Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quả na quả ổi

thị trấn xép này đời sống của dân còn thấp, nhiều người cho rằng bà là người giàu có, sung sướng nhất. Có người còn mơ ước bản thân mình được như thế.

Sự giàu có của bà cũng dễ nhận thấy. Một biệt thự ba tầng, sơn tít màu hồng, cửa sổ màu xanh nổi bật giữa những dãy nhà đổ bằng, hình ống đơn điệu. Bà nói với các con: Mẹ già rồi, leo nổi đâu mà xây lầu, ở một mình nhà càng rộng càng thấy trống trãi. Thắng con thứ cười hề hề: Mẹ lo gì, cứ để con đầu tư, nay mai mẹ chết “ Cổ phần” con lớn, đương nhiên con là “Chủ tịch Hội đồng quản trị” cái gia tài này. Nếu không, ông cả có quyền của ông cả, thằng út lại có sự ưu tiên truyền thống “con út trút gia tài” con biết bấu víu vào đâu mà chia. Bây giờ giá đất ở đây rẻ, nay mai thị trấn xép sẽ phát triển nối  liền với thành phố như Hà Nội và Hà Tây bây giờ một tấc đất trăm tấc vàng đấy. Bấy giờ bán đi không biết mấy chục tỷ.

Ngoại trừ xe máy và ô tô bà không biết sử dụng, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, máy sấy tóc, máy đánh kem, điện thoại bàn, điện thoại di động, đủ cả. Bà còn có dăm chục triệu gửi ngân hàng và một chiếc lọ thuỷ tinh đựng đầy những khâu vàng nhét sâu ở góc tủ.

Bà có sáu người con, tất cả đều trưởng thành. Đứa đi Cần Thơ, đứa đi Nha Trang, đều giàu có và có vai vế. Những lần về giỗ bố, đi công tác qua, mỗi đứa sắm cho bà mỗi thứ, cho vàng, cho tiền thế là đủ. Nhiều lần bà đề nghị:

- Tao sống một mình, đưa về một đứa cháu tao nuôi cho đỡ buồn.

Chúng nó lè lưỡi:

- Đưa cháu về xứ này cho nó chết dốt , không khéo còn ăn phải thịt gà H5N1 bán đầy ngoài chợ

Bà muốn nói: “Cái xứ này dốt, ăn bẩn làm sao một bà goá như tao nuôi nổi sáu đứa chúng mày nên người? Làm sao con bà Thìn thi toán quốc tế được huy chương vàng?” Bà biết nói cũng vô ích. Chúng nó như người của xứ sở khác. Lời ăn tiếng nói không còn gốc rể quê làng. Nhiều khi bà hốt hoảng với ý nghĩ rằng chúng xây dựng, mua sắm, cho vàng và tiền để làm phách với xóm làng, để làm oai giữa thằng lớn và thằng nhỏ hơn là quan tâm tới mẹ. Trước đây khi còn đói kém, làng xóm cho một lon gạo, một miếng mít non về luộc, sao mà mừng và cảm động đến thế. Bây giờ chúng ném cả xếp bạc lên bàn, trước mặt mẹ, trước mặt nhau, bà thấy tủi.

Bà sống một mình, xóm làng đông, nhưng ít khách. Nhà bà sang quá, những người nhà quê, bàn chân hai ba ngày mới rửa một lần, ngại đến. Không khéo còn mang tiếng “ thấy người sang bắt quàng làm họ”

Cũng có một lần làng xóm đến đông, ấy là ngày khánh thành nhà mới, ngày nâng cấp đồng loạt các phương tiện sống trong nhà. Bà nói:

- Ở quê mình không ai gửi giấy mời trong những dịp như thế này, chỉ cần báo cho nhau một tiếng là được.

Đứa con gái là giám đốc nghiêm nghị nhìn mẹ:

- Thời đại này là thời đại nào mà việc gì mẹ cũng lấy quê mình ra làm chuẩn?

Đứa con trai cả quyết:

- Cứ thiệp hồng cho hoành tráng!

Mẹ ra khỏi nhà, lận tập thiệp vào trong ba lần áo, chỉ mời mồm. Đợi khi chúng nó đi hết rồi sẽ lén đốt đi.

Lần ấy làng xóm đến rất đông. Người ta mừng vì một trong những kẻ bần hàn đã được đổi đời, nhóm lên trong lòng họ một niềm hy vọng mờ ảo một ngày nào đó mình cũng được như thế. Người con cả bước ra đón khách khoác một bộ com lê sang trọng màu xanh thẩm, một đôi dày ngoại da cá sấu, chiếc kalavát vàng xậm tơ tằm. Câu đầu tiên hắn nói với khách:

- Ấy! Sao các bác mang cả dép vào nhà thế này, bỏ ra ngoài, bỏ ra ngoài!

Nhiều người cúi xuống chân mình và thấy xấu hổ. Nền nhà bóng lộn đã bị dây bẩn. Không giản đơn từ nhà họ đến nhà này là một sự đi thẳng. Đã có một khúc ngoặt ở giữa. Đi qua khúc ngoặt đó là một đẳng cấp khác, một mối quan hệ khác giữa người với người.

Tiễn khách ra về, lại thằng con cả nói:

- Thím Thìn! Từ nay về sau thím đi chợ mua thức ăn cho mẹ tôi, lập bảng chấm công, mỗi lần về tôi thanh toán.

Thím Thìn hỏi lại:

- Vậy mỗi khi trái gió trở trời, mẹ anh đau ốm, cả xóm chăm sóc, gọi bác sĩ, đưa đi bệnh viện, anh tính bao nhiêu?

Bà tái mặt vì câu nói của con. Hắn vẫn điềm nhiên cười ha! ha!:

- Công ấy to hơn công đi chợ đấy! Thím cần bao nhiêu tôi giả

Cuộc sống trở nên nhàm chán. Thuốc bổ, thuốc kích thích vị giác uống nhiều, miếng ăn cần gì có nấy vẫn nhạt nhẽo. Hết nằm rồi lại ngồi, rồi lại nằm, chân tay trở nên thừa thải, oải cả thân xác. Dù không xem, không nghe bà vẫn bật ti vi để có tiếng người. Mỗi khi ti vi có tiếng súng nổ, tiếng cải nhau bà vội vàng bật qua kênh khác, chỉ mong được nghe những tiếng nói êm dịu của con người với nhau.

Sáng sáng bà ra ngồi ở hiên nhà nhìn những người đàn bà đi chợ. Họ vẫn tềnh toàng như bao nhiêu năm trước, màu áo vải thô xỉn. Cái chị lùn lùn kia ngày nào cũng chạy chợ một gánh lá chè xanh. Cô kia ngày nào cũng bán bầu bí. Cái chị nón mê kia nữa, ngày nào cũng xách dép ở tay gần đến chợ mới xỏ chân vào, dáng đi tất tưởi. Họ vẫn có cái vui sướng được đi chợ, được nói với nhau đủ chuyện trên trời dưới biển.

Bà nhìn lại con sóc được nuôi trong cái lồng sắt đặt sát chậu cảnh. Ở hiên nhà, một con vẹt mỏ cong, đuôi dài bị nhốt trong một cái lồng tre. Nhiều lúc bà muốn mở lồng cho chúng ra. Bà chắc rằng nó cũng tù túng như bà. Con sóc lồng lên, lao xuống, dúi mỏ vào lồng sắt, trầy da, chảy máu. Con vẹt cắn vào lồng tre như muốn bứt phá.

*  *  *

Bà mừng như vớ được vàng. Nhân một chuyến công tác phía Bắc, thằng cả đưa con về gửi bà. Hắn nói:

- Mùa hè này trong kia đang có chiến dịch chống dạy thêm và có dịch sốt xuất huyết. Cho cháu ra đây sơ tán vài tháng. Bà không cho cháu ra đường, không ra sông, không đi chơi một mình, không cho ăn những thứ nghi là độc hại, không thức khuya, không leo cây, không…

Bà nghe hắn dặn một loạt “không” dài dằng dặc, ù cả tai, đến nỗi không nhớ gì, chỉ hiểu đại khái là đừng làm con hắn chết.

Thằng nhỏ sung sướng được ở miền quê, suốt ngày chạy nhảy ngoài vườn ngắm nhìn quả na quả ổi. Đàn chào mào đậu tít ở ngọn tre, thỉnh thoáng sà xuống mổ trộm một miếng quả chín lại bay lên đậu tít ở ngọn tre.

Bà kể cho cháu nghe: Vườn na, vườn ổi này bà không trồng, chim ăn trái ở vườn bên, tha hạt qua, nẩy mầm mà lớn. Mùa này quả rộ, trẻ con hàng xóm không dám xin vì sợ ba mày.

Thằng cháu nói:

- Bà ơi, hái quả đi chợ bán. Cháu thích đi chợ lắm.

Sở thích ngây thơ của con trẻ đúng với niềm khao khát muốn làm một việc gì đó của bà. Bà cháu dắt nhau ra vườn. Cháu trèo hái những quả cao. Bà dùng que chọc những quả thấp, lượm quả rơi. Tiếng nói cười của bà vọng lên cành cây, tiếng nói cười của cháu từ cành cây vọng xuống. Bà múc một chậu nước trong tỷ mẫn rữa từng quả, xếp lên một chiếc nong cho ráo nước. Bà xếp những quả na, quả ổi vào một cái làn nhựa đã được đánh sạch bằng xà phòng bột.

Hai bà cháu ngồi bệt trên hai chiếc dép ở góc chợ. Những quả na, quả ổi được bày lên một cái mẹt nhỏ. Những người đàn bà trước đây cùng cảnh kéo đến thăm hỏi. Người ta tỏ ý mừng vì bà được giàu sang. Bà được dịp ôn lại chuyện ngày xưa cùng chạy chợ bòn ăn với họ. Kể về những đứa con của mình đã thành đạt, kể về đứa cháu cứ thích mảnh vườn quả na, quả ổi.

Nhiều người đàn bà đến mua một ngàn, hai ngàn quả na, quả ổi. Có người đến nhặt một quả vừa ăn vừa nói chuyện với bà. Có người tặng bà một miếng bầu non để trưa về nấu canh cho thằng nhỏ. Bà sung sướng thấy rằng, đã lâu lắm rồi mới lại được sống ấm tình người đến thế.

Chiều về, bà cháu lại dắt nhau ra vườn nhổ cỏ, tưới nước cho cây, lại hái quả na, quả ổi trong tiếng cười, lại rửa và xếp lên một cái mẹt nhỏ cho ráo nước.

Thằng cả quay lại. Đứa trẻ vui vẻ khoe việc leo cây hái quả cùng bà ra chợ bán. Mặt hắn tím dần. Hai bàn tay giật giật như phạm nhân bị tra tấn bằng điện. Hắn gằn giọng:- Thật là xấu hổ, mẹ bôi tro trát trấu vào mặt chúng con. Mẹ của ba giám đốc và nhiều đại gia phải làm những việc nghèo hèn, đi bòn từng quả na, quả ổi. Làng xóm sẽ nghĩ chúng tôi ki bo để mẹ thiếu ăn. May mà những cây na, cây ổi cao chỉ quá tầm tay với không thì mẹ đã giết chết thằng bé. Chợ quê sặc mùi hôi hám.

Mẹ muốn nói một lời nhưng cổ bị nghẹn lại, cái oai phong của thằng con lấn lướt. Hắn rút ra một cọc tiền đặt lên bàn:

- Nếu mẹ thiếu thì đây, tôi cho thêm. Coi như tôi mua vườn na, vườn ổi của mẹ.

Hắn gọi một tổ cửu vạn đến chặt trụi cả mảnh vườn. Hắn hét người làm bới luôn cả gốc để cây khỏi nẩy mầm, tránh hậu hoạ.

Lại những ngày thừa rỗi như trước, bà vào ra chán nản hơn. Bà nhớ lời cháu:

- Bố ơi, con muốn nghĩ hè với bà, ở đây thích lắm.

Bà nhớ tiếng quát của thằng con:

- Thích thích cái gì? Lên xe!

Bà nhìn mảnh vườn tan hoang như vừa bị đánh bom khủng bố. Nhìn con vẹt bị nhốt ở góc nhà, nhìn con sóc đang cố chui ra, trầy cả da, chảy cả máu.

 

                                                              Vĩnh Linh -  20/10/2007

                                                                             L.V.T

 

Lê Văn Thê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 170 tháng 11/2008

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground