Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Từ một góc Tà Cơn

… Đoạn đường đi từ tiểu đoàn bộ xuống trận địa vây lấn khoảng chừng năm,  sáu km. Một quãng giữa trống trải, dài hơn một km nói từ chân đồi tranh đến gần con suối là “con đường lửa”. Máy bay địch thường đánh phá không kể ngày đêm. Một lần, chúng phát hiện thấy một chiến sĩ thông tin nối dây điện thoại. Thế là suốt bốn tiếng đồng hồ, chúng ném tới hàng trăm quả bóm xuống quanh chiến sĩ thông tin. Mãi chiều tối mới tìm thấy xác anh nằm sấp dưới một hố bom sâu hoắm, quần áo bay sạch. Lại một lần khác, chỉ có một con chồn chạy qua, thế mà chiếc L.19 cũng sà xuống thả bom khói rồi một bầy phản phực kéo tới trút bom xuống cày xới, “con đường lửa” thêm nát bét ra. Sau đó, tiểu đoàn trưởng quy định trừ trường hợp đặc biệt, cấm không ai đi qua con đường này giữa ban ngày.

Minh, vai đeo tiểu liên, tay xách một túi nặng vừa là thuốc lám vừa sách báo, tu - lơ - khơ. Anh còn xin được thêm gói thuốc lào để dành riêng cho Chính. Anh lĩnh thêm một khẩu trung liên cho Đạm vác, còn hai chiến sĩ thì khênh sữa, đường, chè. Thấy Đạm đeo một túi vải cộm như túi thuốc quân y, Minh hỏi:

- Túi gì trong kềnh càng thế?

Đạm lúng túng:

- Ít đồ nghề linh tinh ạ.

- Có thể để lại ở tiểu đoàn được không?

- Tôi nghĩ, ở trận địa vây lấn cần đến nó chứ ạ. Anh cứ để tôi mang theo, không vướng vít gì đâu.

- Nhưng cái gì lỉnh khỉnh thế?

- Kéo, kìm, tô vít,… linh tinh ấy mà.

Một chiến sĩ đi sau, nói:

- Trước anh ấy lái xe trung đội ạ/

Minh gật đầu:

- Tôi biết rồi. Đạm lái xe lâu chưa?

- Nếu tính cả một tháng nằm trông hàng thì sáu tháng.

- Đã chiến đâu trận nào chưa?

- Tôi mới chuyện sang bộ binh được hai tháng.

- Huấn luyện rồi chứ?

- Vâng!...

Đang nói chuyện, chợt Minh dừng lại, nghe ngóng rồi giơ tay ra hiệu cho Đạm im lặng.

- Máy bay trinh sát!

Quả nhiên, hai chiếc máy bay OV - 10A từ hai phía núi sà tới è è trên đầu bốn người. Minh bảo anh em nằm rạp xuống đất. Nhưng tiếng lựu đạn khói đã nổ “bục” bên cạnh Đạm. Một đám khói đen cuộc lên. Đạm vừa tạn ra thì sáu máy bay phản lực ào ào nhào tới. Từ đó, trong đầu Đạm chỉ thấy ù ù, oang oang như ngồi trong thùng sắt bụt kín mà hai đầu có người cầm bứa đập liên hồi. Một lúc sau, Đạm nghe như có giọng ai từ xa vọng tới:

- Nhảy theo hố bom, thaots khỏi nay này. Mau!

Đạm trườn lên, xung quành mù mịt, sặc mùi thuốc nổ. Mảnh bom lúc thì rít qua đầu, lúc cắm phập xuống trước mặt. Qua lùm khói bom, Đạm thấy bóng Minh lúc ẩn hiện đằng trước, lúc tụt lại phía sau.

Đột nhiên, Đạm nghe tiếng “cạch” ở phía sau. Thấy lưng đau nhói, Đạm sờn gai ốc. “Mình bị thương rồi chăng?” Nghĩ vậy, nhưng Đạm vẫn phải bò, phải trường cho qua vùng địch oanh tạc. Khói bom mỗi lúc một xộc vào mũi Đạm, làm anh sặc sụa, mệt lử. Nhưng Đạm vẫn vừa bò, vừa chạy. Mãi tới khi gặp Minh, Minh bảo anh đợi Đạm mãi không thấy, sợ Đạm lạc đường, anh quay lại tìm.

Nghe Minh nói Đạm chợt nhớ tới vết thương ở lưng, liền quề về đằng sau xoa đi xoa lại nhưng chăng thấy sây sát chỗ nào. Đạm lẩm bẩm: “Rõ thần hồn nát thần tính”. Vừa lúc đó, Minh giục:

- Hai cậu kia đến đồi tranh rồi đấy! Vượt nhanh theo tôi, sắp hết “con đường lửa” rồi!

Đạm xộc lại túi vải chạy theo Minh. Đồi tranh trước mặt ngày một gần. Lũ máy bay phản lực mỗi lúc một thưa dần rồi mất hút. Nhưng bầu trời bỗng rít lên. Tiếng rít của bom B.52 không nghe rõ từng quả bom nổ. Tất cả như sấm rền. Một vùng trời đất phái sau lưng hai người như biến thành cát bụi.

Đạm nhìn đám cát bụt ấy, không hiểu sao bọn địch ném những ba đợt bom B.52 xuống khoảng đất trống không đó. Nhưng Minh thì đoán ra ngay. Địch ném bom dữ dọi thế này là để yểm hộ cho bộ binh Mỹ nống ra. Mũi hào của trận địa vây lấn đơn vị anh đã xuyên tới hàng rào thứ hai. Ba lần trước, mũi hào vừa tới hàng rào đều bị bom xóa sạch. Ngót ba ngàn quả bom đã nhiều lần xáo trộn hầm hố ở trận địa, nhưng mũi hào thì mỗi ngày một chĩa gần vào Tà - Cơn. Đã hai lần chúng tung bom thám báo ra thăm dò đều bị anh em diệt gần hết. Lần này nhất định chúng sẽ tung lực lượng lớn hơn đây.

Nghĩ vậy, Minh giục ba người rảo bước. Qua hai quả đồi tranh, Minh nghe rõ tiếng đạn súng cối, đại liên nổ dữ dội ở phía trước mặt. Đã đành ở nhà có đại đội trưởng Đại và tiểu đội trưởng Chính nhưng anh vẫn thấy nóng ruotj. Anh vượt lên, dẫn đầu ba chiến sĩ, chạy mỗi lúc một nhanh.

Minh lên tới đồi cà phê thì thấy đạn bay chíu chíu qua đầu. Nhìn xuống trận địa thì đã thấy địch lố nhố trong chiến hòa phía trước. Một toán khác từ “khu rừng xanh” tụt xuống lủi theo con suối, đánh vào bên phải trận địa. Phía này do tổ hỏa lực của Chiến phòng ngự. Minh nhìn rõ từng tên Mỹ bò lổm ngổm từ suối lên. Đến gần chiến hào độ hai, ba chục mét thì từ trận địa lại có súng nỏ từng tiếng một và một tên Mỹ ngã vật ra. Nhưng bọn chúng mỗi lúc một kéo ùn ùn lên. Nếu chúng tiến vào được chiến hào phía này thì trận địa của dơn vị sẽ bị chúng cắt làm đôi. Phải đánh vỗ vào sau lưng chúng, yểm hộ cho tổ hỏa lực. Nghĩ vậy, Minh quay lại động viên ba chiến sĩ mới:

- Các đồng chí vừa tới đơn vị đã có dịp lập công. Sửa, đường, sách báo… để cả lại đây. Theo tôi.

Đảm xách trung liên bám sát Minh chạy xuống phía “khu rừng xanh”. Đây là khoảng rừng nhỏ hẹp duy nhất còn một vài cây xanh trong vùng Tà - Cơn này. Minh tìm vị trí đặt trung liên rồi hạ lệnh bắn. Đạm định bụng bắn từng điểm xạ ngắn song lần đầu tiên chiến đấu nên đạn cứ nổ một tràng dài. Bọn lính Mỹ bị đánh, hoảng hổ xô nhau ngã dúi dụi xuống đất. Những chỉ vài phút sau, chúng phản kichsl ại. hai quả đanh cối cá nhân nổ cách Đạm tới vài thước. Một mảnh đạn cắm phập vào bảng súng. Đạm cúi đầu tránh nhưng tay vẫn bóp cò. Đạn vọt lên cao, Minh quay lại nói.

- Đông chí Đạm bắn đi đâu thế kia?

Đạm giật mình ngượng nghịu. Anh xác súng đặt lên một mô đất. Minh bảo:

- Đồng chí tập trung hỏa lực vào bọn địch đang nhấp nhổ ở phía suối dưới chân “khu rừng xanh”. Trong khi ấy, Đạm nhìn thấy từ trong trận địa các chiến sĩ ta đang phản công về dưới sườn trái quân địch. Các chiến sĩ ẩn hiện dưới chiến hào. Mỗi lần nhô lên là một loạt tiểu liên và lựu đạn nổ vào giữa đội hình giặc. Chúng bị đánh bật ra rồi lại xô vào, giằng co với ta từng đoạn chiến hào. Đạm nhắm bắn bọ địch từ “khu rừng xanh” kéo xuống. Minh và hai chiến sĩ đã xuống tới đầu suối và cứ nhè vào những cái ngực bè bè của bọ Mỹ mà bắn. Chúng bị đánh từ hai mặt tới, độ hình giãn ra từng đoạn.

Cuộc chiến đấu kéo dài tới bốn giờ chiều. Bọn Mỹ ba lần nhảy được vào chiến hào lại bị đánh bật ra. Sau nửa tiếng đồng hồ ném bom bừa bãi xuống trận địa và khu đồi tranh “khu rừng xanh”, Bọn bộ binh Mỹ rút chạy vào Tà - Cơn, để lại hơn ba mươi xác chết đã bị bom na phan của chúng thiếu đen thui. Bên ta có hai chiến sĩ hỹ sinh. Tiểu đội trưởng Chính bị mảnh cối cá nhân bắn sước da đầu. Sau khi chôn cất tử sĩ xong thì trời ngã tối. Đại đội trưởng Đại gọi Minh và Chính tới hầm mình hội ý, còn Đạm theo tổ trưởng Cần về hầm ngủ.

*  *  *

Ở đây, cứ đến chiều, khi mặt trời chỉ còn một vệt sáng mờ mờ và sương mù từ trên đỉnh núi chảy dần xuống phủ trắng cả vùng rừng núi Quảng Trị này là lúc không còn máy bay địch gào rú trên đầy nữa. Trong một ngày, chỉ có lúc này là yên tĩnh. Trong giờ phút hiếm hoi ấy, mọi người đều muốn nhảy lên mặt đất, muốn ngắm sương mù phủ kính cá đỉnh núi nhấp nhổ, muốn nghe tiếng mưa, muốn nấu bơ nước nóng để pha chè uông. Những ngày đầu, các chiến sĩ trẻ không thích uống nước chè. Từ ngày bị quân ta khống chế sân bay Tà - Cơn, máy bay địch không dám hạ cánh nữa. Chúng buộc phải thả dù. Dù của chúng rơi sát hàng rào, vào cả trận địa vậy lấn. Thế là các chiễn sĩ có thêm cá hộp, thịt hộp, kẹo, thuốc lá và chè nữa. Kẹo là thứ ăn hết trước tiên. Chỉ sau này khi chè trở thành thuốc chống ngủ có hiệu nghiệm để đi đào hào thì Cần là người uống hăng nhất. Tiếng máy bay địch vừa dứt, Cần đã vọt lên giao thông hào bắc bếp, đặt ống bơ nước ngay. Bao giờ Cần cũng pha nước chè thật đặc và tu một lèo hết ca nước đầy. Uống nước xong, Cần mới đi “du lịch” tới các cửa hầm. Nhưng hôm nay có khách, Cần gọi ngay Thanh tới gới thiệu:

- Đồng chí Đạm mới bổ sung về tổ ta đây. Lúc nãy cứ tưởng viện binh của tiểu đoàn. Mới về đã lập công đấy nhé! Đạm đưa mắt quan sát cả hai người. Thanh cao hơn hẳn Cần một cái đầu. Thanh đen, Cần thì trắng trẻo. Thanh có bộ răng “mái hiên”, Còn Cần thì có chiếc răng khểnh bên phải, trong xinh xẻo, có duyên. Cả hai chỉ mười chín, hai mươi tuổi là cùng. Thế là mình nhiều tuổi nhất trong tổ này. Đạm thầm nghĩ như vậy.

- Cán bộ “đấm lưng” địch đúng lúc quá, không thì hôm nay bọ mình còn mết với tụi Mỹ. Ác nhất là khẩu súng máy, bắn giòn giã đấy chứ nhỉ? Chính lúc ấy, tớ xơi tái thêm năm thằng nữa là mười một. Ăn đứt “cấp hai” rồi, tổ trưởng nhỉ? Nghe Thanh nói đến khẩu súng máy, Đàm ngượng chín cả mặt. Chả hiểu ông Minh đánh giá mình như thế nào. Nhưng rõ ràng trận đánh đầu nên mình thiếu bình tĩnh.

Cần chưa kịp đáp lại thì Thanh lại tiếp:

- Ông Chính tả xung hữu đột một mình một mũi xông thẳng vào bọn Mỹ, thật như Triệu Tử Long. Mỗi viên đạn của ông ấy bắn ra y như rằng một tên giặc chết. Chính mắt mình trông thấy có lần ông ấy bắn xâu táo tới ba thằng. mình yểm hộ cho ông ấy, chứ không thì… “cấp một” cơ. Thế nào tổ trưởng, có gì “chiêu đãi” khách chứ? Cần mỉm cười, nhỏ nhẹ:

- Có tý kẹo đây. Trung đội vừa phát thuốc lá, chè nữa. Xôm lắm, cậu đun nước đi.

- Có ngay. Lấy ông bơ to của tôi mới đủ uống chứ.

- Đun đến đời nào?

- Yên trí. Nhắm mắt mở ra là sôi ngay.

- Ông rửa kỹ cáu gỉ đi cho em nhờ. Ông “sạch” lắm đấy.

- Yên trí.

Thanh chạy về hầm. Một loáng sau, Thanh xách ông nước đặt lên bếp, rồi quay ra hỏi Cần:

- Thế nào, hôm nay có tin tức gì mới không, ông?

- Đài bị bom lúc trưa, tịt rôi! “Nhà thơ” gì mà săn tin như nhà báo ấy?

Thanh cười:

- Anh chàng này sai toét. Cứ làm thơ thì không theo dõi tin à? Chính đấy là một nguồn thơ đấy, anh bạn ạ. Tin về quân ta tấn công Dinh Độc Lập đến đâu rồi?

- Quân ta làm chủ quận 6, 7, 8. Thú vị nhất có toán máy bay lên thẳng Mỹ cứ nhè bắn xối xả vào Tiểu đoạn biệt động ngụy ngay ở giữa thành phố Sài Gòn.

- Còn ở Huế?

- Ta đánh liu hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ phản kích ở Đại Nội.

- Thú vị thật. Chỗ nào thàng Mỹ cũng bị nện tứ tung. Thế còn hai Sư đoàn quân cơ động Mỹ ở Phú Bài có thấy động đậy gì chưa?

- Nằm im thin thít.

Thanh cười to:

- Cậu thấy chưa. Còn ý thơ này hay hơn nữa. Chỉ có mấy chục anh emchungs mình mà vây chặt sáu nghìn thằng Mỹ trong cái thung lũng Tà Cơn này. Còn ngìm thêm hai ba vạn nữa ở Phú Bài.

- Đang nghe dở bản tin thì bị bom đấy.

Thế cả hai cái đài hỏng tuốt cả rồi. Ông Minh đi họp có mang đài của đại đội lên tiểu đoàn chữ không?

- Trên ấy có ai chữa được đâu.

Vốn là người ít nói nên Đạm chỉ im lặng nghe hai người nói chuyện với nhau, bây giờ mới lên tiếng:

- Đài gì, các anh?

Thanh giới thiệu ngay:

- Tổ trường mình có cái đài “National” nhỏ xíu cái kiểu đút túi ngực ấy mà. Của ông cụ gửi cho bà cụ. Đến khi tổ trưởng nhập ngũ, bà cụ cho mang đi. Còn của đại đội là cái O - ri - ôn - tông…

- Đài đau? Đưa tôi xem nào!

Thanh mừng rỡ, giọng thân mật:

- Cậu chữa được à?

Đạm gật đầu. Thanh và Cần đều trố mắt ngạc nhiên vì trông hình dánh anh chàng trắng trẻo, có đôi lông mày ngang nhỏ giống con gái, cứ tưởng tướng học sinh. Thế mà… tuyệt, chữa được đài.

Cầm chui xuống hầm lấy đài đưa cho Đạm. Đạm ngồi xuống, cởi chiếu túi vải, lấy đồ nghề tháo đài ra, hý hoáy chữa.

*  *  *

Ở trong hầm của Đại, sau khi kiểm điểm trận chiến đấu ban chiều về nghe Minh báo cáo tình hình cuộc họp ở tiểu đoàn, ba người bàn sang công việc đào lấn. Chính giở sổ tay, chăm chú nhìn vào bản đồ vẽ nguệch ngoạc, nói:

- Đào hào từ hàng rào thứ nhất đến hàng rào thứ hai bị bom phá rồi, Ban đêm mình đào, ban ngày nó phá, bực thật.

Đại cất giộng ồm ồm của người dân miền biển:

- Sáng nay, khi đi đào về, mình chưa ngụy trang cẩn thận. Vẫn có đoạn hào còn để đất đỏ ối. Đường lên xuống nhẵn thín. Như vậy, dễ lộ lắm.

Chính nhìn thẳng vào Đại. Mỗi khi ai phê bình anh, anh cứ nhìn thẳng vào người đó như muốn bộc lộ tất cả tấm lòng chân thực của mình trong lời nói:

- Tôi xin nhận thiếu sót. Anh đã đã nhắc tôi, nhưng tôi cũng chỉ nhắc lại với anh em mà không kiểm tra đến nơi, đến chốn. Tôi có ý kiến thế này, các anh thử xem có được không?

Chính chỉ vào bản sơ đồ:

- Tôi nghĩ nên đào một đoạn hào thứ hai vòng cung như thế này. Đào đến đâu, lấy cây chắn ngang, lấp đất ngụy trang đến đó. Như vậy vừa che được mắt lũ máy bay trinh sát, vừa giữ kính được đường hào tiến quân.

Mình:

- Còn đường hào cũ?

- Cứ để nguyên thế. Hay… bới nham nở vài nhát xẻng nữa để nghi binh.

Đại ngả lưng vào vách hầm, mắt nhắm lại, hai tay vo tóc vẻ đăm chiêu tính toán. Hồi này, Đại sút hẳn người đi. Đêm nào anh cũng đi đào hào với đơn vị. Nhưng về trận địa, lúc chiên sĩ ngủ thì anh đi kiểm tra hầm hố, nơi ăn chốn ở xong xuối, anh mới về hầm mình nghỉ ngơi. Tuy là một cán bộ nhiều tuổi, nhưng anh tự biết mình còn nhiều nhược điểm. “Nhân vô thập toàn”, làm sao một con người mà cái gì cũng giỏi, cũng am hiểu tường tận được. Vì vậy, bất cứ kế hoạch, công việc gì định làm, anh đều thăm dò, bàn bạc với mọi người. Ai đề xuất ý kiến gì anh đều nghiên cứu thận trọng.

Ý kiến của Chính hay đấy nhưng phải mất thêm hai đêm nữa đào cật lực. Như vậy có làm chậm kế hoạch chung không? Cái đáng phải suy nghĩ là ở chỗ đó.

- Làm một điếu “khí thế” đã anh. Có gói thuốc lào anh Minh xin cho đây. Cái điếu của anh đâu rồi?

Đại với tay về phía sau đưa cái điếu cày băng lau sậy cho Chính. Chính hút xong, vê thuốc đưa cho Đại. Đại vừa châm lửa vừa hỏi Minh:

- Ý kiến cậu thế nào.

- Tôi thấy là được. Dù chậm lại một hai đêm nhưng có thể đánh lừa được thằng địch.

Đại đứng lên:

- Để tôi xin ý kiến tiểu đoàn đã. Các đồng chí về cho anh em chuẩn bị tối nay tiếp tục đào hào nhé. Sách báo của tiển đoàn mới phát cho đây, cầm về cho anh em xem. Khi Chính về qua cửa hầm của Cần thi nghê tiếng rì rầm nói chuyến. Bỗng từ ngoài cửa hầm, chiếng Chính hét to: “Bom tọa độ đấy”. Căn hầm bỗng rung chuyển ầm ầm, đất đá rơi rào ào quanh người Chính. Chính thấy rõ bom rơi phía hầm của đại đội trưởng. Anh cất tiếng gọi, không thấy Đại thưa. Anh liền gọi Cần và Thanh lên, xách xẻng chảy tới thì thấy Đại đang bị vùi trong tảng đất lớn. Ba người bới đất vực Đại dậy. Đại đứng lên, người đau ê ẩm. Chính giục Đại vào hầm nghỉ nhưng Đại lắc đầu:

- Có việc gì đâu. Mình vận động một lúc cho máu lưu thông là thôi. À, tiểu đoàn đã đồng ý kế hoạch của cậu. Này trung đoàn vừa báo cho biết, tối nay, pháo lớn của ta sẽ tập kích vào trung tâm Tà - Cơn. Thế là thêm thuận lợi, có phải không?

*  *  *

Mười một giờ đêm.

Từ mặt đất ngước nhìn lên, căn cứ Tà - Cơn lùi lũi từng khối đen xì, bí ẩn. Bỗng từ một góc trong khối đen xì ấy lóe lên những tia lửa đỏ lừ vụt thẳng ra phía hàng rào. Chính ấn Đạm nằm xuống chiến hào. Đạm nằm nhưng đầu ngóc lên:

- Nếu cho bắn, anh có bắn trung lỗ châu mai lóe lửa kia không?

Chính nghĩ bụng: “bắn trung chứ”, nhưng anh lại nhắc Đạm:

- Khẽ chứ. Nó chưa biết mình ở đây đâu. Cậu đào sâu chưa?

- Mới ngang bụng. Đất chỗ này toàn sỏi, anh ạ…

Trận địa đào lấn nằm dưới chân hai quả đồi trọc núp trong những lùm cây thấp, nhỏ hoặc dưới những bụi lau, bụi giang cao ngất, lá to như lá tre rừng, ken dày kín mít. Ban ngày từ trên đỉnh núi cao xung quanh nhìn xuống, trong giống như một cuộn dây lớn chằng chịt quanh cụm cứ điểm Tà - Cơn. Nhưng ban đêm, đứng giữa trận địa nhìn ra chung quanh chỉ thấy một màu đen xẫm.

Đạm lấy xửng của Chính về đào, mỗi lần ấn xuống, lưỡi xẻng sắc, ngọt sớt. Hơi đất bốc lên. Một cảm giác quen thuộc đưa anh sống lại không khí của cái đêm đào hầm trú ẩn ở thành phố quê hương. Gian nhà anh, chiều ngang có hai mét, nhưng chiều dài sâu hun hút như một cái ống. Tam gia đình kê giường nối sát nhau, không một tấm liếp, một mảnh vải để che. Một tiếng ho nhỏ là từ đầu nhà đến cuối nhà đều nghe rõ hết. Muốn làm việc gì, muốn chiện to, chuyện nhỏ đều phải nhìn nhau, vì nahu. Suốt tam, chín năm trời ở chung đụng với nhau như thế, tám gia đình chưa hề xảy ra một lần to tiếng, cãi vã nhau. Đạm lớn lên trong cảnh sống đầm ấm ấy. Rồi giặc Mỹ dánh phá đến thành phố. Bảy gia đình kia sơ tán. Mẹ anh chạy về quê ở với em họ. Bố anh làm công tác bảo vệ khu phố nên ở lại. Đêm trước ngày anh lên đường, anh cùng đào hầm trú ẩn với bố. Phải nậy gạch ở vỉa hè lên mới có chỗ đào. Những xửng đất còn đượm hơi ấm đêm ấy sao giống như những xẻng đất anh đang đào ở trận địa đêm nay.

Bỗng từ khoảng trời khuya thăm thẳm có tiếng soàn soẹt qua đầu. Phía sau anh, nhiều anh chớt léo lên. Trước mặt anh, nơi mũi hào của anh đang hướn tới có những tiếng nổ dữ dội. Những cụm lửa bung ra. Anh đã nhiều lần xem bắn phao hoa. Nhưng những chùm pháo lửa hôm nay còn làm anh xúc động hơn nhiều. Anh đã được cấp trên báo trước, đêm nay quân ta bắn pháo lớn vào Tà - Cơn, nhưng giờ đây anh vẫn hồi hộp và trong lòng anh bỗng dâng lên một niềm tự hào, sung sướng lạ thường. Anh ngây người ra nhìn đồn giặc. Rồi anh chợt nhớ tới nhiệm vụ của mình. Anh giơ cao xẻng lên. Lưỡi xửng cắm phập xuống. Đất dưới chân anh lử rào rào như hòa nhịp với tiếng pháo của quân ta đang nổ ầm ầm vào đồn giặc.

Minh giật mình ngồi nhỏm dậy. Chỉ thấy hầm hào rung chuyển đu đưa. Minh chưa kịp định thần lại thì hầm chuyển đánh rầm một cái, đổ ụp lên người anh. Đất đè gục đầu Minh xuống hai gối. hai chân anh bị nén chặt. Cừng đờ không nhúc nhích được tí nào. Chỉ còn một khoảng trống rất nhỏ giữa hai đầu gối là đất chưa tràn kín. Đây cũng là kẻ hở nhỏ nhoi, duy nhất để Minh thở. Lúc đầu Minh còn nửa tỉnh nửa mê. Nhưng sau Minh xác định rõ ràng là hầm bị sạp. Minh nghe rõ tiếng bom vẫn còn dang nổ trên đầu. Sua đó tiếng người văn vẳng gọi nhau cứu hầm sập…

Thật lạ quá! Anh em trong trung đội đều biết rõ hầm Minh. Vậy tại sao vẫn chưa đến bới hầm. Ngày thường đã có quy định rồi. Cứ sau mỗi đợt định ném bom vào trận địa, việc đầu tiên của những người bên cạnh hầm nhau là tìm bới hầm bị lấp, thế mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Hay…

Bỗng Minh lại nghe có tiếng đọng nhỏ nữa ở trên đầu. Tiếng động lúc to lúc nhỏ, lúc xa, lúc gần, nghe như trong giấc mơ. Minh cam thấy người nẹ lâng lâng, phút chốc như bay bổng lên không rồi mất hút. Trần lát vải dù giống như hầm trận địa vây lấn. Cũng kiểu hầm đủ cho một hoặc hai người nằm. Chiếc ba lô xép gọn gàng ở một góc.

- Anh tỉnh rồi à

Minh nghe tiếng hỏi quen quen. Anh nhìn ra cửa hầm. Một người ló đầu vào. Anh nhận ngay ra Cần, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Anh mừng rỡ, nhổm dậy, hỏi:

- Cậu cũng đến đây à?

Cần cười:

- Anh chưa nhận ra nằm ở đâu à? Minh trố mắt nhìn Cần rồi nhìn hầm. Bây giờ, Minh mới nhận thấy tất cả dáng dấp quen thuộc hàng ngày. Thì ra anh vẫn nằm giữa trận địa. Minh đã được bới lên đưa về đây để cứu chữa. Y tá Long vừa mới ra trận địa buổi tối hôm trước, đã chuẩn bị cáng đưa Minh về tuyến su. Nhưng suốt một ngày và hai đêm, địch tập trung đánh phá vào “con đường lửa” nên đành phải để anh nằm trong căn hầm của Cần. Minh gật gù định hỏi chuyện thì Cần đã vui vẻ:

-Anh ra ngoài này một tí cho thoáng.

Minh gật đầu vịn trần gỗ, bước ra cửa hầm. Mới có hai ngày trời năm dưới hầm mà mặt đất đã đảo lộn khác thường. Cả một khu rừng già xung quan rận địa đã phát quan và dày đặc hố bom đỏ loét. Đằng sau trận địa hôm trước còn một vài cây lưa thưa, bây giờ bay sạch. Hố bom mới đè lên hố bom cũ chi chít như tổ ong vò vẽ. Vẫn một màu đỏ kệch nhức nhối. Minh nhìn lên trời. Những mảng mây rắng lừ đừ trôi, để lộ một khoảng trời xanh mát dịu. Từng đàn én đang bay lên phía bắc. Thoang thoảng  đâu đây có mùi thơm của hoa cà phê từ phía đồi bên phải bay tới. Cần chỉ đàn chim nói với Minh:

- Chim báo những ngày hửng nắng sắp đến đấy, anh ạ.

- Nhà “Dự đoán thời tiết’ giải thích cho mình nghe tại sao có hiện tường ấy?

- Có gì đâu anh. Một số loài chim thường bay đi trước một vùng gió thuận. Nếu chúng từ phương bắc bay xuống thì y như rằng trời rét, nhiều mây và sương mù. Còn chúng từ phương nam bay lên thì thời tiết trở lại ấm áp, có nắng…

Một chiếc L.19 từ phía Đường 9 rè rè bay đến, ngắt đứt câu nói của Cần. Cần vọi dìu Minh vào hầm.

Chỉ một lát sau có tiếng rít của máy bay phản lực Mỹ. Một loạt tiếng nổ giật tung hầm lên. Đất từ nóc hầm rơi rào rào xuống hai người.

Dứt tiếng bom đã thấy y tá Long bước vào, nói:

- Anh Minh tiêm nhé. Tối nay nếu địch ngớt đánh phá, tối ẽ đưa anh về tuyến sau đấy

Minh giãy nảy lên:

- Tôi khỏi rồi, không phải đi đâu nữa.

- Thủ trưởng Đại quyết định anh phải về tiểu đoàn điều trị.

- Tôi sẽ “khiếu nại” với ông ấy.

Long nói dàn hòa:

- Thôi được, bây giờ cứ để tôi tiêm đã.

*  *  *

Trận địa trở lại yên ắng. Phía trong hàng rào, các ngôi nhà làm bằng gỗ của địch bị pháo ra bắn tơi tả. Trên mặt đất, vỏ hộp, vỏ đại bác, hò gỗ và các thứ trang bị vứt tứ tung, gãy nát. Các công sự đóng bao ni long, bụi đất bám vàng khè. Một cái nhà bạt sát hàng rào bị bắn cháy từ nửa đêm, ngọn lửa vẫn đang ầm ỉ, le lói. Chính và Cần vẫn đứng ở vị trí bắn tỉa, chăm chú theo dõi bọn địch trong đồn. Trên mặt đất lúc này, không thấy bóng dáng một tên địch đi lại lăng xăng. Tất cả đều im lìm, lạnh lẽo, giống như một nghĩa địa lớn đặt giữa khu rừng hoang. Chợt Cần cất tiếng hỏi trước:

- Sao lúc đương chiến đấu túi bụi, anh cười gì đấy?

- Cười cái chàng tổ trưởng đánh dưu chục trận rồi mà khi ném lựu đạn quên cả kéo dây nổ. Quả lựu đạn lăn lông lốc, thế mà cái thằng Mỹ đi đầu hét ầm lên rồi kéo cả lỹ chạy xuống giao thông hào. Tớ cứ nhắm từng thằng mà tỉa, ngon ơ.

Cần đỏ mặt, lườm Chính:

- Thì có vậy anh mới đạt dũng sĩ cấp ưu tú. Phen này mà thằng Thắng ở nhà nghe đài biết bố nó bắn tới vài chục Mỹ thì nó lại vừa đánh nhịp vừa hát theo đài đấy nhé.

Chính cười đắc chí. Càng cười, khuôn mặt vuông chữ điền của anh trông càng như trẻ ra. Sống ở chiến trường, mặt giáp mặt với quân thù, có gian khổ, ác liệt nhưng sao tâm hồn anh thanh thản đến thế. Hình như ở dây, mỗi người phải dựa vào nhau mà chiến đấu nên tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao quý làm sao, người nào cũng thấy như tốt hơn, đẹp hơn thì phải.

Sau khi quân ta tiêu diệt vị trí Khe Sanh, Làng Vậy, trung đội Minh được nhận nhiệm vụ thiết lập một rận địa vây lấn ở phía đông nam Tà - Cơn. Cùng với các trận địa vây lấn khác ở các phía Tây Bắc và Tây Nam, trung đội Minh đã đào hào qua được hai, ba hàng rào thì gặp sự phản kích dữ dội của địch. Mũi hào chụm lại. Song, sau khi thực hiện sáng kiến của Chính, mở mũi hào thứ hai, đêm thứ nhất lấn thêm sáu mét; đêm thứ hai, thứ ba, lấn vụt tới mười sáu, mười bảy mét. Khi mũi hào đã cách lô cốt tiền duyên địch ngót năm chục mét đơn vị được lệnh tổ chức bắn tỉa, khống chế địch trên mặt đất. Tiểu đội Chính, cứ hai người một, lần lượt thay nhau lên bắn tỉa. Hàng chục tên Mỹ bị chết và bị thương. Sáng nay, chúng tổ chức một mũi phản kích ra trận địa. Chúng bắn pháo bừa bãi như vãi trấu. Những cột bụi dựng đứng, tỏa ra mù mịt cả trận địa. Chính đứng trong công sự, mắt không rời bọn địch. Cân giao hẹn:

- Tôi mới diệt được sáu tên. Lần này anh nhường tôi…

Cần chưa nói hết thì bọn Mỹ đã lổm ngổm bò lên. Cần dán mắt nhìn qua khe ngắm, lia đầu súng vào tên đi đầu. Pháo địch chuyển làn về phía sau. Bọc giặc ào lên. Nhưng một loạt súng của hai người nổ dồn dập làm chúng đổ rạp như bụi lau phạt ngang. Một lúc sau, chúng lại hò nhau mon men tiến. Chính chỉ về phái gốc một cây cụt, bào Cần:

- Này, có hai thằng đang giơ ống nhòm quan sát. Có lẽ bọ chỉ huy Cần ạ. Xơi đi!

Cần chĩa mũi súng về phía hai thằng cầm ống nhòm, bóp cò. Nghe tiếng tên địch ở phía đó kêu rống lên, Cần hỏi:

- Tôi bắn được mấy tên nữa rồi, anh nhỉ?

- Bốn.

- Cả hai thằng này nữa à?

- Là sáu.

Chính vừa dứt lời thì một loạt đạn cối cá nhân của địch nổ tới tập vào chỗ anh đứng. Một mảnh đạn sượt qua trán Cần. Cần chìu máu chảy tràn qua mắt, rồi rút lựu đạn ném vào đội hình địch đang mon men lên. Quả lựu đạn không kéo dây, nhưng bọn địch cũng ù té bỏ chạy. Chính bắn theo, làm chết tớn năm, sáu tên nữa. Giữa lúc đó, từ phía sau, pháo binh, súng cối của ta lại bắn tới tập vào đội hình địch. Chúng tụt xuống hẽm núi.

Trận địa yên tĩnh. Chính thấy cổ khổ, miệng đắng. Anh với bi đông tu một hớp nước. Họ đang nói, chợt im bặt. Phái địch sau một hồi câm họng bây giờ lại rống lên. Đạn nổ quanh chỗ hai người đứng. Chính tưởng địch lại nống ra, nên quay sang nhắc Cần chuẩn bị chiến đấu. Nhưng bọn địch chỉ lợi dùng pháo bắn vào trận địa ta, từng tốp hai ba thằng nhô ra kéo xác đồng bọn vào căn cứ. Lúc đó, sương mù ở thung lũng Tà - Cơn đang tan dần…

Theo lệnh của Tiểu đoàn, đơn vị vẫn tiếp tục đào lấn vào phía sân bay. Nhưng ban đêm đào được bao nhiều thì tảng sáng hoặc chập choàng tối, lợi dụng còn sương mù, ddihcj lại mang dây thép gai bịt kín hoặc cài mìn vào những đoạn hào đang đào dở. Vì vậy mũi đò không trườn nhanh như trước.

Minh hỏi Cần:

- Đêm qua, đào được thêm bao nhiêu nữa?

- Tám mét.

- Có ai bị thương không?

- Anh Chính bị mảnh mìn văng phải đầu khi đi trinh sát.

Minh sửng sốt:

- Anh ấy nằm đâu rồi?

- Anh Đại bắt về hầm nhưng anh ấy vẫn xin ở lại trận địa bắn tỉa.

Tuy biết Chính bị thương nhẹ, nhưng Minh cũng thoáng buồn. Anh quý trọng Chính ở tính chân thành, khiêm tốn, làm nhiều nói ít, công việc gì trao Chính cùng hoàn thành. Anh muốn ra thăm Chính nhưng anh chưa được ra trận địa.

Một loạt đại bác địch đột ngột rộ lên ở ngoài trận địa bắn tỉa vọng về làm ngắt lời Cần. Tiếp theo, vừa nghe tiếng ào ào, cả hai người đã nảy bật lên trong tiếng nổ rung hầm. Một chiến sĩ đầu quấn băng, tay mịt mắt, máu me đầy mặt, chạy tới. Cần lo ra, hỏi:

- Bị bom à?

- Không. Tôi đã tỉa chết hai thằn rồi. Tưởng chưa lộ vị trí tôi ham bắn thêm thằng nữa. Mẹ cha nó. Cối cá nhân nó tương ra… Anh có thấy y tá đâu không?

Cần nói:

- Cậu cứ về hầm đi. Tớ gọi ngay đây.

Cần đến hầm gọi y tá. Lúc quay lại thì bốn chiếc  F4 kéo đến trút bom xuống trận địa, làm anh phải nhảy xuống chiến hào. Đại đội trưởng Đại chạy đến, thấy Cần bảo:

- Bọ Mỹ đang kéo ra phản kích trận địa bắn tỉa. Theo tôi!

*  *  *

… Sáng nay, hơn hai trăm giặc Mỹ chia làm hai mũi tràn ra phía trận địa bắn tỉa. Chính chỉ huy tiểu đội, đánh lùi đợt phản kích đầu tiên. Khi Đại và Cần chạy ra đến nơi thì gần hai chục tến nhảy vào một đoạn chiến hào của ta. Chiến hào nông và hẹp, bọn giặc bị ùn lại, đang loay xoay với nhau thì Cần lia một loạt tiểu liên vào chúng. Bị đánh lướt sườn đội ngũ địch rối loạn. hai ba tên nhảy lên khỏi chiến hào rút chạy. Bọ còn lại định thần, súng cối cá nhân bắn về phía hai người. Đại nhảy qua hai đoạn chiến hào rồi đứng nép lại, ném một lúc hai quả lựu đạn về phía địch. Chính thấy quân ta đánh phía sau lưng địch, anh cho anh em tập trung bắn vào những tên Mỹ đang xô đẩy nhau nhảy tiếp vào chiến hào. Bọn Mỹ bị đánh từ hai mặt, hốt hoảng vội rút khỏi đoạn chiến hào.

Trên trời, một chiếc OV - 10 đang từ xa rè rè bay lại. Khi nó nghiêng cánh vòng quanh trận địa hai lần thì bốn chiếc “con ma”, hai chiếc AD6 từ trong mây lao xuống trận địa. Khói lửa mù mịt. Đại và Cần vừa nhảy xuống một chiếc hầm thị hai chiếc AD6 chúc xuống sát trận địa. Những quả bom to sù, trắng lóa rơi xuống vừa chạm đất nổ ục ục rồi cả trận địa như bốc lửa ngùn ngụt. Địch thả bom na - pan và lân tinh. Cần ngồi trong hầm mà tưởng mình ngồi trong chiếc lò kính mà ở ngoài người ta chất củi đốt xung quanh. Nóng. Cái nồng ngột ngạt. Đại cho rằng, địch có thể lợi dụng thời cơ này để đánh vào trận địa. Anh nhảy lên mặt đất, hô hào anh em dập lửa. Các chiến sĩ lấy xeengr xúc đất hăt lên những vùng xăng đang bóc cháy. Chỗ này vừa tắt chỗ kia lại bùng lên. Người nào cũng nóng hầm ập, quần áo khô cong, mặt mày đen nhẻm. Cần vừa dập tắt đám lửa trên một nóc hầm thì anh nhìn thấy bọn Mỹ đang lom khom tiến sát tới chiến hào. Cần báo cáo với Đại, nhưng mắt vẫn không rời cái cần ăng - ten đang rung rinh như cầu câu cá lừ lừ tiến gần vào trận địa. Khi Đại quăng quả lựu đạn làm lệnh nổ súng, anh bóp cò, cái cần ăng - ten đổ rụi xuống chiến hào.

Đợt phản kích lần thứ hai của địch quyết liệt hơn. Chúng huy động quân nhảy vào chiến hào đông hơn lần trước và dồn tổ Chính về một góc. Trận địa bắn tỉa bị uy hiếp. Đại ra lênh cho Cần:

- Cậu dẫn một tổ đánh vòng vào sườn trái địch. Cần cầm tiểu liên dẫn Thanh và một chiến sĩ nhảy tắt qua hai đoạn chiến hào tiến về phía địch. Ba người ẩn hiện dọc theo chiến hào, luồn từ đoạn này sang đoạn khác. Mỗi khi một cái đầu nhô lên là một quả lựu đạn quăng vào đội hình giặc. Bọn địch vừa la hét vừa bắn trả lại phía ba người. Cần đang nấp ở ngách hào thì liền một lúc hai quả cối cá nhân nổ phía phải, phía trái, dưới chân anh.mặt Cần túa ra những chùm đom đóm.

Phút đầu tiên anh, anh thấy nửa mình bên phải tê dại, nhẹ tênh. Đến khi nhìn xuống thì ống quần bên trái nát bươm, bê bết máu. Cần nghiến răng, nhịn đau, hét:

- Thanh tiến lên! Minh yểm hộ!

Cần đưa tiểu liên lên mép hào nhắm vào bọn địch mà nổ súng. Một cái đầu tóc đỏ hoe, mới nhô lên khỏi mặt hào đã bị trúng đạn, rũ ra phía sau. Hai ba tên Mỹ to lớn, thò hẳn cái ngực bè bè ra làm mục tiêu cho Cần quật độ. Một tên Mỹ khác vọt ra khỏi chiến hào cũng bị tiển liên Cần bắn ngã chổng vó lên trời. Cuộc chiến đấu kéo dài mãi tới lúc Cần còn nhớ rõ, một tên Mỹ bụng to bị kẹt chặt ở một đoạn chiến hào chật, nó cuống cuồng kêu a a a như khóc. Cần kịp nổ phát đạn nữa kết liễu đời nó, anh mới chợt thấy chân mình nặng trĩu, trời đất đảo lộn, mắt hoa lên và anh ngã khuỵu xuống chiến hào, không biết gì nữa…

Đường băng bị đạn pháo ta bắn hỏng. Mũi đào hào lấn đã xuyên tới hầm khống chế toàn bộ sân bay Tà - Cơn. Hai chiếc C123 đã bị bắn rơi. Dù tiếp tế thả xuống phần lớn văng ra trận địa vây lấn. Càng nguy khốn, bọn Mỹ càng giãy giụa cuồng. Suốt ngày đêm, các loại máy bay từ AD6, F105, F4, B52… thi nhau trút bom xuống khu rừng núi Tà - Cơn và xuống trận địa vây lấn. Hầm hố bị xáo lộn hàng chục lần. Anh em phải làm lại hầm hố ở bên miệng hố bom hoặc ở đáy hố bom.

Ngồi trong hầm của Đại, đồng chí Đảng ủy cho cán bộ ở trận địa biết:

- Vì vậy phải ép mạnh nữa. Phải đánh chiếm những vị trí tiền duyên càng sớm càng tốt. Nếu có thời cơ, ta sẽ san phẳng cái cứ điểm có sáu nghìn tên Mỹ này.

Đên đây, ông phổ biến tỉ mỉ những khó khăn, thuận lợi, những bước phát triển trong các dự kiến tình huống. Đại và Minh nghe xong, trong lòng đầy tin tưởng và phấn khởi. Thế là sắp bước sang một giai đoạn chiến đấu mới, giai đoạn đánh phá tiền duyên địch, giai đoạn thít chặt núi quàng lên cổ kẻ địch, giai đoạn mở đầu cho những trận đanh quét sạch bóng dáng quân đội Mỹ ra khỏi rứng núi Khe Sanh ngày.

Bọn Mỹ trong Tà Cơn đã nhìn thấy nguy cơ bị tiêu diệt, nên chúng liều mạng vét hơn một ngàn quân nóng ra, tràn vào trận địa trong lúc anh em đi đào hầm về đáng ngủ. Khi Minh nghe tiếng súng nổ, anh choàng dậy cầm khẩu tiểu liên nhảy lên khỏi cửa hầm thì Chính đã chỉ huy tiểu đội mình đang đánh trả quyết liệt, ghìm bọn địch nằm gí ở mép hào. Đạn đã đặt được khẩu trung liên ở một nắp hầm, cứ nhắm vào bọn địch mà nhả đạn. Nhưng từ phía bên phải, bên trái bỗng nỗi lên tiếng la hét man rợ của giặc. Minh quay lại thấy chúng đã tiến gần phía anh. Anh vừa ném được hai quả lựu đạn, thì một tên Mỹ đã xông vào ôm ghì lấy cổ anh, quăng anh ngã sấp xuống. Khẩu tiểu liên trong tay anh văng xuống hào. Anh rút dao găm ra nhưng tên Mỹ đã kịp nắn được tay anh, những cón tay của nó bóp chặt lấy cổ anh. Mắt anh hoa lên. Cổ nghẹt thờ… Chợt “chát chát”, hai bàn tay bên giặc đang thít chặt cổ Mỹ bỗng rời ra, ngã vật sang một bên. Chính đã xô lại, dùng bản súng đập vào đầu nó rồi bồi thêm một phát súng vào giữa ngực nó

Minh vừa đứng dậy. Chính nói với anh:

- Lệnh của anh Đại, rút vào chiếu đấu trong hầm. Minh và Thanh rút vào một chiếc hầm có ngách. Thanh đứng chắn cửa hầm, Minh vào giật chông để liên lạc với các hầm bên cạnh. Tiếng chuông liên hồi đáp lại. Minh nhận ra ký hiện chuông của Đại. Đại nhắc phải tiết kiệm đạn. Minh chưa kịp hỏi thêm Đại thì Thanh nổ hai tiếng súng về phái hai thằng Mỹ xô lại dửa hầm. Bọn địch đang ùa vào trận địa nhan nhãn như lũ mối gặp trời mưa. Lúc ấy, một toán hơn chục tên địch đã bâu lại trên nóc hầm. Minh giật chống cáo cáo với Đại về bọn địch đang uy hiếp hầm hai người.

Chợt từ trên nóc hầm đất rơi lát tả. Một lúc sau có vệt sáng rọi xuống. Một nòng súng tiểu liên chỏ xuống nổ chan chát, nghe coáng cả tai. Chiếc lỗ mỗi lúc khoát rộng ra. Một quả lựu đạn rơi bộp xuống, xì khói. Quả lựu đạn thứ hai rưi trúng giữa lưng Thanh, Minh kéo Thanh núp sau dãy ba lô. Những mảnh lựu đạn xé nát bươm bãy ba lô chặn trước đầu hai người. Tai hai người ù đặc.

Minh bị một mảnh lự đạn cắm vào vai, máu chảy đàm cả áo. Anh vớ bị đông ướng ực một hớp rồi xách tiểu liên chui theo một ngách hầm nhô đàu lên khỏi mặt đất. anh chĩa tiểu liên bắn vào lưng bọn chúng đang túm tụm trên nóc hầm. Bốn măn tên ngã đè lên nhau. Bọn còn lại tụt vội xuống chiến hào. Giữa lúc ấy, Thanh cũng nô lên từ một ngách khác, nép lựu đạn về phía địch. Đâu đó, từ khắp các ngách hầm, tiếng lựu đạn và tiếng tiểu liên tỉnh thoảng lại rộ lên.

Khi mình xuống tới hâm thì tiếng chuống kéo năm hồi. Lệnh của anh Đại báo sáng, cấp trên sẽ cho pháo bắn vào lũ giặc. Minh vừa báo cho anh em biết thì đã nghe tiếng nổ ầm ầm rung chuyển cả trận địa. Pháp ta nổ trúng đội hình bọn Mỹ. Chúng kêu váng khắp trận địa. ngồi trong hầm, người Minh ngả nghiêng, xô, vấp lắc lư như đi biển gặp sóng lớn.

Nửa giờ sau mới dứt tiếng pháo. Xác địch nằm ngổn ngang trên mặt đất. Số còn lại rút ra nằm xung quanh chiến hào, chờ đợi mở đợt phản kích mới.

Bên ta có hai chiến sĩ hy sinh và ba chiến sĩ bị tương, trong số đó có hai xạ thủ súng chống tăng. Đại và y tá Long bò đến từng hầm thăm hỏi và băng bó cho các chiến sĩ bị tường. Sau đó, anh cho anh em lên mặt đất củng cố lại công sự, bố trí lại lực lượng, sẵn sàng đánh địch.

Một lúc sau, Đại nhìn thấy hai chiếc xe tăn của địch từ trong Tà Cơn bò ra. Chúng xốc đến trận địa, vừa đi vừa bắn như mưa. Bọn bộ binh lố nhố đứng dậy, lúi húi kéo nhau chảy theo xe tăng. “Phải tiêu diệt ngày hai con bọ hung này”. Đại nghĩ hầm như vậy nhưng hai xạ thủ chống tăng bị thương cả rồi. Đại quay lại hỏi mọi người:

- Ai sử dụng được súng chống tăng nào?

- Tôi!

Có tiếng rắn rõi đáp lại ngay. Đại quay lại. Đạm thản nhiên khoác tiêu liên vào vai, lấy thêm lựu đạn cài quanh lưng, cúi xuống xách súng chống tăng và hai viên đạn, đi theo chiến hào tiến về phía chiếc xe tăng đang ầm ầm lao tới. Đạm đứng vào mép hào, đặt súng lên vai. Động tác của ảnh tỏ ra quen thuộc và bình tĩnh lạ thường. Chiếc xe tăng lừ lừ tiến vào cách anh đến năm mươi mét. Khẩu súng đại liên trên tháp khạc đạn như mưa rào qua đầu anh. Anh không nhúc nhích.

Cả trận địa cũng vậy. Im lặng nhưng đạn đã lên nòng, lựu đạn đã mở nắp sẵn. Những con mắt đỏ ngầu đang theo dõi mọi hành động của kẻ thù. Có lẽ trong suốt cuộc đời chiến đấu của Minh và mãi mãi sau này nữa. Minh không bao giờ quên được hình ảnh anh vụt lớn lên như vậy. Anh đứng thẳng người lên, đầu cao hơn mặt hào, tỳ súng vào má, nhằm vào chiếc xe tăng chỉ còn cách anh chừng ba mươi mét. Một khối lửa màu da cam phụt về phía đằng trước. Chiếc xe tăng bóc cháy.

Chiếc thứ hai rượt ngay tới. Anh chỉ kịp lắp viên đạn khác thì nó đã đến gần anh quá rồi. Gần đến nỗi từ đằng sau, Minh tưởng nó đã đến sát người anh. Nhưng anh vẫn kịp bóp cò. Lần này, viên đạn chỉ làm tung chiếc nắp đậy của xe tăng ra mà thôi. Nó lập tức nghiền sấn về phía anh - Bánh xích sắt đè sập chiếc hầm phía trước rồi đè lên miêng chiến hào chỗ anh đứng. Minh thấy anh thụp đàu xuốn. Đất hai bên chiến hào lẽ sụt từng miếng lớn. Mắt Minh vẫn nhìn trừng trừng về phía anh nhưng trong lòng thì sôi sục muốn trả thù cho anh… Thấy bọ lính Mỹ lố nhố đằng sau xe tăng, Minh hét lên:

- Bắn!

Thanh thay Đạm giữ trung liên, lập tức nhả đạn. Minh và các chiến sỹ khác đều nổ súng.

Chiếc xe tăng đã lao qua chiến hào chỗ Đạm đứng, xông đến trước mặt Minh, Minh cầm hai quả lựu đạn bò lên, chờ sẵn.

Đột nhiền từ dưới chiến hào bị lử sụt, Đạm nhô lên lia từng loạt tiểu liên vào bọn Mỹ đang lùi lũi chạy theo xe tăng. Chúng ngã dụi xuống chiến hào. Những tên sống sót vội nằm rạp xuống đất. Đạm nép liền hai quả lựu đạn về bọn chúng rồi nhảy lên miệng hào, đuổi theo chiếc xe tăng.

Đạm bám được nó và nhảy phốc lên thành xe. Bóng dáng anh cao lồng lộng. Chồm lên cửa xe, một tay Đạm bám lấy cửa, một tay định quăng lựa đạn vào trong xe. Nhưng… giữa lúc ấy, bọn lỹ Mỹ ở phía sau Đạm đã xả súng vào lưng anh.

Đạm ngã gập người xuống. Quả lựu đạn rời khỏi tay anh, nổ ngay trước xích xe tăng. Chiếc xe tăng bị thương lần thứ hai, hốt hoảng nghiền bừa lên những xác tên Mỹ, bỏ chay, mắc theo cả những mảnh áo dù lang lổ máu trên xích sắt của nó.

Đột nhiên, Minh thấy Đại nhảy lên bờ rào, thét lên:

- Tiến lên! Trả thù cho đồng chí Đạm!

- Trả thù cho đồng chí Đạm!...

Không chỉ có một mình Minh thét theo Đại. Mà gần hai mươi cán bộ chiến sĩ cùng thét một lúc. Tiếp theo tiếng thét vang trời đó là tiếng lựu đạn, tiếng tiểu liên nổ trúng vào đội hình giặc đang bỏ chảy tán loạn theo chiếc xe tăng. Và cả những chiếc xẻng sáng loáng như những lưỡi gươm giơ lên phạt ngang, phạt dọc…

*  *  *

Hồi ấy đang độ mùa hè. Mùa hè ở Trường Sơn có những trận mưa dai dẳng, lê thê đến khó chịu. Những ngày tận ráo thì cây cỏ như xanh tươi trở lại. Nhất là loại cây “vạn thọ” xanh mơn mởn và lan nhanh khắp nơi. Nó leo lên cả những chạc cây cổ thụ, loại cây có cành lá sum suê và hoa màu đỏ tương như hoa phượng vĩ.

Đội điều trị nằm ẩn kín dưới những cây cổ thụ đó. Cần nằm điều trị ở dây đã được hai tháng rồi. Chân anh vừa cắt bột, nhưng vẫn chưa đi lại được. hằng ngày qua đài phát thanh Giải phóng và nghe ngóng tin tức của anh em thương binh ở mặt trận đưa về thì sau buổi chiều tiêu diệt hơn ba trăm tên Mỹ nống ra vào cuối tháng ba, tiếp đó, đơn vị Cần được sự yểm hộ của pháo cấp trên đã mở một loạt trận đánh chiếm những cứ điểm tiền duyên của địch. Trước tình hình nguy ngập đó, sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ từ Phú Bài đã phải nhảy lên Khe Sanh hòng cứu gỡ thế nguy của địch ở Tà - Cơn. Nhưng sau nửa tháng trời bị đánh cho tơi tả, sư đoàn ấy đã vội vã rút lui.

Đó là vào một buổi sớm sương mù vừa tan, mặt trời đứng chênh vênh trên sườn núi. Khu rừng như quang hẳn ra và như trẻ lại. Một tiếng reo không hiểu từ lán nào vang lên rồi truyền ra hết lán này sang lán khác, khiên những anh em thương binh thường ngủ muộn nhất cũng đều thức giấc:

- Tà - Cơn giải phóng rồi! Tà - Cơn giải phóng rồi! Tiếng reo, tiếng cười nói cứ vang mãi như sóng biển ngoài khơi…

M.V

Mai Vui
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 165 tháng 06/2008

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground