Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Một mùi không đắng chát

Đ

ôi bàn tay của Hằng buốt lạnh, giống như vừa mới lấy ra từ một tảng băng, khi xe đưa em vào phòng cấp cứu của bệnh viện. Những viên thuốc trắng, nhỏ lăn tròn khi bàn chân người đụng vào vương vãi khắp nơi, trong căn phòng nhỏ em thuê trên lầu hai của căn nhà này. Tiếng hú của chiếc xe cấp cứu bệnh viện không làm cho dòng xe chen đẩy trước mặt giãn ra. Mọi người nào có biết Hằng đang đánh đu với số mệnh trong chiếc xe che kín này? Tôi chồm người ôm lấy Hằng, như có thể truyền được cho em một chút hơi ấm trong thân thể mình. Dường như những giọt nước mắt đang lăn tròn trên gương mặt tôi, chúng tự do trào ra.

Chiều hôm qua tự dưng Hằng gọi đến cơ quan tôi: "Anh Hưng, tan sở đi uống cà phê với em được không? Em buồn quá!" Tôi không thể từ chối một lời hẹn nào đối với Hằng, dù tôi biết rằng tôi chỉ là cái cớ để em phả lấp những nỗi buồn em mang. Đôi khi tôi có cảm giác mình là một chỗ trọ, mà Hằng là một người khách qua đường. Khi nào người khách rảnh rang ghé chơi. Khi nào em bận bịu, thì lại quên mất cái chốn ghé nhỏ nhoi này.

Quán cà phê Phượng Đỏ vừa mới mở ít hôm nằm ở ngay ngã tư đường một con phố nhỏ. Leo lên những bậc thang xoắn ốc, tôi tìm một chỗ ngồi có thể nhìn xuống phố rõ ràng, kéo ghế cho Hằng. Không đợi em hỏi, tôi gọi một Lipton nóng và cho em một ly sữa tươi. Ly sữa chỉ đươc Hằng nhấp môi, rồi cứ ngồi nhìn xuống phố. Mái tóc dài xoa tung của Hằng thoảng mùi thơm của một loài hoa lan. Tôi đôi khi có ý nghĩ chỉ muốn dịu đầu vào trong mái tóc ấy, hít thật đầy mùi thơm tho ấy vào trong lồng ngực. Thường thì tôi không bao giờ dám lay động những suy nghĩ cua Hằng, có khi sự im lặng ấy cứ kéo dài qua những bản nhạc khác nhau.

Cuối cùng thì Hằng nói:

- Em nhờ anh một việc được không Hưng?

Tôi trả lời vô tình:

- Việc gì?

Câu trả lời của tôi rơi vào những dòng nhạc đang trôi, rơi vào những bụi cây xanh mướt, rơi vào đám đông đang trôi bên dưới kia.

Hằng không nói với tôi là em nhờ tôi việc gì, tôi cũng không hỏi lại. Có thể Hằng đang buồn, và nỗi buồn ấy em chẳng thể ném trả xuống con đường đang qua thờ ơ dưới kia. Tôi chở Hằng về, bỏ em ngay giữa khu chợ ồn ào, mặc dù ngày đã tàn lụi. Hằng bước khuất sau những chiếc dù che, còn tôi thì lại quay lưng đi.

Tôi đâu ngờ rằng Hằng có ý định phá đi giọt máu nhỏ nhoi đang hình thành trong em. Hôm đó em chỉ có ý định nhờ tôi đưa em đến một bác sĩ tư để em giải quyết. Nhưng em không đủ can đảm để nói lên điều đó, và tôi thiếu sự nhạy cảm ân cần thiết để đoán ra ý định của Hằng. 

Tôi yêu Hằng giống như yêu một bức tranh. Nhìn ra chiêm nghiệm và không dám đưa bàn tay sờ thử màu sơn hay vết vải. Lớp học đêm với những cơn buồn ngủ đè ập, tôi thường chọn ngồi phía sau Hằng. Chiếc xe đạp mặc dù có đề của tôi vẫn không đủ vòng quay để đuổi theo chiếc xe gắn máy màu nho của Hằng mỗi buổi tối tan trường. Chúng tôi quen nhau như bạn bè. Những cuộc dạo chơi trên biển vào những ngày kỉ niệm, những giờ học nghỉ sớm. Bạn bè hùn tiền nhau để vào một quán bún nhỏ, quán nem… hay có là một người sướng lên rủ vào một quán cà phê nhạc. Cuộc sống của chúng tôi hồn nhiên và diệu kì như không thể hồn nhiên và diệu kì hơn thế nữa. Nhưng Hằng không quan tâm đến tôi, bởi tôi chỉ là một anh chàng xấu xí, không có một điểm nào có thể song đôi cùng Hằng.

Thật ra, đi học ban đêm chỉ là một cái cớ để tiêu hao ngày tháng đối với Hằng. Bởi gia đình Hằng thuộc loại giàu có, có tiếng tăm trong thành phố. Ba Hằng là giám đốc của một công ty lớn, còn mẹ Hằng đang giữ một vị trí quan trọng trong một đơn vị kinh tế. Nhưng cuộc sống của gia đình Hằng không trọn vẹn, ba mẹ Hằng đã chia tay nhau hơn hai năm nay bởi điều đơn giản là cả hai đều có hình bóng khác. Nhưng rồi khi mà việc sống chung với nhau trong một căn nhà giữa người đàn ông và người đàn bà như là ngục tù, họ đã quyết định chia tay nhau một cách êm thấm. Hằng, đứa con gái duy nhất của hai người đã không về ở với mẹ lẫn cha. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hằng tìm được việc làm và quyết định ra ở riêng. Thế giới trong căn phòng nhỏ của Hằng có một điều gì đó bí ẩn thiêng liêng đối với tôi. Những lần tìm đến, tôi bước nhẹ lên những bậc cầu thang và luôn có cảm giác thật diệu kì như thể tham dự một cuộc hẹn hò nào đó. Nhưng tôi hiểu, trong khi tôi tràn ngập hình bóng Hằng, thì trong Hằng tràn ngập một hình bóng khác.

Vũ thường đón Hằng trên chiếc xe máy bụi bặm, chiếc yên sau chổng ngược. Đôi tay trắng nõn của Hằng choàng vào vòng bụng của Vũ không thể rời ra. Tóc Hằng thả tự do, bay theo cơn gió, và tất nhiên trong cuộc vui đó Hằng không thể nhìn thấy tôi. Từ ngày Hằng quen Vũ, hình như sau một buổi giao lưu picnic gì đó do Nhà văn hóa lao động tổ chức, tôi ít gặp Hằng ngoài những lần gặp rất tình cờ. Có khi buổi trưa, tôi vỗ về giấc ngủ khó khăn thì tiếng chuông điện thoại réo giục. Hằng gọi tôi:

- Anh Hưng ngủ hả!

- Ừ, định ngủ đây.

- Em kẹt quá anh Hưng ơi. Anh xoay cho em một triệu nghe. Tháng sau em trả được không?

Tôi lại xoay xở cho Hằng dù thực tế tôi chẳng có gì. Dĩ nhiên là chuyện đó bên ngoài không thể nào biết được, anh em cứ tưởng tôi sa vào nhậu nhẹt hoặc lao các quán Karaokê, nhà hàng máy lạnh gì đó. Tôi chỉ cười, không một lời phân trần.

Đôi khi có ý nghĩ rất đơn giản là nếu được ôm ghì Hằng vào lòng mình, và chỉ cần hôn em một nụ hôn, là tôi không con gì mơ ước nữa. Tất nhiên, tôi chỉ là một một gã khờ trong cuộc tình đơn lẻ này. Và nhu cầu của tôi lại chính là được nghe những cuộc điện thoại nhờ vả của Hằng. Em còn cần đến tôi là tôi vui. Còn Hằng, trong đám đông hệ lụy, lắm khổ đau và nhiều nước mắt đã chọn Vũ, có thể bởi Vũ đẹp trai hoặc có những bước nhảy đẹp, hay Vũ có thể phả lấp cho Hằng những khoảng trống cô đơn mà Hằng đang phải đón nhận? Gặp Hằng trên quán với Vũ, tôi cười. Vào quán gặp hai người, tôi cười.

Và rồi tôi ít gặp Hằng hơn . Dù tôi biết chỗ ở của Hằng cách chỗ tôi làm không xa, chỉ vài phút chạy xe, chỉ cần một bàn tay gõ cửa. Số điện thoại của Hằng ở trong sổ tay của tôi, nhưng tôi không gọi. Tôi sợ những âm thanh tít tít trả lời người chủ của chiếc máy đó không có nhà.  

٭ ٭ ٭

Chuyến bay tuần trước rời Việt Nam sang Mỹ đã đưa Vũ đi xa. Khi đó Hằng phải trải qua một cuộc phẫu thuật, chập chùng trong cơn hôn mê để lấy đứa con ra, vì đây là ca đẻ khó.

Họ đã chia tay nhau. Cuộc chia tay mà không phải là kết thúc, vì Hằng đang mang trong bụng mình giọt máu của Vũ. Muốn quên đi nỗi đắng cay này, muốn đoạn tuyệt với quá khứ, Hằng đã suýt hại cả mình và đứa con vô tội đang tượng hình trong bụng Hằng. Đứa con đó có thể sẽ nhắc nhở cho Hằng về một mối tình oan nghiệt, nên Hằng đã đành đoạn chọn một giải pháp riêng mình.

Vũ có trở lại Việt Nam nữa không? Đôi lúc tôi thầm hỏi như vậy, rồi trong tận cùng sự ích kỷ của mình, tôi vẫn mong Vũ không trở lại.

Hôm đứa con chào đời. Có một mình tôi trong bệnh viện với Hằng. Tôi bồng đứa bé một cách vụng về đến bên cạnh giường cho Hằng. Hằng rạng rỡ khuôn mặt, đôi tay bồng lấy con mình.

- Mẹ xin lỗi. Mẹ xin lỗi. Suýt tí nữa thì mẹ đã giết con.

Rồi Hằng rời bệnh viện. Đứa bé được gửi cho một người bà con xa xôi nuôi. Sinh xong, Hằng bỗng trở nên rạng rỡ hơn, giống như một đóa hoa đang nở bung ra những chiếc cánh cuối cùng.

Tôi vẫn yêu Hằng như không hề có chuyện gì xảy ra. Thành phố với những người ăn không ngồi rồi lúc đầu lúc đầu cũng xôn xao cho rằng tôi "nuôi com dùm người khác" và biết bao chuyện nữa… Nhưng rồi những vụ cháy rừng, những chuyện bóng đá… đã khiến họ không còn chú ý đến chuyện Hằng.

Vẫn quán cà phê Phượng Đỏ. Hằng đã xiết chặt lấy tay tôi, mùi hoa Ngọc Lan vẫn lan dịu:

- Dù thế nào đi nữa thì mình vẫn là bạn nghe anh Hưng?

- Tôi ngơ ngác:

- Điều gì đã xảy ra vậy Hằng?

Quả tim tôi vốn nhạy cảm, tôi biết mà, Hằng lại nói:

- Anh có phải là người bạn lớn của em không?

- Ừ, bạn lớn.

Hằng thì thầm trong giây phút đó.

- Ngày mai Vũ sẽ có mặt. Vũ về rồi anh Hưng.

Đêm tôi không thể nào ngủ được. Tôi bấm đi bấm lại chiếc máy đĩa CD. Những bản nhạc, và những ca sĩ thi nhau dỗ dành cho tôi ngủ. Nhưng họ đã thất bại.

Trời rạng sáng, tôi ghé quán cà phê quen. Uống ly cà phê buổi sáng tôi chỉ cảm nhận được một mùi đắng chát. Tôi loay hoay suốt cả một ngày.

Tôi trở về căn nhà trống vắng của mình như thói quen của một con ngựa quen lối cũ.

Hằng đã ngồi đó từ bao giờ, bên chiếc salon lâu ngày vắng khách. Giữa chiếc bàn là một lẵng hoa hồng tươi đỏ. Em đã mở hết những ngọn đèn trong căn nhà cho sáng rực lên, em vẫn giữ một chiếc chìa khóa của nhà tôi - và hôm nay em đã mở.

Tôi ngó quanh:

- Vũ đến với em à, Hằng?

Hằng đứng dậy. Em sà tới ôm chầm lấy tôi, môi em chạm vào môi tôi:

- Vũ nào? Làm gì có Vũ nào ở đây. Anh khờ lắm Hưng ơi.

Hôm nay là một ngày trọng đại trong cuộc đời tôi.

                                                                                                                                 K.V.T

Khuê Việt Trường
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 54 tháng 03/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground