Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhờ Đảng, thay đổi tập quán để cuộc sống đủ đầy - Kỳ 2: Đảng viên phải dám nghĩ khác, làm khác để vươn lên làm giàu

Sự quan tâm của các cấp chính quyền và thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, nhiều năm qua, cùng với nỗ lực của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là lực lượng đảng viên trẻ luôn tiên phong, dám nghĩ khác, làm khác, thay đổi tư duy trong sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế vươn lên làm giàu…

Nhấp vội ly cà phê nơi phố huyện tôi theo chân Hồ A Phiên, đảng viên trẻ người Vân Kiều (thôn Thuận 5, xã Thuận, Hướng Hóa) lên nương chuối xanh mướt trên lưng đồi. Cung đường chừng hơn 10 km kéo chúng tôi xích lại gần nhau hơn qua những câu chuyện về bản làng, chuyện gia đình, học hành, nhiều nhất vẫn xoay quanh chuyện khởi nghiệp của lực lượng thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền rừng núi biên giới. Theo Phiên, cuộc sống khó hay dễ đều do ở mình mà ra, làm gì cũng phải có quyết tâm, tính toán, quan trọng hơn là bản thân phải mạnh dạn, quyết đoán, nghĩ khác, làm khác và đã làm gì phải theo đến cùng thì mới mong thay đổi cuộc đời.

Hồ A Phiên kiểm tra vườn chuối đang ra hoa lứa đầu tiên - Ảnh: T.A

Hồ A Phiên kiểm tra vườn chuối đang ra hoa lứa đầu tiên - Ảnh: T.A

Vừa dẫn chúng tôi tham quan vườn chuối phía chân đồi soi bóng bên dòng Sê Pôn xanh mát Phiên vừa tiếp chuyện: Năm 2016, anh xây dựng gia đình nên bố mẹ cho hai vợ chồng được quyền sử dụng số diện tích đất trồng cây lâm nghiệp chừng 3 héc ta. Được tự chủ diện tích đất đai rộng lớn, Phiên mạnh dạn bắt tay vào phát triển kinh tế theo hướng đi của riêng mình. Sau nhiều ngày đêm đắn đo suy nghĩ bàn bạc cùng vợ, anh quyết định gieo trồng vườn chuối mật mốc trên diện tích đất sẵn có, bởi theo Phiên đây là giống cây dễ trồng, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, thị trường đầu ra lại dễ dàng. Dự định là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện anh đã gặp rất nhiều khó khăn và đồng vốn vẫn chính là rào cản lớn nhất trong công việc cần làm. Năm đầu tiên chạy vạy vay vốn khắp nơi từ bạn bè, người thân, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chỉ trồng được gần một ngàn gốc chuối. Cứ thế, vừa làm, vừa lấy ngắn nuôi dài, cố gắng trong khó khăn, sau gần hai năm vườn chuối đã cho thành quả ban đầu khi thu hoạch xong, trừ tất cả chi phí còn lãi ròng trên hai mươi triệu đồng.

Thành công ban đầu đã giúp Hồ A Phiên thêm vững chí để tiếp tục đầu tư cho diện tích còn dang dở và tìm cách nâng cao hiệu suất sử dụng đất cũng như tăng năng suất cây trồng. Mạnh dạn hơn anh quyết định mở rộng đầu tư bằng cách thuê đất của những hộ dân bên nước bạn Lào để trồng thêm 4 héc ta cây giống. Nhưng khi chưa kịp tận hưởng niềm vui quả ngọt thì đại dịch Covid-19 ập đến gây thiệt hại cho anh suốt 3 năm hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, cú vấp ban đầu ấy không làm người thanh niên trẻ nhụt chí mà càng làm Phiên quyết tâm vượt khó. Đại dịch lắng xuống, anh nhanh chóng phục hồi sản xuất và đến cuối năm 2022 A Phiên đã thu lợi nhuận từ những vườn chuối hơn bảy mươi triệu đồng.

Khi tôi hỏi về sự ảnh hưởng của đại dịch Covid với thời gian dài Phiên có bí quyết gì để bảo vệ thành quả đầu tư trên đất bạn Lào? Hồ A Phiên cười hiền rồi thủng thẳng đáp lời: “Thật ra chẳng có phương cách gì ngoài việc nhờ vào chủ trương của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chương trình “Kết nghĩa Bản - Bản hai bên biên giới” đã tạo sự gắn kết tình cảm, đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ bảo vệ tài sản lẫn nhau khi hoạn nạn thiên tai, dịch bệnh xảy ra giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào khu vực biên giới”.

Mải miết chuyện trò theo những đồi chuối ngút ngàn khi nắng trưa đã ngả bóng và cũng đúng lúc vợ Phiên điện thoại nhắc anh không tham công tiếc việc để rồi ảnh hưởng đến sức khỏe. Được biết, vợ anh là người Thanh Hóa, bén duyên nhau từ khi còn chung lớp ở giảng đường đại học. Phiên cho biết thêm, vợ anh là người rất siêng năng, chịu khó, ngoài những giờ lên lớp chị thường trở về tất bật cùng chồng với công việc rẫy vườn. Mặc dù được Phiên khuyên can, chỉ mong vợ tập trung vào công việc chuyên môn và nuôi con nhỏ, nhưng chị vẫn cố gắng thu xếp thời gian để chia sẻ việc nhà cùng anh. “Cũng may những lúc buồn vui, khó khăn hay thất bại bên cạnh còn có người vợ luôn sát cánh động viên, an ủi và sẻ chia, đó là điều tuyệt vời nhất để cân bằng tinh thần, vực dậy quyết tâm, mạnh dạn hơn trong công việc” - A Phiên thổ lộ chân thành.

Chuối buồng được vận chuyển bằng xe máy từ những đồi cao về chợ bán - Ảnh: T.A

Chuối buồng được vận chuyển bằng xe máy từ những đồi cao về chợ bán - Ảnh: T.A

Nhắc đến Hồ A Phiên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuận - Hồ Văn Vưng (cán bộ lực lượng Biên phòng tăng cường) chia sẻ thêm rằng: “Trong khi nhiều thanh niên lựa chọn hướng đi làm ăn xa, đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm thì đảng viên trẻ Hồ A Phiên lại gắn bó và chọn hướng khởi nghiệp làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Tuy thành quả chưa nhiều nhưng nó đã trở thành những gợi ý hữu ích để có thêm nhiều bạn trẻ nói chung, thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng học tập, tự lực để vươn lên. Và qua đó cũng cho thấy lực lượng đảng viên trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số đã mạnh dạn hơn khi dám nghĩ khác, làm khác để thay đổi cuộc sống. Biết vận dụng hiệu quả những chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước để khai thác tiềm năng, lợi thế từ địa phương trong sản xuất, kinh doanh làm giàu. Hơn thế, họ đã biết tận dụng những thuận lợi từ mối quan hệ “láng giềng thân thiện” giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Lào từ bao đời nay để phát triển kinh tế, vươn lên thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân chung của xã hội. Đây là điều cần được khích lệ, động viên và nhân rộng mô hình nhằm tiếp thêm sinh khí cho phong trào khởi nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.

Trong thời gian tới anh dự định đầu tư gì thêm trong sản xuất, kinh doanh? Lặng im trong chốc lát rồi Phiên cho hay: “Sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích vườn chuối ở trên đất bạn Lào với nguồn vốn sẵn có cũng như nguồn vốn vay từ những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trồng xen canh thử nghiệm thêm giống mít ghép cho quả sớm để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, trồng thêm cây lấy gỗ khác có giá trị kinh tế cao trên diện tích còn lại hướng đến kế sách lâu dài như kiểu của để dành...”. Hồ A Phiên luôn tâm niệm rằng, dù vùng đất quê mình còn nghèo khó nhưng nếu có sự tâm huyết, cầu thị, ham học hỏi, biết cách tận dụng thì vẫn có nhiều cơ hội mở ra cho những thanh niên trẻ khởi nghiệp thành công.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh là một thanh niên năng động trong các hoạt động phong trào quân sự, quốc phòng ở địa phương... Một đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hiện là cán bộ chuyên môn Tuyên giáo - Dân vận của Đảng ủy xã Thuận với nhiều thành tích khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, vốn xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn khởi nghiệp đi lên nên anh luôn tận tình chia sẻ những kinh nghiệm mà mình tích lũy được với người dân thôn bản trong trồng trọt, sản xuất. Ví như việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu chăm bón, vệ sinh cắt tỉa lá đúng thời gian để giảm nguy cơ dịch bệnh gây hại khi mùa chuối ra hoa kết trái. Hoặc nên dùng những loại phân bón gì hòa trộn tỉ lệ cho phù hợp để tiếp sức khi cây nuôi trái và cây non sinh trưởng mà không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng... Chính nhờ sự tỉ mẩn, cần cù, chịu khó tích lũy kinh nghiệm trong công việc nên giá chuối của Phiên bán ra thị trường luôn đạt năng suất cao so với những hộ gia đình khác.

Hồ A Kiêm, Hồ A Phiên chỉ là hai trong số rất nhiều đảng viên người đồng bào thiểu số ở vùng biên giới dám nghĩ khác, làm khác, vượt qua những khó khăn để khởi nghiệp, tạo dựng cho bản thân, gia đình có một cuộc sống đủ đầy. Dẫu biết rằng, con đường đi đến thành công còn rất nhiều chông gai phía trước, nhưng nó sẽ không đến nếu không có sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực hết mình trong mọi công việc… Tấm gương của các anh là minh chứng cho tinh thần vượt khó, vượt khổ, không ngừng học hỏi, sáng tạo của lớp thanh niên trẻ nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số miền núi rừng phía tây Quảng Trị nói riêng trên con đường lập thân, lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

>>> Kỳ 1: Khởi nghiệp ở đôi bờ Sê Pôn

 

TƯỜNG AN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 345

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground