Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ký ức tháng Tư

Q

uê tôi ở ngay bên bờ Nam sông Bến Hải. Khi tôi vừa chào đời cũng là lúc chiến tranh diễn ra ác liệt. Mỹ thiết lập hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra với con mắt thần Cồn Tiên, Dốc Miếu biến cả một vùng rộng lớn dọc theo bờ nam con sông Bến Hải thành vành đai trắng. Trong tầm ngắm của bom đạn Mỹ, Trung Sơn trở thành mục tiêu huỷ diệt, mạng sống con người trở nên quá mỏng manh.

Trước tình hình cấp bách Đảng và Nhà nước chủ trương sơ tán toàn bộ dân ra khỏi vùng chiến sự ác liệt. Từ tháng 5 năm 1967 cho đến đầu năm 1968, chia thành nhiều đợt, người dân Trung Sơn chủ yếu là phụ nữ, trẻ con và người già sơ tán ra các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá...Một số ở lại bám trụ địa bàn vừa chiến đấu vừa sản xuất. Những năm tháng ấy dù còn nhỏ nhưng tôi vẫn cảm nhận được rất rõ nỗi đau chia cắt và nỗi khát khao được đoàn tụ từ những người thân của mình.

Mỗi năm, cứ đến thời khắc này nhất là khi Gio Linh, Cam Lộ và các huyện, thị khác trong tỉnh tưng bừng kỷ niệm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng lòng tôi lại nôn nao. Cảm xúc của những ngày cuối cùng trên mảnh đất Tân Kỳ, Nghệ An như sống lại. Chúng tôi một lũ trẻ dù không hiểu mấy về thời cuộc vẫn sung sướng truyền tai nhau: Sắp về quê rồi! Đứng ngồi không yên, cả bọn rủ nhau ra giếng nước đầu làng đùa nghịch té nước vào nhau ướt sủng. Người lớn bồn chồn trước bao nỗi mừng vui xen lẫn lo âu. Tôi càng ngạc nhiên khi thấy người lớn đều khóc và băn khoăn tự hỏi tại sao lại khóc trước một niềm vui như thế. Tháng 4 năm 1973, theo những chuyến xe chúng tôi trở về quê hương.

Đến bây giờ trong tôi vẫn còn in đậm cảm giác lần đầu tiên trong đời được đi xa. Ngồi trong xe tôi quan sát thấy hai bên đường thấy những đồi cát chói chang, những bầy dê cheo leo trên các sườn núi. Thỉnh thoảng cả đoàn xe phải dừng lại để các chú công binh phá bom. Đường chỉ là những vệt mòn nham nhở vết cày xới và mùi thuốc súng còn vương vải khắp nơi. Từ Tân Kỳ về đến sông Bến Hải phải mất cả tuần lễ. Mấy đứa trẻ lóc nhóc trạc tuổi tôi không còn sức để đùa nghịch mà nằm bẹp dí trên xe. Sau những ngày ngất ngưỡng trên đường, cuối cùng chúng tôi đã về và nhìn thấy quê hương sau bao nhiêu năm xa cách. Cảm giác đầu tiên đập vào mắt là sự huỷ diệt. Cả một vùng rộng lớn mênh mông chỉ còn trơ lại những vệt cỏ tranh. Nắng dường như gay gắt hơn khi khắp nơi không một bóng cây. Chúng tôi ở trong những túp lều tạm rồi sau đó bứt cỏ tranh chặt tre để dựng nhà. Về đến quê hương mới biết chiến tranh chưa kết thúc, ba tôi vẫn còn cầm súng, đâu đó vẫn còn vọng lại tiếng súng nổ. Người làng tôi bắt đầu công cuộc kiến thiết khi quê hương Quảng Trị chưa được giải phóng hoàn toàn, một số xã của huyện Hải Lăng còn nằm dưới sự kiểm soát của quân địch. Tháng 4 năm 1973 với Gio Linh quê tôi là cột mốc, là sự khởi đầu một chặng đường xây dựng phát triển.

Những năm tháng đầu tiên thật khó khăn, Kinh Môn vốn là vùng đất đỏ ba zan trồng được rất nhiều loại cây. Tôi vẫn thường nghe nội kể lại ngày trước bom đạn Mỹ chưa tàn phá quê tôi là nơi cây cối rậm rạp, đi chơi từ nhà này sang nhà khác không cần phải che nón. Mùa bưởi người ta hái xuống xâu thành từng chuổi mang xuống chợ bán, mùa mít quả chín trên cây không ăn hết rơi xuống thơm nức cả một vùng. Vậy mà sau mấy năm bom Mỹ cày xới làng tôi tịnh không có một bóng cây, có chăng chỉ còn vài gốc mít cháy sém. Mặt đất chi chít những hố bom, hố nào hố nấy nước xanh leo lẻo. Người nông dân bắt đầu công cuộc khai hoang trên nền đất cũ với khó khăn gấp ngàn lần cha ông thuở trước. Mỗi nhát cuốc bổ xuống là lúc họ đối diện với thương tật và cái chết bởi bom đạn Mỹ còn vương vãi khắp nơi. Tháng 5 năm 1973 khi cuộc sống của người dân từ vùng sơ tán trở về chưa ổn định, công cuộc khai hoang đã bắt đầu. Khó khăn chồng chất bởi lớp đất phù sa đã bị bom đào sâu cày xới phủ lên tầng đất sét bạc màu trồng cây gì cũng không lên nổi, năng suất lúa cao nhất cũng chỉ đạt 900kg/ha.

Chúng tôi vật vã đi qua những tháng ngày đói kém. Lương thực bình quân đầu người chỉ 115kg/năm (bao gồm cả màu quy thóc), nhiều gia đình đã phải bỏ quê hương đến lập nghiệp ở những vùng đất mới. Cuộc sống sinh hoạt quá nhiều thiếu thốn, mùa hè mỗi người một chiếc quạt nan, giấc ngủ đến mới nhọc nhằn bởi cứ thiêm thiếp là chiếc quạt nan rời khỏi tay, mồ hôi lại đầm đìa như tắm. Mùa đông chiếc màn muỗi được kéo xuống để đắp thay chăn, lạnh buốt thấu xương. Có lẽ khát vọng của thế hệ trẻ chúng tôi được nuôi dưỡng từ những năm tháng khó khăn gian khổ ấy nhưng chúng tôi tự hào là một thế hệ có rất nhiều người đã trưởng thành.

Thời gian trôi qua thật nhanh bây giờ đã là mùa xuân thứ 40 Gio Linh hoàn toàn giải phóng. Trung Sơn đã đổi thay quá nhiều. Để có được thành quả như ngày hôm nay người dân đã phải đổi bằng máu và nước mắt. Trải qua nhiều sự thử nghiệm mới tìm được hướng đi đúng cho một vùng quê nghèo vốn không được thiên nhiên ưu đãi. Tôi không muốn nói đến sự đổi thay bằng những con số nhưng có lẽ cũng cần điểm qua một vài chi tiết bởi chính những con số này đã làm thay đổi diện mạo quê hương, làm cho một thế hệ trạc tuổi tôi ngày ấy bây giờ nghe kể lại như là chuyện cổ tích. Lương thực bình quân đầu người trên 900kg/ năm. Thu nhập bình quân đầu người trên 13.000.000 đồng/ năm. Những cái tên gắn liền với tuổi thơ chúng tôi như Đá Mài, Trầm Sắn, Bến Lược cách đây chưa đến 15 năm chỉ là những vùng đồi hoang, cây dại mọc lúp xúp giờ đây đã mang một diện mạo khác hẳn. Xen lẫn giữa những cánh rừng thông rừng tràm là cao su bạt ngàn nối tiếp nhau đến tận dãy Trường Sơn. Mùa cao su thay lá, từng hàng cây thẳng tắp tạo nên một phong cảnh lãng mạn đẹp đến mê hồn. Cao su đã đem đến cho người nông dân Trung Sơn một cuộc sống  khá hơn hẳn, có những hộ gia đình ở Kinh Môn, An Xá hàng năm thu nhập từ cao su lên đến hàng trăm triệu đồng...

Trung Sơn vừa có thế mạnh về cây công nghiêp, vừa có thế mạnh về cây lương thực, hoa màu. Cả một vùng rộng lớn ruộng lúa phì nhiêu của các thôn Kinh Thị, Võ Xá và những diện tích thuộc vùng hạ lưu đập Kinh Môn được hình thành bởi công cuộc san lấp hố bom giờ đây cho năng suất gấp sáu đến bảy lần, cá biệt có nhiều giống lúa gấp tám lần. Khái niệm đói giáp hạt ngày hôm nay đã trở nên xa lạ. Cái đích vươn tới không còn là đủ ăn, đủ mặc mà những thành quả cao hơn về đời sống vật chất, tinh thần. Sự đổi thay thấy rõ trong từng thôn xóm. Nhà tranh vách đất giờ đây không còn nữa, thay vào đó là nhà xây mái ngói khang trang, có những ngôi nhà được xây đến cả tỷ đồng.

Ở Trung Sơn các phong trào phát triển rất mạnh. Không cứ gì dịp lễ, tết các cuộc giao hữu bóng đá, bóng chuyền, giao lưu văn hóa, văn nghệ vẫn diễn ra thường xuyên. Trung Sơn là một trong những xã đầu tiên của huyện Gio Linh phát động xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi và quỹ bảo trợ trẻ em. Xã luôn hướng đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi và hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay trong mỗi thôn đều có lớp thể dục dưỡng sinh, chiều chiều các cụ tham gia hoạt động văn hoá, thể thao vui vầy cùng con cháu.

Cũng như những vùng quê khác trên mảnh đất Quảng Trị, 40 năm sau ngày giải phóng Trung Sơn đã tiến một bước dài song vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Trung Sơn phải nỗ lực vượt bậc. Ông Hồ Ngọc Thanh một người đã có hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch và hiện nay là Bí thư Đảng ủy xã tâm sự: “Đời sống đã khấm khá hơn nhưng khát vọng của người dân Trung Sơn không thể dừng ở đó. Mục tiêu của chúng tôi là xóa bỏ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người phải đạt đến 20 triệu đồng trên năm…”. Với những thành quả đạt được tin chắc rằng Trung Sơn sẽ hoàn thành kế hoạch này trong một tương lai không xa.

T.N 

 

 

 

 

Thúy Ngọ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 211 tháng 04/2012

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

3 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground