Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người thầy đầu tiên

i giời ơi, bố nhìn cái ông bên kia kìa. Người sang trọng, đi xe ô tô  lại cặp kè bên mình chiếc mũ bảo hiểm trang trí  hình sọc dưa. Hình vẽ đang hotkhông đụng hàng đấy bố ạ. Cái ngữ ấy không nhà thơ thì cũng nhà tạc tượng lăng tẩm...

Tôi nhìn xéo qua dãy bàn bên kia, nơi có người trung niên đang chỉnh chiện trên đầu chiếc mũ bảo hiểm được phủ bên ngoài lớp sơn xanh hình sọc dưa ngộ nghĩnh. Tuồng như lối nói ngang cành hông của con gái tôi đã chạm đến vùng điện tâm trường của những người ngồi bên cạnh, nên cách khá xa, người đàn ông ấy cũng ngắc ngứ quay đầu lại. Khuôn mặt đầy đặn, ánh mắt toát lên vẻ thánh thiện, sắc sảo. Chiếc cằm vuông như một võ sĩ đấm bốc, râu ria nhằng nhịt. Trông quen quá.

- Tôi buột miệng: -Anh Sửu phải không?

Người đàn ông cũng lập cập xoay xở qua mấy tầng bàn ghế, nhoài người sang chỗ tôi, phấn khích: -Chú Tâm!

Anh ôm tôi vào lòng. Mùi dầu mỡ mơ hồ từ con người anh tỏa ra thân thuộc. Cả mùi thuốc khói thuốc lá  từ lâu tôi không được ngửi bỗng dậy lên nồng nàn, ấm áp. Anh giang hai cánh tay chắc nịch như hai gọng kìm cặp lấy hai vai tôi, đẩy ra xa, nheo nheo mắt, nói như reo lên:

- Bây giờ chú đẫy người, được trai h¼n, anh không nhận ra.

- Nhìn anh, thoạt đầu em cũng ngờ ngợ...

- Ôi đúng là trái đất quay tròn chú nhỉ. Xa nhau cũng dễ ba thập niên rồi chứ ít đâu. Ngồi  xuống đây ta làm vài chén nhé. Chủ quán!

Thực khách  trong quán  quay cả sang nhìn chúng tôi. Có lẽ cách ăn nói bỗ bả, sự hồ hởi thái quá làm họ lạ lẫm và khó chịu. Con bé nhà tôi cũng lẵng lặng móc máy điện thoại gọi bạn đến đón. Trước khi đi, nó véo vào má tôi: con về trước va lỈm bỈm: Thật ch¼ng hiểu ra làm sao cả...

* * *

Vâng, con bé không hiểu được vì tôi và anh Sửu có cùng một tuổi thơ hiếu động, gian khổ và tràn đầy kỷ niệm. Anh Sửu hơn tôi đến s¸u tuổi. Thời đó, lũ chúng tôi quây quần với nhau trong một xóm, lê la hết vườn nhà đến bờ sông với những trò chơi con nhà nghèo lặp đi lặp lại không bao giờ chán. Chỗ chơi vui thích nhất vẫn là những nương dưa dọc triền cỏ xanh biếc. Rồi chiến tranh. Bom đạn mù trời. Bạn bè tản mác. Sau một trận bom, sáng ra, người còn người mất. Dần dà, đám con nít được người lớn cắp đi sơ tán cả, chỉ còn lại tôi và anh Sửu í ới gọi nhau. Một lần, bên rặng tre lồ ô, điểm tập kết điểm quân để bắt đầu một trò chơi mới, chỉ còn hai chúng tôi. Cả hai nhìn nhau và  khóc. Tôi nhớ, đó là lần đầu tiên trong đời, chúng tôi khóc không phải vì hư, bị cha mẹ đánh đòn...

Dạo đó, quê tôi đã được giải phóng nhưng ở miền Nam, chiến sự còn ác liệt lắm. Làng tôi là vùng đệm, vừa hậu phương, vừa tiền tuyến, bộ đội chuyển quân đêm ngày. Duy chỉ có một đội xe vận tải quân sự b¶y chiếc thì nằm lại lâu nhất. Hàng ngày xe tập vượt ngầm, kéo pháo, len lỏi qua các ngã làng rậm rạp. Một thời gian sau, đội xe chuyển sang lắp bồn chứa nước. Sáng sớm, xe  xuống sông Hiếu hút nước lên bình chứa rồi ì ạch chở đến các đơn vị bộ đội đóng quân  ở tận An Mỹ, Cồn Tiên. Hai chú bộ đội lái chính hai chiếc xe "chiến" nhất nấu ăn và móc võng nghỉ ngơi ngay trong vườn nhà tôi. Ngày nào tôi cũng cùng anh Sửu chực chờ từ sớm để được bộ đội sai vặt. Riết rồi thân thiết.

Có một dạo chú lái xe Din ba cầu tên là Nhuận nhìn tôi nhóm bếp hồi lâu rồi bắt xòe bàn tay ra cho chú xem.

- Thằng nhóc có hoa tay đấy, tớ sẽ đào tạo mày thành họa sĩ, nhớ chửa?

Tôi đáp miễn cưỡng: -Dạ.

Chú lại nâng chiếc cằm vuông của anh Sửu lên, nhìn khá lâu rồi nói, giọng bí hiểm:

- Còn thằng này, cằm vuông, môi mỏng, mím lại có hình hạt chỉ, lợi khẩu lắm, tớ sẽ đào tạo mày thành thi sĩ...

Anh Sửu giơ cả hai bàn tay đen đúa, lấm lem đất cát:

- Chú ơi, cháu còn có hoa tay nữa...

- Xem nào, kinh thật. Bom đạn Mỹ mà giết chết thằng này thì uổng lắm. Nó "cầm, ky, thi, họa" đều "vượng" đấy. Bắt đầu từ giờ phút này, nếu có bom tọa độ, tớ cho phép chú mày vào hầm lán trực chiến của chú mà nấp. Nhớ chửa?

Sau hai tiếng nhớ chửa là hai cú phát vào mông đau điếng...

* * *

Tưởng nói chơi, ai dè chú Nhuận làm thật. Chọn một ngày đẹp trời, chú gọi hai đứa vào hầm lán, bắt ngồi xếp bằng. Chú nói, giọng nghiêm cẩn:" Bắt đầu từ nay, không nhóm bếp, kiếm củi, la lê hóng chuyện chỗ này chỗ kia mất thời giờ nữa. Tôi sẽ truyền đạt cho các cậu những kỹ năng trong công tác tuyên truyền trực quan, tuyên truyền miệng, để sau này đẩy mạnh các hình thức cổ động, góp phần làm cho nhân dân trong vùng giải phóng hiểu rõ chủ trương chính sách của Mặt trận, phấn khởi xây dựng và bảo vệ đời sống mới..." Chú Nhuận phát cho chúng tôi nhiều loại giấy rô ky khổ lớn, cầm tay gò từng nét trang trí đương diềm, pha màu, làm khung, kẻ chữ...rồi cả niêm luật bằng trắc để sáng tác thơ ca, hò vè nữa....Dường như khơi đúng niềm đam mê và sự khát khao hiểu biết, khám phá, nên chúng tôi thực hành rất chăm chỉ. Chẳng bao lâu, việc pha sơn vẽ tranh cổ động, trang trí hội trường, cắt kẻ khẩu hiệu bằng giấy...chúng tôi làm khá thành thạo. Qua những giấy tờ kẹp giữa cuốn giáo trình giấu dưới đáy ba lô, chúng tôi phát hiện ra một bí mật thú vị. Trước khi vào chiến trường, chú Nhuận là một sinh viên giỏi của Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng.

Ngoài giờ “tập huấn", chúng tôi  còn được chú  Nhuận cho phụ vặn ốc vít, vô dầu mỡ, chăm chút "con" Din ba cầu đến bóng loáng. Anh Sửu có sức khỏe nên làm rất hăng hái. Suốt ngày người nồng lên mùi xăng dầu. Anh Sửu chỉ có một thói xấu là tập tành hút thuốc lá. Vào việc, anh Sửu được chú Nhuận đốt cho điếu thuốc Tam Đảo bao bạc, gắn vào miệng phì phèo. Rít vài hơi, người lâng lâng, tiếc của, anh Sửu dụi kỹ, đút vào túi áo. Đêm đêm, nằm trong hầm với anh Sửu, mùi xăng dầu, mùi tàn thuốc lá  quyện với mùi đất ẩm cứ nồng đượm, ngây ngất...

Một sáng sớm, chú Nhuận cho gọi hai đứa tập trung tại hầm lán để giao nhiệm vụ. Khi chúng tôi đến  nơi, chú đưa cho hai phong lương khô bảy lẻ hai bọc trong giấy bóng, giọng đầm ấm:

- Có việc này tớ nhờ hai cậu nhé.  Tớ tin là hai cậu làm được, làm tốt nữa là đằng khác. Cấp trên chỉ thị là phải gấp rút ngụy trang xe máy để nhận nhiệm vụ mới. Việc cần kíp lắm. Chúng tớ phải lên Sư đoàn gấp, ở nhà các cậu giúp tớ làm cho thật cũ hai chiếc xe mới này. Càng cũ, càng loang lỗ, càng tốt, cốt sao thằng địch khó phát hiện ra. Chiến trường đang đợi.

Hai chúng tôi đứng im, lòng tràn trề niềm kiêu hãnh. Thông thường làm đẹp rất khó, làm cho thật xấu cũng...không dễ dàng gì. Chúng tôi thống nhất cách chọn nhiều loại sơn xanh với sắc độ khác nhau, vẻ chồng chéo lên đầu xe để tạo  hình dạng rằn ri như tấm vải dù mà bộ đội thường khoác vai. Để kịp tiến độ, chúng tôi kiếm miếng tôn, gò phẳng, đục thủng những hình lượn sóng, hình lá rẻ quạt, hình hoa thị, hình lá tre...sau đó áp lên đầu máy. Bơm xe đạp được nối vào ống bơ đựng sơn và một đầu kim phun tự chế. Tôi gò lưng bơm. Anh Sửu đặt tấm tôn đục thủng theo dọc thân xe. Chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ dài, chỗ ngắn. Thoáng chốc, hai đầu xe Din ba cầu và Giải phóng được phủ một màu sơn ngụy trang rất ấn tượng. Chú Nhuận từ Sư đoàn về, thấy hai chiếc xe thân yêu được khoác áo mới. Dưới vườn lồ ô xao xác gió, chú lặng  ngắm nhìn thật lâu ra chiều ưng ý lắm. Chú khoác tay hai đứa chúng tôi vµo hầm lán rồi bảo: " Ngày mai ra trận rồi. Hôm nay, chú cháu mình ở lại với nhau nhé. Ăn với nhau bữa cơm lính. Hồi nảy trên  đường về chú bật nhớ bỉn câu thơ. Nếu viết được lên thành xe thì tuyệt.

Rồi chú đọc:

Vượt hơn ngàn cây số

Vẫn nôn nao chiến trường

Din ba cầu em hỡi

Em chính là người thương."

Anh Sửu ôm lấy cổ chú Nhuận:"Cháu sẽ gò tôn, đục chữ thật nét, phun sơn bỉn câu thơ này vào nắp ca bô chiếc Din ba cầu cho khí thế ?"

- Còn chiếc xe Giải phóng?

- Chú ơi, cháu đọc hai câu thơ này, chú nghe  được không nhé?

- Ừ

Xe ta thêm một vòng quay

Miền Nam đỡ bớt một ngày đau thương...

-Hay quá. Tớ đã bảo mà, thằng nhóc này "cầm, kỳ, thi, họa" sẽ phát lộ trong nay mai thôi- Chú Nhuận giang hai cánh tay vạm vỡ cho chúng tôi đong đưa khỏi mặt hầm chật hẹp. Giọng chú hào sảng:"Nào, bắt đầu công đoạn hai, ghi thơ lên chiến mã!"

* * *

Hai hôm sau, một buổi mai thức dậy, làng xóm vắng ngắt. Dứơi lùm cây lồ ô chỉ còn dấu bánh xe in trên nền đất ẩm. Chỗ đằm còn vương vấn mùi xăng dầu, mùi sơn mới. Bên hầm lán, phảng phất mùi thuốc lá Tam Đảo và nồng nàn mùi ruốc bột. Bóng những người thân yêu đâu rồi. Bóng những cỗ xe xanh đen kiêu hãnh, thon gọn, những cặp lốp to vật vả, luôn có cảm giác bồn chồn  lên đường và đầu máy trùi trũi như chực chờ xông lên phía trước đâu rồi... Cả một khoảng vườn hoe hoắt, trống vắng. Như mất mát những gì qúy giá lắm, như hẫng hụt trước những biến cố bất thường lắm, chúng tôi ôm nhau òa khóc...

* * *

- Anh tha hương đã lâu, vào Cần Thơ lập nghiệp, lấy vợ, sinh con, bây giờ làm chủ một công ty truyền thông và quảng cáo với hệ thống "vệ tinh" hùng hậu lắm- Anh Sửu quờ tay lấy chiếc mũ bảo hiểm, tiếp tục câu chuyện:- Duy chiếc mũ bảo hiểm này tự  tay anh  tân trang đấy, để nhớ về những triền dưa đỏ quê mình. Anh mang ra, ngộ nhỡ đi xe máy có cái mà chụp lên đầu. Nhờ nét v này mà anh em nhận ra nhau nhỉ. Vui thiệt.

Anh Sửu trầm ngâm:- Cậu Tâm vẫn theo nghề viết lách chứ?

- Cũng nhì nhằng thôi anh ạ.

- Ừ, cuộc sống mỗi người mỗi việc, những anh em mình hạnh phúc nhất trong cuộc đời là khi mới lớn lên đã có cơ duyên gặp được một ông thầy khai tâm đáng kính...

Chúng tôi cùng nâng ly rượu  ngang mặt, thốt lên rưng rưng trong xao xác ký ức

- Thầy Nhuận!

               Đ.T.T

 

Đào Tâm Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 164 tháng 05/2008

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground