Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chiến lũy Magénot phương đông

C

hiến luỹ MAGÉNOT phương đông hay còn gọi là hàng rào Mac-Namara (Tên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ) là cái tên do báo chí Mỹ tung ra khi toà Bạch Ốc quyết định xây dựng hàng rào điện tử chặn ngang vùng Nam giới tuyến trên đất huyện Gio Linh (Quảng Trị) để cắt đứt yết hầu con đường chi viện của miền Bắc ta vào cho chiến trường miền Nam (đầu 1964-1967).

Tại sao Mỹ đặt ra xây dựng một công trình quân sự hiện đại nhất, tốn kém nhất như vậy?

Từ đầu năm 1965 khi cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam đã được đưa đến đỉnh cao nhưng vẫn bị thất bại không đạt được ý đồ bình định miền Nam Việt Nam để tấn công miền Bắc - Đế quốc Mỹ thấy nguyên nhân chúng bị thất bại là do “Hà Nội tiếp tế sức người, sức của… vào cho Việt Cộng”(1). Để xoá bỏ nguyên nhân này Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng phi, pháo biệt kích ra miền Bắc đưa cả nước ta vào tình trạng có chiến tranh.  Khi Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc như trên, tưởng mình thuộc phái hiếu chiến của Mỹ hô hào tập trung phi pháo hiện đại nhất để “nghiền nát” miền Bắc không còn tiềm lực, không còn đường đi để tiếp tế cho miền Nam. Tên tướng không quân đã về hưu là CURTIS LEMAY gợi ý với tổng thống Giôn-xơn “Đánh cho Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”.

Trong một tờ báo Mỹ đăng lên nhận xét của GORGE JUSTER - giáo sư trường đại học HAVARD sau một năm phá hoại miền Bắc của Mỹ như sau: “Cuộc oanh tạc miền BắcViệt Nam không hoàn thành được mục đích của nó (chống xâm nhập) mà là sự thất bại của cuộc oanh tạc trong việc bẻ gãy ý chí của Hà Nội”. Thế rồi G.JUSTER đề nghị xây dựng một hàng rào chống xâm nhập chạy ngang vùng phi quân sự Nam.

Ngày 22-3-1966 Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ là Mac-Na-ma-ra nhận được một báo cáo của trợ lý ông ta là Mc. NAUGTON về việc lập hàng rào này để cắt đứt chi viện của VNDCCH cho Việt cộng bằng cách xây dựng một hàng rào trên bộ, cắt đường mòn Hồ Chí Minh ở khu vực bao quanh vĩ tuyến 17 và đường số 9. Khi cần thì xây dựng từ bờ biển Việt Nam qua Lào đến tận sông Mê Kông dài 160 dặm.

Đến mùa hè 1966 có hai vấn đề lớn dặt ra cho Mắc. Trước mắt cần phải giải quyết:

+ Sự thất bại việc oanh tạc các kho tàng của miền Bắc.

+ Tại chiến trường miền Nam quân giải phóng ta đánh mạnh. Tướng Wesmoraland - Tư lệnh quân đội xâm lược Mỹ ở miền Nam yêu cầu tăng thêm quân Mỹ vào miền Nam.

Vì vậy Mắc mở cuộc hội nghị gồm các nhà khoa học có tiếng của Mỹ để nghiên cứu kết quả chiến dịch “Sấm Rền” và giao cho trợ lý NAUGTON nghiên cứu…

Tháng 7-1966 các nhà nghiên cứu của Mỹ càng thấy rõ ném bom miền Bắc không ảnh hưởng trực tiếp đáng kể nào đến Hà Nội… cho nên phải có giải pháp khác thay thế cho ném bom. Thế là 47 nhà khoa học  quân sự Mỹ đề nghị xây dựng hàng rào điện tử qua vùng phi quân sự Nam dùng toàn công cụ và khí tài hiện đại mới được phát minh (các loại mìn). Qua đó Lầu Năm Góc dự định hàng rào này gồm hai bộ phận: một chống người gồm các bãi mìn sát thương; một hệ thống chống xe gồm các máy phát hiện tự động chỉ mục tiêu cho máy bay đến đánh phá - chi phí dự trù phải mất 800 triệu đô la/năm và phải một năm mới xây dựng xong.

Tháng 10-1996, Mắc đi Sài Gòn để nhận định yêu cầu của tướng West xin tăng quân - Đến đây Mắc cử một tướng của Mỹ có mặt ở Sài Gòn là STARBIRD ra giới tuyến để nghiên cứu thực địa, điều tra điều kiện xây dựng hàng rào này. Kết quả điều tra của tướng này là: Tuyến xây dựng hàng rào qua vùng phi quân sự Nam phải chạy dài lên vùng “Can Song” ở Lào - Hàng rào phải có hai bộ phận: chống người đi bộ dọc sườn phía Nam khu phi quân sự đến biên giới Việt - Lào vào bản Sê Pôn qua ngoại vi huyện Mường-xén. Tất cả dài 100km rộng 20km gồm các thung lũng hình chữ V. Hệ thống thứ hai chống xe dài 100km, rộng 40km… nhưng bản điều tra này cũng đề cập: về mặt kinh tế và quân sự thì xây dựng hàng rào này không hấp dẫn lắm vì nó rất dài, xa căn cứ Mỹ mà gần dân, điều mà Bắc Việt Nam sẽ chống trả rất mạnh. Bắc Việt Nam sẽ biết cách đối phó sau một thời gian ngắn. Những khí tài cài trên hàng rào đòi hỏi phải thay đổi luôn, cải tiến luôn vì Bắc Việt Nam có thể khắc phục được cho nên Mỹ phải có một cuộc chiến đấu là luôn luôn thay đổi mới các khí tài.

Trong hồi ký “Tường trình người lính” của tướng West có ghi rõ: “Ban đầu có cuộc họp tại Washington, Bộ trưởng quốc phòng Mac-na-ma-ra thông báo về xây dựng hàng rào thì các nhà báo liền đặt ngay cho cái tên “phòng tuyến Magénot phương đông hoặc phòng tuyến Mac-na-ma-ra và được đăng lên báo chí WEST cũng nói: Vì vậy mà Bắc Việt biết hết tất cả mọi chuyện và họ đã đặt đại bác 105 ly vào các vị trí họ đã chuẩn bị trước ở vùng phi quân sự Bắc.

Tháng 9-1966 Mắc công bố: Hoa kỳ bắt đầu chương trình này. Tháng 12-1966 Lầu Năm góc tuyên bố một bộ phận hàng rào này đã đưa vào hoạt động được một bộ phần còn lại chưa hoạt động được do có khó khăn về kỹ thuật.

Chúng ta đặt ra, vậy trên thực tế Mỹ đã xây dựng được hàng rào điện tử này đến đâu?

Cũng trong “Tường trình người lính” tướng WEST nói rõ: “Để xây dựng được trót lọt hàng rào này dù theo hình thức có sửa đổi như tôi (WEST) đề nghị thì cũng chịu nhiều thương vong… Tuy có dự kiến dùng máy ủi để phát quang một quãng rộng dọc biên giới khu phi quân sự Nam, tướng WALT và tôi đã quyết định chi phát quang xung quanh các cứ điểm và bố trí những hàng rào không liên hoàn gồm dây thép gai, mìn các loại và khí tài thăm dò tạo ra hệ thống báo động lúc có địch đến gần… còn công tác phòng thủ cuối cùng vẫn dựa vào máy bay, pháo binh và lực lượng cơ động trên bộ. Cuối cùng tôi phải triển khai quân lên phía Bắc (ra Quảng Trị). Vì vậy Quảng Trị (Ái Tử) và mở bến Cảng Cửa Việt - Đông Hà. Cũng theo Mỹ công bố: Hàng rào này đã tiến hành trong một thời gian với một dãi đất rộng 600 mã (mỗi mã 0,91m) đã dọn quang từ bờ biển đủ vào nội địa trên một cự ly 8 dặm. Một dãi nữa 7 dặm đang được dọn quang (!).

Chúng ta cứ cho rằng  tướng WEST – người trực tiếp xây dựng hàng rào này nói thật cái kết quả hàng rào điện tử này xây dựng được như trên cũng đủ. Trên thực tế tưởng chỉ xây dựng được từng đoạn, có chăng dây thép gai cọc sắt và cả gộc tre để trồng làm hàng rào này nữa. Hàng rào bắt đầu từ đồi 31 (một đồi đất cát không cao) thuộc xã Gio Mỹ kéo dài lên Dốc Sỏi xã Gio Lễ đến Gio An (dưới Cồn Tiên Dốc Miếu - nơi có căn cứ của quân Mỹ). Đến đây là bế tắc vì chúng không sao ủi phăng đi được các đồi núi hiểm trở vùng rừng Gio Linh ngược lên tận biên giới Việt - Lào như ý muốn của Mỹ là kéo dài đến tận sông Mê Kông thậm chí kéo dài sang đất Thái Lan! Ở đây chúng ta chưa nói đến quá trình Mỹ xây dựng hàng rào này là quá trình bị quân và dân ta liên tục chống phá kịch liệt.

Trong thời gian Mỹ xây dựng hàng rào, một số các nhà quân sự Mỹ có đầu óc thực tế đã nêu lên nhiều ý kiến:

- Các cứ điểm luôn luôn bị quấy rối do các thiết bị tinh vi báo động. Các đội quân tuần tiểu dễ dàng bị Cộng sản phục kích…

- Những dụng cụ địa chấn phát hiện người đi không tác dụng trên đất cát - Các thiết bị này bị nước mưa đánh lừa, bị lá rơi, gió đưa cành cây lung lay, các động vật lang thang gây chấn động…

Một thiếu tướng về hưu Max Johnson viết trên báo USNW số ra ngày 07-2-66 khi Mắc mới đặt ra xây dựng hàng rào này: Một khu phòng thủ ngang qua Việt Nam và cán chảo Lào từ Việt Nam đến sông Cửu Long cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, chặn đường tiếp tế từ Bắc vào Nam… thì phải cần đến 10 - 12 sư đoàn Mỹ cộng với một sư đoàn tăng cường yểm trợ của không lực… như vậy gánh nặng hậu cần tăng lên ghê gớm! Còn việc chặn cho Cộng sản khỏi vượt qua thì tuyến phòng thủ phải sang đến đất Thái Lan!

Cũng có nhà quân sự nói tuyến Magénot của Pháp trong thế chiến thứ hai còn có một sườn bị hở. Quân Đức chỉ việc đi quanh qua đất Mỹ và người Pháp cũng đã áp dụng hệ thống cứ điểm De-Latours ở Việt Nam rồi!

Học giả John P.Roche làm việc ở nhà Trắng chỉ trích: Kế hoạch này có ý định kéo dài hàng rào chạy suốt từ Đông Dương sang Miến Điện hay không? Ông ta mỉa mai nói: Có lẽ Mỹ nên mua những thứ còn lại của chiến lũy Magénot mà người Pháp đang đưa ra bán ở chợ.

Trong thời gian gần hai năm (1966- 1967) Mỹ dốc lực, và nhất trí dốc đô la để xây dựng cho được cái hàng rào hiện đại trên. Thì không nói đâu xa cũng trong thời gian đó trên đất lửa giới tuyến đã xẩy ra những gì đối với Mỹ ngụy?

Từ 18-5-67 đến 20-5-67 Mỹ và phi pháo mở trận càn Bạch Hóa ở vùng phi quân sự Nam để hốt dân ta ở vùng này vào phía Nam, chúng gây ra một trận càn quét ác liệt… thì quận Trung Lương của ngụy và hệ thống đồn chính sách ngụy ở bờ Nam sông Bến Hải cũng tháo chạy. Vĩ tuyến 17 lấy con sông Bến Hải làm ranh giới thực chất không còn nữa - cột cờ ba que tượng trưng cho cái chế độ ngụy quyền tay sai ở Nam cầu Hiền Lương chơ vơ và sụp đổ. Xa địa bàn giới tuyến ra một đoạn, trong khi Mỹ loay hoay với cái hàng rào điện tử trên thì quân và dân Quảng Trị đánh thọc vào thị xã tỉnh lỵ Quảng Trị đưa chiến tranh vào vùng sau lưng địch vào tháng 4-67 diệt đoàn cố vấn CORD (1) của Mỹ, giải phóng nhà lao đưa toàn bộ cán bộ, cơ sở cách mạng ra vùng căn cứ… vân vân… Từ đó quân và dân Quảng Trị sẵn sàng chuẩn bị thế trận cho cuộc tấn công chiến lược vào xuân 1968 (Tết Mậu Thân) thu thắng lợi.

Nghe cái chiến lược của Hoa Kỳ lập hàng rào điện tử trên vùng đất giới tuyến để cắt đứt cái yết hầu miền Bắc chi viện vào Nam thật ghê gớm. Thật ra Mỹ đã nói là Mỹ làm có điều chúng không thể làm được như chúng nói. Tuy chúng đã gây ra cho ta một số khó khăn và cũng chỉ được một thời gian chưa đầy một năm thì bị quân và dân ta vô hiệu hóa - ở cái xứ phương đông này Mỹ làm gì có được nhân tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Mỹ vận dụng những khí tài hiện đại của khoa học quân sự Mỹ có tác dụng theo khái niệm chiến tranh điện tử của Mỹ?

VT (Sưu tầm)

 

 

_________

 (1) Mỹ ngụy dùng từ Việt cộng để chỉ lực lượng giải phóng miền Nam và Cộng sản là để chỉ miền Bắc ta.

(2)  Là đoàn cố vấn hỗn hợp của Mỹ cho ngụy quyền cấp tỉnh - đóng lại vườn hoa bên cạnh trường trung học Nguyễn Hoàng tại thị xã Quảng Trị địch chiếm đóng trong kháng chiến chống Mỹ.

 

Vĩ Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 7 tháng 04/1995

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground