Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vầng trăng

N

ửa đêm, không ngủ được, tôi thức dậy mày mò tìm công tắc điện không ra, ngồi thầm trong bóng tối mà pha trà. Cũng may nhờ ánh trăng đêm mờ mờ xuyên qua lớp kính cửa sổ ngay đầu giường tôi chiếu vào có thể giúp tôi tìm ra bình trà. Trong im ắng của đêm, tiếng máy lạnh chao những vòng nhanh, phát ra những âm thanh ro ró. Buổi tối trước khi đi ngủ, Đức dặn tôi phải bật máy hết tốc độ, vì đây là lần đầu tiên cậu ta ở khách sạn, lại được ở phòng có máy lạnh, nên phải tận hưởng. Rõ là hai thằng khùng, hơi lạnh đọng thành giọt trên cửa kính, lạnh chẳng khác nào ở Đà Lạt vào đông. “Như vậy ngủ mới đã anh à!”. Đức cười nói rồi treo mùng, trùm mền kính mít mà ngủ. Trẻ tuổi, vừa mới 27 tuổi, Đức dễ dàng đỗ giấc ngủ của mình, còn tôi khó mà chợp mắt được dù hôm qua tôi đã phải lăn lóc như trái banh trong lòng chiếc xe khách từ Nha Trang đi Đà Nẵng, dù 2 giờ đêm qua tôi còn ngồi nhâm nhi cà phê bên vệ đường dưới chân cầu Trà Khúc. Chiếc mền của giường tôi nồng nặc mùi rượu, có thể vị khách trước tôi đã nhậu say túy lúy, phà hơi rượu vào đây. Những cô phục vụ đã tiết kiệm nên không thay chiếc mền khác khi có khách mới đến ở.

Sau giải phóng, đã 19 năm trôi qua tôi mới  trở lại Đà Nẵng. Kỷ niệm của tôi đối với thành phố này rất mù mờ, vì cách đây hơn 20 năm tôi chỉ là một cậu học trò, khi ấy cô Ba tôi có chồng là lính đóng quân tại đây, khi đậu Tú tài 2 tôi đã được một tuần lễ nghỉ hè ở xứ sở của những ngọn Ngũ Hành Sơn này. Ký ức của tôi chỉ nhớ đến một quán cà phế nằm trên đường Trưng Nữ Vương, cô bé đứng két có đôi mắt to, với lông mày cao vút, ánh sáng đèn hắt rọi đóa hồng nhưng đang hé nở  được thay mỗi ngày trước quầy. Ngày đó, tôi còn là một cậu trẻ con, khi trở lại thì đã trải qua trăm nghìn cay đắng. Do đó, đối với tôi, Đà Nẵng vẫn xa lạ, vẫn huyễn hoặc như một mối tình. Nếu không có cú điện thoại bất ngờ thì chưa chắc tôi có được cơ hội chạm mặt với thành phố thênh thang này, tôi được mời đi dự họp mặt cộng tác viên của tờ báo tôi vẫn thường cộng tác. Xe đò dừng lại lúc 2 giờ đêm, tôi đã đập cửa một phòng trọ gần đó, chui vào căn phòng nhỏ ẩm thấp có chiếc quạt trần khoan thai lắc cánh đỗ giấc ngủ muộn. Cho đến khi trời sáng tôi tìm đến đây, khách sạn do tòa báo xếp đặt nằm ở cuối đường  Ông Bích Khiêm, nhìn xuống là bãi biển Thanh Bình, tự dưng tôi thèm nhìn ánh trăng non lúc nửa đêm này. Ly trà đắng chát khiến tôi không còn muốn ngủ trở lại. Tôi khép hờ cánh cửa, bước dọc theo hành lang, qua những căn phòng đóng kín, bước lên sân thượng. Biển Thanh Bình không đẹp bằng biển Nha Trang, trong ánh trăng mờ nhạt, những dãy lều lá che tạm bợ nằm im lìm, trong đêm tối mùi bùn bốc lên khó chịu.

- Anh Trường, anh không ngủ được à?

Tiếng hỏi làm tôi giật mình quay lại. Đức đã đứng sau lưng tôi tự bao giờ. Tôi nói vu vơ:

- Trăng Đà Nẵng đẹp quá.

- Em nằm mãi cứ chập chờn, không hiểu tại sao lòng em nó cứ rạo rực.

- Có ai quen ở đây không?

Đức rút gói thuốc “555” trong túi ra mời tôi. Tôi lắc đầu rút gói Jet của mình ra, hai đốm lửa lập lòe trong trăng Đà Nẵng.

Tôi không có mối tình nhỏ nào ở thành phố này để nhớ. Cái giọng nói của những cô gái Quảng lúc đầu nghe chưa quen, nhưng nghe rồi cảm thấy như những nốt nhạc riêng. Buổi chiều trước khi chuẩn bị chia tay để mỗi người lại trở về nơi chốn của mình, chúng tôi được tự do. Tôi đỏ mắt kiếm Đức thì Đức đã biến đi đâu mất. Một mình tôi lang thang trên con đường Ông Bích Khiêm thì trời đổ mưa. Tôi nhanh chân chen vào một quán cà phê bên đường. Nhạc trôi những bài hát cũ của Trịnh Công Sơn. Tôi ngồi giữa không gian mưa thì thoáng thấy Đức đang ngồi phía sau lưng một chiếc xe đạp thồ, mưa đang phủ đầy gương mặt cậu ta.

Thời gian ngắn ngủi của cuộc gặp tình cờ để tôi có thể biết nhiều về Đức, nhưng chắp vá câu chuyện của đêm trăng, tôi biết Đức đang đi tìm một cô bé tên Nga, người bạn gái thuở nào của Đức khi hai người còn học ở Đại học tổng hợp Huế.

Thuở ấy, những người sinh viên nội trú thường gọi Nga và Đức là cặp bài trùng, ví von hơn là cặp uyên ương lý tưởng nhất của Khoa Văn mà Đức và Nga đều học giỏi. Đức là Chủ tịch hội sinh viên, có năng khiếu văn chương, có dăm truyện ngắn đăng trên báo. Còn Nga là cô Bí thư Đoàn trường năng nổ, hay hát. Giữa họ không có khoảng cách dù quê hương họ cách nhau bởi những dòng sông và con đèo Hải Vân cao vút. Đức có cha mẹ là nhà giáo nên kinh tế gặp khó khăn hơn nhiều, sống phần lớn nương nhờ vào học bổng. Còn Nga cô gái Huế lãng mạn thì cha là một nhà thầu khá nổi tiếng ở Đà Nẵng nên không lo lắng gì mấy về chuyện ăn học. Nhưng không vì thế mà giữa họ có sự ngăn cách. Những đêm Đức đi dạy kèm, Nga lại đạp xe qua những phố cây xanh, đợi Đức, để rồi nhiều khi hai người lại vào quán cà phê nhỏ nào đó ngồi suốt đêm, khi trở về nội trú thì những con đường đã ngát hương hoa lý. Những ngày Đức hết tiền, Nga vô tư sẽ chia những gì mình có được mà Đức không hề ngại nhận.

Bốn năm trời lặng lẽ trôi qua như thế. Bạn bè đùa nhau khi ra trường sẽ cùng nhau đi dự đám cưới của Đức và Nga. Tất nhiên đó cũng là những câu chuyện đồn. Bởi lẽ, Nga là một cô gái xinh đẹp, học giỏi lại hát hay - sự săn đuổi của những chàng trai tất nhiên cũng đã xảy ra. Có một sinh viên lớp trên đã làm một trăm bài thơ, chép công phu trong cuốn sổ tay tặng Nga, có biết bao nhiêu lá thư tình gửi đến. Nga đưa những gì mà mình nhận được cho Đức đọc, rồi xé vụn những mối tình ngây thơ ấy, thả tung bay xuống dòng sông Hương đang lặng chảy. Khi nhìn những mảnh giấy chao lượn rơi xuống dòng sông, Nga cười nói:

- Yêu đương thật là vớ vẩn.

Rồi năm cuối cùng bên nhau cũng hết. Ngày họ chia tay nhau những con đường Huế đã đỏ rực những chùm hoa phượng. Đức chợt nhớ đến một câu chuyện xưa, tận xứ Trung Hoa, đó là chuyện “Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài”.

Đức nhìn Nga qua ánh đèn hắt chiếu, lòng chợt dấy lên một nỗi buồn miên man. Tình yêu ư? Anh định cầm đôi bàn tay nhỏ nhoi đang úp lại ấy mà nói rằng: “Đức sẽ tìm đến nhà Nga, đợi nhé!”. Nhưng họ không hề nói với nhau lời ấy, cả lúc tiễn Nga ra bến xe, đôi bàn tay vẫn nhỏ nhoi và những sợi tóc bay không ngăn giữ lại được một điều gì.

Trước khi về Quảng Trị, Đức còn nhận được một lá thư của Nga, lá thư viết trên mảnh giấy bạc bao thuốc lá, lá thư viết thế này: “Đợi Đức một năm”.

Nhưng cuộc đời không phải là chiếc kim đồng hồ, cứ đến giờ lại xôn xao gõ nhịp, Đợi Đức một năm - Nga viết thế, nhưng mãi đến ba năm sau, Đức mới đến Đà Nẵng.

Đức về phòng sớm hơn tôi dự đoán. Tôi tưởng đêm nay sẽ lang thang một mình trên những con đường phố Đà Nẵng thì Đức đã đề nghị tôi cùng Đức đi xuống phố uống một ly cà phê, tôi hỏi:

- Gặp Nga rồi sao?

 Đức thở dài:

- Nhưng tối nay sẽ gặp.

Nhìn đôi mắt thoáng buồn của Đức, tôi hiểu ngay câu chuyện.

- Nga có chồng rồi phải không?

- Có rồi, lấy ông chồng dạy nhạc.

Chúng tôi xuống phố. Chiếc xích lô uể oải dưới những hàng cây lỗ chỗ ánh đèn.

Xe ném chúng tôi xuống một quán cà phê trên con đường lớn. Tấm bảng hiệu khiến tôi hiểu sao Đức lại bảo đến đây. Chữ NGA rực sáng quanh những chùm đèn.

Hai chúng tôi mò mẫm giữa những hàng ghế đen nằm dưới những gốc cây. Mỗi chiếc ghế đôi là một cặp nam nữ, họ đang bận bịu trò chuyện với nhau, không quan tâm đến bất kỳ ai. Bóng tối khiến hai chúng tôi mò mẫm từng bước để cố tìm ra một chỗ trống Lúc ấy thì trong vầng tối ấy, một cô gái chạy ùa ra:

- Đức

Tình cảm của con người ghê gớm thật, bất kể ánh sáng và bóng tối, không cần giới thiệu cũng được ngay cô gái ấy chính là Nga.

Chúng tôi ngồi nơi chiếc bàn gần quầy thu tiền, ánh sáng đèn hắt vào nửa khuôn mặt Nga. Đôi bạn tri kỷ mặc sức trò chuyện, còn tôi thì mặc sức ngắm nhìn một tình yêu. Nga có khuôn mặt thật xinh, ánh mắt long lanh, chiếc mũi cao, và giọng Huế ngọt lịm. Nga mặc chiếc soóc ngắn lộ rõ làn da trắng mịn. Từ khi Đức vào quán, dường như cô chủ quán quên hẳn đi công việc của mình. Họ nói chuyện với nhau, mặc kệ những giọt cà phê nhỏ xuống, mặc kệ những viên đá vô duyên trong ly tan dần thành nước, mặc kệ cả tôi trở thành hiện hữu không cần thiết.

“Tại sao Đức không ghé Nga liền, Nga biết Đức đi họp ở Đà Nẵng mà”. Đức sợ, khi nghe tin Nga đã có chồng”. Giọng Nga cười như pha lê:

- Tôi đợi ông một năm trời. Một năm trời xách mảnh bằng đi lên đi xuống xin việc làm. Nhớ ông kinh khủng mà không một tin tức gì…

Họ nói với nhau về ngày qua. Ngày đó, Đức và Nga có bao nhiêu kỷ niệm đẹp kể đến bao giờ mới cạn, đêm thì ngắn ngủi. Theo lời kể của Nga thì ngôi nhà hiện tại là của gia đình chồng, từ ngày lấy chồng về, Nga trở thành bà chủ quán, còn chồng Nga thì thường xuyên vắng nhà. Tôi tự dưng muốn nhìn mặt chồng Nga, để xem Nga chọn lựa có sai lầm không? Nhưng chồng Nga hiện công tác xa.

Khuya lắm rồi, những chiếc ghế đã trả những cặp tình nhân về lại ngôi nhà của họ. Hai lần tôi có ý định nhắc nhở Đức trở về, vì sáng ngày mai chúng tôi còn phải dậy sớm ra ga xe lửa trở về. Nhưng thôi, họ cũng chỉ được gặp nhau đêm nay, rồi cuộc đời nghiệt ngã nghìn tan ấy, đã đưa họ về hai hướng đời khác nhau.

Vầng trăng non Đà Nẵng đã bắt đầu lửng lơ trên những hàng cây. Không thể dùng dằng cho cuộc chia tay. Nga tiễn hai chúng tôi ra trước quán. Một đứa bé khoảng ba tuổi lẫm chẫm chạy theo, xà ôm chầm chân mẹ.

- Mẹ ơi, con không ngủ được, sao mẹ không ru con ngủ?

 Nga ôm con vào lòng, rồi chìa một bàn tay nhỏ nắm chặt tay Đức: “Bai nhé, bai nhé”. Có một giọt nước mắt rụng rơi trên gương mặt ấy.

- Đi bộ thôi, anh Trường -  Đức đề nghị.

Những hàng vịt lộn leo lét những ngọn đèn dầu, những gương mặt phấn son nhìn theo bước chân hai đứa tôi. Trăng Đà Nẵng yếu ớt chưa đủ rọi sáng những dấu chân. Mà kỳ lạ sao, khi nãy vầng trăng soi rõ ràng gương mặt cậu bé con Nga, tôi thấy gương mặt ấy giống Đức như hai giọt nước.

K.V.T

Khuê Việt Trường
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 19 tháng 04/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

5 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

9 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground