Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tiếc nuối muộn màng

Ô

ng bà Tùng là đôi vợ chồng già xưa nay được tiếng là người ăn ở phúc đức ở thị trấn Dạ Hòa. Cả hai ông bà đã ngoài sáu mươi tuổi. Lẽ ra ở vào tuổi ấy ông bà đã có thể nghỉ ngơi, vui thú cùng con cháu để tận hưởng tuổi già. Nhưng ông bà Tùng vẫn mỗi người một việc. Bà thì ngày ngày bán cau trầu ở chợ. Ông thì có sẵn nghề y ở quân đội về nên cũng mở ra một phòng khám nhỏ tại nhà để phục vụ bà con. Từ ngày thằng con trai út của ông trúng tuyển đại học lên thành phố học thì nhà cửa cứ trống hoang trống hoác, buồn không thể tả được. Ở cái thị trấn Dạ Hòa đông đúc và sầm uất này ai ai cũng biết ông bà Tùng. Người ba biết nhiều đến ông bà không phải chỉ vì ông có cái phòng khám thường hay làm phước giúp đỡ mọi người, cũng không phải chỉ vì bà có hàng trầu cau được những người ăn cau trầu đánh giá là ngon và rẻ nhất chợ. Mà người ta biết nhiều về ông bà còn ở chỗ ông bà là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu về làm việc thiện. Thì đấy, hãy cứ kể sơ sơ sẽ biết ngay. Từ ủng hộ quỹ người nghèo, quỹ nạn nhân bom mìn, quỹ chất độc màu da cam, đến những việc đột xuất như cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi...ông bà đều có tham gia đóng góp, mà bao giờ cũng đóng góp cao hơn, kịp thời hơn tất cả mọi người. Còn cái phòng khám của ông nếu phải kể từ những viên thuốc ông cho không những người ăn xin, những kẻ tâm thần điên dại sống lang thang, bờ bụi cho đến cả những người bình thường khi đi đường chẳng may bị cảm cúm, ốm đau cũng đã là một con số không nhỏ. Lại có những trường hợp như một phụ nữ nào đó đang trên đường đi chợ thì chuyển dạ đẻ hay một em bé đi xe đạp bị ngã gãy tay...oogn đều đưa họ vào nhà giúp đỡ, chăm sóc họ đến nơi đến chốn. Và chỉ mới đây thôi, ông bà lại vừa cưu mang, chăm sóc một trường hợp khác nữa khá đặc biệt.

Đó là vào dịp cuối năm nay, lúc ông đưa hai đức cháu ngoại từ dưới quê lên ở với vợ chồng ông. Cả hai đứa đều còn nhỏ. Đứa đầu là trai học lớp năm, đứa sau là gái mới chỉ học lớp hai. Có chúng nó, có vất vả một tý, nhưng bù lại, ngày ngày được nghe chúng nó nói cười, đùa dỡn với nhau ông bà cũng cảm thấy đỡ trống trải. Buổi chiều ấy bà đi chợ về sớm hơn thường ngày. Bà vui đùa với các cháu một lúc rồi vào bếp làm cơm. Khi mâm cơm vừa dọn ra, mọi người chỉ mới cầm đũa lên chưa kịp ăn thì ông đã nghe tiếng gõ cửa. Chắc là có ai đau ốm chi đây. Ông nghĩa vậy và bảo đứa cháu gái ra mở cử hộ ông. Ngồi ở đây ông có thể mời họ vào nhà uống nước đợi ông. Trẻ con hiếu động nên rất thích người lớn sai bảo. Ông mới nói có thế cả hai đưa đã nhốn nháo tranh nhau. Rồi đứa cháu gái đã nhanh hơn chạy ra trước. Nhưng liền đó mọi người bỗng giật mình khi nghe tiếng nó hét toáng lên từ phía cửa. Vừa hét, con bé vừa chạy ngược vào trong nhà. Cả khuôn mặt nó tái nhợt đi vì sợ hãi. Ôn nhà tới ôm lấy cháu ông vào lòng. Nó cũng ôm chặt lấy ông, nép sát người nó vào người ông. Cả người nó run lẩy bẩy khiến ông cũng phải cuống lên. Trong khi đó vợ ông và thằng cháu trai đã chạy ra phía cửa rồi lại chạy vào. Bà không nói gì nhưng thằng cháu trai thì hốt hoảng kêu lên: "Quỷ! Quỷ ông ơi!" Mặt nó trắng bạch ra chẳng khác gì con em nó. Ông Tùng hỏi vợ: "Có chuyện gì vậy bà?" . Bà đón đứa cháu gái trong tay ông rồi chỉ về phía cửa: "Ông cứ ra mà xem!". "Ai vậy bà?". "Thì ông cứ ra mà xem! Rồi bà vỗ vỗ vào lưng cháu bà nựng nó - Hèn gì làm cháu tôi chết khiếp đi như bị ma đuổi".

Ông Tùng đi ra cửa và thấy ngay sát trước mặt ông là một người đàn ba. Người đàn bà bận bộ đồ bà ba màu đen, đầu đội nón lá và vai thì khoác cái túi vải. Người đàn bà ấy đang đứng ở hiên nhà ông. Mặt đối diện với mặt ông. Mới thoạt nhìn thấy mặt người đàn bà, ông Tùng đã gần như phải nhắm mắt lại mấy giây. Tâm trí ông cũng như không còn được bình thường để có thể tin vào những gì mà mắt ông vừa nhìn thấy. Một cảm giác vừa ngạc nhiên vừa thương cảm xen với một chút ghe sợ chợt dâng lên trong lòng ông. Bây giờ thì ông mới hiểu là tại làm sao mà đứa cháu gái ông nó đã hét toáng lên và bỏ chạy. Trước hết, đập vào mắt ông là khuôn mặt của chị ta. Phải nói răng đó là một khuôn mặt kỳ dị nửa quỷ nửa người. Một khuôn mặt mà tất cả chỉ là một khối đem xám xịt, nhăn nhúm, loang lỗ. Nó nham nhở mà người ta vừa lôi từ trong bếp ra. Rõ ràng đây là một khuôn mặt không phải do dị tật bẩm sinh mà là một khuôn mặt trước đó hoàn toàn bình thường nhưng bởi một nguyên nhân nào đó tác động lên đã làm cho biến dạng, trở nên méo mó, quắt queo. Trên khuôn mặt ấy, từ cái mũi, cái miệng, đôi mắt, đôi tai...tất cả đều đen như thịt cháy và đều co rúm lại trông rất đáng sợ. Hai hàm răng thì lúc nào cũng phải phô ra quá nửa do cả môi trên lẫn môi dưới đã không còn nguyên vẹn. Riêng đôi mắt thì chỉ còn lại một xám đục vô cảm. Nhìn vào khuôn mặt ấy chẳng ai có thể đoán được chị ta bao nhiêu tuổi? Và tại sao lại bị thương tích khủng khiếp đến như vậy?

Một điều đặc biệt nữa ở người đàn bà đã làm ông Tùng không thể không chú ý. Đó là ngoài một chiếc túi vải màu đen khá to khoác bên vai, ở ngực người đàn bào còn có đeo lủng lẳng một tấm ảnh. Tấm ảnh khoảng cỡ sáu nhân chín, trắng đen được dán ép rất cẩn thận trong một lớp giấy nhựa dày. Hai bên tấm ảnh có hai cái khuy được luồn vào đó một sợi dây vải màu đen để quàng lên cổ. Ông Tùng đã chăm chú nhìn rất lâu vào tấm ảnh đó. Quả là tấm ảnh đã ghi lại được chân dung của một người con gái đẹp. Hẳn đây là ảnh của người đàn bà này. Không thế thì sao chị ta lại đeo nó trước ngực để làm gì. Càng nhìn kỹ tấm ảnh, ông Tùng lại càng có cơ sở để khẳng định người con gái trong ảnh chính là người đàn bà đang đứng trước mặt ông. Tuy khuôn mặt của chị ta đã thay hình đổi dạng, nhưng nhìn kỹ vẫn có một nét gì đó rất xa xôi, mờ ảo được lấp lánh hiển hiện trên khuôn mặt hết sức xinh đẹp của cô gái trong ảnh. Đúng là hai hình ảnh trái ngược nhau, chẳng ăn nhập gì với nhau. Nhưng chúng lại gắn kết với nhau, quấn quyện với nhau như không hề có ranh giới. Một bên là hình hài của người đàn bà hiện tại và một bên là di amnhr cũng của chính chị ta thời quá khứ. Cả hai đều là một nhưng lại đối lập nhau, tương phản nhau một cách lạ lùng. Nó đối lập, tương phản đến mức nếu bên này dữ dằn, gớm giếc như ma quỷ hiện hình thì bên kia lại trẻ trung, xinh đẹp tựa trăng rằm sao khuya.

Nhìn người đàn bà, ông Tùng đã hơn một lần phải tự hỏi: Tại sao chị ta lại ra nông nỗi này? Kẻ nào đã gây ra những thương tích khủng khiếp trên khuôn mặt của chị ta - người đàn bà một thời xinh đẹp này? Sao chúng lại có thể nỡ tâm tàn nhẫn đến như vậy? Chúng có còn là con người nữa hay không? Ông Tùng bỗng cảm thấy run lên vì căm giận. Từ sự ngạc nhiên, sợ hãi ban đầu lòng ông đã cảm thấy xót thương cho thân phận của người đàn bà.

Người đàn bà vẫn đứng nguyên một chỗ nhìn vào nhà ông. Có lẽ mắt chị ta chưa bị hỏng hẳn nên khi ông bước ra, ông thấy chị ta khe khẽ gật đầu chào. "Chị cần gặp tôi?". Ông hỏi. Người đàn bà run run trả lời ông. Tiếng chị ta rất nhỏ như phải cố gắng lắm mới có thể thốt ra được thành lời: " Tôi... tôi đang đi đường thì bị cảm. Nghe người ta mách miệng tôi định ghé vào nhà ông mua mấy viên thuốc. Ông...ông có phải là ông Tùng không ông? Tiếng người đàn bà càng về sau càng trở nên khẩn khoản như thể sợ bị ông từ chối - Ông...ông có thể...giúp...giúp cho...tôi được không ông?". Nói đến đó người đàn bà bỗng loạng choạng ngã vật ra hiên. Nhưng ông Tùng đã nhanh tay đỡ lấy rồi gọi vợ ra cùng dìu chị ta vào nhà. Cũng từ hôm ấy người đàn bà bị sốt rất nặng, ông Tùng đành phải giữ chị ta ở lại nhà mình. Người đàn bà tật nguyền này có cái tên rất đẹp là Tuyết Lan.

---Năm mười sáu tuổi, Tuyết Lan là một thiếu nữ rất đẹp nổi tiếng ở làng biển Vân Kiều. Trai tráng trong vùng thường trìu mến gọi cô là hoa khôi của xóm vạn chài. Không những đẹp người mà Tuyết Lan còn say mê văn nghệ nên đã sơm có một giọng hát rất hay. Vào những đem hội diễn văn nghệ, Tuyết Lan thường xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài màu trắng thướt tha, mềm mại và với một chất giọng ngọt ngào, say đắm đã làm cho không ít chàng trai mê mẫn. Mong ước lớn nhất của Tuyết Lan là sau này được trở thành một diễn viên văn công chuyên nghiệp. Và mong ước ấy đã thực sự đến với cô. Năm Tuyết Lan tròn mười bảy tuổi, có một lần đoàn ca múa nhạc Hương Sen của tỉnh về vạn chài quê cô biểu diễn. Sắc đẹp và giọng ca trời phú của Tuyết Lan khi lên giao lưu với các nghệ sĩ trong đoàn đã làm cho đạo diễn trưởng đoàn Trần Năng chú ý. Cuối buổi biểu diễn hôm đó, Trần Năng đã chủ động tìm gặp Tuyết Lan để dò hỏi nguyện vọng của cô. Và thế là chỉ sau vài hôm Tuyết Lan đã có mặt ở thành phố. Cô tham gia dự tuyển rồi chính thức trở thành diễn viên của đoàn Hương Sen.

Mọi bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng qua đi khi Tuyết Lan đã thực sự trưởng thành và càng ngày càng xinh đẹp ra. Được phục vụ trong một đoàn văn công chuyên nghiệp như đoàn Hương Sen lại càng là một dịp may hiếm có đối với cô. Ở đấy, Tuyết Lan đã được sự dìu dắt tận tình của lớp diễn viên đàn anh đàn chị. Cô cũng rất chịu khó tự học, tự rèn luyện bản thân để nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, phong cách biểu diễn. Phải nói rằng cô là một trong những diễn viên trẻ có rất nhiều triển vọng và cơ hội để tiến thân trên con đường nghệ thuật. Năm tháng trôi qua, sắc đẹp và tài năng của Tuyết Lan chẳng bao lâu đã tỏa sáng như trăm rằm. Sắc đẹp ấy, tài năng ấy của cô đã lấn át tất cả và làm lu mờ tất cả những gương mặt mà trước đó còn được xem là "ngôi sao" của đoàn. Được vậy là vì Tuyết Lan đã biết sống hết mình vì nghệ thuật, hết mình vì đoàn Hương Sen của cô. Và được vậy cũng là vì Tuyết Lan đã biết yêu nghệ thuật như yêu chính bản thân mình.

Mỗi một bài hát, mỗi một điệu múa khi được phân công đảm nhận thì bao giờ cô cũng khổ luyện thuần thục. Khi ra sân khấu thì bất cứ lúc nào cô cũng cống hiến đến tận cùng khả năng của cô. Tuyết Lan không bao giờ chấp nhận ở mình hay ở bất cứ ai một lối biểu diễn công thức, giả dối và thiếu nhiệt tình. Cô xem thường tất cả những ai bất tài nhưng lại thiếu khiêm tốn, không chịu học hỏi, không chịu tập luyện. Tuyết Lan luôn tin vào những gì mà trưởng đoàn Trần Năng đã từng nói với cô. Rằng: nghệ thuật là một loại sản phẩm đặc biệt. Nó là một cái gì đó rất bình thường nhưng nó cũng là một cái gì đó rất cao siêu. Rằng, người theo đuổi nghệ thuật phải là người sống hết mình vì nghệ thuật. Phải đổ mồ hôi, phải rơi nước mắt. Phải trăn trở, phải khổ đau vì nghệ thuật thì người làm nghệ thuật mới may ra được công chúng, xã hội trọng vọng, thương yêu. Vậy là với ý chí và khát vọng vươn lên nên ngay từ khi mới bước chân vào nghề Tuyết Lan đã tự xác định cho mình như thế. Có lẽ vì vậy mà những đêm biểu diễn của đoàn Hương Sen dù ở thành thị hay ở thôn quê khi có Tuyết Lan tham gia thì khán giả bao giờ cũng đông hẳn lên. Người ta nồng nhiệt vỗ tay chào đón cô khi cô bước ra sân khấu. Người ta tới tấp tặng cô hoa tán thưởng cô khi cô biểu diễn xong. Trái lại, vào những hôm vì lý do gì đó mà Tuyết Lan vắng mặt thì khán giả như cũng trở nên thưa thớt hơn, đêm diễn cũng như trầm lặng hơn. Doanh thu của đoàn Hương Sen vì thế mà phụ thuộc rất nhiều vào tên tuổi, tài năng của Tuyết Năng. Đồng tiền thu nhập hàng tháng của gần ba chục con người trong đoàn cũng vì thế mà phụ thuộc không nhỏ vào Tuyết Lan. Mọi người tỏ ra yêu thương cô, quý mến cô. Ai ai cũng cảm phục cô. Mấy nam diễn viên trẻ, đẹp tra, chưa vợ thì lúc nào cũng quấn lấy cô, trổ tài nghệ ra để tán tỉnh cô.

Riêng với trưởng đoàn Trần Năng thì với trách nhiệm "đứng mũi chịu sào" từ gần hai năm nay, ông đã xem Tuyế Lan như một "trụ cột" như một "con át chủ bài" của đoàn Hương Sen. Được vậy, một phần côn sức đã thuộc về ông. Bởi ông đã lao tâm khổ tứ kèm cặp, rèn giũa từng li từng tí cho Tuyết Lan ngay từ khi cô mới chập chững vào nghề. Ông đặc biệt chiều chuộc cô, khoản đãi cô. Nhưng sự thiên vị ấy của ông đối với cô nữ diễn viên trẻ xinh đẹp, tài năng cũng đã làm cho không ít người tỏ v ẻ nghi ngờ ông, hằn học ông ganh tị với Tuyết Lan. Nhưng điều đó chẳng có gì phải làm ông bận lòng. Mà điều làm ông bận lòng lại chính là Tuyết Lan.

Còn nhớ khi lần đầu tiên ông gặp Tuyết Lan ở cái làng chài Vân Kiều mênh mông cát trắng. Giọng hát của cô gái mười bảy tuổi là Tuyết Lan năm ấy đã làm cho trái tim ông xao xuyến biết nhường nào. Ông còn nhớ rất rõ là khi lên giao lưu, Tuyết Lan đã hát một bài hát mang đậm âm hưởng chất liệu dân ca. Ông đã nghe nhiều ca sĩ trong đoàn hát bài hát ấy. Nhưng khi nghe xong thì tâm hồn ông trống rỗng, chẳng lưu dấu lại chút gì về người hát. Thế mà đêm ấy, khi được nghe Tuyết Lan hát bài hát ấy thì ông cứ nhớ mãi. Giọng hát của cô sao mà tuyệt vời đến thế! Lúc thì vút lên như cánh diều bay bỗng giữa trời cao, lúc thì dập dìu, lả lướt như tiếng ống của dòng sông trogn một đêm trăng thanh bình, yên ả. Lại có lúc sâu lắng, ngọt ngào chuốt vào không gian như tiếng ru của bà, của mẹ. Là một người từng trải trong lao động sáng tạo nghệ thuật cũng như thưởng thức nghệ thuật. Trần Năng đã cô cùng cảm kích, hâm mộ trước tiếng hát ấy của cô gái vạn chài. Tâm hồn ông đã rung lên vì xúc động. Ngồi ở hậu đài chỉ huy đêm biểu diễn mà Trần Năng đã mấy lần rơi nước mắt khi nghe Tuyết Lan hát. Phải là người nhạy cảm với nghệ thuạt đến mức nào ông mới có thể rung động đến mức ấy. Không nói ra, nhưng Trần Năng đã sớm phát hiện được ở Tuyết Lan một năng khiếu bẩm sinh mà theo ông không phải ở bất cứ ai khi sinh ra cũng may mắn có được. Ông cho rằng, với những tư chất trời phú ấy nếu được chăm bẵm kỹ càng, đến nơi đến chốn, nhất định Tuyết Lan sẽ vươn tới để chiếm lĩnh những đỉnh cao vinh quang trên con đường nghệ thuật.

Quả là ông đã không nhầm lẫn một chút nào khi nhìn người. Mới được vài năng gia nhập đoàn Hương Sen mà tên tuổi, tiếng tăm của Tuyết Lan đã nổi lên như diều gặp gió. Đoàn Hương Sen sau một thời gian làm ăn lụi bại, dẫm chân tại chỗ, nay có Tuyết Lan cũng đã có thể ung dung bước những bước dài trên hành trình đi tới. Trần Năng cảm thấy mát dạ mát lòng.

Nhưng ông cũng rất lo cho Tuyết Lan. Đó là tuổi của cô còn quá trẻ, suy nghĩ của cô còn quá bồng bột, nông nổi. Xinh đẹp lắm, tiếng tăm lắm, nhiều khi cũng làm cho Tuyết Lan sớm có cái tính tự cao tự đại, coi trời bằng vung. Thêm vào đó là cuộc sống xô bồ đang hằng ngày diễn ra. Bên cạnh những mặt tốt vẫn có những mặt không tốt đang ngự trị, rình rập. Nếu như không biết làm chủ bản thân mình thì mọi người, nhất là những chàng trai cô gái trẻ, sẽ rất dễ dàng bị tiêm nhiễm hoặc sẽ bị sa vào cạm bẫy. Ở một thành phố tỉnh lỵ sôi động như ở đây thì điều đó lại càng đáng phải lo ngại. Là một trưởng đoàn cho dẫu có ba đầu sáy tay đi chăng nữa thì Trần Năng cũng không sao có thể quán xuyến cho được cuộc sống của từng ấy con người. Nhất là mỗi người lại có một sở thích riêng, một suy nghĩ riêng, một cách sống riêng. Đó là những cái thuộc về đời tư của họ, ông chỉ có quyền góp ý mà thôi. Đối với Tuyết Lan cũng vậy. Ông đã mấy lần khuyên răn cô phải thế này phải thế kia. Ông rất lấy làm lạ về cô diễn viên trẻ mà ông coi như con này. Trên lĩnh vực nghệ thuật thì rất say sưa tập luyện, rất chịu khó học hỏi, lúc nào cũng vâng lời ông, lúc nào cũng tôn kính ông. Thế mà trong cuộc sống hàng ngày lại có lúc buông thả, ông có góp ý cách gì cũng coi như không nghe không biết.

Đúng là Tuyết Lan đã hòa nhập rất nhanh vào cuộc sống của chốn phồn hoa đô hội. Mới chỉ lên thành phố chưa được bao lâu mà cô đã hoàn toàn thay đổi. Người không bết chắc ai cũng dễ nhầm cô sinh ra ở chốn thị thành. Cô không còn là một cô gái có mái tóc dài mượt mà, đen nhánh xõa xuống hai bờ vai nữa. Tính cách dịu dàng, nhút nhát của cô gái quê trong tâm hồn Tuyết Lan cũng như bay đi đâu mất. Cô trở nên cứng cỏi, nói năng bạo dạn hơn, ăn mặc đua đòi hơn, giao du rộng rãi hơn. Cô quen biết với tất cả, kết bạn với tất cả, không từ một ai. Rồi sau này, khi tên tuổi cô đã trở nên quen thuộc với công chúng, khán giả thì cô lại càng có điều kiện để làm cho mình được nổi tiếng hơn. Vài ba tờ bái nhân dịp này đã có cơ hội phỏng vấn cô, viết bài về cô, tâng bốc cô lên tận mây xanh. Dư luận xã hội cũng chú ý nhiều đến cô hơn. Ảnh của cô thường được phóng to treo trang trọng trong rất nhiều các tiệm ảnh để quảng cáo và đề mời khách. Và ảnh của cô cũng thường được in trang rọng trên bìa của nhiều số tạp chí, bản tin. Cô đi đâu mà người ta nhận ra cô là ca sĩ Tuyết Lan là người  ta chào, người ta vẫy, người ta trầm trồ ngợi khen và cuối cùng là người la xin chữa ký của cô để lưu niệm. Cô cảm tháấy rát sung sướng, mãn nguyện với những gì mà xã hội và công chúng đã dành cho cô.

Bước qua tuổi hai mươi Tuyết Lan vẫn chưa yêu ai. Cũng chẳng phải vì cô chưa có ai để ý. Cũng chẳng phải do cô kén chọn bạn đời. Cô chỉ muốn minh được tự do. Tự do để theo đuổi con đường nghệ thuật. Tự do để vui chơi. Và tự do để kết bạn.

Diuy Thường là nam diễn viên được xem là gương mặt sáng giá và tài năng của đoàn Hương Sen về thể loại múa. Anh đã tốt nghiệ bằng ưu tại một trường  múa trong nước rồi lại được cử đi tu nghiệp hai năm về múa cổ điển, múa hiện đại ở nước ngoài. Về nước, anh vừa là đạo diễn vừa là diễn viên múa của đoàn Hương Sen. Anh là người thầy đầu tiên dìu hắt Tuyết Lan ở thể loại này. Và đã có nhiều lần anh đã cùng Tuyết Lan múa đôi. Anh rất cảm phục cô bạn đồng nghiệp thông minh không những hát hay mà còn múa giỏi. Rồi anh đã đem lòng yêu thương cô lúc nào không biết. Anh nhận thấy Tuyết Lan cũng đang thầm yêu anh. Và anh đã vỗi vã tỏ tình với cô. Kết cục anh đã nhận được ở Tuyết Lan một lời từ chối thẳng thừng. Nhưng anh vẫn không nản nên vẫn tiếp tục theo đuổi cô. Nhiều anh chị em trong đoàn nhận thấy Duy Thường, Tuyết Lan là đôi trai tài gái sắc thì cùng xúm vào vun vén. Trưởng đoàn Trần Năng mỗi lần gặp Tuyết Lan cũng xa xôi bóng gió gán ghép cô với Duy Thường. Nhưng lạ thay Tuyết Lan vẫn trơ trơ như đá. Sau gần một năng thấy không thể chinh phục được trái tim của người đeo đẳng, Duy Thường buộc phải tìm hiểu một người con gái khác rồi quyết định tổ chức lễ cưới. Còn Tuyết Lan vẫn lông bông giữa một đám trai tráng ngày ngày vây bủa quanh cô. Trong đám này phần đông là con nhà khá giả và ai cũng đã có nghề nghiệp ổn định. Có người còn là nhân viên của ngành ngân hàng, công an, thuế vụ...hẳn hoi. Nhưng Tuyết Lan vẫn không chọn được ai trong số ấy để làm bạn đời của cô. Anh nào cũng bị cô gạt đi ngoài vòng ngắm. Chẳng ai hiểu nổi vì lý do gì. Người ta chỉ biết rằng, ngoài những ngày tập, ngoài những đêm diễn, còn thì rất ít khi Tuyết Lan có mặt ở đoàn. Người ta thường thấy cô xuất hiện ở các nhà hàng, khách sạn, ăn mặc rất sang, uống bia rất bốc. Và cặp kè bên cạnh cô cũng phần đông là những người đàn ông có chức, có quyền. Trong số này người ta thấy có mặt cả mấy vị quan chức đầu ngành trong tỉnh như giám đốc công ty vàng bạc đá quý, cục trưởng cục hải quan...

Sau này người ta thấy Tuyết Lan thường giao du đi lại với Hoàng Đình, giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng ở thành phố. Hoàng Đình mới chỉ ngoài ba mươi tuổi nhng đã nổi tiếng là một người thành đạt trong kinh doanh. Tài sản, vốn liến của anh ta lên tới bạc tỉ. Anh ta đã có vợ, có con và một mái ấm gia đình hạnh phúc. Hoàng Đình gặp Tuyết Lan trong một đêm diễn rồi say như như ong say như mật cô diễn viên có sắc đẹp và giọng hát tuyệt vời này. Tuyết Lan cũng mê mẩn chàng giám đốc trẻ tài năng, giàu có. Hai người quấn lấy như như hình với bóng, Hoàng Đình thường tự tay lái ô tô con của mình cùng Tuyết Lan rong ruổi trên khắp các ngã đường, đi đến bất cứ nơi nào mà Tuyết Lan yêu cầu. Từ nhà hàng, khách sạn đến bài tắm, điểm vui chơi, du lịch...những nơi nào sang trọng nhất, hấp dẫn nhất, có nhiều món ăn đặc sản nhất thì cả hai hầu như đều có mặt. Và tất nhiêu trong mỗi lần đi chơi cùng Tuyết Lan ngoài số tiền phải chi trả cho nhà hàng, khách sạn, bao giờ Hoàng Đình cũng cẩn thận nhét vào túi xách của người đẹp một món tiền.

Từ ngày gặp Tuyết Lan, Hoàng Đình đâm ra chểnh mảng với công việc, thờ ơ, lạnh nhạt với vợ con. Lúc nào anh ta cũng chỉ nghĩ đến Tuyết Lan, mong gặp Tuyết Lan để được đi chơi cùng với cô. Vào những ngày chủ nhật, mới chỉ ba, bốn giờ chiều người ta đã thấy chiếc ô tô đời mới của Hoàng Đình chạy đến đỗ trước khu nhà tập thể, nơi Tuyết Lan ở. Và Tuyết Lan trong bộ váy áo sa tanh, người sực nức nước hoa đã lại xuất hiện đúng lúc bên cửa xe. Rồi chiếc xe ô tô lại nhẹ nhàng, êm ái lướt đi.

Tuyết Lan đã chọn đúng đối tượng để kết bạn và thực hiện ý định của mình. Cô đã làm cho Hoàng Đình chết mê chết mệt vì cô. Cô đã là cho Hoàng Đình phải ngây thơ nghĩa rằng cô yêu anh ta. Cô bất chấp mọi lời khuyên ngăn của đồng nghiệp. Cô bất chấp cả việc vợ con của Hoàng Đình đang bị anh ta ruồng bỏ. Cô chỉ cần kết bạn được với Hoàng Đình, được Hoàng Đình yêu thương, chiều chuộng, giúp đỡ. Cô còn nghèo nên cô rất cần tiền. Càng nhiều tiền càng tốt. Mà cô đã làm hại hay rủ rê gì Hoàng Đình đâu mà cô phải sợ. Hoàng Đình có tiền. Cô có sắc đẹp. Hoàng Đình đến với cô, cô đến với Hoàng Đình là do hai bên cùng tự nguyện chứ đâu phải vì một lý do nào khác. Với những suy nghĩ như thế nên Tuyết Lan tiếp tục công khai quan hệ với Hoàng Đình.

Vợ Hoàng Đình đã mấy lần đến đoàn Hương Sen tìm gặp trưởng đoàn Trần Năng nhờ can thiệp. Chị ta nước mắt ngắn nước mắt dài khóc lóc kể lể về Hoàng Đình và Tuyết Lan. Nào là chồng tôi đã ăn phải bùa mê thuốc lú của cái con trời đánh thánh đâm. Nào là Tuyết Lan đang âm mưu cướp chồng của tôi, phá hoại hạnh phúc gia đình tôi. Nào là nó đang đẩy chồng tôi đến chỗ khuynh gia bại sản. Chị còn trực tiếp gặp cả Tuyết Lan cầu xin cô hãy buông tha cho chồng chị, đừng nỡ tâm làm gia đình chị tan nát, làm con cái chị khổ. Nhưng chuyện ấy chỉ có tác dụng một thời gian rất ngắn rồi Tuyết Lan vẫn chứng nào tật ấy. Hoàng Đình vẫn chứng nào tật ấy. Họ vẫn tiếp tục quấn lấy nhau như hình với bóng. Gần đây người ta thấy Hoàng Đình và Tuyết Lan còn đưa nhau vào tận Vũng Tàu, Đà Lạt và ra tận cả Bắc Hà, Sa Pa để thưởng ngoạn vẻ đẹp và vui thú cùng nhau.

Công ty trách nhiệm hữu hạn của Hoàng Đình làm ăn sau sút dần. Một phần do ông chủ của nó đã bị người đẹp hút mất hồn nên không còn xốc vác như trước. Một phần do anh em công nhân đã quá chán chường với ông chủ nên đã không còn nhiệt tình chăm chỉ làm việc. Đó là những lý do làm cho một số công trình xây dựng mà công ty của Hoàng Đình trúng thầy không đáp ứng được chất lượng cũng như tiến độ thi công nên không được nghiệm thu. Nợ tiền lương anh em công nhân không trả được. Tổng số nợ đã xấp xỉ giá trị tài sản mà Hoàng Đình đang có trong tay. Các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng. Các cơ quan pháp luật nhảy vào phanh phui, mổ xe. Ngân hàng kê biên tài sản bán đấu giá thu hồi nợ. Anh em côn nhân thì đến nhà đòi tiền lương. Tiền mặt không đủ thanh toán cho họ, vợ Hoàng Đình phải gán nợ cho họ bằng xe máy, ti vi, giường tủ, đồ trang sức...Chẳng mấy chốc, tiền của, tài sản trong gia đình đã không cánh mà bay. Cái tên công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hoàng Đình một thời vang bóng ăn nên làm ra rồi cũng đã đến lúc hoàn toàn bị xóa sổ. Hoàng Đình trở nên trắng tay. May mà vợ con anh còn giữ lại được cái xác nhà tróng rỗng để che mưa che nắng. Và cũng may nữa là Hoàng Đình đã thanh toán được nợ nên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một tối nọ anh ta đạp xe đến đoàn Hương Sen tìm Tuyết Lan với hy vọng cuối cùng là được ở bên người đẹp để được người đẹp an ủi, động viên. Nhưng khi anh ta đến nơi thì Tuyết Lan không còn ở đó nữa. Cô ta đã bị đuổi ra khỏi đoàn. Ông bảo vệ đưa cho anh ta một mẫu giấy chỉ ghi có mấy dòng: "Anh Đình! Vậy là cuộc chơi của chúng ta đến đây coi như kết thúc. Anh thì không còn là giám đốc nữa, mà tôi thì cũng không còn là diễn viên nữa. Đó là hai con đường khác nhau mà hai chúng ta đã chọn và từng nuôi khát vọng theo đuổi đến cùng. Nhưng dục vọng về tiền tài, sắc đẹp của chúng ta đã tự ngáng trở con đường của chúng ta. Như thế tức là hòa, phải không anh!. Hoàng Đình vò nát mảnh giấy trong tay cảm thấy đau xót trong lòng. Anh ta đứng như trời tròng một lúc rồi lặng lẽ đạp xe đi.

Trong khi đó Tuyết Lan trong bộ váy áo sặc sỡ, trang điểm rất diện đang ngồi với một người đàn ông tại một khách sạn. Họ ngồi sát vào nhau nhu muốn ôm lấy nhau trong ánh điện mờ ảo và tiếng nhạc xập xình. Trên bàn ông nắm lấy tay Tuyết Lan rồi cả hai đi ra cửa, bước về chiếc xe ô tô đỗ gần đó. Bỗng Tuyết Lan dứt khỏi tay người đàn ông, đứng sững lại. Cô vừa nhìn thấy trước mắt cô một gương mặt rất quen đang đứng cạnh chiếc xe đạp. Hoàng Đình! Cô mới chỉ thầm kêu lên như thế thì Hoàng Đình đã như một con hổ đó mồi bước nhanh về phía cô. Tuyết Lan chưa biết phải làm gì thì đã thấy tối tăm cả mặt mũi rồi ngã ra đất và ngất đi. Còn Hoàng Đình sau khi thực hiện được ý định của mình cũng ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Anh ta băng băng như tên bắn rồi lao đầu vào một chiếc ô tô đang phóng trên đường phố.

Tròn năm mươi ngày sau khi Hoàng Đình tự vẫn thì Tuyết Lan ra viện. Cả khuôn mặt của cô đã hoàn toàn biến dạng vì a xít do Hoàng Đình tạt vào. Cô đã không còn phải khiếp sợ, không còn phải ngất đíau mỗi lần soi gương nhìn vào mặt mình như đã nhìn lần đầu tiên khi tỉnh dậy nữa. Cô tự thấy mình cần phải quen dần với gương mặt mới của mình. Cho dẫu đó là điều mà chỉ nghĩ tới thôi cô đã cảm thấy nuối tiếc, ân hận và đau khổ. Nhưng tất cả đều đã quá muộn màng!

Với một khuôn mặt như thế, Tuyết Lan đã không dám trở về với quê hương, gia đình, mặc dù đã bao lần bố mẹ cô lên tận nơi dỗ dành đón cô về với xóm vạn chài. Cô lại càng không muốn sống ở cái thành phố tràn đầy kỷ niệm mà trước đây cũng như bây giờ những Trần Năng. Hoàng Đình, Duy Thường, và rất nhiều người hâm mộ vẫn luôn luôn ở bên cô, thông cảm với cô. Cô chỉ có một nguyện vọng là được ra đi. Đi thật xa những người ruột thịt, đi thật xa những người quen biết. Và cô đã ra đi.

Cô lang thang trên mọi nẻo đường chỉ với một chiếc túi vải bên người. Sau này sực nhớ ra điều gì, cô lại lấy thêm tấm ảnh của mình ra đeo nó trước ngực. Cô muốn cho mọi người được biết rằng cô cũng đã có một thời trẻ trung, xinh đẹp. Và nếu như ai đó càn biết những thương tích trên gương mặt của cô là tại  vì sao thì cô cũng sẵn sàng kể ra tất cả cho họ nghe. Mà kể bao nhiêu lần về cuộc đời mình. Nhiều nhà chùa, nhiều trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật, khi gặp cô, họ đã mủi lòng xin được đón cô về ở với họ nhưng cô đều từ chối. Cô chỉ thích được chu du khắp thiên hạ đó đây. Và một ngày nọ, sau này nhiều năm lang thang như thế, người đàn bà tật nguyền này đã lạc tới thị trấn Dạ Hòa.

 

 

N.N.C 

Nguyễn Ngọc Chiến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 163 tháng 04/2008

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground