Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhớ về anh

H

ồi còn nhỏ, đang đi học trường làng, tôi có được nghe cha tôi và anh tôi nhắc đến ông Thông Nhuận với tất cả lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Trong tâm trí tuổi thơ tôi, hình dung ông Thông Nhuận là một người to, cao, có phép tàng hình thoắt ẩn thoắt hiện, đang làm những việc cứu nhân độ thế. Lớn lên, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi nghe các anh các chị nói anh Ba Duẩn tham gia lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ. Mặc dù ở xa trung ương, xa Bác Hồ nhưng những chủ trương của anh Ba rất phù hợp với đường lối kháng chiến kiến quốc của Đảng. Anh em thường ca ngợ anh Ba là "hai trăm ngọn nến", "một nghìn ngọn nến".

Tôi được trực tiếp gặp anh Ba vào đầu năm 1957 trong cuộc họp mặt đồng hương Quảng Trị mừng xuân tại Hà Nội. Anh Ba đến dự cùng cụ thân sinh. Anh Trần Hữu Dực, anh Đặng Thí và nhiều anh chị em vây lấy anh Ba. Cụ thân sinh ngồi trên ghế dựa, còn anh Ba đứng sau lưng cụ. Cụ kêu từng đứa cháu đến nói với anh Ba: đây là con chú nào, bác nào, anh nào, ở trong họ, trong làng. Anh Ba vui vẻ bắt tay từng người.

Trong chống Mỹ cứu nước, lúc công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị tôi thường được nghe các anh Trương Công Kỉnh, Bí thư Tỉnh ủy kể chuyện về anh Ba Duẩn. Anh Công nói: "Quảng Trị có vinh dự là sinh ra anh Ba, lúc nhỏ anh học hành ít, nhưng suy nghĩ, nghiên cứu của anh thì nhiều, nghe anh phân tích về tình hình thời cuộc thì thật sáng tỏ. Quảng Trị có hạnh phúc là được tiếp thu những tư tưởng, quan điểm, trong Đề cương cách mạng miền Nam sớm, nên không phục được phong trào nhanh, cơ sở cách mạng có đều khắp huyện, thị, mặc dù ở đây kẻ thù thi thố tất cả những thủ đoạn nham hiểm, đê hèn của chúng". Khi tôi công tác ở Văn phòng Khu ủy Trị Thiên Huế, anh Trần Văn Quang Bí thư Khu ủy, các anh Lê Chưởng, Lê Minh, Nam Long, Bùi Định… Phó bí thư mỗi lần đi Hà Nội đều nói: "Được làm việc với anh Ba Duẩn, báo cáo tình hình với anh, nghe anh giải thích về phong trào cộng sản Quốc Tế, về cuộc chiến đấu của Đảng và Nhân dân ta thì vô cùng phấn khởi, tin tưởng, tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chống Mỹ cứu nước, tự hào về Đảng ta, dân tộc ta". Mỗi lần nhận được điện của anh Ba gửi cho Trung ương cục, Khu ủy 5, Khu ủy Trị Thiên Huế, các anh trong thường vụ Khu ủy cùng nhau nghiên cứu và ai cũng thấy sâu sắc và tỏ ra quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, có thể nói năm nào anh Ba cũng một lần về Huế, về Quảng Trị thăm quê hương. Nhiều lần tôi được đi theo anh Bùi San, anh Vũ Thắng để phục vụ anh Ba. Có lần tôi dưa anh Ba đi ca nô trên đường sông từ Đông Hà về Cửa Việt. Dọc đường tôi báo cáo với anh Ba về cuộc chiến đấu bên bờ sông Hiếu, sông Thạch Hãn. Từng đoạn tôi báo cáo đây là làng Gia Độ, đây là làng Dương Xuân, làng Duy Phiên, làng Hà La, trong chống Mỹ anh em gọi là "Hòn đảo Xuân Phiên Hà nổi dậy chống xâm lăng". Đoạn tôi dừng lại nói: ở đây làng nào, làng nào chắc anh biết rõ cả rồi. Anh Ba bảo: "Đồng chí cứ nói tiếp, tôi đi lâu ngày rồi, nay cũng không nhớ hết đâu".

Nhiều lần trực tiếp được nghe anh Ba nói chuyện, tôi thấy anh Ba luôn quan tâm đến quê hương. Anh nói: "Đối với tất cả chúng ta, quê hương biết bao tình sâu nghĩa nặng! Riêng tôi, ngoài công việc của của cả nước, vẫn thường nghĩ đến tỉnh và tự hỏi không biết đồng bào trong tỉnh từ ngày giải phóng đến nay sống thế nào…" (1)

Lần về thăm làng Bích La, xã Triệu Đông ngày 23/3/1983, anh Ba nói chuyện nhiều và để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Lần này về thăm quê, anh Ba rất mừng. Lần về thăm quê đầu tiên sau ngày giải phóng, trước cánh đồng khô cỏ cháy, làng mạc bị chiến tranh tàn phá hủy diệt, anh Ba đã khóc sướt mướt bao nhiêu, thì lần này anh càng vui mừng bấy nhiêu. Anh nói: "Tôi xin phép được gọi tất cả ở đây là anh, là chị, không biết tôi là chú hay là cháu, nay tôi đã 76 tuổi rồi nên tôi gọi tất cả là anh chị. Lần này về, tôi mừng nhất là làng ta có nước và không bị đói nữa. Bây giờ có nước công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, ruộng cấy được hai vụ và trên 8,10 tấn/ha. Đời trước, ông bà chúng ta chưa bao giờ nghĩ ruộng đồng làng ta có nước đầy đủ như hiện nay, bây giờ có nước là hay lắm, hạnh phúc có rồi, dân ta cần cù, nhất định ta làm nên giàu có…". Nhưng anh Ba vẫn chưa thật vui, vì năng suất lúa còn thấp. Anh Ba nói: "Cần phải phấn đấu đưa năng suất lúa lên 15 tấn 20 tấn trên một ha. Phải coi trọng cái vườn, vườn phải có nhiều loại cây phong phú. Từ ruộng đồng, từ cái vườn mà phát triển chăn nuôi. Có ruộng, có vườn, có chăn nuôi phải có nghề nghiệp khác nữa. Phải có nghề, ví dụ trồng mây, đan mây xuất khẩu có được không? Tôi đề nghị tất cả anh em trong làng phải cố gắng đi sâu vào kỹ thuật để tăng năng suất lao động. Năng suất lao động của ta còn thấp lắm. Tôi chưa biết mấy năm nữa thì làng ta có điện, có nhiều máy móc, nhưng tôi nghĩ rằng nhất thiết phải có điện, có máy móc mới có năng suất lao động cao được. Cả làng phải đi học hết cấp 2, tất cả thanh niên phải học hết cấp 3, tất cả mọi người có ngành nghề… Một điều nữa là phải thương nhau, phải đoàn kết. Ngày trước trong làng ta, ông Lý trưởng một phe, dân làng một phe, đi kiện nhau mãu, chia rẽ mãi, đau khổ như vậy. Bây giờ chúng ta sống với nhau, có tình nghĩa anh em. Chế độ mới là tất cả mọi người đều lao động, tình thương, lẽ phải…" Anh dừng một lúc rồi nói: "Tôi xin nói với các anh, các chị một số chuyện. Trong đời tôi có lần đau khổ nhất là tôi bị tù, hau lần bị hết 11 - 12 năm. Lần thứ nhất nó giam tôi 5 năm, nó đánh tôi không thể tưởng tượng được, nó đánh tôi đến nỗi không ngồi được, không nằm được. Khi về, tôi lại tiếp tục làm cách mạng. Lần thứ hai nó bắt được tôi, nó đánh tôi phun ra máu, nó muốn giết tôi, nhưng tôi không chết…"

"Năm 1954, tôi từ Việt Bắc đi vào đến Quảng Nam, Bác Hồ điện cho tôi bảo: "Chú vào nhanh miền Nam để tập kết ra Bắc". Tôi vào khu 5, hai bên đường, đồng bào vỗ tay hoan hô hòa bình. Tôi khóc từ đó vào Nam Bộ, tôi khóc không thể tưởng tượng được. Tôi nghĩ rằng nay mai Mỹ sẽ đến, đồng bào mình đau khổ lắm, bây giờ đồng bào chưa biết đó thôi. Mấy anh em ngồi cạnh tôi không hiểu, bảo sao anh khóc quá chịu không nổi. Tôi vào đến Nam Bộ, tôi điện ra Bác Hồ, xin Bác cho tôi ở lại. Tôi muốn sống chết gì cũng đánh được thằng Mỹ đã. Khi anh Lê Đức Thọ ra Bắc, tôi nói với anh Thọ là 18 năm nữa mới gặp nhau, không phải 2-3 năm đây. Tôi ở lại miền Nam, bọ địch thấy vắng tôi, nên chúng truy lùng ráo riết. Có lúc tôi phải lặn dưới biển, ở trần truồng mò cua bắt ốc 5, 7 tháng trời, tối lại tôi vào bụi ngủ. Sau 2 - 3 năm, Bác Hồ gọi tôi ra Bắc công tác. Lúc bấy giờ, cả Liên Xô và Trung QUốc đều tán thành cách đánh Mỹ của ta. Chúng tôi phải tìm mọi cách tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, vừa tỏ thái độ kiên quyết chống Mỹ, đồng thời phải mềm dẻo tranh thủ bạn, phức tạp lắm, không đơn giản đâu. Cả thế giới sợ Mỹ, Việt Nam không sợ Mỹ, Việt Nam Thắng Mỹ. Tôi cho rằng truyền thống là quan trọng lắm, dân tộc ta có truyền thống bất khuất. Đảng ta đoàn kết lắm. Bấy giờ cả thế giới có Đảng nào đoàn kết như Đảng ta? Trong Bộ Chính trị, chúng tôi đoàn kết nhau lắm. Tôi, anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng… chúng tôi đã ở tù với nhau những năm 30 ở Sơn La, Lai Châu, Côn Đảo… ý kiến có khi không giống nhau, nhưng đoàn kết, thương nhau lắm, tình đồng chí cao cả lắm. Nhân đây tôi kể các anh, các chị nghe câu chuyện: "Một người cộng sản" mà chính tôi được chứng kiến để các anh các chị thấy tấm gương đó. Đồng chí thanh niên cộng sản ấy là Nguyễn Văn Hiếu, quê ở Hải Phòng, mồ côi cha mẹ ở với bà cô, tham gia cách mạng từ năm 16, 17 tuổi. Đồng chị bị bắt đày ra Côn Đảo với án chung thân. Phong trào bình dan lên, đế quốc phải trả đồng chí về với cách mạng, đồng chí vẫn tiếp tục hoạt động. Năm 1940, đồng chí Hiếu ở cùng với đồng chí Nguyễn Văn Cừ và tôi trong một căn nhà. Đồng chí Cừ và tôi hồi ấy ở trong Ban chấp hành Trung dương Đảng. Nhưng chúng tôi bị đế quốc bắt cùng với nhiều tài liệu của Trung ương Đảng. Đồng chí Hiếu bảo chúng tôi: "Các đồng chí không được nhận tài liệu này. Để tôi nhận là của tôi. Các đồng chí có trách nhiệm lớn với Đảng. Nếu bị chúng đánh đập, chẳng may không chịu được thì hại lớn cho Đảng. Còn tôi thì mặc chúng nó đánh, tôi không bao giờ khai - và có chết thì không tổn hại mấy cho Đảng". Mấy tháng trời, đồng chí Hiếu bị tra tấn cực kỳ dã man, chết đi sống lại, nhưng đế quốc không moi được điều gì có lợi cho chúng. Ba - danh tên trùm mật thám thực dân gian ác, quỷ quyệt khét tiếng, biết những tài liệu đó là của đồng chí Cừ và tôi, song không làm sao cho đồng chí Hiếu khai ra được. Đế quốc lại đày đồng chí Hiếu và chúng tôi ra Công Đảo. Nhà giam ở đó lên đến 140 người nhưng vào năm sau chỉ còn 15 người, còn thì chết dần chết mòn vì chế độ tra tấn và bệnh tật. Đồng chí Hiếu bị ho lao, anh em xin được bộ quần áo cho đồng chí ấy mặc. Một hôm, đồng chí nằm cạnh tôi nói: "Tôi không sống được nữa. Tôi đang cố nghĩ cách làm gì lợi cho Đảng mà nghĩ mãi không ra. Giờ chỉ có cách tôi đưa bộ áo quần này cho đồng chí mặc để đồng chí sống, mà hoạt động cho Đảng". Nghe thấy thế, tôi cảm động lắm. Tôi không đồng tình với đồng chí Hiếu và khuyên đồng chí cứ mặc. Đồng chí Hiếu khóc nức nở: "Đồng chí không cho tôi làm nhiệm vụ với Đảng sao?". Hôm sau, đồng chí Hiếu chết. Thưa các anh, các chị:

Trong những giờ phút cuối cùng của đời mình, bị bệnh tật giày vò đau khổ, sắp mất cái quý giá của đời mình là sự sống, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, người đảng viên Cộng sản ấy vẫn nghĩ đến Đảng, vẫn nghĩ cách gì có lợi cho Đảng. Đó thật là một tấm gương sáng cho chúng ta. Giờ đây, cá nhân tôi hằng ngày vẫn luôn luôn nghĩ mình đã làm gì cho Đảng và còn phải làm gì cho Đảng nữa. Đảng hoạt động không có mục đích nào ngoài mục đích phục vụ cho nhân dân lao động. Các đồng chí cộng sản trước đây của chúng ta hiến cả cuộc đời của mình cũng là để mưu cuộc sống hạnh phúc thật sự cho nhân dân lao động, cho các thế hệ đời sau. Hôm nay, tôi nói với các anh, các chị điều này để mỗi người chúng ra phải sống và làm việc theo gương những người cộng sản. Tôi không có gì đặc sắc đâu, tôi chỉ có lý tưởng, sống lý tương, có tình thương, rồi từ đó mình sáng tạo ra.

Tôi nghĩ rằng tôi xứng đáng với dân làng Bích La chúng ta. Các anh, các chị phải cố gắng nữa đi để ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, có nhà cửa đàng hoàng, không nên nói chuyện lặt vặt mà phải đoàn kết, người già trọn nghĩa vụ người già, người trẻ làm trọn nghĩa vụ người trẻ, trẻ con cũng phải làm, tất cả mọi người đều phải xứng đáng với truyền thống bất khuất, không khuất phục bọn xâm lược, không cam chịu đói nghèo… của cha, anh…"

Có một chuyện mà từ hơn 10 năm nay lúc nào nhớ lại tôi cũng hết sức xúc động. Tháng 10 năm 1990, anh Lê Văn Lương nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương vào công tác ở tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu tình hình giúp Bộ Chính trị tổng kết công tác xây dựng Đảng. Mấy hôm đó trời mưa to, nước lũ lên cao, đường ô tô đi từ Đông Hà vào nhà lưu niệm Cố tổng Bí thư Lê Duẩn ở Triệu Thành bị ngập nước không đi được. Anh Lương băn khoăn hoài và nói: "Tôi là người học trò anh Ba Duẩn, vào đến đây mà chưa về đến nhà anh Ba thắp mội nén hương tưởng nhớ anh là tôi chưa an lòng. Quảng Trị là một tỉnh đất không rộng, người không đông, đã sản sinh cho đất nước, cho phong trào cộng sản Quốc Tế một người học trò xuất sắc của Bác Hồ, là đồng chí Lê Duẩn. Các đồng chí ở Quảng Trị nên tự hào về điều đó".

Nhớ về anh, nhớ một con người được thế hệ cha anh chúng tôi kính trọng, ngưỡng mộ, thế hệ chúng tôi hết sức khâm phục, ca ngợi… chắc chắn các thế hệ nối tiếp sẽ mãi mãi biết ơn một vị lãnh đạo xuất sắc của Đảng và nhân dân ta.

N.T.K

Ngô Thế Kiên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 90 tháng 03/2002

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

4 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground