Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những miền rừng

T

hiện mơ hồ tinh. Có cái gì rần rần trườn dọc cơ thể, từ bụng lên ngực, lên cổ, một cái gì mềm ấm từng chút từng chút đánh thức dậy râm ran sự hứng khởi của từng tế bào hồi sinh. Cảm giác buông thả dễ chịu. Dường như anh đang ở một cõi nào u u mê mê, không hình hài, không đường nét. Người chìm chìm đắm đắm. Không biết trải qua bao lâu nhưng dần dà trí óc mỏi mệt của Thiện được soi sáng trở lại. Qủa thực có cái vật gì đang trì xiết mơn trớn anh, dịu dàng và ham hố, lúc từ tốn lúc như cuồng loạn cắm móng vuốt vào da thịt anh. Cái gì? Bất giác Thiện rùng mình, hoảng sợ. He hé mắt. Đêm đặc sánh, cô tịnh. Nỗi sợ tăng lên Thiện chỉ dám rên khẽ. Vật kia dừng lại, một chút ngang chỗ bụng dưới rồi lẹ làng trượt khỏi anh, để lại khoảng haong lạnh hẫng hụt. Khảnh khắc, Thiện hụp ngay vào một vùng đen ngòm, hun hún, gió chùn chụt, tóa lóa, đan xen vô số hình ảnh quái dị, chốc ẩn, chốc hiện.

U... u... u...

Ha... Ha...

Hú...

Lũ ma trơi chập chờn trên bãi tha ma làng, những linh hồn người làng chết xuống gào gọi nhau, kéo nhau ra múa máy loạn xạ. Biển sương độc đùn đùn. Thiện vác thằng con tời ời khóc đi tìm mẹ. Mụ mẫm, dập dờ, lòng toang toác, chẳng hiểu gì. Vân đi theo gã lái xe người dồ như con trâu đực mộng, mặt chi chít râu, vốn là bạn học, cùng vào TRường Sơn với anh một lượt, không hề gửi lại nửa lời. Vì lẽ gì? Nếu gã nhiều tiền thì đơn giản lắm, anh sẽ không hận, anh sẽ khinh bỉ. Một con đàn bà bỏ đi theo một thằng đàn ông vì tiền, có quái gì mà đau khổ. Gã có gì hấp dẫn hơn anh? Anh cũng là đàn ông, đầy đủ bộ phận, sinh lực thừa thải, học thức lịch lãm anh hơn. Vậy vì gì? Những chiều anh ngồi nhìn trời nhìn đất, mây sám ì ùn, đất trời vẫn thế, mọi biến động đã trở nên quen thuộc từ xửa xưa. Cóc cần nhé! Anh nhếch miệng lên cười, coi cái sự ấy chẳng đáng bỏ hèn.

Bằng an! Đi lắm biết lắm, sung sướng nhiều thì cay đắng nhiều, dấn thân, chiêm nghiệm, đến lúc thở phào thấy một đời bằng an là nhất, anh về làng lấy vợ, loanh quanh với chó heo lợn gà. Ngờ câu cũng phù vân nốt.

Anh nhớ một đêm khuya, hồi Vân mới bỏ đi ít lâu, anh nằm vùi mặt trong mớ chăn chiếu, trên chiếc giường đôi giờ trống trải mất một nửa và ngẫm nghĩ về lẽ đời, tự hỏi không biết rồi cuối cùng đích của đời anh là gì, bỗng nhiên anh ngửi thấy mùi thú. Nó là mùi các con vật anh đã tiếp xúc trong mấy năm hành nghề bác sĩ thú y, bằng lòng bằng sự nhàn nhĩ và xênh xang tiền bạc. Anh nhắm mắt , rất ngạc nhiên, không hiểu làm sao xưa nay anh không nhận ra nổi sự tẻ nhạt của đời sống, không ý thức được sự vô cảm khi ngày này qua ngày khác chung đụng với rặt một lũ súc vật. Có những lần bước ra khỏi chuồng heo, chuồng bò, mỏi mệt, anh ghé bừa đít lên giường lên ghế. Chẳng lẽ anh đã để dấu ấn thú vật lên khắp mọi ngõ ngách ngôi nhà anh? Chẳng lẽ bấy lâu anh ân ái yêu đương, tất tật vòng sống đều trong hơi hướng ấy? Vân có nhận ra không? Sao Vân không bao giwof nói gì? Anh cứ nằm úp mặt thế mà khóc rưng rức. Chao ôi mặt đất rộng dài, nhưng một kiếp người tính bằng trăm năm, số phận tưởng nằm gọn trong lòng bàn tay, đàn bà tay phải đàn ông tay trái, mà đi kiệt cùng không tới, mà lầm lạc hoang mang.

Vào thời trai trẻ, anh rời làng lần thứ nhất, đem cái chết đổi lấy sự sống, lý tưởng to tát, khí huyết rừng rực. Anh đi đánh giặc, dọc ngang một dải Trường Sơn, rừng rú thâm u, chẳng mưa chẳng nắng chẳng ngày chẳng đêm, đèo suối suối đèo, mụ mị, điên rồ, mồ hôi và ghét đóng đầy da thịt tóc tai, người hôi như cú vọ, mặt sắt lại. vô hồn. Anh đi tìm vàng. Không phải chi anh, cả một lũ trai làng Nam Sơn ra đi, vắt kiệt sức lực, sốt rét, đánh chửi thù hằn nhau, rồi sau mỗi đợt về dù gái làng có tróc phây ra đấy cũng không còn đủ sức mà chiến đấu nữa. Bao nhiêu gái làng đã chờ đợi âu lo? Bao nước mắt mẹ già đã chảy?

- Sắc sắc không không. Ấy là chân lý! Mày biết các cụ ta nói về gì không? Về đàn bà! Đàn bà có rồi lại không. Các thầy chùa lánh tục cốt lõi vẫn là lánh đàn bà. Hễ lánh được thì chính quả, thành Phật. Biết nó là gì rồi thì quên mẹ nó đi, tiếc làm gì. Tốt nhất là mày đi với tao lên rừng. Có vàng, có tiền, ắt ngộ ra chân lý.

Dũng nói vậy. Thì đi. Không phải vì Vân. Thêm một chút thời gian nữa lòng sẽ thành dững dưng. Không phải cái chân lý như Dũng nói. Mà nói chung, cần quái gì phải biết vì cái gì. Anh bỏ con cho mẹ, người đàn bà sau nhiều năm lam lũ chờ chồng chờ con, ăn uống thiếu chất, bị viêm gan, giờ nước da trở nên nhờ nhợ vàng, ngữa mặt nhìn trời rồi nhập vào đám trai làng dưới trướng Dũng.

Bướm bay tích tịch tình tang

Em ơi em mộng quái gì nơi anh

Anh đi rừng thẳm núi xanh

Thôi em đừng đợi thằng đi đào vàng...

Dọc những lối rừng rậm rạp, không biết lũ bướm rừng chui rúc ở đâu bay ra chấp chới, ma mị, cánh vàng phấn vàng, nhất là sau từng cơn mưa. Người ta bảo lũ bướm rừng hám hơi đàn ông, bay theo bất kể. Con suối Lồ Lồ ngày nắng cát rực màu vàng, thỉnh thoảng chóa lên vì bướm vẫy cánh. Cả một dải suối dài gần giáp biên giớ Lào, nhung nhúc đàn ông, người Việt người Lào, người kinh người Bru người Tà ôi... Mùi đàn ông quyện mùi bướm rừng. Lều trại, song nồi, giành rựa ngổn ngang. Xúc cát đãi, đào hàm ếch dũi vào lòng núi moi đất ra đãi, đầu chúi chúi mãi, nổ đom đóm mắt đã thấy tung tóe vàng rồi. Đãi cả tấn đất họa được mấy cặn vàng, thằng được thằng không, thằng nào cũng răm rắp dấm dúi, trên đầu là trưởng băng, chủ bãi, một phân vàng có một xâu thằng châu vào ăn chia, thua thiệt thì oánh nhau, sứt đầu mẻ trán cũng không chắc có gì.

Đêm đêm, mỗi đá đực rựa phưỡn bụng ra với trời đất. Tiếng hát ơ hờ não ruột vọng dài trong thung núi. Trời trăng mây gió, cảnh vật xung quanh dường như chả dính dáng đến đám dân đào vàng. Họ là một thế giới tách biệt. Họ sinh ra thế giới đó, rồi chính nó ụp tai ương xuống phận họ. Tí xích mích, tí hằn học, cơn ngã nước, trận sốt rừng... nghĩa là sẵn sàng bất đắc kỳ tử. Hồi còn ở làng, thỉnh thoảng nghe đài đọc báo, Thiện có biết chuyện lộn xộn ở các bãi vàng trên vùng núi, nhưng anh không quan tâm, cũng không đủ lòng mà tin. Chính quyền, công an... dễ gì dân đào vàng dám tự lập lãnh địa riêng. Ngày đi dưới trướng Dũng mới biết sự thật còn tàn bạo hơn thế. Anh vào được bãi Lồ Lồ là bởi có Dũng bảo kê. Người lạ mon men vào, đầu gấu chẹt tiền, thịt lúc nào không biết. Bài trên báo chí, chẳng qua mấy tay nhà báo nghe chuyện đem viết nhắng, kỳ thực có tay nào dám liều mình vào bãi thấy tận mắt đau tận tim...

Tưởng rằng chiến tranh mới là lầm lạc lớn của đời người...ai ngờ sự làm giàu cũng dẫn con người đến lầm lạc. Nhưng trai làng Nam Sơn vẫn nối nhau đi. Dũng mộng giàu. Anh không biết vì gì. Đám trai kia vì nghèo, song sự nghèo lúc này không chắc làm nảy nòi ước vọng giàu có. Vùng anh đất cằn, năm hai vụ lúa phấp phỏng, trăm thứ nhu cầu dồn vào mấy tạ thóc. Tăm một tạ, mang ra chợ người ta còn chì chiết, rằng là thứ này chỉ cho heo ăn thôi nhá. Đât cát, không trồng được gạo ngon, rặt mỗi Việt Nam mười hạt to ngắn tũn, nấu ra rủng rảng, ăn quá nhai rơm. "Hạt gạo là hạt ngọc", xưa kia bà nội Thiện nói vậy, sau này mẹ anh lặp lại y chang. Nhưng thời hiện đại lắm máy móc, gạo ăn người ta xát hết vỏ lụa, còn lõi trắng lộp. Trắng, hẳn nhiên là bạc. Chẳng lẽ thế! Một chỉ vàng dính đầu ngón tay bằng năm tạ thóc, thanh niên ham cũng phải. Nhueng biết đâu còn lý gì khác nữa nằm ngoài lũy tre, ngoài con trâu cày, ngoài sự ăn uống hít thở lấy vợ lấy chồng rồi đẻ đái... Cũng như Vân, người đàn bà thuộc đến hết chân tơ kẻ tóc lại lặng lẽ ra đi, không biết vì lẽ gì...

* * *

Ngôi nhà sàn nhỏ tựa lưng vào vách núi, những bương tre đổ nghiêng, nắng buổi mai tinh khôi, tiếng chim gọi nhau lảnh lót... Xa thật xa tận cùng tiềm thức lờ mờ hiện lên hình ảnh một buổi ban mai bàng bạc sương giăng, thấp thoáng một bóng dáng người đàn bà miền núi ngồi quay lưng, phô tấm lưng trần che chở đôi bầu vú thỏng vì sinh đẻ. Con người! Khoảnh khắc bình yên tuyệt diệu đó trong cuộc chiến tranh; sau những ngày bị săn đuổi, cô độc một mình và cận kề bên cái chết, anh đã nhìn thấy con người. Sự biết ơn tràn ngập tâm hồn anh, đến nỗi anh không thể nói lên được một điều gì. Người đàn bà quay mặt, và anh bất giác cảm thấy hụt hơi, bởi gương mặt câm nín, cái gương mặt trống rỗng không trẻ không già, không đủ để bày tỏ nỗi dù là một tí ti tình cảm. Về sau này gương mặt ấy luôn hiện lên trong giấc ngủ của anh như một ám ảnh, vừa diễm phúc vừa đau đớn. Anh sốt. Những cơn sốt không đo được độ lạnh, những cơn sốt đe dọa hủy diệt. Người đàn bà tấp lên người anh quần áo chăn chiếu, thay mọi thứ có thể, nhưng bao nhiêu cũng không đủ. Cái giá lạnh tê tái luồn lách vào những tế bào của anh, vày vò, cười cợt. Không thuôc sthang không ăn uống tẩm bổ, thay vì tất cả, thân thể tỏa nhiệt dữ dội của người đàn bà thành ngọn nguồn của phục sinh, là sự cứu rỗi, là nơi Thiện thấy mình được sinh ra lần đầu, hoang muội yếu đuối...

Thiện mang ơn người đã cứu sống anh, song anh không hề biết gì về chị, ngoài đặc điểm là chị câm và sống cô độc một mình trên nền một ngôi bản cũ đã du dời gần Khe Sanh.

Mùa khô năm một chín bảy mốt, tiểu đoàn Thiện trở lại vùng rừng Hướng Hóa chuẩn bị đánh căn cứ Khe Sanh, anh có để ý tìm chốn cũ nhưng chịu không tìm được. Trên những lối anh qua có nhiều nhiều những nền bản cũ, có nhiều những mái nhà sàn rách nát... Tha thứ nhé, anh tự nhủ. Thế rồi một đêm khuya anh bỗng thức giấc vì ngửi thấy mùi khói, thứ mùi phảng phất trên da thịt người đàn bà vào ngày chị lấy thân mình ủ ấm anh. Anh nằm yên, hai mắt nhìn thao láo và hoảng sợ thấy diễn qua tâm trí là vô số hình ảnh lạ lẫm kỳ dị. Anh cố xô đuổi để ngủ tiếp nhưng vô ích, người mỗi lúc mỗi căng ra, tức thở và đau đớn. Anh cắn răng cố chịu cơn đau của mình, mắt mờ đục, thân xác run lên. Sao trăng ở ngoài kia chảy ngây dại lên lớp lớp rừng núi... Hổn hển, như mộng du, anh đi ra khỏi lán, vùi mặt xuống một đám đất rừng ẩm ướt. Mặt đất tỏa lên anh một thứ hơi nồng ấm da diết. Anh dang hai tay, như kiểu chúa Jésu khi bị đóng đinh câu rút, rồi trong tư thế đó, anh vừa khóc vừa phóng tinh xuống mặt đất...

Nhiều năm sau, ra khỏi cuộc chiến tranh, bình tâm ngồi ngẫm lại, anh luôn tự vò xé mình, không hiểu tại sao thời điểm đó, lúc còn trai tân, anh lại có thể như thế. Khi yêu Vân, trong đêm hợp hôn, nhớ lại cảm giác cũ anh vô cùng sợ hãi, muốn khóc lên muốn chạy trốn, nhưng chính Vân đã an ủi anh, giúp anh có sự kiêu hãnh của một người đàn ông.

* * *

Thiện ngồi dậy, mồ hôi dấp dính, xương cốt nhưng nhức tưởng sắp sửa rụng rời, mắt hoa lên. Phải mất một lúc anh mới quen được với ánh sáng bên ngoài. Ngồi trên bậc cầu thang, Thiện choáng ngợp vì vẻ lộng lẫy của thung lũng. Mây sớm đã tan nhưng dường như còn giăng mắc một chút huyền ảo vi diệu. Thấp thoáng lối mòn dẫn qua bên kia thung, và bên đó, mái những ngôi nhà sàn in lên vách núi tựa một phóng bút của họa sĩ. Đâu đó có tiếng suối chảy, Thiện đưa mắt tìm, thấy sau mấy tảng đá có bóng người. Chắc suối ở dưới đó. Anh xuống thang, len lách qua một lối mờ mọc nhiều me đi ra phía suối. Trên một phiến đá có một phụ nữ ngồi, tóc búi thành búi lớn sau gáy. Hình như chị ta đang giặt, chăm chú không để ý gì xung quanh, đến nỗi Thiện đến gần sau lưng chị ta vẫn không hay. Cái gì nhỉ? Như ai xui khiến, mắt Thiện hút tới các vật đỏ lòm mà từ đó những vệt đỏ loang ra trong nước, đậm đặc, rồi nhạt dần tạo thành những màng mỏng trôi theo dòng nước. Khăn vệ sinh! Trời ơi, chị ta đang giặt khăn xô vệ sinh! Trong khi khắp nơi nơi, ngay cả ở nông thôn đã tràn ngập Sootina, Nite và Fusi.. Thiện xây xẩm mặt mày, họng tắc nghẹn, không phải vì thương cảm hay đau đớn, mà là kinh tởm quá.

Một đôi mắt mở lớn đã bạc phách thời gian. Thiện giật mình chẳng lẽ gương mặt ấy, cái gương mặt không già không trẻ, ẩn chứa những gì anh không thể hiểu, suốt từ đó đến nay, bất chấp chiến tranh hay hòa bình, vĩnh viễn...

Người phụ nữ găm mắt vào anh, méo xệch, khủng hoảng, chị gào lên như người rồ:

- Cút đi! Anh cút đi!

Thiện đứng đực, rồi gầm mặt bước đi. Vô cảm và không hiểu gì hết. Rừng núi thâm u, mà trời thì cao rộng quá! Bất chợt một sức mạnh nào chụp xuống anh, gục vào anh là một thân thể, cóng lạnh, nhợt nhạt.

- Tôi xin anh, hãy ở lại với tôi, dù tôi có đáng tởm, có đáng khinh chừng nào đi nữa. Tôi cô đơn lắm. Tôi không chịu đựng được nữa - Hình như cả giọng nói cũng trở nên cóng lạnh.

- Anh cần vàng tôi sẽ cho anh vàng, anh sẽ đủ sống một đời sung sướng. Người đàn bà lớ quớ sục sạo gương mặt anh, man dại, mất trí. Vàng! Không phải! Vàng thì nghĩa lý gì, một cái gì trong trời đất, trong nhân loại bao la, trong cỏ cây sương khói... Anh đã là hậu duệ thứ bao nhiêu từ giờ khắc sinh thành nên con người, đàn ông và đàn bà, vậy mà sao xa vời sao mông muội...

Anh nhớ rõ lúc ấy, cả gương mặt Dũng cũng trở nên ghê sợ. Tại sao anh lại đi đòi một cổ quan tài, một lễ tưởng niệm cho cái thằng nhóc chết vì sập hầm thân thể đã nhũn ra ấy...

- Mẹ kiếp! Đã rúc vào tận đây mà còn mở miệng nói nhân với hậu. Nhân hậu là thứ xa xỉ phẩm không dám xài ở đây. Biết không!

- Kẻ nào đó đã ghé cái mồm hôi sặc vào anh mà nói thế. Có thể, anh đã xài hoang một thứ xa xỉ phẩm, và anh phải trả giá...

Anh nhìn mãi vào gương mặt nhòe nhoẹt nước, gương mặt có đầy mắt mũi miệng, nghe từ đấy thoát ra hàng khá nhiều âm thanh, đấy là tiếng nói lẫn với tiếng nấc, không hiểu sao giờ phút đó nó lưu vào vô thức anh để sau này thỉnh thoảng anh nghe từ đáy tâm can vọng lên, rõ mồn một như băng ghi âm vầ nh lại đau đớn.

- Tại sao anh không thể biết là hai chục năm nay tháng nào tôi cũng ra chỗ này để giặt. Giặt mãi, xổ mãi cũng không hết. Không ai biết. Không ai thấy. Tôi già rồi mà còn trinh. Trời ơi tôi khốn nạn...

Trong mớ hỗn độn ngắt quãng mà sau này nghe lại, anh mới biết người đàn bà ấy vốn là một cô giáo miền xuôi, đi nghĩa vụ xóa mù chữ cho đồng bào miền núi từ hồi mới giải phóng miền Nam. Ba năm sẽ lại về, được bố trí chổ dạy hợp lý, sẽ lấy chồng đẻ con... Nhưng rồi hết hạn ba năm không ai lên thay. Đồng chí thông cảm, vì lương tâm, vì đồng bào, hãy ở lại thêm một kỳ hạn nữa! Rồi khen thưởng, tuyên dương, báo chí đài phát thanh ngợi ca ồn ĩ. Rồi sĩ, không dễ về. Lần lữa đến qua tuổi thanh xuân, đã tàn tạ đi vì thiếu chất, vì khí hậu độc và sốt ác tính. Mang thân tàn về làm gì, có ai chờ đợi đâu, biết có công việc để làn không... Vẫn sĩ, và cả sợ hãi sự thay đổi, bởi biết đâu ngay cả tủi cực cũng dần dần quen được...

Thiện tê tái. Hai chục năm trong đời một người đàn bà, hai chục năm tháng tháng đều đặn xuống suối giặt khăn xô vệ sinh, để máu huyết và nỗi niềm lặng chảy ra sông ra biển, ai biết đấy là đâu...

Thiện ghì xiết gương mặt người đàn bà, từ từ uống lấy giọt nước mắt vừa trào lăn ra khổi khóe mắt, nghe lòng dâng lên một nỗi tủi hờn. Trên những miền rừng anh đi qua, dọc dài những buồn vui cay đắng, sao bây giờ anh mới thấy nước mắt đẫm màu đỏ máu... Bâng khuâng anh chợt nghe đâu đây, có thoảng mùi khói, sâu nồng và cay da diết. Cả điều này đến bây giờ anh mới thấu hiểu, rằng mùi khói ấy đã tha thiết theoa nh suốt cuộc đời, tận giờ phút này, và yên ủi xoa dịu anh... Anh khóc, nước mắt chảy chan hòa với nước mắt người đàn bà kia. Trong khi ở dưới họ, suối vẫn róc rách chảy, vô sự.

                                                                                                  T.T.H

Trần Thanh Hà
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 40 tháng 01/1998

Mới nhất

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

2 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Nhớ trò chơi dân gian đi cầu ngô

31/01/2025 lúc 22:41

Lễ hội là hiện tượng văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa thiêng và tục, giữa đạo và đời, giữa thần

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground