Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 18/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Như vẫn có Bác bên mình*

Tết Tân Sửu có dịp vào miền Tây ăn tết, chúng tôi vô cùng bất ngờ trước hình ảnh bàn thờ Tổ quốc được trang hoàng hết sức trang trọng từ nhà dân đến nơi công sở.

Bàn thờ Tổ quốc với hình ảnh Bác Hồ, trái cây, nhang đèn cùng câu đối: “Cơm no áo ấm nhờ ơn Đảng/ Độc lập tự do nhớ Bác Hồ” trở thành “điểm nhấn”, ấn tượng khó quên đối với tình cảm của người dân miền Nam nói riêng đối với Bác. 50 năm sau ngày mất, vẫn luôn có những câu chuyện khiến ta không khỏi xúc động. Điều này cũng thể hiện một chân lý của người dân Việt từ ngàn xưa đến nay: có công dân lập đền thờ.

Thiêng liêng Bàn thờ Tổ quốc

Ngày tết đến, ngoài bàn thờ cúng gia tiên, người dân tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau còn trang trí bàn thờ Tổ quốc để tri ân những người ngã xuống cho đất nước, những người đem lại hạnh phúc, ấm no cho dân tộc, trong đó không thể không nhắc đến công lao to lớn của Bác. Treo di ảnh và thờ cúng Bác Hồ không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Cụ Trần Thị Bái, sinh năm 1930, ở ấp 7B, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là người đã thờ cúng và hương khói cho Bác trên 50 năm nay cho biết: “Khi nghe tin Bác mất, tôi xin cấp trên cho được thờ cúng Bác. Do hoàn cảnh khó khăn nên phải cất nhà tạm trên phần đất người ta cho mượn, bàn thờ Bác tuy nhỏ nhưng tôi nhờ anh em trong đơn vị làm trang trọng nhằm tỏ lòng kính trọng đối với Người. Mỗi bữa ăn, tôi đều cúng Bác”. Từ năm 1969 đến nay, dù bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, mặc cho hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cụ vẫn dành góc riêng trang trọng nhất để thờ cúng Bác. Cụ xem đây là sự biết ơn sâu sắc đối với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là niềm tự hào, vinh dự, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho gia đình, con cháu và thế hệ trẻ noi gương theo. Việc làm ý nghĩa này không chỉ ở huyện Năm Căn mà còn được nhân rộng tại tỉnh Cà Mau.

Ngày tết, ảnh Bác Hồ, cùng trái cây, nhang đèn và câu đối được người dân Cà Mau đặt trang trọng bên hiên nhà để ai vừa đến đã cúi đầu chào Bác - Ảnh: M.T

Ngày tết, ảnh Bác Hồ, cùng trái cây, nhang đèn và câu đối được người dân Cà Mau đặt trang trọng bên hiên nhà để ai vừa đến đã cúi đầu chào Bác - Ảnh: M.T

Đối với người dân ở miền cực Nam Tổ quốc, việc thờ cúng Bác xuất phát từ sự tri ân và tự nguyện. Bởi trong mỗi người dân Việt hôm nay, dù phần lớn không được tiếp xúc, làm việc và một lần được gặp Người nhưng những gì mà Bác Hồ vĩ đại đem lại cho dân tộc đã nói lên những giá trị cao khiết, những điểm sáng trong nhân cách vẹn toàn của một bậc vĩ nhân suốt cuộc đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, đem lại no ấm và hạnh phúc cho mỗi người dân đất Việt. Chính Người đã làm đổi đời những con người từng chịu quá nhiều khổ ải, thương đau trong suốt những năm tháng nô lệ dưới ách thống trị của những kẻ thực dân, đế quốc và tạo dựng cho những thế hệ sau hiện thực hóa khát vọng làm chủ cuộc đời.

Không chỉ thờ trong nhà, ngày tết đến, bàn thờ Tổ quốc được trang hoàng rực rỡ ở trước hiên nhà của người dân hoặc công sở ở tỉnh Bạc Liêu. Ông Nguyễn Văn Vĩ, 80 tuổi, một cựu chiến binh ở ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, cho biết, việc lập bàn thờ Bác Hồ ngày tết đã có từ khoảng 10 năm qua, bà con thực hiện rất trang nghiêm với tâm nguyện mời Bác về ăn tết với gia đình. Ngoài việc thờ, treo ảnh Bác nơi trang trọng trong gia đình, mỗi dịp tết đến, bà con dọn bàn thờ Tổ quốc, Bác Hồ ra trước cửa nhà, trang trí rực rỡ, chưng dưa hấu, bánh mứt. Ai đến thăm nhà chơi tết, không ai nhắc ai đều chắp tay cúi đầu chào Bác.

Tấm lòng người Cà Mau với Bác

Bằng cách riêng của mình, người dân thể hiện tấm lòng và sự tôn kính Bác Hồ giữa những cấm đoán, truy lùng của giặc. Trong quyển “Tấm lòng Cà Mau với Bác Hồ” (NXB Mũi Cà Mau, 2000), có câu chuyện ở nhà bà Hai - một người phụ nữ miệt Đất Mũi vào năm 1958, đã “tổ chức” sinh nhật Bác tại nhà mình. Một buổi sinh nhật thật giản dị nhưng đầy đủ ý nghĩa. Mọi người quây quần mừng sinh nhật Bác bằng việc hướng về tấm ảnh Người cỡ 6x9cm treo trên vách lá. Sau khi mừng sinh nhật Bác xong, bà Hai nâng niu gói hình Bác cất kỹ. Hay câu chuyện một ông chủ nhiệm ở Vị Thanh thời điểm 1955, đến ngày 19/5, ông đặt tờ lịch có con số 19 đỏ tươi ở chiếc bàn nhỏ, phía dưới đặt một bình hoa cắm hoa điệp vàng và một hoa hướng dương nhô cao.

Thế nên khi hay tin Người mất, Nhân dân miền Nam đã biến “nỗi đau” thành những hành động thật cụ thể để nhớ về một người đã dành hết cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc lập bàn thờ Tổ quốc, thờ và treo ảnh Bác hàng ngày, việc xây các ngôi đền, phủ thờ Bác Hồ ở miền Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đều được khởi xướng, xây dựng lên với tấm lòng nhớ thương, biết ơn và kính yêu Bác vô hạn. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 20 ngôi Ðền, Phủ thờ Bác Hồ. Trong đó có ba Ðền thờ Bác được công nhận là di tích cấp tỉnh, đó là: Ðền thờ Bác Hồ tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước; Ðền thờ Bác Hồ tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển và Ðền thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Cà Mau - Ảnh: M.T

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Cà Mau - Ảnh: M.T

Đền thờ Bác ở Viên An là đền thờ đầu tiên của tỉnh Cà Mau được xây dựng ngay sau những ngày Bác mất năm 1969. Kể từ đó, ngày sinh nhật Bác trở thành ngày hội của đất và người Viên An trung dũng, kiên cường như bài thơ Đền thờ Bác ở chót mũi Cà Mau của Diệp Minh Tuyền đã viết: Giữa ba bề rì rầm sóng nước / Người quê tôi theo cách riêng mình / Dựng một ngôi đền / Thờ Bác kính yêu… Cũng như đền thờ Bác ở Viên An, Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng; Đền thờ Bác Hồ ở Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; Đền thờ Bác Hồ ở Lương Tâm, Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang hay Phủ thờ Bác Hồ ở Thới Bình, tỉnh Cà Mau được cất lên giữa bom đạn, rình rập… và địch dùng mọi cách để phá hoại nhưng lòng dân miền Tây quyết tâm nhang khói cho Bác.

Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, những đền thờ, phủ thờ không vì thế mà phôi phai, lãng quên mà nó tồn tại cho minh chứng của lòng dân đối với Bác. Ngôi đền thờ Bác ở Long Đức, tỉnh Trà Vinh được xây dựng ngay trong tầm bom pháo của kẻ thù, và kiên cường bảo vệ cho đến ngày miền Nam giải phóng. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Sức mạnh nào đã giúp cho quân dân Long Đức có thể sống và chiến đấu hiên ngang như vậy? Có thể xem những dòng mà đồng chí Lê Duẩn ghi trong sổ lưu niệm đền thờ Bác ở Long Đức như một cách giải thích: “Đền thờ xuất hiện đầy vẻ cổ tích. Quả như vậy, Đền thờ nằm trong một chuỗi dài vô tận những chuyện cổ tích nối đuôi hình thành lịch sử cả nước ta, lịch sử miền Nam và lịch sử tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cửu Long. Không ít người trong chúng ta tự hỏi làm sao chúng ta, chính chúng ta chớ không ai khác làm được việc này, việc kia mà theo tính toán từ bên ngoài, điều đó hầu như là kỳ quặc, trường hợp mỗi chúng ta, khi nhắc kỷ niệm cũ sững sờ về sự sống sót của bản thân - một sống sót đôi khi phải giải thích bằng hai chữ mà ta biết là phi lý: số mạng”. Năm 1982, khi về thăm ngôi đền này, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã viết: “Truyện cổ tích nào cũng có bình dị cả. Người Vĩnh Trà tự hào về Đền thờ Bác. Họ biết rằng xây dựng được một kỳ quan có nghĩa là họ xây dựng được tất cả”.

... Còn rất nhiều câu chuyện sâu sắc và đầy xúc động về những bàn thờ Tổ quốc, những ngôi đền được dựng lên từ lòng dân như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Bình, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu: “Mình có được như ngày hôm nay là nhờ công ơn của những người đã ngã xuống mà hơn ai hết là Đảng do Bác Hồ sáng lập lãnh đạo. Tết lập bàn thờ Tổ quốc để con cháu nhớ đến ơn đức của Tổ quốc, của Bác Hồ”.

Sau hơn 50 năm ngày Bác đi xa, mỗi người dân lại có cách làm riêng thể hiện lòng kính yêu và tri ân đến Người bởi một lẽ đã trở thành đạo lý: “thương dân dân lập đền thờ”.

Ngôi đền thờ trầm mặc uy nghiêm

Tựa vào chang đước

Như rễ bám sâu vào đất, nước

Niềm tôn kính Bác Hồ

Bám chặt lòng chúng tôi

(Đền thờ Bác ở chót mũi Cà Mau)

 

__________________

* Thơ Diệp Minh Tuyền

MINH TRÍ

Mới nhất

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Viếng Nghĩa Trủng Đàn đầu năm Giáp Thìn

08/04/2024 lúc 22:34

Mười năm rồi lại trăm nămĐàn Nghĩa Trủng mãi ơn Hoàng Bích KhêTử sĩ Tây Sơn

Giêng hai gieo những ngọt ngào; Ký gửi

08/04/2024 lúc 22:33

Giêng hai gieo những ngọt ngàoGiêng hai lúa đã xanh đồngGiêng hai cải đã trổ

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

19/04

25° - 27°

Mưa

20/04

24° - 26°

Mưa

21/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground