Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 21/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Một đêm ở vùng tuyến lửa

Vào bộ đội tôi được biên chế vào C2 D4 E336 F308b. Đây là đơn vị tăng cường, hầu hết tân binh tuyển ở đồng bằng Bắc bộ và một số tỉnh lân cận. Sau ba tháng luyện tập khẩn trương, ngày càng tăng nặng, vòng vèo hành quân từ Thái Bình ra Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, sư đoàn hạ trại. Chính  trị viên đại đội nói với chúng tôi: Toàn đơn vị được nghỉ phép 7 ngày, phải tập trung đúng ngày giờ để hành quân làm nhiệm vụ mới. Chúng tôi hiểu rằng sau đợt nghỉ phép này toàn đơn vị sẽ vào Nam chiến đấu.
Được nghỉ phép, các chiến sĩ vui mừng và tranh thủ thời gian. Họ tập hợp thành tổ cùng làng, cùng xóm, xốc vội ba lô, qua hậu cần nhận gạo và một số tiền phụ cấp ít ỏi rồi lên đường. Có nhóm chỉ mười phút là làm xong công việc chuẩn bị. Họ chào nhau bằng những cái vẫy tay và những nụ cười rất tươi. Trước giờ ra trận được về thăm nhà là phần thưởng lớn, là niềm vui sướng của người chiến sĩ. Không ai nói nên lời nhưng một số người trong số họ có cảm nhận rằng, rất có thể đây là lần cuối cùng họ gặp mặt người thân. Vì thế, từ Thuỷ Nguyên, Hải Phòng phải đi bộ một quãng đường rất xa về Thái Bình, Nam Định họ vẫn hăm hở lên đường. Những người ở xa phải đi bộ ba ngày thâm đêm mới về tới nhà và phải mất ngần ấy thời gian trở lại đơn vị. Bảy ngày phép họ chỉ ở nhà được một ngày. Dù chỉ gặp mặt người thân được vài tiếng rồi lên đường họ vẫn về. Để tranh thủ tối đa thời gian đi cho được mỗi ngày 50km họ sẽ vào nhà dân nấu ăn một bữa nắm theo một đùm cơm, đến bữa sau vừa đi vừa ăn
Tôi hỏi chính trị viên:
- Nhỡ một ai đó không trở lại thì sao?
Ông nói:
- Có thể có điều đó nhưng chỉ là cá biệt, hãy tin tưởng ở họ.
Các sách binh pháp xưa của ta và của Trung Quốc đều dạy: “Lúc nhận lệnh - quyên bạn bè, lúc lên đường - quên vợ con, lúc xung trận - quên bản thân”. Người lính của Cụ Hồ được giáo dục hoàn toàn khác: Lúc nhận lệnh, lên đường, xung trận, phải luôn nhớ tới bạn bè, gia đình, bản thân và Tổ quốc. Sự linh thiêng đó cho người lính sức mạnh, chiến đấu bằng tâm hồn phong phú, bằng nhận thức tự giác địch ta, vinh quang và cay ®¾ng, hiểu rõ ý nghĩa của chiến tranh vệ quốc và sự hy sinh cần thiết. Những người lính chúng tôi không phải là những sát thủ vô cảm, giết người như những cái máy, lạnh lùng vung gươm, nếu phải ngã xuống cũng lạnh lùng từ giã câi đời, không hiểu vì lý do gì, vì ai mình phải chết. Chúng tôi được trang bị đầy đủ về lý tưởng ®ộc lập tự do, rèn đúc thành vàng lòng yêu nước, yêu dân tộc, lòng trung thành tuyệt đối với nhân dân, với Tổ quốc. Đó là sức mạnh vô song cho chúng tôi chiến thắng. Đội ngũ những người lính có tâm hồn sinh ra những anh hùng và những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ lính, để lại cho đời sau những tác phẩm bất hủ.
Bảy ngày sau các chiến sĩ trở lại đơn vị. Chính trị viên biểu dương dưới cờ và cho biết rằng: Toàn sư đoàn (hơn một vạn chiến sĩ) không một người vắg mặt. Chúng tôi vỗ tay hoan hô vang dậy. Đây là một bằng chứng không nhỏ thể hiện ý thức tự giác và kû luật cao của toàn sư đoàn, các đạo quân phi nghĩa không thể có được.
Cùng tiểu đội với tôi có Ước là giáo viên cấp hai. Cũng như chúng tôi anh vừa nhận được năm đồng phụ cấp hàng tháng. Số tiền ấy chỉ đủ mua một bánh xà phòng, một hộp kem đánh răng và một chiếc khăn mặt. Anh kẹp năm đồng ấy vào thư gửi về cho vợ. Vợ anh vừa sinh con chưa đầy tuổi. Thư anh có đoạn: “…Không như trước hàng tháng anh có lương gửi về cho em. Bây giờ anh chỉ có năm đồng phụ cấp của lính. Em hãy mua cho con một hộp sữa nước và nói với nó rằng: Đây là quà của ba trên đường ra trận…”
Được nghØ một ngày lấy lại sức, toàn đơn vị chúng tôi lên đường. Ngày nghØ ấy thật là vui. Mọi người kể cho nhau chuyện nghØ phép: Mẹ và người yêu gặp lại không cầm được nước mắt. Bà con kéo đến đầy nhà. Mấy thằng bạn nói đợt sau lên đường với mình hẹn gặp nhau ở chiến trường. Cô ấy nói sẽ chờ tớ đến ngày thắng lợi cuối cùng, dù đầu bạc, dù tớ hy sinh, mày thấy sướng chưa? Thằng em út tớ thì lại bảo: “Anh vào trận đánh Mỹ lấy được nhiều súng, gửi về cho em một khẩu bắn máy bay”. Nó còn nhỏ, cứ tưởng rằng đánh giặc lấy được cái gì là của mình cái đó. Thấy mọi người có súng bắn máy bay nó thèm…
Trong b¶y ngày toàn đơn vị về phép, nhà quá xa không về được, tôi ở lại trông kho quân nhu cùng trung đội phó hậu cần và một tiểu đội nuôi quân nữ do trung sĩ Xiển chỉ huy. Cô đã  ba năm tuổi quân và đang có đơn tình nguyện ở lại phục vụ quân đội. Xiển làm hậu cần trong một đơn vị huấn luyện quân của bộ. Cô nói: - Em đã tiễn nhiều đợt bộ đội vào chiến trường như các anh nhưng chưa gặp một người trở lại. Các anh ấy nói: “chiến thắng mới trở về”. Ngày ở nhà, con trai rất khó tiếp cận em, thậm chí có người nói em kiêu kỳ, khó tính. Vào bộ đội em trở nên đa c¶m. Đợt nào các anh đi, em cũng nặng lòng với một người. Nhìn các anh, em thấy trong sáng quá, rất đáng mặt trai thời loạn. Bọn em đã nhiều lần viết đơn xin ra chiến trường với các anh nhưng không được chấp nhận. Sau này thế nào em cũng lấy một người chồng bộ đội, nếu anh ấy ở chiến trường chiến thắng trở về thì rất tốt, dẫu là thương binh.
Hôm ấy là mùa hè, đã 6 giờ chiều trời vẫn còn rất sáng. Sư đoàn chúng tôi hành quân. Nhìn lại đội ngũ vượt lên bằng nhiều tuyến trùng trùng điệp điệp, quân trang mới toanh, vũ khí hùng mạnh, tôi cảm thấy tự hào. Tôi nhớ lại ngày các bậc cha anh tổng khởi nghĩa 1945 đa phần là giáo mác, gậy tầm vông. Ngày quân ta lên Điện Biên Phủ, người lính bộ binh mang trên vai những khẩu súng trường trung chính nặng nề, bắn phát một. Bây giờ chúng tôi ra trận tất cả đều có tiểu liên AK, nhiêu trung liên, đại liên gọn nhẹ, nhiều B40, B41 chống tăng và nhiều vũ khí tối tân khác, mới toanh, lấp lánh ánh thép. Vậy là từ chân đất lầy bùn, từ ẩn nấp đánh du kích với địch, chúng ta vụt đứng lên đánh giáp mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất trái đất. Với sức mạnh sắt thép chúng ta có, với ý chí người lính hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, chúng ta đã làm cho kẻ thù thất bại hết trận này đến trận khác, buộc chúng phải đến bàn hội nghị Pari mong tìm kiếm con đường tháo chạy đỡ mất mặt nhất. Khi sư đoàn chúng tôi có mặt ở chiến trường, sẽ thêm một quả đấm thép làm lệch thêm cán cân lực lượng về phía chúng ta. Đoàn quân đi như trẩy hội.
Thật là cảm động, hàng chục ngàn nhân dân, nam nữ thanh niên, mẹ già em nhỏ, tưởng như cả huyện Thuỷ Nguyên đều đổ ra đường đưa tiễn chúng tôi. Thời bấy giờ người Thuỷ Nguyên không tặng hoa cho bộ đội nhưng nhiều người mang theo quà, phần lớn là trái cây vườn nhà: quả na, quả ổi, chuối, cam…Hai em nhỏ lặc lè khiêng một thùng nước chè xanh. Một cụ già lưng còng, tay chống gậy, tay xách một bình nước trà đậm và mấy cái tách mắt trâu. Nhiều nữ thanh niên gánh cả một đôi thùng nước chè lớn…
Toàn sư đoàn được lệnh giải lao theo tư thế đứng nguyên hàng ngũ để chia tay với dân. Chúng tôi ai cũng có quà, trái cây và một bi đông nước chè xanh đậm. Tôi uống với cụ già liền một mạch ba tách trà đậm. Đó là ba tách trà tôi cảm thấy ngon nhất trong cuộc đời thưởng ngoạn trà của tôi, dù sau này nhiều lần tôi được uống trà Tân Cương, trà núi đá Mù Cang Chải. Xung quanh tôi bà con đang tíu tít căn dặn bộ đội: “Các con đi mạnh giỏi! Các anh phải đánh thắng! Nhớ lập nhiều chiến công nghe con …” Cụ già nắm tay tôi:
- Nếu còn trẻ như con, ta cũng ra trận, tiếc quá!
Tôi được một bà già rót cho một bi đông đầy nước chè xanh. Đây là hậu phương, nước chè xanh không thiếu nhưng tôi uống dè bi đông nước chè xanh ấy, cứ sợ  hết mất. Một chiến sĩ cùng tiểu đội với tôi, ăn mấy quả na do một em gái tặng, để giành hạt, mỗi chặng nghØ dọc đường hành quân lại chọc lỗ tra hạt na xuống, mong sau này ở đó sẽ mọc lên những cây na xanh tốt tình em gái.
            Đường ra trận mặc dầu hết sức gian khổ nhưng thực sự là đường trẩy hội đi giữa lòng dân. Chúng tôi cảm nhận cả đất nước cùng đi theo. Ở chặng nghØ nào cũng được nhân dân chờ đợi đón tiếp, lúc lên đường, được đưa tiễn ân tình. Có một đêm trời mưa rất nặng, kéo dài, tôi vừa đi vừa vuốt mặt. Gần sáng chúng tôi mới đến một địa điểm không biết là thôn xã nào, chỉ biết thuộc tỉnh Hà Tây. Nhân dân trong xã vẫn đứng đợi chúng tôi ở sân kho hợp tác. Dưới trời mưa tầm t·, chúng tôi hát vang bài ca “Vì nhân dân quên mình”. Nhân dân cùng hát theo. Sau đó các cô gái đưa từng tiểu đội về nhà của họ nghØ. Khi chúng tôi ngủ dậy, áo quần ướt của chúng tôi đã được giặt sạch, đang được treo phơi. Các bà mẹ lại cùng chúng tôi thổi cơm, nhặt rau. Các em nhỏ tíu tít đi hái lá chè xanh nấu nước.
            Để bảo đảm bí mật và rèn luyện lính, chúng tôi thường hành quân đêm. Vào đến Thanh Hoá, trời không trăng sao, tối đen như mực, chúng tôi đi giữa rừng đại ngàn, theo đường mòn ngoằn ngoèo, hiểm trở của đồng bào dân tộc. Người sau phải bám sát người trước. Để biết được hướng đi, chúng tôi nhặt những mảnh củi mục có lân tinh cắm lên ba lô người đi trước, cứ theo chút ánh sáng ma trơi chấp chới đó bước bừa. Thỉnh thoảng có người ngã uỵch xuống đất. Lại được một trận cười:
            - Thế nào, chộp được con ếch có lông hay không có lông?
            Chúng tôi cứ nguyên giày dép quân trang vượt hết con suối này đến con suối khác. ¸o quần ướt đi bộ dăm cây số lại khô, lại vượt suối. Có những suối nước sâu ngang ngực, chúng tôi đội ba lô và súng lên đầu, tay rờ vào sợi dây rừng giăng ngang qua suối lò dò đi. Sau chín giờ hành quân liên tục như vậy chúng tôi được lệnh nghỉ lại giữa một cánh rừng nguyên sinh. Ôm súng nằm lên võng rồi mới thấy lạnh như cắt thịt. Suốt chặng đường dài hành quân, vượt suối, luôn ướt nước, hơi lạnh từ khe sâu, núi đá phả lên, sương dày đè xuống. Muôn vàn những tiếng côn trùng và thú rừng lạ lẫm rền rÜ, hú kêu. Dù mệt, gần sáng tôi mới chợp mắt được, đã nghe đại đội trưởng báo thức. Bộ đội hì hục đào bếp Hoàng Cầm nấu cơm. Các trung đội trưởng bám sát kiểm tra, có một tia khói bay lên là tắt lửa đào bếp lại. M­êi ngµy hµnh qu©n liªn tôc chóng t«I ®­îc nghØ mét ngµy. Ngày nghØ của chúng tôi là hai buổi học chính trị, nghe thông báo tình hình chiến trường, đọc báo và ca hát. Cậu Biển ở trung đội tôi có giọng hát ọ ọ như bê kêu, nhưng buổi hát tập thể nào cũng đóng góp một bài. Biển thuộc rất nhiều bài hát và hát khổ hơn kéo cày. Trước khi hát bao giờ cũng xắn tay áo, xắn cao ống quần, chân tay múa máy như sắp đánh võ, gân xanh nổi từng cục ở cổ. Tiết mục của Biển, cả đơn vị cười chảy nước mắt. Nghe quen dần, buổi văn nghệ nào chưa có tiết mục của Biển là chưa thể kết thúc.
            Đêm dừng lại ở Sim, có vùng núi Nưa, nơi căn cứ địa của Triệu Thị Trinh, chúng tôi được báo tin: Máy bay Mỹ vừa bị bắn rơi, phi công nhảy dù xuống vùng núi. Vừa mờ sáng, máy bay ào đến rất đông, chúng bay tầm thấp, ném bom và bắn vung vãi một vùng rộng quanh núi, hòng tìm kiếm phi công và đánh chặn những người vây bắt. Chúng tôi được lệnh bất động, chỉ có một khẩu đại liên được kéo lên núi đánh lạc hướng địch. Hình như được “sổ lồng” khẩu đội đó bắn rất quyết liệt. Lũ máy bay quây vào đánh trả. Tôi bị kích động, mượn cây trung liên của Đản bấm ba phát. Đại đội trưởng vốn rất thương lính nhưng cũng rất nóng, ông ló đầu ra khỏi bụi dầu sở quát:
- Chưa được lệnh tao, thằng nào bắn?
Tôi ngóc đầu lên khỏi hào cười nịnh:
- Ngon quá mà, đại đội trưởng!
Ông bò đến chỗ tôi nhăn nhó:
- Anh phải làm gương cho bọn lính trẻ. Phải bí mật tuyệt đối đường hành quân. Vào trong đó (ông chỉ vào Nam) tha hồ bắn.Bộ binh Mỹ hẳn hoi.
            Sau trận đó, phi công Mỹ nhảy dù bị bắt nhưng khẩu đội đại liên hy sinh hai đồng chí, một bị thương. Đó là ba chiến sĩ đầu tiên của sư đoàn chúng tôi bị thương vong trên đường ra trận. Mộ của các anh được đắp bên chân núi Nưa, nơi một thời ầm vang tiếng hô giết giặc của quân Bà Triệu.
            Đêm hành quân thứ 19, vào miền tây Nghệ An. Nhân được nghØ, tôi sang xã bên xin nước chè xanh về nấu, tình cờ  gặp một loạt thương binh nặng từ chiến trường đưa ra. Thân thể họ quấn nhiều băng trắng, máu và thuốc đỏ loang lỗ. Tất cả đều nằm thiêm thiếp, mệt mỏi. Phần lớn những chiến sĩ này đều cụt tay hoặc cụt chân. Vậy là song song với đường ra trận có một tuyến đường chuyển tải thương bệnh binh ra. Tôi ngồi xuống cạnh một chiến sĩ cụt cả hai tay. Anh hỏi trước:
            -Vào hay ra?
            - Vào, đang vào!- Tôi trả lời.
            - Trong đó cực kỳ ác liệt. Đây chỉ là một bằng chứng nhỏ. Nhìn thế này sợ không?
            - Không - tôi nói - có những chiến dịch ta huỷ diệt đối phương từng tiểu đoàn, trung đoàn, đánh tan rã cả sư đoàn. Đương nhiên cũng có trận chúng huỷ diệt ta cả đơn vị lớn
            Anh gật đầu :
            - Nhận thức như vậy là đúng, hoả lực của chúng đặc biệt là phi pháo mạnh nhất trái đất này. Cốt yếu là không sợ. Giữ vững được tinh thần sẽ tìm ra cách né tránh và đánh trả..
            Tôi hỏi:
- Bị nặng thế này trong anh em có ai nn không?
Anh nói:
- Trong đau đớn tột cùng của thể xác, thần kinh bị chấn động mạnh của bom, pháo, làm sao tránh khỏi đôi lời nhưng thời gian đi qua tất cả rồi sẽ ổn.
Anh chúc tôi bình an. Theo thói quen, tôi chìa tay ra. Anh chìa cho tôi cái đoạn cánh tay còn lại quấn băng trắng. Tôi rờ nhẹ vào đó, không dám lắc. Đấy là cái bắt tay đồng đội độc nhất vô nhị, suốt đời tôi không thể quên, võa th©n ¸i, võa rÊt ®au lßng.
            Một đêm ở đông Trường Sơn thuộc miền tây Hà Tỉnh, tôi vấp một tảng đá ngã mạnh xuống đất, chiếc quai ba lô bị đứt. Nhìn thấy ánh đèn le lói cách đấy không xa, tôi ôm ba lô chạy vào để có ánh sáng buộc lại. Đây là một lán nhỏ quân y, trong lán chỉ có một cô gái khuôn mặt rất dÔ thương. Đầu cô gối lên ba lô, nằm trên một tấm vải trắng và đắp một tấm băng trắng. Em nói:
- Cuối cùng anh đã đến.
Tôi hỏi:
- Anh ư? Làm sao em biết trước?
- Anh biết vừa rồi em nghĩ gì không? Một hoàng tử mặc áo lính, khoác AK, đầu đội mũ tai bèo đã đến với em. Hoàng tử hôn em.
Tôi cười:
- Hoàng tử phải cưỡi ngựa bạch, mặc áo gấm, đội mũ cánh chuồn.
- Không! Hoàng tử của em phải mặc áo lính.
Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt âm thầm rơi xuống. Vậy là em không nói đùa.
Em bảo tôi kéo tấm chăn trên người em xuống. Thật không ngờ và xúc động, chân trái em bị cụt trên mắt cá, chân phải bị cụt trên đầu gối, tấm thân bầm dập quấn chặt trong nhiều lớp băng, máu đỏ thấm ra ngoài.
Em nói:
- Ở các lán bên kia còn nhiều thương binh nữ. Chúnh em là thanh niên xung phong của nhiều mặt trận phía trong mở đường cho các anh ra trận, bị thương, được gom về các binh trạm và chë ra điều trị ở đây.
 Em bảo: “Hãy ở đây với em trong đêm nay”. Thật khó cho tôi quá, đơn vị đang hoả tốc ra chiến trường. Nhưng đây là đồng đội, là em gái chưa bao giờ được yêu. Em đổ máu, hy sinh tuổi thanh xuân cho chúng tôi làm nên chiến thắng. Là hoàng tử cổ tích đã hiện diện, không thể làm em thất vọng, tôi quyết định ở lại, ngày mai sẽ đuổi theo đơn vị. Tôi biết đơn vị tôi sẽ dừng lại nghỉ cách chỗ này 5km
- Chúng ta sắp chiến thắng rồi phải không anh?
- Đúng! Chúng ta đang tìm cách kết thúc chiến tranh. Chúng nó đang tìm cách đầu hàng nh­ng ë trong t­ thÕ đỡ nhục nhã nhất.
- Ngày ấy phải không anh, Hà Nội sẽ bắn pháo hoa chào mừng chiến thắng, mừng hoà bình, boa nhiêu người sẽ khóc mừng vui tự hào. Anh nhớ đến đưa em đi xem pháo hoa. Em chưa được một lần xem bắn pháo hoa nhưng nhìn thấy trong phim, thủ đô Liên Xô bắn pháo hoa mừng ngày chiến thắng phát xít Đức. Ngày ấy huy hoàng biết bao!
Tôi nằm xuống nhẹ nhàng ôm em không dám cử động mạnh làm em đau. Dù như thế cả hai chúng tôi đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em nói rằng: Đây là lần đầu tiên em được nằm trong vòng tay của một người con trai. Tôi nói rằng: Anh cũng vậy. Lần đầu tiên anh được ôm một người con gái. Đây là một đêm chiến tranh ở vùng tuyến lửa. Tiếng máy bay xa ầm ì, tiếng máy bay gần gầm gào. Bom dội phía con đường chúng tôi vừa đi qua. Đại bác gầm ở con đường phía trước. Ngày mai chúng tôi sẽ vượt thượng nguồn sông Bến Hải, sẽ đặt chân lên miền Nam thây yêu, sẽ đối mặt với bộ binh và xe tăng Mỹ ngụy, sẽ khốc liệt những tôi không suy nghĩ nhiều về chuyện đó. Trong giấc mơ thiếp đi bất chợt, tôi và em tung tăng trong một cánh rừng hòa bình, bốn bề hoa bướm dập dìu, những áng mây sà xuống huyền ảo xung quanh.
Mờ sáng, tôi chấm khô giọt nước mắt trên mi em, gửi lại một nụ hôn nhẹ nhàng, lưu luyến. Tôi đuổi theo đơn vị, mang theo tình em gái đi tới ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh.
Sau ngày chiến thắng tôi về Hà Nội, việc trước tiên là lên hà Bắc tìm em những không gặp. Thông tin cuối cùng tôi được biết đợt ấy trạm xá bị máy bay đánh, em trúng bom, nhân dân Quảng Trị chôn cất, gia đình chưa có điều kiện vào tìm mộ. Tôi thương xót em đến quặn lòng. Tôi nhớ lại mấy câu thơ của Vũ Cao: “Anh đi bộ đội sao trên mũ/ mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.” Ngỡ như nhà thơ viết cho riêng tôi và em.
Đêm Hà Nội bắn pháo hoa mừng chiến thắng, tôi xen sát đến bên bờ Hồ Gươm. Từng chùm pháo hoa bay lên, nhiều sắc màu rực rỡ, bung rộng. Cả Tổ quốc nhìn lên bầy trời, những giọt nước mắt sung sướng rơi xuống. Quang cảnh đúng như em ước đoán.
Tôi cảm thấy ở đâu đó bên tôi, em đang ngước lên bầu trời Hà Nội đôi mắt ngầy thơ, xoe tròn.
Em ơi, đất nước đã bình yên!
                                                 Hà Nội 1975- Quy Nhơn 2008
                                                                   L.V.T
Lê Văn Thê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 182 tháng 11/2009

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

22/04

25° - 27°

Mưa

23/04

24° - 26°

Mưa

24/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground