Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ai về làng trạng theo tôi thì về

Nhiều người bảo tôi may mắn bởi được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Tú, Vĩnh Linh anh hùng. Một mảnh đất có quá nhiều điều để kể, để viết và để tự hào, hãnh diện. Giống như bao nhiêu người con khác, tôi yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình bằng tình yêu máu thịt. Tình yêu ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ khoắc khoải theo suốt cả một đời người. Mỗi khi có dịp trở về nhà, tôi lại tranh thủ tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, hít hà mùi thơm ngai ngái của đất đai, ruộng đồng, ngắm nhìn thỏa thuê màu xanh trải dài ngút ngàn tầm mắt mà lòng nôn nao một cảm giác thật khó tả. Cảm giác vui sướng, ngỡ ngàng, xen lẫn niềm tự hào.  

Có lẽ khỏi phải nhắc nhiều đến những chuyện của ngày xửa, ngày xưa. Bởi nói đến Vĩnh Tú, ai mà chẳng nhớ đến chuyện Trạng Vĩnh Hoàng, dưa đỏ, khoai lang... Những câu chuyện hài hước, phóng đại xuất phát từ thực tế cuộc sống và tâm hồn khoáng đạt của người dân quê tôi. Cả câu chuyện về một thời khốn khó, gắn với câu nằm lòng “ăn cơm bữa diếp”. Có những điều đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ. Trong mạch nguồn không ngừng tuôn chảy của cuộc sống, người dân Vĩnh Tú đã biết gạn đục khơi trong, vươn lên làm chủ cuộc sống của mình và đã làm nên những điều tưởng chỉ có trong mơ. 

Trong công cuộc đổi mới của quê hương, nhờ những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, sự chỉ đạo sát sao, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhiều thế mạnh về đất đai thổ nhưỡng đã được nghiên cứu khai thác, phân loại sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh những loại cây trồng truyền thống, như tiêu, chè, dưa, sắn với kinh nghiệm lâu đời đã được phát huy. Hàng loạt giống cây trồng mới như ngô, đậu lạc, củ nén, gừng, cây cao su đã đưa vào sản xuất, thử nghiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân quê tôi vốn thông minh, sáng tạo, không bảo thủ, cố hữu với tư tưởng lạc hậu, lỗi thời. Sẳn sàng vứt bỏ những thứ đã không còn phù hợp để nắm bắt cái mới, áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật vào sản xuất, vượt qua đói nghèo, từng bước làm giàu, và khôi phục giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông.

 Ai cũng biết Vĩnh Tú nổi tiếng vì giống dưa đỏ. Những quả dưa to, dài, da đen, ruột đỏ thắm một thời đã làm nên thương hiệu Dưa Vĩnh Tú. Làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều nhà văn, nhà thơ. Vậy mà trong một thời gian dài, một phần do điều kiện sản xuất kém, một phần do bị lai tạp với các giống dưa khác, giống dưa chính thống đã không còn giữ được những đặc tính ưu việt của nó nữa. Dù quả dưa vẫn to nhưng vỏ dày, ít ngọt, hiệu quả kinh tế không cao. Một thời thương hiệu dưa Vĩnh Tú đã bị mai một. Nhiều người đã chán nản không muốn theo nghề trồng dưa nữa vì công việc quá vất vả mà thu nhập thấp. Nghề trồng dưa truyền thống lâu đời, có từ thuở xa xưa giờ có nguy cơ xóa sổ. Không ít người vẫn nung nấu khôi phục lại nghề trồng dưa cổ truyền của cha ông. Gần tám năm trở lại đây, qua tìm hiểu, trên thị trường đang thịnh hành và ưa chuộng giống dưa quả dài, vỏ xanh, khối lượng không lớn nhưng ăn ngon, ngọt và giòn. Người dân Vĩnh Tú đã mày mò và thử nghiệm đem về trồng và đã thành công ngoài mong đợi. Dân quê tôi gọi tên loại dưa đó là Tiểu yến. Giống dưa này trồng ngắn ngày, kéo dài từ đầu mùa Hè đến giữa Mùa thu. Với kinh nghiệm trồng dưa lâu đời, cách chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận, đất đai thời tiết phù hợp, sau mấy năm thử nghiệm so với các địa phương khác, dưa Tiểu Yến trồng ở Vĩnh Tú quả to hơn hẳn, vị ngọt đậm đà, sắc đỏ tươi tận vỏ. Chất lượng vượt trội hơn cả dưa nhập từ Thái Lan. Đây là loại quả giải khát tuyệt vời, an toàn, ít sâu bệnh, không bị ngâm tẩm hóa chất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Sau thử nghiệm, giống dưa Tiểu Yến đã được nhân rộng và trồng đại trà trên vùng đất cát pha. Những cánh đồng bạc màu trước đây dùng để cấy lúa giờ đã thay bằng hai vụ dưa mỗi năm. Thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ. Đây là nguồn thu nhập tương đối cao so với các loại cây trồng khác. Nghề trồng dưa ở quê tôi đang kỳ phát triển trở lại, không chỉ chú trọng loại dưa Tiểu Yến, nhiều loại dưa ruột vàng, dưa không hạt chất lượng cao đã được trồng thí điểm. Điều quan trọng nhất là thương hiệu dưa Vĩnh Tú đã được lên ngôi trở lại. Hữu xạ tự nhiên hương, nhiều siêu thị trong nước đã về tận xã, đầu tư cam kết, cung cấp vốn, hạt giống và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tận vườn cho nông dân. Cuộc sống văn minh, hiện đại luôn đòi hỏi tính chất lượng. Dưa đỏ Tiểu Yến Vĩnh Tú cũng đã đạt chuẩn về điều đó.

Cứ mỗi kỳ vào vụ, ai có dịp ghé về Vĩnh Tú, tận mắt, tận tay hái những quả dưa no tròn căng mọng từ vườn dưa, thưởng thức vị ngọt ngon, mát lành của nó mới hiểu hết niềm hạnh phúc, vui sướng, sự thần diệu bởi bàn tay lao động của con người. Hẳn ai cũng còn nhớ, trong câu chuyện trạng kể về một loại khoai lang ở Vĩnh Tú. Giống khoai này có đặc tính ngoài dẻo, trong ruột mềm, bở như bột, ăn có vị đậm đà, rất thơm ngon, mỗi khi ăn khoai phải đeo kính. Giống khoai này giờ không còn nữa. Những đứa con xa quê như chúng tôi lúc nào cũng nhớ, cũng thèm thuồng và khao khát được một lần ngồi bên rổ khoai lang mẹ nấu như ngày nào. Gần đây nhiều người đã bắt đầu mày mò, tìm hiểu giống khoai lang có những đặc tính tương tự để đem về trồng. Hy vọng một ngày gần đây, nghề trồng khoai lang xuất hiện trở lại và cũng giống như nghề trồng dưa, khoai lang Vĩnh Tú sẽ lấy lại thương hiệu của mình.   

Không chỉ mạnh dạn thay đổi giống cây trồng, cách thức sản xuất cũ, người dân quê tôi còn trồng xen canh, gối vụ những loại cây mới mang lại hiệu kinh tế cao như lạc, sắn, củ nén, ngô…Những giống cây luân phiên theo màu vụ, phủ kín màu xanh cho đất.  Những mảnh đất xưa cằn khô, hoang hóa, cỏ không mọc nổi, giờ xanh bạt ngàn tràm hoa vàng. Những vườn cao su tiểu điền đang vào mùa thu hoạch, những đồng tiền mồ hôi nước mắt bắt đầu chảy vào túi người nông dân như một sự bù đắp xứng đáng.

Thiên nhiên đã không ưu đãi cho mảnh đất này những cách đồng phì nhiêu mầu mỡ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Bất chấp sự khắc nghiệt ấy, người dân quê tôi đã sáng tạo, tìm tòi, áp dụng kiến thức khoa học, kỷ thuật vào sản xuất, bắt đất “đẻ” ra vàng, bắt thiên nhiên phục vụ lại cho con người. Sống chan hòa với thiên nhiên bằng cách giữ gìn rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc. Đi đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn, màu của sự sống và bình yên. Cuộc sống đang từng ngày từng giờ đổi thay mạnh mẽ. Sự sung túc no đủ đang hiện hữu trên từng ngóc ngách đường thôn, ngõ xóm và dưới mỗi mái nhà. Đời sống vật chất đảm bảo, đời sống tinh thần cũng phong phú không kém. Những tổ chức đoàn thể từ hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ đến đoàn thanh niên, hoạt động rất có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau. Những buổi sinh hoạt đoàn thể và phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ được phát động thường xuyên làm lành mạnh hóa nông thôn. Những thói hư tật xấu, nghiện hút, tiêm chích và cờ bạc rượu chè, trộm cắp đã bị phê phán, và loại trừ dần ra khỏi xóm làng. Trong đời sống của người dân Vĩnh Tú bây giờ, những câu chuyện về quả dưa có hàng trăm con quạ chui vào, những củ khoai khi ăn phải đeo kính, những củ sắn xuyên lục địa, những con cá tràu làm bảy món, vảy để lợp nhà đã không còn là chủ đề sôi nổi, hào hứng như trước nữa. Tất cả như đã hóa thân vào đất, vào ý chí nghị lực phi thường của mỗi người dân quê tôi. Điều họ muốn là biến những điều phi lý, phóng đại trong câu chuyện trạng thành những điều có thật, luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày, như một minh chứng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ, sự trỗi dậy kỳ diệu của một vùng quê nghèo.

 Có ra đi từ những ngày khốn khó, đói rách, giờ trở về mới thấy tự hào quá đỗi. Quê hương ai cũng có. Đó là nơi thân thuộc và gần gũi xiết bao. Vậy mà lúc nào cũng thấy ngỡ ngàng: kỳ diệu quá, mảnh đất này.  

T.T.H


Trần Thị Hương
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 198 tháng 03/2011

Mới nhất

Tên gọi của Trung đoàn

10/01/2025 lúc 21:47

Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như

Trùng phùng ở Prin C

10/01/2025 lúc 21:43

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan,

Đông Hà xanh trên nền đất khát

10/01/2025 lúc 16:22

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

10/01/2025 lúc 10:54

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

10/01/2025 lúc 10:09

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground