Trích Tiểu thuyết: Chương tám
1.
Ních xơn tuyên bố hắn “sẽ biến Quảng Trị thành vùng đất như mặt trăng”.
Hắn đinh ninh rằng, hắn có thể làm nổi sự tàn bạo có tính chất diệt chủng, diệt môi trường ấy!
Hắn ta hy vọng sẽ đánh bật được được những đơn vị quân giải phóng để tái chiếm lấy vùng đất đã mất, cứu vãn tình thế chiến lược đã vỡ.
Sâu xa hơn, nếu thành công hắn sẽ áp dụng được kinh nghiệm: Dùng phi pháo yểm trợ để dựng dậy tinh thần quân ngụy đã kiệt quệ; dùng đô la; đón tiếp quân ngụy (bắt cả thầy giáo và sinh viên vào lính) hàn gắn sự rạn vỡ.
Bộ đội Thành Cổ nhắn với hậu phương miền Bắc - ở thành Quảng Trị, hằng ngày chúng tôi vẫn có cơm nóng ăn!
Đó là sự thật!
Bom đạn lại liên tiếp dội xuống. Thành Cổ lúc nào cũng rực lửa, khi toàn thành, khi từng phần đất, suốt trong hai mươi bốn giờ.
Cuộc họp bàn phương án tác chiến kéo dài sang tận sáng hôm sau. Ban chỉ huy tiền phương ngồi vây quanh một tấm bản đồ. Mới sáng bảnh mắt ra mà đã phải quạt luôn tay. Tứ ngồi choán một góc phòng, người anh to lớn. Tứ bị bệnh áp huyết và bệnh tim. Cái xác to của anh chẳng hề là bằng chứng của sự cường tráng, mà là cái dạng biến thể bệnh tật của người ngoài tứ tuần.
Người trẻ nhất là Văn. Văn hăm sáu tuổi, nhanh nhẹn, sôi nổi, hay đảng trí. Riêng chuyện cái quạt, Tứ đã khổ vì anh ta. Ở gian phòng nhỏ nầy, Văn cầm lộn lung tung, gậy, mũ có khi cả xác cốt.
Hơi độc đã trùm kính Thành Cổ…trên bầu trời đợt máy bay cuối cùng đã phun thêm các dòng chất độc. Gặp nắng phản chiếu, luồng hơi biến thành các tia màu tím đỏ, tăng thêm nồng độ làm chết người. Những quả bom hơi độc rơi xuống đất nhả dần ra lùm khói đặc như sương trên các trận địa ven thành, trong thành nội, hơi độc sa vào cửa chốt, vào hai lỗ cửa chính, các lỗ thông hơi của chỉ huy sở tiền phương. Các chiến sĩ được lệnh đeo mặt nạ và sử dụng các túi tuốc phòng độc hóa học mang theo. Trợ lý hóa học vội xuống các trận địa chính.
Hơi độc không vào nổi hầm Dinh tỉnh trưởng. Hơi nóng bên trong có áp suất lớn hơn bên ngoài. Nó đùn những luồng hơi độc ra. Người trong hầm vẫn làm việc bình thường. Không phải có phép nhiệm màu gì riêng cả, chỉ nhờ vào cái nóng, của khối người nêm như cá hộp ở mỗi hang hay phòng làm việc.
Văn báo cáo rõ chi tiết từng vị trí đóng quân trong buổi họp giao ban đặc biệt. Địch tập trung quân ở Trường Phước, tây bắc sông Nhùng, ở Phương Lang đông. Sau mỗi trận thả thuốc độc vào thành, sau các đợt pháo kích sẽ tổ chức phản kích lấn đất. Hiện nay địch đóng quân tản mác dọc khắp các giải đất đối địch, giặc đóng dày hơn ở sườn phải sườn trái phía nam. Các xe tăng địch tập trung ở mạn đường một và đường 64.
Phương án tác chiến đã được duyệt. Các cán bộ trong ban chỉ huy trung đoàn đều xuống trận địa, cùng các đơn vị tiểu đoàn quyết không để địch đụng được đến chân tường thành cổ.
Đài quan sát của tổ trinh sát ở cái nhà máy in hoa ấy, đã sạt mất một tầng rưỡi! Trông nó như một cây chông. Pháo bữa nhà, làm nứt ra, làm sụp tường. Hơi bom nổ phạt thêm hai phần ba. Mỗi lần sập tầng, các đội trinh sát bộ binh, của pháo binh lại lủng củng “dọn nhà” xuống tầng dưới. Họ khoét những lỗ tròn như cửa chuồng chim bồ câu để có thể nằm quan sát địch.
Huân dọn dẹp dựng lại cộng sự trên tầng, khuân cho hết những bao cát từ tầng dưới lên tầng ba không phải là thường. Huân hay lo xa, nhấp nhổm mới vào thành, Huân thúc cả đội đi khuân các bao cát ở các ba lô cá nhân lính ngụy vào chất đầy một góc nhà tầng ba. Tài lùn kêu oai oái, song vẫn phải chấp hành lệnh. Khi tầng bốn sập, thật sự đã là lo lắng của đại hội trưởng.
Huân lúi húi làm chiếc hầm tránh phi pháo ở tầng trên. Hầm đắp nổi, bằng dầm gỗ và sắt. Anh lấy dây thép ghì sắt nhỏ ép các tấm ván đè lên nhau. Lợi dụng góc nhà, lính ta tránh phi pháo khá tốt. Năm 1968, cũng ở thị xã Quảng Trị này, Huân thoát chết trước một hố bom nổ gần vì ép mình vào một góc tường dày. Tất cả phía trên đều bị bom bứng đi. Những khoảng tường đều bị phá tung những tàng vôi trát ngoài.
Một tiếng nổ rất đanh vọng từ dưới đất lên. Mấy tướng chỉ kịp nằm bẹp xuống sàn. “Rầm” góc tây nam nhà bị một phát đạn pháo. Khúc tường sụp nhanh, khiến cái tầng hai bổng nhiên trống huếch. Những mảng gạch bắn vọt lên trời. Cánh cửa bị chớp giật đứt một nửa, văng đi tận đâu không rõ, Huân thò cổ xuống, xem cái hầm chốt dưới đất có việc gì không. Huân rất mừng vì gạch đã bắn đi ra khá xa. Huân yên tâm khi thấy cái mẫu cần Ăng- ten của đài vẫn nhô lên mặt đất.
Cầu thang bị đứt một đoạn. Hường đang đứng chênh vênh trên chiếc hầm lớn băn khoăn chưa biết đường lên xuống sẽ như thế nào.
Huân chạy đến, Hường báo:
- Tính sao đây, đại đội trưởng?
- Chúng ta sẽ kiêm nhiệm thêm một nhiệm vụ thú vị.
Diễn viên xiếc! Thế thôi! Đẻ thêm rồi đây! Ông để đó, mặc tôi với thằng Tài lùn. Ông tiếp tục ra quan sát địch đi!
Hường gật đầu trở vào. Thỉnh thoảng, anh lúi húi ghi chép vào mảnh giấy nhỏ, thả giấy vào một ống dòng xuống. Khi chiếc ống bô loong coong trên gạch ngói vỡ ở chân tường, chiến sĩ điện đài thò cổ ra cửa hầm chốt, cầm mảnh giâý, thụt cổ vào lầu, thì Hường lại kéo ống bơ lên…sáng kiến ấy đỡ gọi nhau rát cổ từ tầng trên xuống tầng dưới, thông báo tình hình địch, điện về các sở chỉ huy của Thành Cổ và mặt trận.
Chiếc cầu thang lượn vòng bị xén đứt một nửa. Cơ sự này phải đi kiếm ít thừng ít chảo làm ít thang dây.
Huân dậm thử mấy cái xem cái dầm phụ có chắc không. Anh vịnh vào tường cụt ngăn thành chiếc hành lang nhỏ trước khi vào cửa tầng hai rồi đu mình. Khi chạm chân tới khoảng hoa văn cụt, Huân đạp thử thành tường. Chắc chắn, anh rời hai cánh tay bíu trên mặt sàn… thế đứng rất éo le. Chỉ cần nghiêng người một chút, anh sẽ ngã văng ra ngoài, chí ít cũng gãy tay, dập đầu…Đứng một chút để chân vững vàng thêm, Huân mới từ từ ngồi xuống.
Huân chạy ngay xuống chỗ Tài lùn: Anh ta đang nằm thu lu vào một góc mà ngủ. Chỉ có chiến sĩ điện đài đang làm việc. Tiếng máy kêu giống hệt tiếng chim buổi ban mai trong lùm cây rậm. Tập trung tư tưởng, chiến sỹ điện đài không nhìn đội trưởng. Huân tôn trọng công việc của anh, rón rén đến chỗ Tài lùn đập vai đánh thức cậu dậy.
Tài lùn choàng thức giấc. Câu đầu tiên anh hỏi:
- Địch phản kích hả!
Huân lắc đầu, chỉ lên tầng hai, rồi cả hai cùng đi xuống. Họ đi bên nhau, một anh cao gầy chẳng như con số một còn một chàng thì vuông vức chắng khác gì hộp diêm.
Tài lùn bảo Huân:
- Yên chí, thế nào cũng tìm được chão!
- Thằng Hường bị nhốt trên ấy đến bao giờ!
- Nội nhật ngày hôm nay có thang cho nó xuống!
- Thế nó ăn uống thế nào?
- Bảo nó dòng bơ xuống thả thức ăn, đổ nước uống để nó kéo lên.
- Thôi cũng được.
Huân và Tài lùn chui vào hầm bên cạnh. Dưới lòng hầm chữ A, sáu chiến sỹ trong tổ bám địch ban đêm, đang tựa lưng vào bờ cộng sự. Họ duỗi chân, co chân, đủ các kiểu. Họ ngủ. Người ngủ rồi, người ngoẹo đầu về bên phải, người ngoẹo đầu về bên trái. Họ mò mẫm tìm kiếm địch suốt đêm để sáng nay mang các tin tức sốt dẻo về. Hầm không đủ chỗ nằm. Họ ngồi ngủ dưới hầm chữ A.
Huân nhẹ nhàng gỡ những cánh tay họ, kéo chân thẳng ra, để anh đặt chân bước qua.
Bếp của đài quan sát, đặt trong nầy. Tài lùn đi lo cơm nước. Pháo vẫn câu rầm rầm trên mặt đất.
Tài lấy khoai vùi dưới cát lên. Nó rộp. Huân hỏi:
- Tìm đâu ra của quý này!
- Ven thành thiếu ma gì!
Nhìn không thấy than, Huân hỏi:
- Ông tướng nướng bằng gì thế?
- Bằng thuốc mìn clây – mo. Vùi xuống cát, đốt thuốc mặt trên chỉ một lúc là chín, ăn được đấy chứ!
Tài lùn vừa thổi phù phù vùa ngoạm nhẹ vào củ khoai nướng. Khoai nóng phải ăn chậm. Thả ga, củ khoai to thế kia với Tài chỉ hai miếng.
Vừa ăn Tài vừa bảo:
- Thằng Hường hai củ là xong bữa, nó ăn ít lắm!
- Nó bị bệnh đường ruột.
- Nếu thế ăn khoai nướng thì nhất rồi!
- Này Tài!
- Gì kia?
- Đêm nay nên cho anh em đi sớm một chút. Tình hình khác lắm. Nắm địch thật chắc mới tạo điều kiện cho bộ đội đánh tốt được. Mấy chiến sỹ của cậu đi cả chứ?
- Đi cả? Anh nào đến phiên “hậu cần” thì ở lại!
- Nhớ kiếm chão về đón thằng Hường xuống!
- Được!
Mặt trận cũng có những đêm giao thừa. Đó là đêm trước của những trận địa đánh lớn. Hồi hộp, thắc thỏm, náo nức. Chỉ khác một điều: không có bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Các chốt rậm rịch người ra vào. Ai mệt thì cứ ngủ. Ai thức chuẩn bị trận đánh thì cứ thức. Thay nhau mà ngủ, mà làm việc.
Lự vào báo cho Tứ: Tân, đại đội trưởng đại đội 5 đã có mặt!
Tứ đứng dậy, đẩy ghế ra, vội nắm lấy tay Tân:
- Vào đây!
Anh kéo ghế mời Tân ngồi. Tân dựa chiếc gậy nhỏ vào ghế, cởi túi dết đặt lên lòng: Tứ nói:
- Biết cậu về đơn vị, nhưng tớ bận quá, vẫn chưa xuống với các cậu được!
Sau trận đánh lừng lẫy ở ngã ba Long Hưng, Tân bị thương vào phần mềm phải trả ra chữa ở trạm phẫu trung tuyến. Vừa xuất viện, trở về đơn vị ngay. Tân được đề bạt vượt cấp. Nhân tiểu đoàn 2 thiếu cán bộ đại đội, Tân xuống bổ sung, Tứ hỏi:
- Tình hình sức khỏe của anh em thế nào?
- Nóng quá, sút cân khủng khiếp, thủ trưởng ạ! Anh nào cũng vêu vao. Thời kỳ gà ăn cả con, hết lâu rồi!
- Nhưng vẫn còn nóng chứ?
- Vâng cơm canh vẫn còn tươm tất. Chúng tôi có đồng chí anh nuôi tuyệt vời chẳng kém gì đồng chí Phi ở chốt Long Hưng!
- Phi hy sinh rồi! Bọn mình đề nghị Huân chương hạng Hai cho cậu ấy!
Tân khẽ nói:
- Tôi biết!
- Nào ta làm việc, cậu xích ngồi gần đây!
Tân kéo ghế. Tứ chỉ vào tấm bản đồ đặt sẵn trước mặt:
- Đại hội cậu được phân công giữ từ đây đến đây…hiện nay cậu ở chốt nầy chứ gì ? Hãy đưa thêm một tiểu đội lên chốt, canh gác phía ngoài cùng nữa. Làm thêm một đoạn hào thôi! Chốt này vừa canh gác vừa nhử giặc. Tình hình bình thường, cho anh em giàn lên tuyến trên mà đánh! Nếu địch tràn vào, cố đánh, ta chỉ mất chốt canh gác thôi, không mất chốt chính. Điều quân lên cũng nhanh hơn.
Tân gật đầu. Tứ tiếp:
- Kinh nghiệm của chốt Trí Bưu đấy!
- Khi tôi về, đại đội phó đã xong hầm chốt. Chỉ chưa khơi được hào.
- Làm ngay đi, từ nay đến 13 tháng 7 quyết liệt lắm đấy. Địch quyết chiến, ta quyết giữ không phải đánh để giữ một đoạn đất đâu. Cả nước đang theo dõi Thành Cổ, đánh vì chính trị, vì ngoại giao nữa! Ban chỉ huy trung đoàn điều cậu giữ mặt chính vì tin cậu. Địch sẽ đánh vào. Liệu cậu có đảm bảo giữ được không?
Tân đáp:
- Chúng tôi xin hết lòng!
- Bộ độ thế nào? Có gì mới không?
- Bộ đội cũ bị thương nhẹ cũng không muốn ra! Bộ đội mới vào rất hăng hái, Có lẽ…họ ngại là ra Thành Cổ dễ hy sinh lắm; vào đến chốt thì có đánh ra trò thôi!
Tứ cười tán thưởng. Chợt anh hỏi:
- Các cậu nghĩ ra được khẩu hiệu gì động viên anh em chưa! Hôm qua các chính trị viên về họp, búi quá, mình chưa nghĩ được, giao cho các cơ sở nghĩ tiếp.
- Chi bộ tôi họp đã hạ quyết tâm như sau: Đánh gần, đánh chắc ăn! Xuất kích, thọc sâu, diệt giặc ngay ở hầm hào chúng!
Tứ reo lên:
- Khá, khá đúng, chỉ các chiến sĩ ở chốt chính diện mới nghĩ ra được những khẩu hiệu ấy!
- Báo cáo thủ trưởng tôi về!
- Khoan đã. Nghe nói đại đội cậu thiếu cán bộ?
- Vâng, thiếu một trung đội trưởng, chúng tôi xin tiểu đoàn chưa điều.
- Thôi được để tớ hội ý một tí đã1
Một lát sau anh trở lại đem Lự theo:
- Đây, biếu cậu ông tướng. Cậu ta đi, tớ cũng bấn đấy, nhưng ưu tiên cho các đơn vị tiền tiêu. Tiểu đội trưởng tiểu đội bảo vệ đấy! Thỉnh thoảng ngứa ngáy chân tay, cậu ta vẫn láng cháng ra chốt địch, bắn tỉa. Thôi các cậu đi!
Lự nhìn Tứ rồi nhìn Tân. Anh chỉ thiếu ôm choàng lấy Tân. Không ngờ họ lại được chiến đấu bên nhau. Lự đã chuẩn bị xong.
- Báo cáo thủ trưởng, tôi đi! Cơm của thủ trưởng tôi đã nấu xong!
- Ừ cậu đi, kỷ niệm cậu cái này
Tứ dụi lọ thuốc vào tay Lự, phần thuốc bồi dưỡng cho anh.
Cảnh về Tứ chui vào hầm dẫn luôn chiến hào đến cộng sự chốt 1A. Mặt đất bùng nhùng. Đất nẫu ra. Chốt đắp đi đắp lại nhiều lần. Nhìn mầu đất khác nhau trên chốt có thể biết được số trận đánh lớn đã xảy ra. Hố bom phía trước, phía sau chằng chịt. Đầu tơi ta, đất đầy bụi, chân dẫm lên thụt sâu vào như đặt chân vào đống vôi bột. Cảnh báo cáo:
- Nghĩa binh cả đấy, thủ trưởng ạ. Đại đội trưởng là đồng chí Xã, người đồng hương với tôi.
Tứ bắt tay mọi người rất chặt. Nghĩa quân quen dùng vũ khí Mỹ để đập trả xe Mỹ!
Tứ khen:
- Đơn vị các bạn chiến đấu giỏi lắm1
Cảnh mời Tứ xem toàn cảnh hầm hào, phòng thủ chiều sâu. Dựa vào cộng sự của chủ lực để lại, bộ đội địa phương đã bố trí thêm những trận địa phụ, trận địa giả, nghi binh rất khéo léo. Những chiếc xe tăng cháy từ trận đánh cũ hoặc còn cháy nằm nguyên bên vệ đường. Có hầm chống đạn pháo đặt ngay dưới bụng M.48 bị bắn cháy, Tứ nhắc:
Các bạn cần lưu ý! Gần đây bọn lính bỏ trống mặt này, không đánh những trận lớn. Ta chớ coi thường. Cần đề phòng chúng đánh bất ngờ trở lại bài bản cũ. Theo tôi nên tranh thủ đặt mìn làm một trận địa bẫy tăng phía trước chốt 1A đào những hố sâu cắt ngang mặt đường không khó lắm. Hố bom đã cắt nham nhở sẵn. Giăng một bãi mìn chống tăng nữa thì thế trận càng vững hơn.
Cảnh dẫn Tứ về ban chỉ huy tiểu đoàn. Hai người đi bên nhau, nói chuyện thân thiết. Anh em nghĩa binh tưởng họ quen nhau từ lâu. Thấy mấy chiếc ăng gô đặt sẵn trên bàn kèm mấy cái bát. Tứ bảo Cảnh:
- Ông lại cho tôi ăn uống gì thế này.
- Có tý cháo gà mời anh ăn cho vui
Cảnh mở nắp ăng gô bảo Tứ:
- Gần sáng rồi. Ăn xong anh về thành là vừa! Xin hứa với bộ chỉ huy, chúng tôi giữ trận địa thật vững.
- Từ hôm ta gặp nhau ở thôn Quất đến nay vừa ba tháng! Tôi tưởng khó lòng gặp lại anh. Nào ngờ chúng ta lại cùng giữ thành Quảng Trị.
Tứ ngã người trên chiếc giường dã chiến Mỹ:
- Nơi ăn, chốn ở của các anh chu đáo hơn tôi.
- Với anh em vất vả phải lo lắng mọi thứ thật tốt, anh ạ.
- Đúng, Ở phía ngoài trụ chắc, bộ đội trong thành cũng yên tâm.
Cảnh rỉ tai:
- Anh em đang hăng lắm! Phải kìm bớt lại đấy! Tôi luôn nhắc anh em phải giữ sức. Còn trụ bám lâu dài.
3. Viên tư lệnh sư đoàn dù đi lại trong chiếc hầm nhỏ hẹp, chống được đạn pháo. Một chiếc giường dã chiến. Một chiếc quạt máy. Tấm bản đồ Thành Cổ treo trên vách hầm. Tiện nghi đàng hoàng ấy không che nổi vẻ bối rối bực bội trên gương mặt của y.
Hắn là một viên tướng. Hắn rất có ý thức với chiếc gậy cấp tướng đặt dọc theo mép giường. Hắn được bơm lên là viên tư lệnh lì lợm, chịu đòn giỏi và tấn công giỏi!
Thực ra hắn là một viên tướng nướng quân. Hắn đã nướng quân ở Cam- Pu- Chia, ở Bình Long. Ra tái chiếm ở Quảng Trị này, hắn đem theo sư đoàn thiện chiến nhất! Và hắn nướng đã gần trọn! Số tiểu đoàn được “đôn” cho hắn nướng, cũng xuýt xoát một sư đoàn. Hắn chẳng hề áy náy với hai vạn lính bị chết, bị bắt, bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Tướng ngụy nào mà chẳng nướng quân. Miễn cứ giữ được cái gáo. Dù có nướng hết sư này đến sư khác thì ông Thiệu vẫn cứ đề cao, vẫn lên cấp, lên chức. Sự bốc đồng lúc điều quân và sự tiu ngỉu khi rút chạy của các viên tướng ngụy đã là chuyện cơm bữa. Cùng lắm là cúi mặt nhận lấy tất cả cơn giận dữ, thoá mạ của viên tướng cao cấp. Qua cơn mắng mỏ lại phải sắm vai xúc động giả vờ, để nhận lấy những bội tinh mà vị tổng thống hay một viên chức cao cấp đích thân gắn lên ngực, trong những ngày mừng lễ mừng chiến thắng giả tạo làm tướng ngụy phải thuộc làu nghề . Bởi thế, hắn đã tỉnh bơ nghe những lời ríu rít, chửi rủa của tướng Ngô Quang Trưởng. Hắn bí mật biếu xén ngài quân khu trưởng những thứ mà đích thân hắn sai một đạo quân chuyên đào bới săn các hầm giấu của các nhà giàu ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong. Đồ ngà, đồ sừng, đồ đồng. Những hòm vãi, áo quần đắt tiền, kể cả bạc hoa xòe mà đích thân tướng Trưởng phải đến tận mắt mà xem. Những tên tướng, ra trận chỉ mong thu sạch của cải cướp phá ấy về tống cho vợ con, mở các cửa hiệu tầm lớn, đứng đầu các chợ trời. Hắn không dại gì không lấy lòng kẻ đang được tướng Wây- en và ngài tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hết sức ngợi khen!
Tuy vậy, hắn không thoát khỏi cảnh mắng mỏ nặng nề từ hành dinh của Trưởng, kẻ hiện đang giữ mọi quyền trinh sát những người lính vô tội ở vùng đất này.
Mỗi lần nghe tướng Trưởng gọi, viên tướng ngụy bất đắc dĩ phải cầm lấy máy. Kỳ nào chẳng thế, sau những tiếng hách dịch hỏi han về tình hình binh sĩ, là hắn tuôn ra hàng tràng những lời lẽ vũ phu.
Có chuông điện thoại réo. Viên tư lệnh uể oải cầm lấy ống nghe, tiếng tướng Trưởng ở đầu máy bên kia:
- Anh cả đây! Ổn chưa!
- Thưa ngài! Cơm đã gần chín!
- Sao lại gần? Phải chín! Chín là chín nghe không?
- Vâng chín, sẽ chín thưa ngài.
- Ông phải tự tay nấu cơm, tự nhóm củi, tự đốt lửa nghe chưa. Trận sinh tử chết mẹ tao rồi. Cơm mà sống thì liệu ra vành móng ngựa trước tòa án binh hiểu chưa?
- Dạ.
- Muốn gì nữa không?
- Dạ, tôi muốn xin thêm năm tiểu đoàn dự bị!
- Năm tiểu đoàn. Lột da tao mà lấy năm tiểu đoàn à. Hai thôi, hai là đủ chết mẹ tao rồi. Cơm mà sống thì liệu ra vành móng ngựa trước tòa án binh hiểu chưa?
- Dạ!
Tiếng máy điện thoại bực tức đặt xuống. Viên tư lệnh dù văng ra một câu:
- Mẹ kiếp, có giỏi thì ra đây mà đánh vào Thành Cổ!
4. Bị thiệt hại mất năm xe tăng và xe bọc thép, mất già một đại đội, viên tư lệnh sư đoàn dù phải đổi mũi tấn công phụ vào ngã ba Long Hưng thành mũi nghi binh.
Hắn vội tập trung cho đủ ba tiểu đoàn, đánh vỗ mặt vào sườn tây nam Thành Cổ, định chiếm lấy trận địa vườn chuối. Từ đó, quân ngụy sẽ vào chiếm thành.
Sư đoàn lính thủy đánh bộ ngụy đánh vào mạn đông bắc, đông nam với ý đồ làm bẻ mặt sư dù, chiếm thành ngay trong những trận đầu.
Văn bố trí lại mặt chính diện. Anh bổ sung thêm cho Tân hai trung đội mới vào chiều hôm qua. Anh chọn nhiều tay súng B40 cừ, khuân ba hòm lựu đạn, đại hội hỏa lực lấy sẵn các phần tử bắn, sẽ diệt địch ngay từng loạt đạn đầu, khi chúng phản kích… Trung đoàn ém sẵn một đại đội dự bị ở tuyến kề bên. Pháo của địch ụp vào trận địa. Trời đất tối tăm, mù mịt. Văn, Tân đã dùng các chiến sỹ đứng sẵn dưới hầm chiến đấu, căng mắt nhìn qua những làn khói, làn bụi đầy đặc để phát hiện địch từ xa!
Ở hào râu tôm cánh trái, tổ Lự chỉ có sáu người. Gìa nửa số dành cho lực lượng dự bị. Tiểu đội đứng ở gốc vườn chuối phía đông này sàn tuổi Lự. Bính, người mới về trung đội chưa đầy một tuần. Đại đội phó Can chỉ hơn Lự vài tuổi, Bính không nhắm được mắt phải; bài mục xa kích súng bộ binh anh không đạt được điểm cao, mặc dù anh tìm đủ cách khắc phục. Bính ném lựu đạn không chê vào đâu được. Không biết cậu ta luyện tay nghề từ bao giờ, mấy trận liền, Bính chỉ đánh địch bằng lựu đạn, đánh xa cũng như đánh gần. Bính đã nổi tiếng ngay từ những trận đầu.
Bính tích lũy lựu đạn như nhà nông tích thóc. Hiền hậu, thuần phác, bị trêu chọc, chỉ cười. Bính hay xấu hổ, vui lắm anh chỉ thủ thỉ với tổ ba người. Hình như không lúc nào anh để yên chân tay. Ngủ quên thì thôi, chứ rảnh tay, là Bính dọn dẹp thu vén, làm mọi công việc trong mấy cái chốt.
Bộ đội ngồi im chờ giặc. Pháo của ta đang nổ…một trận đấu pháo chưa từng thấy. Nhờ trinh sát giỏi, pháo lớn của ta cứ nhè vào thôn xóm, gò cao, bãi cát địch gom quân mà câu tới tấp…chín giờ rưỡi sáng, địch vẫn chưa phản kích được trận nào.
Một lát sau địch lại bò lên. Lăm lăm quả lựu đạn trong tay, Bính không túm lại thì thầm với mấy chiến sỹ, anh đến chỗ Can đề nghị:
- Cho tôi tiếp chúng từ xa.
- Bính lên đi, cẩn thận đấy...
Bính lợi dụng những bụi chuối bị bắn chưa nát hẳn, tiến ra đón đầu tốp địch, những tên chỉ huy đẩy lũ lính dù ra, chúng nối nhau lấn dần, cố vượt khỏi hỏa lực súng cối. Lự cho trung liên hút địch ở nách hào nhánh. Giặc co lại, xả cối cá nhân vào cộng sự có trung liên, Bính trườn người, tiếp cận. Cách giặc chỉ còn mười lăm thước, Bính lăn mình vào một hố bom. Nương người theo sườn dốc, thò tay vào móc lựu đạn, anh đặt hai quả ở mép hố bom trước mặt, lăm lăm cầm ở tay trái một quả khác Bính ghé răng rút chốt cả hai quả…mỏ vịt bật tung. Hai đám khỏi xì ra. Cùng một lúc, hai động tác thành thạo. Bính ném một quả chặn đầu, tung tiếp quả chặn đuôi. Bọn địch đang qua từng hố pháo đến sát góc vườn chuối, Bính lanh lẹn vứt thêm hai quả nữa, ném sang bên phải và bên trái bọn lính dù những cái mũ vải tung lên. Mấy tên lính ngụy ngã người ra chới với. Có thằng lính ngụy gục xuống, có đứa la hét hoảng loạn lồm ngồm bò tụt lại, lảng xa…Bính cầm lấy khẩu AK vọt tiến, định đánh bồi bọn giặc tháo chạy, nhưng anh đã ngã vật xuống hố bom vì một quả M.79. Lự dùng lựu đạn tiêu diệt tên lính dù ngoan cố ấy.
Lự xốc Bính đem về chốt. Bính không nói được nữa. Nhưng anh vẫn tỉnh. Anh mở to mắt nhìn mọi người hết sức trìu mến. Một lúc sau Bính hy sinh.
Lự lấy tăng của mình liệm cho Bính, để nằm ngay trên giường. Ai trông thấy cũng thương. Nhiều chiến sỹ thầm gạt nước mắt. Lự vội lên chốt tiền tiêu. Địch quay lại với một lực lượng khá đông. Đội vận tải đã tới đem xác Bính đi, Lự phát hiện ra tên chỉ huy. Hắn bò tới bò lui đốc thúc trung đội ngụy, phản công một hồi nữa, bỗng nó lùi về phía tên lính giữ điện đài. Can nói với Lự, anh cho tiểu đội dự bị vào giữ chốt. Tiểu đội 1 sẽ cùng Lự xuất kích ngoài hào, đánh vỗ mặt trước khi địch gom được quân…sau làn đạn súng cối cá nhân, sáu anh em, đôi một bật khởi chiến hào. Họ tiến theo hình tam giác. Đến sát địch, họ tản rộng ra, dùng lựu đạn ném thẳng vào hầm vào công sự dở dang của bọn lính dù…bị đánh mảnh liệt, lính dù khiếp đảm, chạy tụt về phía sau. Lự cùng tiểu đội dùng AK bắn quét nốt những tên chậm chân rồi rút về vị trí cũ. Đại đội phó Can và các chiến sỹ dự bị choàng tay đón họ, như các cầu thủ bóng đá hân hoan ôm chặt lấy nhau sau khi sút được một bàn thắng vào khung thành đối phương.
Ba đợt dùng xe tăng yểm hộ cho bộ binh, nhằm chiếm lấy trận địa vườn chuối của bọn lính dù, đều bị đánh lùi. Pháo ta bắn rất chính xác. Mấy tay súng B40 xông xáo dưới làn đạn, đến thẳng lũ xe M41 hung hăng. Họ bắn cháy liền mấy chiếc.
Từ sáng tới giờ, viên tư lệnh dù chưa ăn uống gì. Hắn thét lác khản đặc cả cổ, hắn cố gom những chiếc xe tăng, nhặt tất cả các đại đội của hai tiểu đoàn còn lại, nhưng những trận pháo lớn lại xé tan những thứ gì hắn gom được. Cay cú, hắn chỉ biết chửi, văng tục và nốn bia.
Khi pháo dứt, quân lính của hắn, bọn xe tăng cũng như bọn lính dù đều lì lợm ngồi ở hầm kiên cố, không đứa nào chịu chui ra. Quát mắng làm sao cũng vô ích. Chính tay hắn đã bắn què một tên lính dù, bọn khác vẫn không nhúc nhích.
- Thế này thì tái chiếm làm sao được, tụi bây.
Viên tư lệnh dù thở hắt, ngồi rũ ra như tàu lá chuối héo.
N.V.P.