Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 09/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cam Lộ - Tin ở giấc mơ lành

1

. Tôi có một tuổi thơ trong trẻo và yên đằm sống giữa mênh mông hoa trái miệt làng Thượng Viên Cam Lộ. Vườn ngoại rộng vô cùng. Kích thước đất đai như phổng phao lên theo tháng, theo năm khiến bước chân lẫm chẫm, thơ bé của tôi không sao đi hết được, khu vườn đầy đặn mãng cầu, vú sữa và cam quýt và miên man hàng cau thẳng tắp. Những trưa hè im ắng lắm, tiếng tàu cau rơi khẽ tận đáy vườn vẫn vọng lại một thanh âm xào xạc tựa một tiếng thở dài. Làng tôi ở ven sông Hiếu. Dòng sông mảnh mai như một giọt nước mắt ứa ra từ khóe đá muộn phiền nào đấy giữa đại ngàn Trường Sơn. Có phải thế không mà sông cứ thờ ơ chảy, đủng đỉnh qua Ba Thung, Quật Xá, Tam Hiệp, Lâm Lang, Mộc Đức, xuôi về An Lạc, gặp nguồn Thạch Hãn cường tráng ở ngã ba Gia Độ trước khi trầm mình với đại dương rộng dài. Cứ mỗi mùa hạ, ngay tận đầu ngọn nguồn sông, nước đã có vị mặn đến tê tái cả hai bờ. Còn nhớ, những năm đầu sau giải phóng, miền Bắc đã chi viện cho làng tôi hẳn một trạm bơm nước công suất lớn đặt trên giàn cầu phao bề thế với hai ống xả có bán kính dễ đến 1,5 mét. Thời ấy, nếu ai có dịp đi lại trên sông Hiếu đều được mãn nhãn chiêm ngưỡng trạm bơm Lâm Lang hùng vĩ rì rì động cơ cả ngày lẫn đêm, xả bọt nước trắng xóa trên hệ thống kênh mương hoàn hảo tưới tắm cho đồng ruộng Lâm Lang, Cam Vũ, Nhật Lệ… đầy ắp hai mùa. Sau giải phóng, đồng ruộng Cam Thủy (Cam Lộ) đầy rẫy bom đạn giặc. Một cuộc phục sinh nhọc nhằn và cao cả đã biến cỏ hoang thành cánh đồng cò bay thẳng cánh. Điền thổ được quy hoạch hợp lý, liền bờ, liền khoảnh trong khí thế làm ăn lớn đầy phấn khởi. Bên kia cuốc là cây thuốn sắt. Bên dao rựa phát quang là nắm cờ đỏ đuôi nheo. Vừa rà mìn, vừa vỡ đất, vừa cày cuốc, vừa nghe ngóng. Chỉ cần lưỡi cày đụng nhẹ một vật cứng, trâu bò được “họ” đứng lại ngay. Người nông dân thành lính công binh thực thụ và tìm vật nổ ngay trước rảnh cày mới vỡ. Mãi mãi không bao giờ quên cảnh vào vụ, hàng đoàn người sắp hàng ngang vung vồ đập đất, bụi tung trắng cả cánh đồng. Một chiếc vồ định mệnh vung lên. Một tiếng nổ xé toang ban mai tĩnh mịch trên đồng. Nhiều người dân làng ngã xuống. Máu tươi trộn với đất nâu trong đau thương nhưng kiêu hãnh làm sao! Cho đến bây giờ đây, Chiếc vồ đập đất không có cơ hội cùng nông phu ra đồng nữa, nhưng trên chạn bếp nhà o Thắm làng tôi, một chiếc vồ đầu vẹt mòn như chiếc chày giã gạo, cán vồ bằng tre đằng ngà lên nước vàng óng ả có một vệt mảnh bom cứa thành hình thù kì lạ vẫn được cất giữ như một kỉ niệm bi tráng của người mở đất đêm trước ngày hòa bình.

Thời ấy, để ngăn mặn, giữ ngọt cho trạm bơm Lâm Lang, người ta đã từng chặn dòng sông Hiếu vào đoạn co thắt gần Mộc Đức, Trương Xá. Cứ vào mùa hạ, dân công được huy động đến đây dùng cộc tre đóng thành hàng cừ thật chặt rồi đổ đất lên làm con đê tạm. Làng xã thời làm ăn tập thể chẳng làm ai bận tâm. Có lệnh điều động là đi. Đê tạm này đã biến sự thông thương trên sông Hiếu hóa cách trở những năm tháng cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, phương tiện đi lại, giao lưu, buôn bán, trao đổi chủ yếu của người dân hai bờ sông Hiếu là thuyền máy. Nhà nước cài hẳn một đội thuyền hai chiếc chạy ngày hai buổi đặt bến tại cầu Đuồi. Thuyền tư nhân (trong tổ hợp vận tải đường sông) cũng có hai chiếc chuyên chạy ban sáng. Một lịch trình cho đến hôm nay không còn cơ hội lặp lại nữa là ngay từ chiều hôm trước, dân kinh tế mới Cồn Tiên, Hải Thái và cư dân trong vùng gánh gồng sắn khoai, rau dưa về đến Tam Hiệp (Cam Thủy, Cam Lộ) ở lại đấy. Sáng sớm, khi sương chưa tan, họ phải có mặt ngay bến sông để đợi thuyền. Tranh tre than củi, nếp gạo, gà lợn, vật dụng từ vườn, từ rừng tất tần tật nêm kín mạn thuyền. Thuyền cứ đủng đỉnh ghé hết bên sông này đến bến sông khác nhặt khác trước khi về chợ Đông Hà vào độ 9 giờ sáng. “Trễ đò” là một nỗi ám ảnh của thương buôn và người đi chợ thời đó vì phải gánh ngược trở ra quốc lộ 9 đón xe. Xe khách rất hiếm. Quốc lộ 9 chỉ dày đặc ô tô quá cảnh của Lào chạy tuyến Savannakhet – Đà Nẵng. Xe đạp lại càng hiếm hơn. Cả làng đâu được vài chiếc. Vậy mà trể một buổi chợ tỉnh, một buổi chợ mà nông dân phải chuẩn bị “hàng hóa” từ cả ngày hôm trước, cả đêm hôm đó mà thắc thỏm đợi thuyền đến sáng hôm sau. Khi có con đê tạm trên sông, thuyền phải tăng bo thuyền Đông Hà lên rước khác từ Cam Lộ về. Một lần chuyển thuyền là một lần nhiêu khê, vất vả. Lại phải mua vé lên thuyền mới (vé nhỏ như tấm phiếu ăn của trẻ con đi mẫu giáo bây giờ, giá đâu chỉ vài đồng), nhưng sắp lại ngần ấy hàng hóa qua thuyền mới quả là một công việc cực nhọc. Ai lo chuyển hàng nấy, í ới cả một quảng sông. Rất may là cứ đến mùa lũ, đập tạm bị nước cuốn phăng, sông thông thương trở lại. Thuyền máy rướn một chốc là chợ Đông Hà gần kề.

Cũng vào đầu những năm 80, trạm bơm Lâm Lang bị dỡ bỏ. Thay vào đó là sự xuất hiện của trạm bơm cầu Đuồi, với hệ thống kênh mương hoành tráng nối từ Cam Tuyền, Cam Hiếu, Cam Giang tưới cho hàng trăm héc ta ruộng vườn. Để làm được công trình này, hàng ngàn “đội 202” được thành lập, chủ yếu là tập hợp những thanh niên trẻ, khỏe, khắp mọi nơi tụ hội, rải quân dọc tuyến cộng với sự trợ giúp của hàng vạn nhân công trên địa bàn. Một công trường nhộn nhịp và sôi động suốt mấy năm rồng. Đã có hẳn một bài hát mà ca từ rất hồn nhiên đến bay giờ thi thoảng vẫn còn nghe vang lại trên sóng phát thanh:

“Từ Cam Tuyền xuôi về đat Cam Thủy, nghe rộn ràng Cam Hiếu gọi Cam Giang, ơi Cam Thanh nơi lòng ta lưu luyến, yêu quê hương ta có con đê cầu Đuồi…” Có thể nói hệ thống đê cầu Đuồi là một bước ngoặt quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng đất ven sông Hiếu Cam Lộ. Đồng ruộng có nước tưới. Dân làng chỉ cần đào xuống ba mét đất là có nước sạch dùng. Hệ sinh thái được cân bằng. Những vụ mùa phong nẫm đã từng đến với đất này cho đến ngày hôm nay. Điều thú vị là một bộ phận dân cư thôn An Thái (Cam Tuyền) nhờ nguồn từ trạm bơm đã có điện thắp sáng vào loại sớm nhất ở nông thôn Quảng Trị. Thủy lợi có một sức xoay chuyển cuộc sống cho đất này như vậy đó.

2. Cam Lộ những năm gần đây đã phải gánh chịu nhiều đợt quần thảo khóc liệt của thiên tai. Năm 1998 nông nghiệp mất mùa nặng. Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 9,74% so với kế hoạch. Sau đại nạn, cơn lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 1999 ập đến làm ảnh hưởng nặng nề để sản xuất và đời đời sống nhân dân. Thiệt hại vật chất do lũ gây ra ước tính tính trên 11 tỷ đồng. Muôn đời này, đất này là vậy. Khó tìm thấy một tiếng thở dài của người nông dân khi thất bát đã nhãn tiền. Họ thu vén cho vụ mùa này và tính toan quyết liệt cho vụ mùa tới ngay sau khi chân ruộng vừa gặt quang. Những đường cày khởi cuộc cho vụ mùa mới đã thúc bách, hối hả ngay sau lưng người gặt lúa. Ngọn rau khoai từ triền sông đã thế chỗ cho cây lúa vụ thu thúc với trời. Diện tích lạc, độ xanh bị hạn hán không gieo trồng được cũng đã được huyện chỉ đạo chuyển diện tích sang trồng ngô Đông thắng lợi. Thuở xưa làng tôi chỉ độc có vụ lứa tháng mười với bộ giống cổ truyền là dân, dọn, dầm, de. Những lúc gặp đại hạn, làng tổ chức cầu đáo trong mưa rộn rịp lắm. Các bô lão trong làng sắm sanh lễ vật lập đàn, hương khói ngập xanh đình, quần áo the, mũ đống rồi trống chiêng inh ỏi, ăn chay nằm đất khấn nguyện hàng nữa tháng trời để trông mưa. Nghe một tiếng sấm thờ ơ vọng về từ một nơi xa xanh mài miệt, lòng lại thắc thỏm đợi chờ. Mỗi trận lũ qua, làng nháo nhác như ong vỡ tổ. Và đói. Xác xơ từ giêng hai năm trước đến giáp hạt năm sau. Bây giờ đã khác. Tạ ơn “khoán 10” đã thay đổi một luồng sinh khí mới đủ sức lay thức khát vọng vươn lên của người dân ngay chính trên đất đai hương hỏa của mình. Một nền công nghiệp bên vững là một nền nông nghiệp giữ được thế cân bằng trước tác động nghiệt ngã của thiên tai. Sau 28 năm quê hương giải phóng. Cam Lộ đã từng bước xác lập được hướng đi vững chắc của mình trong sản xuất nông nghiệp. Vì thê, ngay trong năm 1999, tổng diện tích cây trồng hành năm vẫn đạt 103,8% kế hoạch. Lúa cả năm đạt mức 33 tạ/ha. Sản lượng lúa xấp xỉ 8.000 tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay. Một loại cây chủ lực của Cam Lộ là cây lạc cũng đạt được 840,4 tấn gấp hai lần so với năm 1998, diện tích cao su tiểu điền của toàn huyện là 718 ha, hồ tiêu là 333 ha. Đây là hai loại cây thế mạnh của vùng đất đỏ. Nếu so với mục tiêu đặt ra trong Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cam Lộ lần thứ XI: đảm bảo tổng sản lượng lương thực đạt 8.000 tấn vào năm 2000 thì Cam Lộ đã vươn đến được.

Bước vào năm 2000 Cam Lộ đang quyết tâm khắc phục hậu quả lũ lụt đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kiên cố hóa kênh mương, phấn đấu gieo trồng hết diện tích lúa 2.495 ha, lạc 870 ha, rau màu 500 ha, đậu đỗ 180 ha, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó đưa nhanh các tiện bộ KH-KT áp dụng vào sản xuất. Sử dụng giống nâng cao đạt 80% diện tích hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất giống cấp I tại chỗ phục vụ cho chương trình cấp I hóa giống lúa. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ba vùng chuyên canh. Khuyến khích kinh tế hộ nông dân, các loại hình kinh tế trang trại bằng các chương trình phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày, nông lâm kết hợp chế biến nông sản. kết hợp hổ trợ tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Đẩy mạnh và tăng cường công tác đổi mới hợp tác xã theo luật. Cam Lộ còn chú trọng nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình lớn: chương trình phát triển cây nông nghiệp: trồng mới 50 ha hồ tiêu, 150 ha cao su tiểu điền, nâng diện tích lạc đạt 870 ha. Chương trình chăn nuôi phấn đấu nâng cao chất lượng tổng đàn trâu bò, trong đó bò lai 1000 con, nạc hóa đàn lợn đạt 90% tổng đàn. Trồng rừng mới đạt 700 ha. Ở Cam Lộ bây giờ từ thuần nông chật vật, nhân dân đã bung ra trăm nghề. Nghề mộc, nghề rèn, nghề may, nghề xây dựng, buôn bán nhỏ, buôn bán lớn trong buổi nông nhàn. Rồi làm vườn, trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, đào ao thả cá, nuôi lợn thịt, phát triển trâu bò đàn. Ai giỏi nghề gì làm nghề đó. Vậy nên mất mùa, không một tiếng thở dài trên đường. Thời gian tận thu lũ mùa là thời gian toan tính những bước làm ăn mới năng động hơn, quyết liệt hơn.

3. Tôi còn nhớ, tại Đại hội Đảng bộ huyện Cam Lộ thứ XI (tháng 3.1996), đồng chí Nguyễn Đức Hoan Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đánh giá: “Vượt ra ngoài tầm nhìn ngắn ngủi, chật hẹp, vươn tới tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, thì Cam Lộ có những thuận lợi rất cơ bản để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng và thế mạnh của mình. Đó là Cam Lộ ở vào vị trí thuận lợi về giao thông tiếp giáp với thị xã tỉnh lỵ, cảng Cửa Việt và vùng kinh tế mở Lao Bảo. Các vùng kinh tế có điều kiện phát triển tương đối toàn diện, lại là địa bàn đứng chân của các cơ sở nông nghiệp lớn của tỉnh đã có và phát triển thêm trong tương lai nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng với nguồn nguyên liệu dồi dào. Cam Lộ có Nông quốc doanh Tân Lâm đứng trên địa bàn và các nông trường cao su lân cận là chổ dựa quan trọng để phát triển cây công nghiệp dài ngày, đồng thời là nơi đứng chân của các đơn vị quân đội đang thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ chiến lược. Đó là thế mạnh và tiềm năng vật chất để Đảng bộ và nhân dân Cam Lộ đi vào bố trí kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương”.

Hai mươi tám năm từ đổ nát chiến tranh, từ sáp nhập, chia tách, từ lãng quên đến hội ngộ vẹn một cái tên yêu dấu Cam Lộ, cái đích ấm no, mạnh giàu vẫn còn diệu vợi ở phía trước nhưng so với xuất phát điểm của mình, Cam Lộ đã vượt lên với những bước tiến mạnh mẽ, bước tiến vừa riết róng như sợ sự tụt hậu đang đeo bám, vừa khoan thai như viễn cảnh tươi sáng đang hiện dần lên trước mặt.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Tôi tin những giấc mơ lành trong đêm có thể lấy lại được

Miễn là dám bước qua giới hạn của mình…

Với quê hương, tôi tin những giấc mơ lành hóa sự thực giữa một ban mai nữa đang về…

                                                                                                   Đ.T.T

Đào Tâm Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 68 tháng 05/2000

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

10/05

25° - 27°

Mưa

11/05

24° - 26°

Mưa

12/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground