Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Khi sân khấu không tiếng vỗ tay

Đại dịch Covid-19 gây ra khó khăn rất lớn đối với nhiều ngành, nghề; trong đó văn hoá là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi các hoạt động văn hoá, nghệ thuật luôn phải dừng đầu tiên và mở lại cuối cùng mỗi khi dịch bùng phát vì đây là những sự kiện đông người. Hôm trước, nghệ sĩ trong Đoàn còn háo hức với sân khấu dàn dựng công phu thì ngay hôm sau phải tháo dỡ trong ngậm ngùi...

Nỗi niềm sau bức màn nhung

Các hoạt động nghệ thuật - giải trí đang phải “gồng mình” chống đỡ trước những tác động không nhỏ của dịch Covid-19. Có lẽ, chưa bao giờ, thị trường biểu diễn lại đìu hiu, ảm đạm đến thế. Nhiều chương trình nghệ thuật quy mô, dàn dựng công phu, luyện tập tâm huyết đã bị hủy hoặc lùi lịch tổ chức vô thời hạn. Sân khấu “buông rèm”, các sự kiện âm nhạc “vắng bóng”... Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của cán bộ, nhân viên, diễn viên, nghệ sĩ, kỹ thuật viên của các đoàn nghệ thuật nói chung và Đoàn nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị nói riêng; nhất là đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ trẻ, trong diện hợp đồng lao động.

Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Hồng Phong, Trưởng đoàn nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn đoàn có 36 người, trong đó biên chế sự nghiệp là 26 người, còn lại là hợp đồng 68 và hợp đồng từ nguồn thu của đơn vị. Từ khi xảy ra dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Đoàn. Năm 2020, Đoàn đã tạm dừng hợp đồng và chỉ có thể hỗ trợ anh em từ 1 - 1,5 triệu đồng/người/tháng. Tết Tân Sửu và quý I/2021, tình hình dịch bệnh có lắng xuống, Đoàn có hoạt động mới tập hợp anh em trở lại nhưng đến tháng 6/2021, Đoàn buộc phải quay trở lại tình trạng của năm 2020 là hỗ trợ cho đối tượng hợp đồng vì nguồn thu không có. 

Đào tạo được lực lượng diễn viên, nghệ sĩ đủ năng lực phục vụ cho các hoạt động nghệ thuật là quá trình rất lâu dài. Do đó, Đoàn cũng không thể cắt giảm lao động nên gần như đơn vị đang phải “gồng mình” chống đỡ với khó khăn, thử thách trong suốt thời gian qua. Ban lãnh đạo Đoàn cũng làm công tác tư tưởng, động viên anh em tham gia. Trong thời gian không đi diễn được vì dịch Covid-19, Đoàn chuyển qua tập huấn dân ca.

Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đỗ Văn Bình cho biết, văn hoá, nghệ thuật đã và đang là lĩnh vực truyền cảm hứng, tạo tinh thần tích cực cho nhân dân cả nước để đối phó với dịch bệnh. Biết bao bài hát, bài thơ, câu chuyện, bức tranh, hình ảnh đã được sáng tác trong mùa dịch. Hình ảnh các văn nghệ sỹ chung tay, làm gương quyên góp, chống dịch đã thực sự làm chúng ta ấm lòng, vững vàng hơn để vượt qua dịch bệnh. Dịch bệnh rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng một câu hỏi được đặt ra, hết dịch thì khả năng “hồi sức” của những văn nghệ sĩ sáng tạo này sẽ như thế nào nếu không được “văn ôn võ luyện”? Vì thế, Ban giám đốc Sở rất cố gắng để tìm một phương thức chuyển đổi phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Biểu diễn… online trở thành cứu cánh trong bối cảnh mới. Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Hồng Phong cho biết, năm nào gần đến Tết, anh em nghệ sĩ trong đoàn hào hứng với chương trình giao thừa bởi dự dàn dựng rất công phu với sự góp mặt của nghệ sĩ trong cả nước. Bên cạnh đó là được biểu diễn trước hàng ngàn khán giả. Tuy nhiên, giao thừa xuân Tân Sửu thì không thể thực hiện biểu diễn trực tiếp tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Sở VH-TT&DL đã xin chủ trương từ UBND tỉnh để chuyển sang diễn trực tuyến. Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử thành lập Đoàn biểu diễn một chương trình dài đến 90 phút mà không có tiếng vỗ tay của khán giả.

Chương trình “Giai điệu mùa xuân” biểu diễn trực tuyến với khán giả là đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện việc livestream. - Ảnh: M.T

Chương trình “Giai điệu mùa xuân” biểu diễn trực tuyến với khán giả là đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện việc livestream. - Ảnh: M.T

Lần đầu tiên Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị biểu diễn trực tuyến, thông qua livestream trực tiếp trên fanpage và kênh youtube của Đài PT-TH tỉnh. Chương trình cũng được ghi hình để phát lại trên các kênh của Đài PT-TH tỉnh. “Nghệ sĩ và công chúng luôn gắn bó với nhau như hình với bóng. Diễn xuất đòi hỏi phải có cảm xúc. Không có tiếng vỗ tay nghệ sĩ rất khó thăng hoa. Tuy nhiên, trong cái khó khăn chung, người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo riêng để phục vụ công chúng tốt nhất” - Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Hồng Phong chia sẻ.

Gieo tin yêu và hi vọng

Tối 24/7/2021, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đã có mặt trong buổi diễn phục vụ cán bộ y tế và 10.000 bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 (TP. Thủ Đức). Trên trang cá nhân, ông cho biết đây là buổi biểu diễn đặc biệt nhất trong cuộc đời nghệ sĩ. Ông thổi kèn, đầu đội tấm kính bảo hộ, mặt đeo khẩu trang khoét đúng chiếc lỗ để thổi cây saxophone.  Tiếng kèn tha thiết này vang lên trong đêm tối… Giữa những hỗn loạn, hoang mang, thấp thỏm mong ngóng tin tức của người thân, giai điệu “Quê hương” vang lên từ saxophone của người nghệ sĩ đã mang đến một sự xoa dịu lớn cho những bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến.

Với tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch”, bằng tài năng, sự sáng tạo, nhiều tỉnh, thành đã có bước chuyển đổi sang biểu diễn… online. Thông qua từng vở diễn, các nghệ sĩ, diễn viên đã truyền tải những thông điệp vừa mang tính tuyên truyền vừa hàm chứa giá trị nghệ thuật, tính nhân văn sâu sắc, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho người dân trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ David Hawkins (nghiên cứu luận án tiến sĩ đã được chuyển tải thành quyển sách “Power Vs Force”), đối với con người có tần số rung động cao hơn, nhiễm trùng hay các tác nhân kích thích nhỏ sẽ sớm bị loại bỏ. Các lý do gây ra tần số rung động thấp có thể là: Sợ hãi, ám ảnh, nghi ngờ; lo lắng, căng thẳng; ghen tị, giận dữ, thịnh nộ; ghét, tham lam; sự gắn bó hoặc nỗi đau… Cũng theo nghiên cứu này, trạng thái Giác Ngộ (với chỉ số 700 trở lên) là trạng thái tâm tuyệt đối mà chúng ta có thể tạm dùng ngôn từ như: tự do, rộng mở, phúc lạc... để diễn tả. Càng trở xuống thì các trạng thái càng trở nên bó hẹp hơn cho đến trạng thái co cụm nhất của xấu hổ với chỉ số 20. Như thế, việc Yêu thương, Mỉm cười, Chúc phúc, Cảm ơn, Chơi đùa, Vẽ tranh, Ca hát, Khiêu vũ… sẽ giúp chúng ta nâng cao tần số rung động và có thể nâng cao được khả năng miễn dịch trước bệnh tật.

Các nghệ sĩ hăng say tập luyện, sẵn sàng trở lại sân khấu để cống hiến cho khán giả.  Ảnh: M.T

Các nghệ sĩ hăng say tập luyện, sẵn sàng trở lại sân khấu để cống hiến cho khán giả. Ảnh: M.T

Nghệ thuật - bản thân nó không làm giảm một F0 nào, không đẩy nhanh tốc tộ tiêm vaccine. Nhưng nó quả thực đã tạo ra cảm xúc rất lớn, những cảm xúc giúp nâng cao tần số rung động. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, người dân cần được tiếp cận nhiều hơn với các loại hình nghệ thuật để được động viên tinh thần. Vậy hình thức nào là phù hợp?

Chuyển đổi số cho sân khấu

Dịch bệnh và thời gian phải gián đoạn có thể xem là bước chuyển mở ra hướng nhìn mới trong tư duy quản lý nghệ thuật, cũng như để người nghệ sĩ tập quen với hình thức biểu diễn phục vụ mới phù hợp với thời đại 4.0. Rõ ràng, với tình hình thực tế thì ngành văn hóa không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số nếu không muốn bị lỡ chuyến tàu rất quan trọng trong sự phát triển mới của văn minh nhân loại. Với nhịp sống hối hả khó thể đòi hỏi khán giả đến sân bãi thưởng thức nghệ thuật hoài, đặc biệt khi smartphone với quá nhiều kênh online đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.

Trở lại với biểu diễn nghệ thuật online, khán giả truyền thống với số lượng đóng khung đã biến mất. Không được trực tiếp biểu diễn dưới ánh đèn lung linh, rực rỡ của sân khấu; thiếu vắng tiếng vỗ tay, reo hò động viên, khích lệ của khán giả nhưng có rất nhiều người, thậm chí là hàng triệu, chục triệu người đã lắng nghe chương trình. Đối tượng khán giả cũng đa dạng hơn khi ở trong những căn phòng cách ly, ở trên giường bệnh. Tiếng nhạc, lời ca đã ghé vào an ủi họ, động viên họ.

“Chúng tôi cũng đang hướng đến việc Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị sẽ có những chương trình biểu diễn online thông qua hình thức hợp tác với Đài PT-TH tỉnh. Về lâu dài, có thể Đoàn cần tập huấn để lập fanpage và trực tiếp chia sẻ các chương trình biểu diễn trên mạng xã hội” - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đỗ Văn Bình nhấn mạnh.

Biểu diễn online đòi hỏi tự trong nội tại người nghệ sĩ sân khấu phải năng động, linh hoạt và mở rộng trao đổi nghiệp vụ chuyên môn mang tính tương đồng. Ðặc biệt, người làm công tác đạo diễn sân khấu phải cập nhật liên tục và vận dụng hợp lý những kiến thức dàn dựng, đạo diễn của truyền hình để có những sản phẩm ngày càng đẹp hơn, chỉn chu hơn, từng bước đi tìm và chinh phục khán giả hiện đại.

MINH PHƯƠNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 323

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground