Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chuyện ở khú phố tôi

 

T

ôi gặp lại Tâm sau bao năm xa cách. Anh sống một mình dưới căn nhà cấp bốn dân dã, xuềnh xoàng. Có cháu gái lớn gửi trọ ở Đà Nẵng. Cháu đang học sư phạm năm thứ hai. Quá niên trạc ngoại ngũ tuần, Tâm sống vậy, tôi không hiểu nổi.

- Cậu “nghệ sĩ” vừa thôi, hối không kịp đó.

- Không đâu anh Hoàng. Túng quá trời. Đời này, dẫu có thanh minh cạn lời, bè bạn đâu có hiểu...

                                  * * *

Ngày ấy, Tâm ra trường với mảnh bằng đại học, anh vui sướng hoan hỉ. Tôi vừa làm bí thư Đoàn, vừa là đảng viên của chi bộ cơ quan. Anh "trình" tôi giấy giới thiệu cảm tình Đảng của nhà trường. Bí thư chi bộ nói với tôi:

- Phải thử thách, rèn luyện cậu ấy. Giao công việc, qua lao động thực tế của Đoàn Thanh niên xung phong để đưa cậu ta vào khuôn khổ, ý thức...

Bí thư chi bộ của Đoàn Thanh niên xung phong là một cán bộ tuyệt vời Anh bảo: "Sáng, năm giờ bật dậy, tất cả ra sân tập thể dục. Hội nghị hàng tuần, các phân đoàn giữ đúng chế độ sinh hoạt vào tối thứ sáu. Yêu đương phải báo cáo tổ chức. Đơn vị lắm trai tài, gái sắc, cấm chỉ quan hệ bất chính. Cán bộ, đoàn viên phải gương mẫu trong mọi mặt...".

Bí thư chi bộ giao cho tôi đi sát, giúp đỡ Tâm tiến bộ, một công việc khó hơn đi phát rẫy trồng chè.

Đêm cao nguyên rực rỡ lạ thường. Trăng tròn, óng ánh như có lớp mạ vàng phủ bề mặt rải xuống cả vùng Châu Mộc màu sắc mượt mà, êm dịu. Tôi đi họp cơ quan về, không thấy Tâm đâu cả. Một dãy lều trại san sát của đội Ba đang tắm mình trong ánh trăng mười sáu.

Tâm và tôi ở chung một gian chái, thấp lè tè, kê hai giường cá nhân tự động bằng tre, nứa. Hành lý cá nhân đơn giản, gọn nhẹ: chiếu con, màn cá nhân, ba lô màu xanh đồng phục, mấy bộ áo quần cấp phát. Tình bạn thuở ấy gắn kết như keo sơn, thiếu vắng nhau một giờ là thao thức, tôi trằn trọc, thấp thỏm.

Mười một giờ đêm, Tâm đẩy nhẹ phên cửa, vào phòng. Tôi giả vờ ngủ say. Anh nhẹ nhàng móc màn, đặt lưng xuống chiếu.

- Đi đâu về khuya khoắt thế, cha nội?

- Hẹn với bạn, quên cả thời gian.

- Bạn nào vậy?

Im lặng bao phủ gian buồng

- Dạo này trông cậu A-ma-tơ lắm, Tâm ạ.

Đêm hôm đó hai đứa mất ngủ dậy uống trà, kể chuyện cuộc đời. Anh đưa tôi đọc cuốn nhật ký. Một số đoạn ghi:

…"Những ngày chúa ghét ấy. Trời đánh chết tiệt nó đi. Nàng luôn ở trong đôi cánh tay vỗ về hết người đàn ông này đến người đàn của khác. Cụ thể nàng là của ai? Có trời biết được. Đắng ngắt như ngậm phải bồ hòn. Có lúc tôi yêu nàng, thương nàng. Yêu thương lẽ gì chẳng rõ. Nàng thiệt thòi, nghiệt ngã. Khi bắt gặp nàng bên kia đường khoác tay với một người đàn ông đi trong đêm trăng tỏ, tôi tức bực nhưng phải lặng im. Hóa ra đàn bà là vậy. Yêu cuồng si, gan cóc tía, tham lam tột đỉnh với tình…”.

…"Không! Lê ơi, anh yêu em đến cùng trời, cuối đất. Lúc nào anh cũng trống văng, thèm khát, dù một lát của ngày, một phút của đêm. Ngày xưa chúng mình thường nói những câu như thế...".

…"Sáng nay, anh trông em buồn rượi, sâu thẳm. Đôi môi có phần méo mó, tàn tạ, không còn sắc nét như ngày nào. Hai ba vệt già nua hằn lên khuôn mặt chưa son phấn; khắc khổ, in dấu từng trải. Thế mà anh vẫn yêu đêm, yêu ngày. Nàng bảo: “Con gái lên năm rồi đó, hôm nào dẫn đến chào dượng”. - Ba nó là ai vậy? - "Có trời biết được, kể cả tôi - Người đã từng đắm đò một lần, ngụp lội giữa dòng đời chảy xiết, ắt nhớ mãi”.

...“Không! Lê ơi! Em là người đàn bà hạnh phúc, viên mãn. Sau hơn hai mươi năm, anh về lại con sông xưa một đêm trăng sáng. Dòng sông như ngừng chảy để mơ màng những chuỗi kỷ niệm thời xa. Nhưng em ơi! Hoài niệm làm gì cái thời say sưa, hoài bão, đam mê ấy. Đi bộ ba mươi cây số để kịp về xem một tối phim bãi. Đêm, ra chợ Thượng, mỗi đứa ăn hai tô bún riêu vẫn chưa lấp đủ khoảng trống dạ dày. Tan phim, trở về Hương Sơn tận bốn giờ sáng…"

…“Thế là tôi yêu anh da diết. Đời sinh ra để yêu, đừng thù ghét lẫn nhau. Sống có gì hạnh phúc hơn được yêu. Tôi sinh ra ở làng, chân lấm tay bùn từ thuở bé nên được mẹ thương. Mẹ chết, ra sống với chị ở tỉnh, học chữ, rồi học nghề và yêu anh. Lúc mới cưới, anh ấy sống với vợ con hết chê. Thời cơ chế thị trường, anh hay đi làm về muộn. Dần dà thành nếp quen, thỉnh thoảng ma men nhập cuộc. Có lần anh uống về, say mềm, chân loạng quạng, mồm lảm nhảm. Từ ngoài sân anh quát:

- Lê à! Em ở đâu đấy?

- Em ở đây.

Anh vào nhà rút con dao cán nhựa rọc giấy ở bàn, lăm lăm chỉa mũi nhọn vào tôi, hét:

- Con đĩ, anh giết, anh giết!

Anh phóng vào tôi hai luồng ánh sáng điên dại. Khuôn mặt anh dài đưỡn, trắng bệch, tàn nhẫn. Cơn giận dữ nghiệt ngã bùng lên với ý chí trả thù của người đàn ông bao giờ cũng hiếu chiến, hiếu thắng, trần trụi. Anh lẩm bẩm:

- Đàn bà sống bằng gì nhỉ, linh hồn hay thể xác?...".

… “Tâm ơi! Sống vô tư đi. Được, thua là cái quái gì. Tuổi già ập đến, ý đồ bề bộn, sức đâu mà thù hận ghen ghét. Khoảng thời gian còn lại của nửa đời người không đủ để làm điều thiện, viết những ý hay, lẽ phải cho đời. Tại sao sống oán thù, trả đũa lẫn nhau?..."

…"Đạo đức nhỉ! Rành mồm khua, mép gõ, chẳng được sự tích gì. Ngồi đấy mà lai nhai: Lương tâm với lương thiện. Lương tâm chẳng bằng lương tiền. Các anh có khôn, nhưng hấp tỷ độ. Rành một lũ dở hơi, chập mạch. Triệu phú tâm hồn chẳng bằng triệu phú vật chất. Chả trách ngày xưa ông tổ duy vật bảo: Vật chất có trước là phải lắm...".

… "Lạy cha nội. Ngày xưa Mạnh Tử nói: “Lợi quả thực đầu mối của loạn đó". Vật chất có cái lợi, cái tham. Ham lợi, ham vật chất gây nhiều sự oán, dễ sa hố, trượt chân. Vì vậy sách khuyên người đời ba việc: Chớ uống rượu ngon - Đừng yêu người đẹp - Không tham tiền nhiều.

Nghiệm phải lắm đó, Tâm ạ..."

Tôi gấp quyển nhật ký trả lại anh.

Anh kể thêm với tôi về Lê, người đàn bà đã đi qua đời anh một thời gian dài. Tiếp đến, họ sống âm thầm. Một cuộc "nội chiến" của người đàn ông và người đàn bà nhiều tham vọng để rồi cuối cùng chia tay.

Tâm kể chuyện của anh mà tôi như không tin. Lê như vậy ư? Hay là anh thay đổi tính nết, thờ ó với chị ấy. Con người ta, đến lúc tính sổ cuộc đời mới biết điều khôn, lẽ dại. Nếu Thượng đế cho họ sống lại một kiếp người thứ hai, chắc họ thông, ngoan hơn nhiều.

***

Hôm tham gia câu lạc bộ với những bác hưu trí ở phường, cụ Thế, người của thời đánh Pháp nói: - Đã đi qua bốn thế hệ: Chống Pháp, chống Mỹ, sau hòa bình bảy lăm và nay là thời buổi kinh tế. Mỗi lớp người có cái hay riêng. Người thời đánh Pháp, đánh Mỹ, nói làm ăn kinh tế, thị trường nghe lạc lỏng, chán phèo. Chúng ta là lớp người “âm lịch”… Thôi xin các cụ bớt điều cho con cháu nhờ!

Chiến tranh chấm dứt. Cuộc sống với chiếc ba lô bồng bềnh trên vai, kết cục cũng đến lúc dừng chân. Tâm bảo: - Anh Hoàng! Nhiều lúc tôi đâm ra thèm khát một mảnh đất, một túp lều để xây lại cuộc đời. Được đổ mồ hôi trên cái nền do bàn tay ta dựng ráp, sung sướng lắm, hạnh phúc lắm.

- Thôi đi, suy tư làm gì cho hao phí sức lực - Tôi an ủi Tâm - Cuộc đời cũng như cầu thủ đá bóng trên sân cỏ. Tan hiệp mới tự thấy mình kém cỏi.

Giờ hai cha con anh có một mái nhà cấp bốn dân dã. Tôi mừng cho anh hôm về nhà mới, anh làm mấy mâm cơm mời bạn bè thân thiết để chia vui. Anh tâm tư:

- Thôi, bây giờ tuổi lớn rồi, mình không lấy vợ nữa. Đời là vậy. Một chuỗi ngày cay đắng, buồn vui. Tâm muốn nghỉ. Năm tháng phục vụ quá thừa thãi. Tuần trước, gặp tổ chức, tớ đã đặt vấn đề.

- Về hưu, cậu định làm thêm cái gì để sống "đàng hoàng” những năm tháng còn lại? - Tôi hỏi anh.

Mở quán bán ăn sáng và đồ nhậu. Phải làm ngon, lãi ít thôi, được không nào? Chỉ "phục vụ” bạn bè ở cái thị xã này không xuể. Chưa nói đến dân phố. Làm ăn lớn, tư duy tầm cỡ mới đã.

Một đời người, vật lộn những tháng năm sống đến tận bây giờ chưa đủ sao mà anh còn đua bơi mở quán - Tôi lo thay cho ý đồ của Tâm. Phải, tuổi ngoài sáu mới có thời gian để tổng kết một đời người. Thành, bại, được, thua là lẽ thường. Có kẻ không chỉ thua thôi đâu mà còn mất sạch cả chì lẫn chài. Có người nói: Tâm sống thế mà hay. Lại có kẻ cho anh gàn dở, tâm thần. Số khác bảo: anh có cái thua, cái được. Rút cục cuộc đời là ở vận cuối.

Trong khu phố tôi sống, có cụ về hưu nhàn nhã, vô tư, có cụ tất bật xuôi ngược. "Cuộc sống chỉ là tạm thời, cái chết mới là vĩnh cửu” ngẫm câu châm ngôn nghe thâm thúy lắm. Vâng! Sống làm sao cho thanh thản để có cái chết vĩnh hằng thật không đơn giản chút nào.

                                                                    T.Đ.P

Trần Đình Phùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 66 tháng 03/2000

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

2 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground