủ kịp cùng gà, vịt. Chỉ bọn phu tuần là thức. Kéo lưới chọn con cá chép chiều ngang đo bằng hai gang tay đêm về đình vác chiếc lồng bu đầy ngan vịt. Các ngài sống lâu năm ở thuộc địa nên xơi được tiết canh lòng lợn, mắm tôm. Các ngài khen món gái ta khéo chiều chồng. Các ngài thạo cả hát ghẹo, hát dúm. Văn minh là một thứ đáng bậc, người nghèo muốn có cũng không làm sao có được. Cặn bã, từ thằng phu tuần, thằng mõ ngày ngày bán cuống họng đến các quan cũng chẳng cần học hành gì cũng nghĩ ra được; tìm lần đến bóp nặn từng đứa chổng mông ngoài ruộng. Nghĩ đến đó các quan cười váng lên, vào chiếu hát. Tiếng lạy cụ vang lêm um um. Thường ngày. họ nghét nhau, nhưng trước mặt quan khách họ lại tử tế, thi lễ đúng chức phận của kẻ làm cha thiên hạ. Rõ thật cái mớ đời ngổn ngang…  Nhưng phàn nàn chi chuyện cay đắng, lả lơi. Lại được tiếng đàn của thằng Đất dân ngụ cư, trốn đi lính, đi câu cá trộm dạo thật buông tuồng:

Đời sinh chi mà chi, sinh sinh tử tử mà chi!

Kiếp kiếp cầm ca, hợp hợp tan tan đến bất kỳ…

Nước mắt chia phôi đà mằn mặn

Tri âm ai biết, để ai ai…

Tiếng khua chén, đụng bát dĩa, tiếng gõ giày xuống nền đình tán thưởng. Tiếng quan lớn, quan bé bụm miệng nhả lời làm duyên làm bộ, thằng mõ, thằng dao thớt, con vợ mõ mắt toét chùi tay vừa cầm thịt vào mông, ả đào thịt lâu nay quen nấu nướng, rửa bát, nhảy vào giường, cũng thấy rờn rợn gai bàn chân, hực lên ngực làm đỏ cả khuôn mặt ngu si đần độn – Các quan đã hát rồi, lòng các quan mỡ của độ trì, thì bọn hầu hạ cũng phụ họa theo cỡi mỡ.

Làng quê vốn đi ngủ cùng con gà nhảy lên chuồng. Đêm ấy là đêm ngôi sao số phận của Tuyết Tuyết chuyễn đời. Chánh Quan và phó Đô hầm hè nhau, không ăn được gì thì đạp đổ, không thể để cho lão chi huyện ăn quỵt của dân hưởng. Thôi thì để cho quan Tây, nói chứ làm ăn với các ngài ấy thoáng. Đám phu phen được lệnh kiếm vội chiếc chõng tre, bốn đứa đội lên bốn góc. Ngài và Tuyết Tuyết ngồi lên trên đó. Thằng Đất, cái thằng ngụ cư câu cá trộm ao hồ của làng xã, mi lội nước, sâu cũng mặc phải đánh được đàn cho Tuyết Tuyết hát…

Đêm đó mưa thâm gió bấc. Ánh trăng chợt nhạt lúc ẩn lúc hiện… Người ta nói, đằng nào lãng xã cũng có lời, ngài bắc cho chiếc cầu xi măng qua làng. Ngài sửa thiết kế không cho dòng sông và ba lăng của vua cha. Điều ấy có thể là bịa tạc, hoang đường. Hồ nước La Đà Hạ vẫn còn chảy, người già có đêm mất ngủ nghe được tiếng đàn hát vẳng lên, cũng có thể là hoang tưởng, ban ngày lao động mệt mỏi, nghe câu chuyện cũ mà đêm về mộng mị.

                                                                    * * *

Cũng như sự việc xảy ra trước đây, cô đào Tuyết Tuyết quan đưa về Pháp, mấy đứa đàn em vốn trước nay quan nấu nướng, dọn bàn trải chiếu được gọi lên hát thủ, được thay thế chân. Nhưng lũ ấy, có tài cán chi mà được ngồi vào chiếu hát? Ô hay, cái khổ của dân gian có ai tranh nhau đâu mà cứ đùn ra như mấy khói. Cái tài của kiếp cầm ca chẳng ai cầu mà có được, tự nhiên cứ nứt nòi ra như thể khí tụ, người ta bảo do hơi nước và khí núi giao hòa mà có. Người ta bảo, người nhà quê được học hành nhiều nhặn gì cho cam. Tự nhiên tự cái họng nắm được âm điệu của dây đàn, cảu cái trống và phách, có hồn mà nhập vào là hát được. Ả Tuyết Tuyết đi hầu hạ quan, lại nứt nòi ra ả Nga Mi, ả Bích Hằng, ả Uyên Ương, ả Diệu Linh, ả Thư Thư… đời nọ nối đời kia, người ta ghét cái đỉ lả lơi bát trai của ả, người ta lại mê giọng hát trời ban của ả. Các cụ khi vặc nhau, chưởi nhau mới lộ ra hết cả. Bảo là đĩ là thằng nào cũng rúc đầu vào được, đó là thứ men tình mà tạo hóa đỏng đảnh bắt người đời phải trả cái nghiệp chướng lúc lăng loàn.

Người ta nói, ban đầu Đất cũng được quan Tây cho đi theo làm phu đánh đàn. Nhưng rồi quan bắt được hắn cùng Tuyết Tuyết (cô Beo nhà ta) mới ném cả đàn, quảng phách dưới đất mà quần nhau trên giường, quan định cho thằng Đất viên kẹo đồng. Tuyết Tuyết phải quỳ gối xin quan tha tội cho Đất. Đành rằng người Tây có  tây thuyết cho rằng đó là chuyện sinh hoạt, quan là người dân chủ mới không chung chạ của gái hát, không coi trong cái trinh cổ hủ, chứ ngặp các cụ nho học thì chắc là rồi đời. Từ đó, thằng Đất lại đi câu cá khắp ao hồ, làng quê. Nhưng là nhất, là các đám hát không có tay đàn của Đất, các ả đào hát thiếu mất cái thần, thành ra thân phận thì cứ thấp hèn mà đời vẫn cứ cần.

Đất như một gã câm, bảo ăn thì ăn, cho uống thì uống. Hầu như dùng tiếng đàn thay cho lời nói. Có nhiều ả đào trẻ, được kén chọn, được mua bán đến cho họ. Quan Chánh, quan phó chết mê chết mệt nhưng với Đất thì chẳng hề rung động. Cái tính tình tang của các ả cũng ghê gớm lắm, như người có địa vị vậy. Có kẻ lại nhờn coi thường làm sao mà chịu được. Kẻ quỳ nộp trước cái đĩ bợm mà thằng Đất cha căng chú kiết lại coi thường ư? Thật ra, ngoài cái vẻ trông có vẻ cặn bả của trái đất, Đất có trái tim si mê cuồng loạn. Đất dành cả cho ả Tuyết Tuyết mất rồi. Đất đâu còn tơ tưởng đến ai? Đàn là đàn cho người tri âm ở tận trời Tây, cho Tuyết Tuyết có nghe thấy? Lạ đời, tiếng đàn Đất vọng tới tận kinh thành. Đức vua tận Huế mới triệu cho quan sở tại đưa vào Huế. Ngài nghe đủ mùi ca ngâm của núi Ngự, sông Hương rồi, ngài muốn được nghe tiếng hát của nơi cố hương. Đất cũng được triệu vào cùng các ả đào của họ. Nghe nói, có nàng công chúa vì mê tiếng đàn của Đất mà muốn giữ y lại hầu đàn. Không hiểu do thói trăng hoa của Đất, hay là do thói kiêu của kẻ cậy tài, y bị đày xuống dọn chuồng ngựa. May mà có người động lòng trắc ẩn mới sung vào đội quân đánh thuê đưa sang tận Châu Phi dẹp loạn, cơ trời lại mở ra. Đất cái thằng di câu cá trộm, dân ngụ cư kiết xác lại học lõm được ngón đàn của châu Phi, hắn lại được chọn vào đội quân hát xướng sang tận Pa ri để diễn trò. Nhờ có tiếng đàn mà Đất gặp được Tuyết Tuyết. Sự dan díu của Đất và cô Beo không tránh khỏi tội chết. Người ta bảo quan trông coi việc đào sông sau này làm đến chức Bộ trưởng tài phiệt của Pháp. Ngài mới đóng củi nhốt thằng Đất và con Beo, chở tàu thủy đưa về La Đá Hạ.

Một đêm, mưa thâm gió bấc. Trăng nhạt ló ra rồi vụt tắt. người đi đánh cá trộm chứng kiến việc lạ, một đội quân miệng ngậm tăm, đắm một con đường dài ra tận phía đông hồ - xe kéo hai cái củi đi không một tiếng động. Ngài sai bọn phu hồ đưa xuống bè, chỡ hai đứa vào một củi, dìm xuống lồng hồ.

Người ta bảo, xuống đó mà Đất vẫn còn đàn, còn Tuyết Tuyết vẫn hát. Vì vậy, đêm đêm người kéo vó tre, kẻ đi đánh cá trộm vẫn nghe được tiếng đàn của Đất và tiếng hát của Tuyết Tuyết lay động cả lòng hồ La Đà Hạ.

Vào những đêm mưa thâm gió bấc, những người già thường mất ngủ. Có lẽ do cả một đời vất vả mà các khớp bị kéo chằng ra do sự suy tư. Nghĩ ngợi về lỡ làng, vì được mất, nuốt chịu sự ân oán của kiếp người, mà tụ lại thành sầu muộn. Làm cho đau ê ẩm, đánh thức sự hối hận hoặc cực đoan thù oán. Đại loại thức dậy trong lúc sự giao hòa của phần đêm đang trút bỏ đi bộ cánh đầy bí mật, huyền diệu và hoang đường. Họ thấy trên mặt hồ La Đà Hạ nổi lên con thuyền mờ ảo, hư thực. Tiếng mái chèo cũng hư ảo như màn đêm. Câu chuyện không rỏ rệt về chàng Đất và Tuyết Tuyết bỗng được đánh thức dậy. Những điều rất mù mờ, hoang tưởng lại làm cho người ta tin là có thất.

Con thuyền nhẹ bỗng trôi trên màn sương khói, có tiếng đàn sáo đậu tận lưng trời. Từ những ngôi đình làng từ Yên thôn, Hạ thôn, Giữa thôn vang lên. Giao hòa lại cùng nhau. Cái tinh anh của khát vọng của các kiếp sống nhập vào nhau, phát ra sự vi huyền ấy. Người ta tin Đất và Tuyết Tuyết vẫn còn đấy. Đâu đó trong khí động của lòng hồ. Chàng cho tay vào dây phát ra thành âm điệu. Từ nơi bộ ngực phập phòng thức dậy sợi tơ tình trời ban tặng. Tiếng ấy làm lay đọng lòng người lắm thay:

Trời đất giao hòa sinh ra kiếp cầm ca

Lỡ làng mối lương duyên của đôi ta

Kiếp này đã trot không được gặp

Hẹn chốn cao xanh

Trở nợ tình… mà

Từ anh chàng cày thuê cuốc mướn đến cụ tiên chỉ, chức dịch trong làng, con mụ mắt toét, mắt lé, miệng méo ế chồng nhưng ngứa miệng có nhịp bàn đến chuyện hát xướng là y như rằng ra giọng cao đạo làm bộ mặt khinh khi. Cái lũ vô loài hèn hạ. Ai việc gì mà khóc cười, bó gối chau mày, đau đớn kia chứ? Chúng nó làm gì được ra cuộc đời này nhỉ? Tiếng đàn lời ca ấy có làm cho ai chết được đâu. Mấy con mẹ đói vênh mặt ngoài đồng nghe hát mà no được bụng chắc? Các cụ cao thủ ớ ra vỗ đùi cười khà, đàm đạo. Nhấp ngụm rượu dường như rút ra được chân lý. Mây đứa khồ rách áo ôm cũng ớ ra, nghe xong chầu hát mà bụng vẫn đói meo. Mấy ả nạ giòng nghe hát chảy nước mắt mà vẫn chưa đắp điếm được phần cô đơn lỡ cỡ… Thật tội nghiệp, tư tưởng họ đều gặp nhau ở nơi phần tăm tối trong sâu thẳm tâm hồn. Họ có quyền được coi thường thằng Đất và ả Tuyết Tuyết. Coi khinh có ai bắt được tù tội đâu. Nhưng lạ lùng thay. Vắng tiếng đàn dạo của thằng Đất và lời buông lơi của ả Tuyết Tuyết họ lại thấy thiếu thiếu một bộ phận nào đó trong con người mình. Bụng no rồi, lại càng thấy thiếu. Rượu vào rồi lại càng trống vắng. Vợ con rồi, mà vẫn ngẩn ngơ. Một lúc nào, dù thảng hoặc hiếm hoi nhận ra rằng: - Tất cả mọi thứ bậc đều nợ nần thằng Đất và ả Tuyết Tuyết. Ai cũng được nghe mà chưa một lần trả nợ cho cái kiếp cầm ca lạc loài. Nếu trong cùng một lúc, mất hết tiếng đàn và lời ca trẻ rung nhỉ. Thì loài người sẽ thành cái quái gì đây?

Cái năm đào sông, người ta mới phát hiện ra ở khu mộ cổ. Ban đầu, ai cũng tưởng vơ được của nả. Nhưng một tấm ván thiên lộ ra, trong đó có hài cốt của một đôi trai gái. Và một chiếc đàn đáy, dài bằng chiều dài của người nằm. Người đời bảo, đó là mộ của đấng quân vương. Ông vì mê một cô đào hát, cô ta không may vì tài sắc mà mỏng phận. Đấng quân vương chết theo. Ông mới di chúc cho chon cùng nàng với cây đàn. Quan coi việc công chính làm lán đào sông. Không hiểu sao, lắng được trong đất có tiếng ai oán là cắm móc cho phu đào. Đào xong con sồng rồi mà nước tháo ra từ cống Bái Thượng không chịu chảy, hoặc chảy ra là sinh chuyện vỡ sông. Thầy địa lý mới xui ngài, xây ngôi mộ vô chủ, cầu đảo mới yên được lòng chảy…

Người ta lại truyền miệng cho nhau. Đời này qua đời khác. Vì trái đất đầy buồn nản. Dù có cơm rượu no say vẫn thiếu thốn, mong có thú vui và trọn vẹn. Tự mình không đánh thức nỗi sự uẩn khúc của trời đất. Muốn nhớ đoạn đời quá vãng mà không làm sao gọi được. Tạo hóa động lòng trắc ẩn mà nứt nòi ra những sinh linh bé nhỏ, đem tiếng đàn và giọng hát làm dịu đi nỗi đâu của sự nhọc nhằn đời người. Ở La Đá Hạ, sau khi Tuyết Tuyết và thằng Đất biến mất lại sinh ra Nga Mi, Hồng Ngọc, Ánh Nguyệt, Sương Sương. Thà như chỉ mình Sương Sương là con hoang của Tuyết Tuyết và thằng Đất đem đi cho nơi khác rồi quay về. Đằng này có bao giọng hát và cây đàn khi thạo nghề lại về cùng họ. Đều nhận mình là con cháu họ ca công. Dạo làm thủy lợi, người ta đã đào được một ngôi mộ, có tấm bia hai mặt đều khắc chữ. Một mặt đề: - Ca công mộ chí. Mặt sau có khắc ba chữ: - Kiếp Cầm Ca. Lúc đó có ai quý đâu, cho rằng cặn bã của phong kiến, bắc làm cầu ao rửa chân cơ mà, sau này đã mất. Có người bán tín bán nghi. Đêm qua trời mù sương có nghe tiếng đàn hát từ lòng hồ vọng lên. có lẻ bia đá trôi xuống lòng hồ mất rồi.

Cũng có người ra vẻ biết đôi chút chữ nghĩa bình phẩm, người ở La Đá Hạ ra đi, có vài ba mống làm văn hóa nghệ thuật, nhưng không nỗi danh. Chắc là cái khí của họ còn tụ lại. Nhưng để có bàn tay vàng của thằng Đất dân ngụ cư câu trộm cá và giọng hát Tuyết Tuyết thì không. Người ta không khỏi ngậm ngùi nuối tiếc.

Những đêm mưa thâm gió bấc, trong lu có người thấy có con thuyền lướt nhẹ và tiếng hát nỗi lên. Có lẻ đó là hoang tưởng. Không ai tin được. Ở trong làng nếu có người đàn bà hoài thai; con gái sẽ tụ lại giọng hát của Tuyết Tuyết, con trai thì sẽ có tài nghệ chơi đàn của thằng Đất. Không ai tin lại có sự trùng lặp ấy cả. Hồ La Đá Hạ vẫn còn, nếu đi bộ từ Bái Thượng về thành phố người ta sẽ gặp. Dừng chân cạnh con đê cong uốn lượn như con rắn. Nếu vào buổi trưa mà dừng chân lại. Không gặp người. Nghe được tiếng tri âm từ lòng hồ. Đó là người có khí chất của cầm ca, rất ít khi có sự trùng lặp này.

                                                                                                               T.N.T

Từ Nguyên Tĩnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 79 tháng 04/2001

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/07

25° - 27°

Mưa

04/07

24° - 26°

Mưa

05/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground