Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ghi dọc đường xuân

“Vậy là Đông Hà vào Xuân”, câu nói thốt ra từ đôi bạn trẻ trong đêm giao thừa tưng bừng pháo hoa giữa đất trời Đông Hà (Quảng Trị) tưởng xưa cũ như trái đất vậy mà hôm nay nghe thật rạo rực, thật mới. Mới, bởi vì đây là mùa xuân đầu tiên Đông Hà của tôi đón xuân với tư cách là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Người ta nói, những cái đầu tiên thường ẩn chứa nhiều hy vọng. Và mùa xuân đầu tiên trên thành phố trẻ lại càng nhiều hy vọng hơn bội phần.
NÉT LÀNG
Suốt thời thơ ấu đến giờ, cứ mỗi sáng mồng Một Tết, tôi vẫn giữ thói quen theo cha ra đình làng thắp hương cho tiên tổ. Ở quê tôi (làng Lập Thạch, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà), từ xưa đến nay người ta vẫn giữ thói quen ra đình làng và nhà thờ họ tộc dâng hương vào sáng mồng Một Tết, sau đó mới cùng nhau đi chúc Tết bà con, họ hàng.
Điều đó trở thành nếp nghĩ, cách làm, một nét đẹp trong đời sống tâm linh của mỗi người. Cha tôi bảo: “Một nén hương thơm dâng lên tổ tiên vào những thời khắc đầu tiên của năm mới vừa là để ghi nhớ công ơn của những người đi trước, vừa là lời nguyện cầu cha ông phù hộ độ trì cho cháu con một năm mới hạnh phúc vẹn tròn. Đó cũng là một truyền thống đẹp của người dân làng Lập Thạch. Các con còn trẻ, phải biết giữ lấy truyền thống đó”.
Tờ mờ sáng mồng Một Tết Canh Dần, tôi nhận được tin nhắn của ông Nguyễn Văn Tuệ, Trưởng Ban điều hành làng Lập Thạch: “Mừng xuân mới mừng thành phố mới, mừng Đảng quang vinh, năm nay làng sẽ tổ chức lễ chào cờ đầu năm tại đình làng trước khi vào dâng hương cho tổ tiên. Cháu nhớ ra đình sớm”.
Tôi chạy ào ra đình. Buổi sáng đầu xuân không thể đẹp hơn. Một chút gió. Một chút se lanh. Một chút sương đêm còn sót lại trên những chậu hoa sứ. Trong sân đình, các lão làng, đảng viên, đoàn viên thanh niên, đại diện các đoàn thể đã tề tựu đông đủ, hàng ngũ chỉnh tề. Giai điệu trầm hùng của bài Quốc ca vang lên.
Mọi người không ai bảo ai đều đứng lặng im, mắt ngước nhìn lên lá cờ Tổ quốc đang ngạo nghễ tung bay trên nóc cổng tam quan lịch sử. Lời dặn của các lão làng dành cho con cháu, lời hứa hẹn của thế hệ trẻ trước cha ông dưới lá cờ Tổ quốc, trước anh linh tiên tổ trong thời khắc thiêng liêng này nghe chứa chan hy vọng và lấp lánh niềm tin.
Ông Nguyễn Văn Sảng, 91 tuổi, xúc động nắm lấy vai tôi: “Bác sống gần qua một đời người, chưa năm nào quên ra đình làng thắp hương cho tổ tiên vào sáng mồng Một Tết nhưng đây là lần đầu tiên bác được dự một buổi lễ chào cờ đặc biệt như thế này. Các cháu hãy cố gắng giữ gìn và phát huy để việc này trở thành mỹ tục của làng Lập Thạch ta xưa là làng đỏ, nay phải đỏ hơn nữa”.
Tôi run run nắm lấy đôi tay gầy guộc của ông, lòng thầm hứa: Chúng tôi không chỉ cố gắng mà phải làm bằng được. Nhưng, sao chỉ là một mỹ tục của làng Lập Thạch, hãy để nó trở thành một mỹ tục của mọi làng, mọi người.
Và tôi thầm nghĩ đến ngày mồng Một Tết năm sau, năm sau nữa, ở nơi tôn nghiêm, trang trọng nhất của mọi địa phương, mọi người cùng nhau hát vang bài Quốc ca dưới lá cờ Tổ quốc và trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tại sao không?
PHIÊN CHỢ NGÀY XUÂN:
Tờ mờ sáng mồng Ba Tết, bà Nguyễn Thị Ban (phường Đông Lễ, Đông Hà) đã trở dậy, rục rịch gánh đôi quang gánh ra chợ làng. Vài ba quả cau, dăm bảy lá trầu, rồi trứng, rồi muối và mấy lọn rau xanh trồng trong vườn nhà mà bà đã cẩn thận hái từ đêm hôm trước, tất cả đều tươi mới. Toàn những thứ quà quê dân dã vốn rất đầy đủ trong các gia đình những ngày Tết.
Nhưng người làng vẫn ra chợ, thậm chí còn đông và sớm hơn mọi ngày.
Người ta đến để bán, hoặc để mua một cái gì đó cho năm mới, hoặc cũng có thể chỉ là để được hòa mình vào không khí ấm áp của một phiên chợ ngày xuân. Và người bán cứ bán, người mua cứ mua, không kì kèo mặc cả và tuyệt nhiên không hề có cảnh chèo kéo, tiếng to, tiếng nhỏ với nhau, chỉ có những nụ cười trên môi là không bao giờ tắt.
Đây có lẽ là phiên chợ đặc biệt nhất trong năm bởi những giá trị vật chất của một hoạt động giao thương gần như không tồn tại. Người ta đến bán không phải để kiếm thêm chút tiền chi tiêu như mọi ngày và người mua cũng không hề quan tâm đến giá trị món hàng mà mình đang mua.
Người ta đến chỉ đơn giản là để được gặp nhau, được trao cho nhau những lời chúc năm mới an lành. Trao cho tôi mấy lá trầu làm lộc đầu xuân cùng với nụ cười thường trực trên môi thay cho lời chúc năm mới tốt lành bà Ban xởi lởi: “Quanh năm chợ búa đủ rồi, Tết nhất dẫu có lời lãi gấp 5, gấp 10 lần chũng chẳng ai cặm cụi làm gì. Gánh hàng ra chợ chỉ là cái cớ cho vui thôi”. Vâng, chỉ là cái cớ nên mặc dù mấy món quà quê dân dã đã được phân phát hết từ sáng sớm nhưng mãi đến xế trưa bà mới thủng thẳng về nhà. Quanh gánh trống rỗng nhưng lòng đầy ăm ắp niềm vui.
Tôi đã hơn một lần xuôi về Gio Linh, ngược lên Cam Lộ hay thậm chí lang thang về tận Triệu Đông (Triệu Phong) dự phiên - chợ - về - nguồn của người Bích La Đông (Chợ Đình Bích La, được tổ chức vào ngày mồng Ba Tết hàng năm) vào lúc 2 giờ sáng chỉ đơn giản để mua… một lá trầu, để một lần duy nhất trong năm không phải băn khoăn chuyện đắt hay rẻ món hàng mà mình đã mua.
Và mỗi lần như thế, tôi lại nhớ đến hai câu thơ: “Ra chợ mà lòng quên mua bán/ Chỉ nhớ trao nhau những nụ cười”. Mới hay, chợ quê, đó cũng là một nét văn hóa ở các làng quê trong những ngày Tết đến, Xuân về.
NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐIỆU ĐÀNG:
Bên ly rượu ấm nồng vào những ngày đầu xuân mới, anh Lê Cửu Long, Trưởng phòng VHTT thành phố Đông Hà, hồ hởi khoe với chúng tôi: “Với Đông Hà, đây là một mùa xuân đặc biệt, mùa xuân đầu tiên của thành phố. Vì vậy, thành phố Đông Hà sẽ cố gắng để tạo một không gian tươi đẹp, ấm cúng, một không khí đón chào năm mới thật ấn tượng, để lại nhiều cảm xúc và lòng tự hào trong các tầng lớp nhân dân về thành phố trẻ trung năng động của mình.
Các hoạt động lễ hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao sẽ được tổ chức quy mô hơn, phong phú hơn và rộng khắp cả ở trung tâm thành phố lẫn  các phường, các đơn vị cơ sở. Đặc biệt, ngoài những món truyền thống năm nay có một món khá mới lạ, đó là giải khiêu vũ thể thao (dancesport) lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn thành phố vào tối mồng Bốn Tết do Thành đoàn và Trung tâm TDTT thành phố phối hợp tổ chức”. Lại một cái đầu tiên trong rất nhiều cái đầu tiên đầy hứa hẹn của mảnh đất Đông Hà trong năm mới Canh Dần…
Trong không gian ấm cúng của hội trường UBMTTQVN thành phố, 12 đôi nhảy là những đoàn viên thanh niên trên địa bàn quyện hòa vào nhau trên những bước chân điệu đàng, những vũ điệu uyển chuyển, huyền ảo và tiếng nhạc sôi động. Cũng có Ban giám khảo, cũng có những bài thi và thứ hạng nhưng dường như chẳng ai quan tâm đến những giải thưởng bởi tất cả đến đây để giao lưu hơn là để tranh tài.
Đặc biệt, ấn tượng hơn cả là tiết mục nhảy giao lưu giữa khán giả và những người tham gia dự thi. Không ít khán giả là những cụ già đã hào hứng bước lên sân khấu, tay trong tay với các bạn trẻ để đắm mình trong những vũ điệu điên cuồng say của dancespost. Chị Phạm Thị Thu Hà, Bí thư Thành đoàn, phấn khởi: “Lần đầu tiên như thế là quá thành công. Điều đó khẳng định sức hấp dẫn thực sự của bộ môn này trong đời sống cộng đồng. Hãy để cho thành phố của chúng ta trẻ hơn từ những hoạt động như thế”.
Tôi cũng bắt chước mọi người bước lên sân khấu. Những bước nhảy còn lúng túng mà không hề thấy ngượng ngùng. Không, tôi đang đi trong những vũ điệu say mê của tâm hồn mình, trong sự hào hứng của lòng người đấy chứ.
Và thế là thành phố Đông Hà đã vào Xuân
N.T.C
Nguyễn Thế Chung
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 186 tháng 03/2010

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground