Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quà cưới

LTS: Trần Thanh Hà sinh ra tập truyện ngắn “Gió của mùa sau” gồm mười ba truyện. Đây là tác phẩm được sáng tác văn học cho tuổi trẻ của chị Trần Thanh Hà hiên giáo viên văn trường chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Quảng Trị. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Cửa Việt trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Quà cưới” rút từ trong tập sách đầu tay của chị.

Đương nhiên phải biết một thứ ngoại ngữ nào đó. Đường đường là cử nhân văn chương, lại khá xinh đẹp như tôi, chẳng lẽ ra đường gặp một gã ngoại quốc muốn bắt quen lại không biết chào nhau thế nào. Anh chồng chưa cưới của tôi thường bảo thế. Và tôi chọn một lớp tiếng Pháp, ca nhỡ, năm đến bảy giờ. Cũng đương nhiên thầy giáo lớp tôi còn trẻ. Tôi thích những đàn ông trẻ. Khái niêm trẻ, theo tôi, phải là ngoài ba mươi. Đến tuổi đó, cái chất đàn ông trong phái mạnh mới được hội đủ. Thầy giáo tôi chừng ba lăm, ba bảy, có một vợ và hai con gái. Tạm thời lý tưởng Thầy lại, hình như đa tình, vì thỉnh thoảng thầy nhìn tôi rất lạ. Kiểu nhìn của người đang yêu. Cũng chỉ nhìn tôi, bởi quanh lớp có  khá nhiều bà và cô nữa, nhưng cũ kỹ, nếu không thì xấu mèm.

Tôi đi học đều đặn hai tháng, đầu lõm bõm dăm câu đối thoại Chủ yếu tôi đến lớp để ngắm mây trời và đêm xem mỗi bữa thầy giáo đưa mắt về phía tôi bao lần, và nghe bốn thằng nhỏ lớp hai ngồi bàn giữa gào như mèo hoang, và quan sát các bà phụ nữ trong lớp đong đưa mắt với thầy, đôi khi với ông đang tuổi đi Dream ngồi bàn cuối, ông Dream mỉm cười ý vị. Tôi không làm bài kiểm tra, không trả lời trước khi thầy hỏi. Thầy vuốt má tôi: “học trò cá biệt”, tất là khi mọi người đã ra khỏi phòng. Ngoài cổng trường thường xuyên có một chàng tuổi trẻ tìm tôi. “Chíp hôi”, tôi bảo và lẳng lặng đạp xe một mình hết phố, ghé đủ mặt các quầy mỹ phẩm và áo quần, sau đó mới về nhà, nằm gặm bánh mì, vặn máy nghe Trịnh Công Sơn và trả lời điện thoại - những cú điện thoại gọi vào lúc mười giờ đêm mỗi ngày.

Cứ thế, qua tháng thứ ba tôi sẽ chán. Nhưng bởi chưa bịp đến tháng thứ ba...lớp tôi thêm một học viên mới, một thanh niên đeo ve chai 4 điốp, tên Chiến. "Sinh viên bách khoa vừa ra trường không kiếm nổi việc làm". Thầy giáo bảo tôi thế. Tôi bĩu môi “chíp hôi!”. Nhưng sao mà kiệm lời, kiệm cả nụ cười, kiệm cả thói quen lịch sự. Thì ít ra cũng phải chào tôi khi giáp mặt nhau ở cửa chứ!. Tôi hai sáu, và từng tự nghiệm ra rằng chưa từng có ai là đàn ông biết tôi mà không tỏ ra thích tôi, dù nhiều hay ít. Tôi nhìn Chiến. Một gương mặt non choẹt trông hay hay, một thân hình gầy đủ để gọi là trí thức dài “dưới năm”. Với tôi, tất cả bọn trai trẻ đều dưới năm. Ngày còn học cấp ba, tôi đã cười vào mũi đám con trai cùng trường khi chúng tỏ ý muốn  yêu tôi. Những gì nơi những người đàn ông có gia đình đều có một sức quyến rũ khá là mạnh mẽ. Tôi cho là thế.

Tôi chuyển đến cạnh Chiến. Thầy giáo liếc xéo tôi, ra vẻ giận dữ. Hai bà phía sau bấm nhau khúc khích. Tôi liếc Chiến. Bốn mắt kính gặp nhau, đương nhiên kính của tôi mỏ ng hơn, có một phẩy năm đi. Và chấm hết, không có gì tiếp theo.

Tuần thứ hai, tôi không đỏng đảnh chờ thầy giáo, tôi vội vàng lấy xe, đạp vượt qua Chiến. “Chị về đâu kia” Chiến nói, giọng hơi khàn, tôi lại liếc qua mắt kính: một đôi mắt trần buồn là lạ chưa bao giờ tôi gặp ở người đàn ông nào. Trái tim cho hay tôi không thờ ơ trăm phần trăm. “Lê Lợi, số một linh hai” tôi đáp gọn. “Xa thế”. ‘Vâng, xa”. "Chị đi một mình thôi ư?" – lại hỏi. "Chị một mình". Tôi đạp vượt lên. Tiếng líp chiếc cuốc Đức cũ đều đều bên cạnh. "Theo đuổi đây!" . Đàn bà, một ngàn nàng vào hoàn cảnh tôi đều thầm hãnh diện nghĩ thế. Nhưng tôi nhầm, hẳn nhiên. "Thì ra lâu nay tôi vẫn đi qua nhà chị mà không biết. Tôi ở ngay kế ngã ba Lê Lợi - Lê Thánh Tông. Con hẻm tối nhất..."

Chia tay, những câu chào thường tình. Một tuần qua vẫn thế. Tôi chuyển về chỗ

cũ, bàn thứ nhất, bên trái. Thầy giáo không còn đưa mắt nhìn tôi. Mắt thầy vô cảm. Chẳng lẽ thầy cũng chán, như tôi?

Tôi nghỉ học, và sẽ quên đi cái lớp tiếng Pháp ấy cho đến một lúc nào đó chồng

chưa cưới của tôi gào lên trong máy điện thoại "Nhóc ơi, học đi ! Anh sẽ không chịu được sự lạc hậu của em...", đề tìm đến một lớp ban đêm khác, những học viên khác, đương nhiên.

Mùa xuân này tôi lấy chồng. Chuông điện thoại ván reo vàn hai mạch giờ đêm. “Anh đang ở Tây Nguyên, nhóc ạ! Anh sẽ mang áo cưới về cho từ Đà Lạt...","Em nghỉ học tiếng Pháp rồi!”-tôi thông báo. “Lười phải không?”, “Vấn đề là em không thấy cần thiết", em lại bảo thủ rồi” – vị hôn phu của tôi nói. Dù sao, với tôi biết hay không biết ngoại ngữ, chẳng có gì quan trọng. Ngày ngày tôi vẫn đến cơ quan, như mọi người, ngồi uống nước trà, gẫu chuyện, viết vài cái văn bản, đi loanh quanh vài nơi, nở nụ cười hợp tác. Thậm chí tôi còn tỏ ra sung sướng hơn những người biết hai ba ngoại ngữ ấy chứ. Này nhé, người ta cùng một lúc làm bao nhiêu việc, tiền kiếm được vẫn không đủ tải một cái gia đình bốn năm người, trong lúc tôi chẳng chân lấm tay bùn gì cà, lương chỉ đủ ăn quà sáng, vẫn có người lo cho chu tất một nhu cầu đời sống. Dù sao vẫn vô cùng cám ơn vị hôn phu của tôi cái kho gần như vô tận luôn sẵn sàng bù đắp những thiếu thốn. Rõ ràng cái sự này chẳng hề có ảnh hưởng đến đời sống... “Nào, nhóc ơi, nhớ anh không?" - tiếng hỏi xa lắc từ đâu một cõi nào. "Có, rất nhớ - ngôn từ trơn tuột qua môi. Phát âm những từ ấy không khó khăn, tôi cam đoan là thế. Cả việc đáp lại sự nồng nhiệt của người khác. Anh chồng chưa cưới của tôi, một chàng kỹ sư cầu đường cao to, đen nhẻm quanh năm suốt tháng lênh đênh ba miền đất nước, họa hoằn lắm mới về một lần. Mỗi lần gặp nhau, tôi chỉ việc chìa môi cho anh hôn, ngoan ngoản nép đau vào vai anh và xúng xính váy áo đi cùng anh ngoài phố, mặt sáng ngời như một cặp uyên ương hanh phúc có một không hai trên đời. Tất cả đều ngọt ngào, thứ ngọt ngào của một tình yêu không hồi hộp, không chờ đợi, không ghen tuông tôi đã quen từ lâu, đến nỗi chẳng buồn hỏi tại sao. Tôi nhận cầu hôn của anh cách đây ba năm. Mẹ tôi bảo: “Vớ được thằng ấy như chuột sa chinh gạo. Chịu khó xa nhau một tý". Bố tôi đắc ý "Nhất con gái bố" và cụng ly đôm đốp với chàng rễ tương lai. Tôi thấy anh hội đủ yếu tố. Có lẽ tôi cũng hội đã yếu tố với anh: khá nhất là tôi sẽ ngoan ngoãn đẻ cho anh hai đứa con, sẽ ngoan ngoãn canh ổ trứng của mình đợi anh về sau từng chuyến đi xa. Dĩ nhiên tôi có hơi đa tình, hơi thích trăng hoa, nhưng không có gan để sống bạo liệt. Anh từng bảo tôi thế.

Hình như là thẽ thật. Tôi công nhận.

* * *

Những cơn mưa mùa đông dầm dề. Tôi đã trải qua vài mùa đông, có thế hơi ít buồn chán hơn bây giờ, bởi còn những trò ú tim, bởi có những cuộc yêu nhàn nhạt, những cái hôn vô cảm, đến nỗi ngay ngày mai chẳng còn gì để nhớ. Bây giờ sự theo đuổi của một cơ số người nào đó đã quá nhàm. Nghiệm ra, sau cuộc tình thứ nhất nhiều ảo mộng tan vỡ từ hồi mới chín tuổi, tôi chẳng có một sự say mê nào. Ngày từng ngày, tháng qua tháng,  công việc cơ quan vẫn chảy đều, cuộc đời vẫn chảy đều, mọi sự là đương nhiên.

Tôi mỉn cười với cả những nốt mụn nhỏ trên da mặt mỗi lần soi gương.

Không có ai phàn nàn khi mỗi chiều thứ chẵn trong tuần tôi ra về vào lúc bốn giờ. Có một thú lạ, ấy là ngồi trên căn gác nhớ - căn gác mua lại của một nhà giàu buôn đồ cổ không có con cái, ngắm con đường ướt át và ẩm mốc, đợi gã xe cuôc ngang qua cửa nhà tôi lúc năm giờ kém mười lăm. Bao giờ gã cũng ngang qua nhà tôi đúng lúc ấy, đột nhiên ngang cột điện đánh số 13, gã đừng xe, ghếch mặt nhìn lên cửa sổ phòng tôi, và đi ngay. Gã không hề bước vào cánh cổng số nhà một linh hai để hỏi bà chủ nhà, đi lối nào đề lên được căn gác có tôi. Không hề.

Chiều nay tôi lại ngồi sát cửa sổ, nghe mưa nhỏ giọt tí tách xuống mái hiên, buồn nản. Bổn giờ rưỡi, phố xá lên đèn, những ánh đèn không đủ sáng, gió thông thống ném mưa và bóng tôi vào ô cửa.

Năm giờ. Đúng giờ lớp tiếng Pháp vào học.

Năm giờ mười lăm. Không có gã xe cuốc ngang qua.

Tôi cắn hạt dưa như cái máy. Cổ khô khốc. Tiếng Khánh Ly trong mưa nghe ảm

đạm: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...” Tôi ném nắm vỏ hạt đưa về phía cửa sổ, gió hắt ngược lại vào phòng tôi, rơi lắc rắc...

Một ngày

Hai ngày

Tôi bắt đầu bực bội. Dấu hiệu của một đau sau lạ. Yêu chăng? Nhảm nhí! Mưa kéo dài quá mà tôi không muốn cứ lang thang ngoài phố một mình...

* * *

Tôi cố tình làm hỏng cái máy nghe để nhờ Chiến đến chữa. Chiến nhận lời, nhưng hẹn sau mười giờ đêm. "Tôi phải làm đến mười giờ” – Chiến giải thích. “Ở đâu thế?" “Cửa hàng ánh sáng". A! cửa hàng điện tử của gã Chương bụng phệ! Gả này hay chạy xe Win bám theo tôi mỗi lần tôi rong phố, gã cười nham nhở, gả nói ỏn én như một tên lai cái. Tôi đùa bằng cách rủ gã đến một cửa hàng mỹ phẩm, đong dưa mắt để gã phải mua cho tôi một món xa xi phẩm đắt tiền, để rồi sau đó tôi đem giúi cho bất kỳ một con bạn nào. Tôi biết gã tiếc tiên... Gã trả công người làm ri ri như cái ống nước tắc. Chiến chấp nhận làm cho gã Chương, ắt phải kẹt và cần tiền lắm, mà không biết làm cho ai hơn...

Mười giờ đêm. Tôi nhai kẹo cao su đọc “Tình yêu thời thổ tả” và gác máy để khỏi nghe chuông đổ. Có tiếng gõ cửa "Tôi không chốt cửa đấy cứ vào". Chiến vào, mang theo hơi hưởng của cái lạnh, thứ hơi hưởng không nhìn không nghe thấy, chỉ em nhận được bằng một cái rùng mình khởi điểm từ cốt tủy. Tôi xách ra chiếc Sony Nhật to tướng, quà sinh nhật năm trước của anh kỹ sư cầu đường. Tôi co ro trên giường nhìn Chiến làm việc. Mơ hồ đâu đấy là một mùi hương lạ, không nồng nàn mà bâng khuâng. “Có hương gì đấy Chiến nhỉ?”, "Chắc một thứ hoa nào đấy ngoài vườn ...” Chiến đáp ậm ừ và không nhìn tôi. Cũng có thể một bông hoa nào đó quanh đây tôi không để ý, như xưa nay tôi chẳng để ý về một điều gì trên đời này, chẳng thấy có cái gì là có nghĩa, ngay cả sự sống. Những ngôn từ trơn tuột môi, những rung động tàn nhanh như cánh hồng leo, những thừa mứa chán chường, nhưng khát vọng đã chết...

Chiến ở lại chơi một lúc được không?" - Tôi hỏi Chiến. Mắt Chiến lộ vẻ bối rối.

"Bởi vì hình như chưa bao giờ tôi có bạn cả...”. “Vậy mà tôi ngỡ chị sung sướng lắm..." Chiến ngạc nhiên. "Sung sướng và cô đơn - tôi thở dài, chợt nghĩ đến những đêm khuya thức giấc, thèm cùng ai đó nghe chung một bản nhạc, thèm cùng ai đó nghe tiếng gió thổi, và tiếng lặng yên của đêm bao dung, bí hiểm, và đừng nói một điều gì hết... Bao nhiêu đêm một mình tự thấu nỗi trống trải tuyệt cùng, muốn gào lên, mưốn hét lên, muốn phá vỡ, muốn nhào mà đi... Tất thảy đều lấp sau bộ mặt son phấn hong hào và nụ cười hợp tác nở bất kể khi bừng mặt trời, khi bước chân ra đường. Mỗi ngày lên tôi cười vào nỗi niềm mình đêm trước, cười nhảy, khinh mạn, để nỗi niềm tự ái của trái tim cô đặc lại thành một khối vô cảm, cứ cứng mãi lên, dầy mãi lên, nhiều lúc giật mình đau đớn thay lòng không còn biết xúc cảm là gì. Thế đấy Chiến ạ! Không xúc cảm, không đớn đau, không hi vọng, mặc nhiên mà sống, ấy cũng là một sự sung sướng. Tấm gương bên kia tự phản chiếu nụ cười của tôi, tròn trịa một  cách đáng ngờ.

Đêm trắng thứ nhất. Bù lại tôi sẽ ngủ gục sáng mai trên bàn làm việc mà chẳng bị phê bình. Trưởng phòng của tôi vẫn hay ngủ như thế.

Chiến bảo rằng Chiến yêu tôi. Tôi cũng không cần hỏi mình có nên tin hay không. Vấn đề là tôi cảm thấy thích thú và yên ổn khi ngồi cùng Chiến trong căn phòng kín gió, nói những chuyện vô thưởng vô phạt. Có là yêu đương nữa chuyện cũng thường tình.

* * *

Trời vẫn chưa bao giờ được có thời gian để chơi cái trò rắc nước lâu thế này. Chúng tôi gục mặt vào nhau bất kế lúc nào đó thể. Một nửa thì biết chồng chưa cưới của tôi làm nghề cầu đường, bây giờ một nữa thị xã vừa kịp biết tôi cặp với anh chàng kính trắng kém tôi ba tuổi. Những cái nháy mắt của người quen gặp ngoài đường,  những câu chuyện nửa chừng ở cơ quan đều đầy ngụ ý. Tôi lặng im. Cũng đầy ngụ ý. Chỉ khi nhòm vào mặt Chiến, tôi nhận ra tiếng cười mình y hệt hai bà phụ nữ ngồi phía sau trong lớp ngoại ngữ hồi nọ.

“Ngày...giờ...em ra ga đón anh”. Thông báo ngắn gọn nhận được vào hồi mười giờ đêm. "Mai Chiến đừng đến nữa”. “Sao vây?" Chiến ngỡ nàng. Suốt những ngày đông ẩm thấp luôn xao xuyến một thứ hương Chiến ủ trong áo khi đến phòng tôi, Chiến hy vọng tôi sẽ từ hôn chàng kỹ sư cầu đường. “Anh chàng của tôi sắp về..." Ngôn từ lại trơn tuột qua môi. Chiến đánh tôi một cái bạt tai và bỏ đi, không khép cửa phòng. Tôi ôm má, đứng trân trân nghe gió gào điên dại...

Tôi không ra ga. Tôi nằm cuộn trong chăn nghe từng hồi còi tàu hú loang trong gió, chìm dần trong muôn ngàn tiếng động của phố xá. Phố hôm nay cũng ướt át, tôi cũng mèm. Heo may luồn vào ngách cửa thổi tàn những cánh hồng cắm tự thuở nào trên bàn. Chẳng lẽ lại sắp sang xuân? Chẳng lẽ sắp đến ngày tôi vu quy! Một chút gì đó ươn ướt mi mắt. Hình như là cảm động...

Hãy thôi cái trò này. Lý trí bắt đầu lên tiếng. Tôi ngồi vào bàn và làm cái công việc gọi là đánh bóng nhan sác. Gương mặt mới hơn một chút, chắc chắn thế. Các loại mỹ phẩm bao giờ cũng tối ưu tuyệt hảo, muôn đời tôi hoan hô nó. Tôi bước ra cửa, vô tình đưa tay sờ má.

Tôi chạm đặt anh ở cửa. Nụ cười nó sắn đầu từ ngoài đường. Anh khệ nệ với va

li, túi xách, linh kinh đủ các thứ. Tôi cũng phô răng ra cười. Và ngay sau đó là cái giật mình. “Yên nào!” - Tôi tự bảo mình.

Cuộc hội ngộ như chán vạn cuộc hội ngộ của các cặp tình  nhân trên trái đất, chẳng gì hay hơn là hôn nhau mà hôn cho ra trò, cho mê đắm.

"Có quà cho em đấy!" anh nói sau khi đã buông tôi ra. Anh mở va li, đưa cho tôi xem chiếc áo cô dâu mà anh bảo rằng anh đã phải bỏ mất một ngày dạo các hàng áo cưới Đà Lạt mới chọn được. Màu hồng. Hạnh phúc không thề có loại màu nào diễn tả đủ hơn loại màu này. Và hạnh phúc cũng phải nấp bóng trong mớ đăng ren phồng xòe, diêm dúa. Đương nhiên tôi thừa sức hãnh diện bởi biết không có cô dâu nào ở cái thị xã xam xám cũ ướt của tôi có được...

Giá trị cái áo được đánh đồng bằng một cái hôn. Đủ đề bằng lòng...anh xua nỗi mệt mỏi đường trường bằng cách ngủ. Giấc ngủ toát lên vẻ tự tin.

Tôi mở cửa, những ngọn heo may sắp sang xuân chưa mới, cứ lành lạnh. Tôi vươn gương mặt ra hóng gió. Có thể không có một cái gì nằm ngoài sự hẳn nhiên. Có thể cho đến hết đời, tôi vẫn không biết làm thế nào mà khóc cho thật cay đắng.

T.T.H

 

 

Trần Thanh Hà
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 26 tháng 11/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

5 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

8 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground