S |
ông Duềnh chảy tù rừng ra, uốn cong ôm gần trọn làng tôi. Bà ngoại tôi bảo vì cái vòng cong ấy mà làng tôi đa phần là đàn bà con gái. Chị Ngân của tôi đẹp nhất trong số đông kia. Dáng người thon thả da trắng hồng tóc dài mượt và khuôn mặt thì thật xinh xắn. Đàn ông trong làng tối nào cũng lượn lờ trước ngõ nhà tôi. Tiếng sáo vi vút, tiếng ghi ta chỉ rung mỗi ba dây mi, la rề bập bùng, tiếng hát ví xen tiếng chó sủa cứ ồn ĩ đến tận canh hai, canh ba. Bà tôi bị chứng mất ngủ lâu năm, than thở: “Làng xóm là của riêng lũ trẻ à?” Thầy Ngọ người phố huyện dạy trường xã, ở trọ trong nhà tôi tắc lưỡi nói: “Nhan sắc con gái có thì”. Trong giọng nói nhẹ bong của thầy tôi nghe thấy cái bực bội lẫn trách móc. Chao ôi? Thầy trách chị Ngần thầy mong sắc dẹp của chị tôi mau tàn sao?
***
Chiến tranh, thanh niên làng lần lượt nhập ngũ. Ngõ nhà tôi bỗng vắng hoe hoắt. Đêm, gió thổi thườn thượt dọc dãy chè mạn hảo lặng tờ dưới trăng suông. Chị Ngần quảy đôi bồ cùng mấy cô gái trong làng đi dân công hỏa tuyến, nghe bảo vào phục vụ mặt trận B5 ở Vĩnh Linh. Tám tháng sau chị trở về. Tôi không tin ở mắt mình: chị tôi gầy khẳng, da xám xịt, tóc lưa thưa và khuôn mặt thì trời ơi, buồn hiu hắt, bà tôi đào giun trong dải khoai dong riềng nấu cháo bắt chị ăn, ủ nước chè xanh trộn mật mía cho chị uống. Thầy Ngọ đi đâu đó mấy ngày, trở về nói: "Rễ và hoa trinh nữ cắt nhỏ, rang và hạ thổ, sắc uống chữa được sốt rét rừng” Rồi thầy xách bị lác ra nghĩa địa làng. Có lẽ không có xứ sở nào mọc dày đặc hoa trinh nữ như ở nghĩa địa làng tôi. Thầy Ngọ nhặt rễ hoa nắn nót như cầm bút viết chữ vậy. Nước thuốc rót ra bát cứ có màu vàng hươm của gạch cua đồng. Chị Ngần uống ngụm nào nôn ra ngụm ấy. Thầy Ngọ dỗ, giọng rưng rưng: “Đừng... đừng nôn như vậy mà...” Sốt rét rừng vẫn bám vào chị Ngần. Ngõ nhà tôi đã vắng lại càng vắng hơn. Chỉ mỗi bà tôi chăm sóc chị.
Dạo ấy, thầy Ngọ bị đuổi khỏi trường. Nghe bảo, thầy đọc ca dao lung tung cho học sinh nghe, thậm chí người ta còn tìm thấy trong cặp của thầy bài vè chửi ông trưởng phòng giáo dục huyện. Thầy không về nhà, gia đình từ thầy. Dân làng ơn thầy đã dạy dỗ con cái mình góp tiền làm cho thầy một căn nhà lá trên bãi đất hoang cách nhà tôi một dãy hóp vấn vít dây mồng tơi. Thầy năng sang nhà tôi lắm. Ngồi với chị Ngần thầy nói: “Cái đẹp của con người ở trong con người, Ngần ạ”. Chị tôi nghe, vui hơn. Đã thoáng tiếng cười trẻ trung của chị. Đến một dạo, đêm đêm thầy và chị Ngần sóng vai nhau đi ra bờ sống Duềnh ngồi nhìn sông chảy.
Bà tôi đã thôi chứng mất ngủ. Bà móm mém bảo: “Phải duyên phải số thì k hông còn tuổi tác”. Ấy bà nói về thầy Ngọ và chị Ngần. Nghe bảo, thầy Ngọ hơn chị tôi một giáp rưỡi tuổi. Tôi cũng thầm mong họ thành vợ chồng. Cả hai buồn như nhau, ốm o như nhau... Một hôm tôi nói với thầy Ngọ: “Sao thầy không cưới chị Ngần của em đi?”. Thầy xoa đầu tôi nhìn đi đâu một lúc rồi nói: “Tôi không xứng đáng với chị của em” – giọng thầy gần như những tiếng thì thào. Tôi níu vạt áo thầy: “Chị Ngần em không như xưa nữa mà”. Thầy nói: “Ừ... biết là thế. Nhưng...”. Thầy ngưng bặt, những ngón tay lóng ngóng trên mái tóc mềm như tơ.
***
Sau chiến tranh, trong số đàn ông ngày trước ồn ĩ trước ngõ nhà tôi chỉ có mỗi anh Tuy trở về làng. Anh bị bỏng bởi bom na pan nên nửa khuôn mặt của anh nhăn nhúm nom thật tội. Đi đâu anh cũng kể chuyện chiến đấu bằng thứ giọng sang sảng. Có anh, không chí làng tôi trở nên sôi nổi. Họp hành, hát hò, lao động xã hội chủ nghĩa có cờ, có trống. Chị Ngần tôi khỏi bệnh, béo và trắng trông thấy. Một thời gian sau đám cưới anh Tuy và chỉ Ngần được tổ chúc ở kho hợp tác xã. Ngày vui của Chị Ngần thầy Ngọ không ra khỏi nhà. Rồi thầy ốm. Tôi sờ lên vầng trán nóng hầm hập của thần nói. "Sao thầy không đi viện?” Thầy lắc đầu: “Chết có số". Nước lá vông, lá lạc tiên và tôi đun bằng củi treo không cứu được thầy. Mãi sau này tôi nghe chị Ngần bảo thầy bị bệnh tim. Gia đình thầy đưa ô tô về chở thầy ra nghĩa địa làng tôi.
***
Anh Tuy bỏ chị Ngần vì chị tôi đã không sinh nở được. Bữa chị xách tay nải về nhà, bà tôi khóc ướt đầm cả tấm khăn vuông choàng đầu màu nâu đất. Tôi an ủi chị: “Chị còn trẻ chán buồn làm chi”. Chị dụi mắt: “Chị không buồn đâu. Chỉ trách chị mà quên hết cả buồn”. Tôi hỏi: “Chị có lỗi gì mà trách với móc”. “Vậy mà có đấy, em ạ” – Chị nói, không giải thích gì thêm. Bà tôi lê thê: “Cháu giống mẹ cháu khi xưa”. Tôi chẳng biết chị Ngần giống mẹ thế nào. Trong ký ức tôi không có hình ảnh cha mẹ. Cha tôi vượt biên vào miền
Nửa đêm hôm ấy, cũng có thể là sang canh một, tôi thấy chị Ngần dón chân bước ra khỏi nhà. Màn đêm bàng bạc đầy gió lạnh và hương cau rưng rức. Tôi lặng lẽ theo chị. Tôi làm vậy không phải vì tò mò mà bởi một cảm giác lo lắng, sợ hãi mơ hồ. Chị Ngần theo đường lên nghĩa địa làng.
Chị tôi đến trước mộ thầy Ngọ và ngồi thụp xuống. Tôi đứng từ xa nhìn bóng chị lâu mỗi mờ nhòa vì trăng thượng tuần đang khuất dần sau mào núi Giăng Màn. Gà trong làng eo óc gáy, chị Ngần rời khỏi mộ thầy Ngọ. Lúc ấy, sau chị đom đóm nhiều vô kể, ánh lửa đom đóm viền quanh người chị một đường xanh rờn.
Tôi run rẩy trầy trật tới nơi chị vừa bỏ đi. Ngôi mộ thầy Ngọ âm ấm, phập phồng. Những ngọn cỏ ướt át sương xoắn xuýt dưới bàn tay tôi. Giữa những ngọn cỏ ấy là một cây hoa trinh nữ chị Ngần vừa trồng xong, trời ạ!
Đ.B