Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nơi gió lào đi qua

T

ừng cơn gió cào xé mặt đất xới tung cát bụi bốc lên thành nắm ném về tứ phía, kèm theo là hơi nóng ràn rạt tạp vào da thịt. Những vạt sim mua đang vào mua hoa se sắt lại vì nắng và hanh, màu xanh của lá cũng bị phủ một lớp bụi nhợt nhạt. Hai giờ chiều. Mặt trời chênh chếch xía từng tia nắng gay gắt xuyên qua lần áo dày quỵch quện sánh mồ hôi và lấm lem cát bụi bốc lên một thứ mùi gằn gằn rất đặc trưng của lính.

- Đây chưa phải là gió nhập ngoại xịn đâu. Mới chớm vào mùa thôi. Anh chị ở đây thêm vài ngày nữa sẽ được thưởng thức gió ngoại một trăm phần trăm. Tham mưu trưởng trung đoàn 19 vừa nói với chúng tôi vừa ngồi vào vị trí trưởng ban chỉ đạo bắn đạn thật cho lớp chiến sĩ mới năm 2003.

Trung đoàn 19 thuộc Đoàn bộ Binh C. 68 (Quân khu IV) đứng chân bên Đường 9 Nam Lào tại địa phận huyện Cam Lộ. Nếu như Quảng Trị là tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thứ gió ngoại nhập (nói như tham mưu trưởng) thì Cam Lội lại là một trong những huyện phải gánh chịu sự khắc nghiệt mạnh mẽ nhất của thứ gió này. Nhớ lại buổi đi viếng nghĩa trang Trường Sơn cách đó vài ngày của Trại sáng tác văn học do Tổng cục Chính trị mở tại Vĩnh Linh, chúng tôi xuất phát từ Cửa Tùng, càng đi xa biển, xa những cơn gió hào phóng của đại dương tiến sau vào Đường 9 theo hướng Đông – Tây không khí càng trở nên ngột ngạt, bức bối. Ngồi trên ô tô nhìn xuống dọc hai bên dường của huyện Cam Lộ chỉ thấy cây cối xơ xác cằn cỗi. Và hôm nay, đến với những người lính của Đoàn C. 68 thì chúng tôi thực sự nghĩ rằng ấn tượng mạnh nhất về sự nghiệt ngã mà thiên nhiên ban tặng cho đất này không ở đâu hơn nơi thao trường bãi tập của họ mà cụ thể là trường bắn chúng tôi đang có mặt.

Ba phát đạn thông trường vang lên. Đại hội phó chính trị Nam bước ra trước hàng quân, tay cầm danh sách chiến sĩ mới của đơn vị. Anh dõng dạc đọc tên tám đồng chí thuộc loạt bắn đầu tiên của đại đội 20. Hôm nay là một ngày trọng đại với mỗi chiến sĩ mới và với tất cả đại đội. Chất lượng huấn luyện, thành tích của hai tháng phấn đấu ra sao phụ thuộc rất lớn vào kết quả của buổi bắn đạn thật này.

Tám chiến sĩ đã rời tuyến chờ tiến về các bệ súng. Trường bắn hơi xôn xao. Khẩu lệnh của chỉ huy loạt bắn sang sảng, rừng câu từng chữ như ném vào gió:

- Loạt bắn thứ nhất. AK bài 1. Bia số 4. Cự ly 100 mét. Đạn 3 viên. Thời gian không hạn chế. Bắt đầu.

Khẩu lệnh vừa dứt tất cả gần như đồng loạt nằm xuống làm động tác lắp băng đạn. Tám chiếc cờ cắm trên các bệ lần lượt được hạ xuống ngầm thông báo: Chúng tôi đã chuẩn bị xong. Tiếng lào xào lắng xuống. Một thoáng, gió như ngừng thổi. “Pằng! Pằng!”. Phát đạn khai hỏa của bệ số 4, hai phát liên tiếp sau đó của bệ số 3 liền kề. Tiếng một chiến sĩ nào đó thì thào:

- Giật mình rồi! Thằng Hùng bị giật mình nháy cò rồi.

- Thằng này nhát quá! Đứa nào vào loạt sau trúng bệ số 3 cẩn thận không khéo lại nằm dính nước đái của nó đấy.

Khuôn mặt của thượng úy Nam như căng ra. Màu da sạm sụa bắt chặt lấy gương mặt xương xương khắc khổ. Loạt bắn đầu vô cùng quan trọng, các chiến sĩ rất dễ bị yếu t tâm lý. Kinh nghiệm những khóa huấn luyện trước cho anh thấy điều đó. Chất lượng loạt bắn thứ nhất ít khi đạt được như ý muốn. Biết là vậy, nhưng Nam vẫn hy vọng, vẫn mong mỏi. Biết đâu đấy… Bây giờ chiến sĩ bản lĩnh hơn, được chuẩn bị tốt hơn… mọi công việc chuẩn bị cho bắn đã được đại đội anh làm khá cặn kẽ. Công tác tư tưởng, trấn an tinh thần trước ngày thực hiện ba tiếng nổ đã làm đâu ra đấy. Các chiến sĩ quyết tâm lắm. Hăng hái lm. Vả lại mười ngày phép thương cho ba vòng điểm mười cũng có sức quyến rũ ghê gớm lắm chứ. Nhưng nói giời nói bể gì thì kết cục lại phải vẫn là sự thật trả lời. Có khẳng định được cả quá trình huấn luyện hay không là đây.

Mỗi năm nhìn tân binh đi bắn lòng Nam lại rộn lên những kỷ niệm về cái lần mình được trực tiếp bóp cò bắn đi ba viên đạn đầu tiên của đời lính. Cái cảm giác nó lạ lắm. Nó rộn rạo bâng khuâng lắm. Đêm trước ngày đi bắn thường là đêm khó ngủ. Ngày xưa anh cũng đã thức gần trắng đêm. Nói là ngày xưa thì nó xa xôi quá. Mới chỉ cách đây mười năm chứ mấy. Ngày ấy, anh thấy lo lắng quá đại đội trưởng đã trêu: “Thế nào ông Nam! Liệu có tè ra quân không đấy?” Đại đội trưởng chỉ đùa thôi nhưng Nam thấy tự ái ghê gớm. “Gì mà coi thường nhau thế! Để rồi xem?”. Và Nam đã đem về ba con chín. Cũng không đến nỗi tồi lắm. Giá mà bắn lên một tí thì năm ngày phép đi đứt đuôi con nòng nọc rồi. Anh bắn hơi bị thấp. Ngày Nam còn tân binh, ba điểm mười có năm ngày phép thôi mà bao nhiêu đứa “xuýt được” (kiểu hai con mười một con chín) còn tiếc hùi hụi huống chi bây giờ đã lên mười ngày.

Sáng nay các chiến sĩ của Nam dậy từ sơm. Dậy trước giờ báo thức cả nửa tiếng đồng hồ, lục tục đánh răng, rửa mặt, gấp chăn màn, sắp xếp nội vụ… Đến khi kẻng báo thức vang lên thì mọi việc đã đâu vào đấy. Họ giục nhau kiểm tra lại mọi thứ để mang ra thao trường, cả cái băng rôn dán khẩu hiệu “Chiến sĩ mới đại đội 20 quyết tâm giành kết quả cao trong bắn đạn thật” mà Nam và hai chiến sĩ loay xoay cắt dán từ mấy hôm trước và cái giá để đính những bông hoa lụa đỏ sẽ trao nho những người bắn đạt điểm giỏi, điểm ưu tú, rồi họ gọi nhau xếp hàng đi ăn sáng để chuẩn bị lên đường. Nồi cơm mâm sáu và đĩa thịt ba chỉ rang mọi khi bị thanh toán nhn nhì nhụi, hôm nay bàn nào cũng còn đến một nửa. Chẳng phải vì nhà bếp nấu dở. Vẫn như mọi khi thôi tự nhiên ăn không vào. Lùa quếu quáo vài đũa rồi xách bát về. Xỏ dày, đeo tất, nai nịt gọn gàng chờ hành quân.

- Đại đội phó ơi, em thấy như rứa là thiếu công bằng. Ba con mười được thưởng mười ngày tức mỗi con được thưởng 3,3 ngày. Vậy nếu như em bắn được hai con 10 phải được về ít ra là sáu ngày chứ tại mần răng lại không ngày nào?

Sáng nay thằng Hũng đã bảo với anh như thế lúc ở nhà ăn đi ra. Nam cũng không thiếu bài để “chiến đấu” với tụi lính trẻ ranh mãnh:

- Này, nếu như theo cậu tính thì mỗi con 10 là 3,3 ngày phải không?

- Dạ!

- Vậy thì suy ra mỗi con năm là số ngày của 10 chia cho hai bằng 1,65 ngày. Tất cả những người bắn được ba con năm sẽ đưởng thưởng là 1,65 nhân với 3 bằng 5 ngày. Sướng nhỉ. Cả tiểu đoàn được về hè?

Thằng Hùng đuối lý đành lấp liếm rêu rao:

- Nói vậy chứ rồi bọn em sẽ bắn cho tiểu đoàn “cháy” hoa luôn. Choa bắn đầu choa dành hết hoa, đứa mô bắn sau hết không có hoa để trao, lúc n choa mới đem ra choa bán lại hè!

Đấy! Cái mồm thì cứ sơn sớt như thế đấy, nhưng vào bắn kìa. Chưa chi đã thèm thịt thú rừng. Thằng bên cạnh nó mới nổ một phát đã giật mình cử hai chú đi tìm hươu. Đúng là chỉ được cái nói hươi nói vượn là giỏi. Mất hai viên thì thôi chứ còn làm ăn gì nữa!

Pằng!...Pằng!... Pằng! Những viên đạn cuối cùng của loạt 1 đã rời nòng súng. Tám chiếc cờ được cắm lên. Khẩu lệnh ném gió lại sang sảng:

- Tháo đạn! Đứng dậy.

Tổ báo bia đã rời vị trí ẩn nấp tiến về những chiếc bia số 4 dán trên tám “thằng địch” và dừng lại ở thằng thứ nhất. Không khí đông đặc của trường bắn như bị hầm chảy ra, bồng bềnh, nhễnh nhãng. Cánh tay cầm cờ giơ cao khoanh một vòng tròn. Mười! Tiếng pháo tay nổ rôm rốt. Cánh tay cầm cờ lại rạch một đường chéo từ trên xuống hướng từ trái qua phải. Tám! Tiếng pháo tay thưa hơn một tí. Lần này thì cả hai cánh tay cầm cờ giơ cao, đạn chéo vào nhau, đừng vài giây. Tiếng vỗ tay lộp bộp, lộp bộp rồi tắt hẳn. Tìm chim. Xong! Thế là xong. Xấu đều hơn tốt lõi. Một ăn hai tịt là hỏng. Hai ăn một tịt là hòa. Dẫu có hai con mười nhưng một con đi tìm chim thì cũng chỉ đạt được khung điểm khá. Mười ngày phép bay theo vòng tám mất hai ngày. Con lại tám ngày bị con “bắt cô trói cột” rủ đi nốt không bao giờ trở lại.

Tiếng loa từ chòi chỉ huy oang oang thông báo kết quả bắn loạt 1. Tám bia chỉ có bia số 6 đoạt loại giỏi. Bia số 3 không đạt. Bia số 1, số 4, số 5 đạt yêu cầu. Còn lại đều đạt khá. Thượng úy Nam lưng áo ướt sũng, ánh mắt như chùng xuống, da mặt như xạm hơn. Anh tiến lại trước bàn chỉ đạo:

- Mời tham mưu trưởng trao hoa bắn giỏi cho loạt thứ nhất.

- Thôi để mời nữ nhà báo.

- Tham mưu trưởng quay sang chúng tôi nhìn phóng viên Hoàng Điệp của báo “Người Hà Nội”:

- Chị giúp tôi!

Hoàng Điệp nhoẻn cười đứng dậy, hai bím tóc tết lại cho hợp với “phong cách thao trường” vểnh lên ngoe nguẩy. Hàng trăm ánh mắt nhìn theo những bước đi của chị tò mò, ngơ ngác. Và khi họ hiểu ra thì pháo tay đồng loạt nổ. Không khí trường bắn được hâm nóng trở lại. Bông hoa bằng lụa đỏ được Hoàng Điệp dính lên ngực chiến sĩ bắn giỏi Lê Hữu Tấn của tiểu đội 10, trung đội 3. Sau đó là cái bắt tay dài, giật đủ ba lần. Cánh tân binh thực sự bị châm lửa. Những gương mặt hớn hở. Những ánh mắt đảo qua đảo lại. Quả là một “tiểu xảo” của người chỉ huy dạn dày kinh nghiêm. Tham mưu trưởng đã đánh đúng điểm “nhạy cảm” của những chàng lính trẻ nhờ tận dụng yếu tố do khách quan đem lại. Anh cười ý nhị nhìn Hoàng Điệp có v hài lòng với “độc chiêu” mình vừa tung ra. Chàng lính trẻ được gắn hoa cười lỏn lẻn chạy ù về hàng đấu mặt vào lưng đồng đội. Loạt bắn thứ hai vào vị trí. Kết quả cao hơn hẳn: Ba đồng chí đạt điểm giỏi. Bây giờ tham mưu trưởng mới đĩnh đạc đứng lên trao hoa cho họ.

Hết hai loạt bắn, theo kế hoạch thượng úy Nam chỉ lại đội hình tiến hành rút kinh nghiệm. Anh nói với các chiến sĩ rằng nếu kết quả cứ như hai loạt bắn vừa rồi thì đại đội 20 sẽ không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra. Một số điểm cần phải khắc phục như: Tư thế nằm bắn chưa vững chắc, đạn bắn phần lớn bị thấp, điểm bắn không chụm; còn hấp tấp bóp cò vội; còn bị giật mình bởi tiếng nổ của người bắn bên cạnh dẫn đến cướp cò như trường hợp của đồng chí Hùng…

Loạt bắn thứ ba kết thúc. Có hai bông hoa ưu tú đã tìm được chủ. Khi người báo bia vẽ đủ ba vòng tròn trên cao bằng cờ thì tiếng vỗ tay rần rật tưởng như không dứt. Chủ nhân của hai bông hoa “điểm mười chất lượng” là Cao Thanh Trường của tiểu đội 9 và Trần Văn Hùng của tiểu đội 10.

Trường 21 tuổi. Người nhỏ, khuôn mặt tròn, hàng mi dài cong như con gái. Thêm hàng lông mi trên mép, Trường mang dáng dấp của một cậu thiếu nhiên nhiều hơn vẻ phong trần, giản dị của người lính như dáng vcủa Hoàng. Phóng viên Hoàng Điệp tranh thủ phỏng vấn:

- Em sẽ sử dụng mười ngày phép như thế nào?

- Em… chưa nghĩ ra!

Cũng câu hỏi ấy với Hoàng là:

- Nếu trúng vào mùa gặt em sẽ về. Còn không thì ở lại đơn vị.

Nhìn Hoàng già hơn cái tuổi hai mươi của mình, giọng nói nằng nặng của vùng Diễm Châu Nghệ An. Nhà Hoàng có ba ch em. Chị gái Hoàng đã lấy chồng. Em hoàng còn nhỏ. Bố Hoàng năm nay mới 56 tuổi như bị bệnh khớp mãn tính chả làm được gì. Bà Nội Hoàng thì đã 101 tuổi. Cùng với tuổi cao là đau ốm liên miên. Thế nên trước khi nhập ngũ cách đây hai tháng Hoàng là lao động chính của gia đình. Hoàng chỉ học hết lớp sáu thôi nên không “xác định tư tưởng” sẽ không phục vụ lâu dài trong quân đội như Trường. Hoàng chỉ mong trong thời gian tại ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ để trờ về gánh vác công việc của một người chủ gia đình. “Sứ mệnh đàn ông” được đặt lên vai Hoàng quá sm. Mười ngày phép tưởng tới đây nếu đã qua mùa gặt thì Hoàng sẽ xin chỉ huy cho để dành và sẽ “truy lính” vào một dịp nào đó vừa thuận lợi cho đơn vị vừa có thể giúp mẹ việc nhà, nhưng Hoàng đang lo chưa biết chỉ huy có đồng ý như vậy không?

- Thế con em! Đã nghĩ ra chưa?

Trường vẫn cái cười nhỏ nhẹ, hai khóe miệng duyên duyên, da mặt đỏ au.

- Em vẫn chưa nghĩ ra.

Trời ơi! Nghĩ gì mà lâu rứa. Để tau trả lời hộ cho. Thăm người yêu. Cái Hồng người yêu nó đang học lớp 12, chuẩn bị thi đại học đó chị ạ.

Bố mẹ Trường làm dm quân quanh năm lo làm ra những hạt muối. Mồ hôi động trên lưng áo cũng khô thành muối. Và mặn hơn cả muối khi sản phẩm làm ra giá quá thấp.

Mỗi năm nhà em làm được từ 4 đến 5 tấn. Được giá thì thu về khoảng hai triu, rớt giá thì quãng một triệu rưỡi đồng. Làm muối cực lắm anh.

Vậy là hai năm thì rớt đại học của trường đã đổ về biển cả của bố mẹ 10 tấn muối của hai năm nhọc nhằn phơi lưng trên ruộng. Cái giá của sự học mà quy ra muối thì mặn mòi xa xót lắm. Không chừng, nếu Trường đi đỗ đại học thì để nuôi được cậu con hết năm học bố mẹ Trường sẽ phải phơi cạn cả nước biển Đông mới mong đổi được tấm bằng đại học cho con. Nhưng nếu không cho con ăn học thì chỉ còn cách để nó cả đời bám ruộng như bố mẹ thôi. Ở quê Trường có nghề gì nữa đâu. Vậy nên khi Trường đi bộ đội bố mẹ rất mong mỗi Trường sẽ được đi học để phục vụ lâu dài trong quân đội, thoát ra khỏi kiếp diêm dân.

- Đi xa thế này các em nhớ cái gì ở nhà nhất?

- Nhớ nhiều lắm để em kể cho chị nghe hè:

“Nhà em nuôi một con mèo

Chiều chiều nó vẫn lên đào bắt nai

Nhà em có một luống khoa

Đào được một cũ nát hai mảnh vườn”

Thiệt chứ em không nói thêm câu nào đâu chị ạ…

Cánh lính trẻ cười rô như ngô rang. Tôi và Hoàng Điệp cũng cười. Chúng tôi ngồi quây quần giữa những người lính trẻ, lê la trên cỏ và bụi. Chuyện râm ran. Hoàng Điệp quả là “tác chiến” nhanh khi kịp thời đổi ngay chiếc váy yếu điểm thục nữ sang bộ bò “nghiệp vụ” theo lính ra trường bắn. Chị đã phân phát hết số các ít ỏi mang theo.

Viết thư co chị nhé. Chị sẽ viết lại cho các em.

- Thiệt nghe chị!

Hoàng Điệp kể chuyện Hà Nội, kể về cuộc sống sinh viên, về từng câu chuyện lại bị gian đoạn bởi những tiếng vỗ tay cổ vũ cho ba điểm mười nào đó. Một chiến sĩ mặt buồn rười rượi:

Em buồn lắm anh à. Hai tháng huấn luyện ròng rã mà kết quả chỉ được có vậy. Cùng ăn, cùng ở, cùng học tập như nhau cả, rứa mà…

Chiến sĩ ấy chỉ được 16 điểm, nghĩa là chỉ ở mức đạt yêu cầu.

Cậu ta quay sang hỏi Trường:

- Mày bắn răng mà giỏi vậy mày ?

- Thì cứ "đầu ruồi chạm đít điểm đen" chứ mần răng ?

Thế mới biết từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách xa. Nếu hỏi về các yếu lĩnh động tác bắn AK bài 1 thì chắc chắn chiến sĩ nào cũng thuộc làu làu như hai với hai là bốn nhưng khi nằm trước kệ bóp cò lại là chuyện khác. Ai đó chả nói yếu tố tinh thần quyết định năm mười phần trăm chiến thắng là gì.

Loạt bắn cuối cùng đã kết thúc. Các chiến sĩ túa ra thu dọn băng cờ, bàn ghế chuẩn bị hành quân về doanh trại. Một sĩ quan trẻ mặc bộ đồ dã ngoại chạy từ số tám đồng chí dẫn bắn về phía chúng tôi:

Ạnh chị ở Hà Nội vào à? Vậy là đồng hương với tôi rồi. Nhà tôi cũng ở Hà Nội đấy.

Anh là Nguyễn Thanh nghị, người Hà Nội duy nhất và cũng là người ở xa nhất của đơn vị. Nghị là trung đội trưởng trung đội bộ binh 2 của đại đội 12. Biết chúng tôi đến đã lâu nhưng anh phải dẫn bắn cho bộ đội nên chưa gặp được.

Nghị có dánh người cao gầy, da trắng, phảng phất chút hào hoa của người trai phố. Anh hẹn chúng tôi lại phòng chơi vào lúc 21 giờ đêm nay vì khi đó mới hết các nội dung công việc trong ngày, có thể tạm thời gác lại mọi sự vụ cho một chút riêng tư.

* * *

Chiều xuống. Mặt trời đã tắt từ lâu mà dưới nền đất khô cháy vẫn bốc lên hơi nóng hầm hập cùng thứ mùi khen khét hăng nồng của cây cỏ. Đứng trong khuôn viên đơn vị nhìn ra xung quanh thật mênh mang trống vắng. Mấy héc ta đều là đất quân sự, dân cư xa lắc. Vài đàn trâu bò cần mẫn gặm những gốc cỏ xơ trụi. Con nào cũng gầy nhẳng, mông vai gồ ghề xương xẩu. Chúng tôi thả những bước chân bâng khuâng trong chiều xa vắng bên những bụi hoa xim lúp xúp xòe những cánh tím, cánh trắng cố gắng tô điểm cho vùng đất căn cỗi. Thi thoảng có những bụi tốt hẳn lên, cành lá tươi xanh hơn, nhưng bông hoa cũng thắm hơn, căng mịn hơn nhờ đứng chân nơi rìa hố bom, dấu tích còn lại của chiến tranh. Tiếng con chim "bắt cô trói cột" Văng vẳng lảnh lót từ phía nào không rõ. Cảnh ấy dễ làm cho người ta có cảm giác tha hương. Khi đã đi khá xa doanh tranh, mở tầm mắt nhìn về mọi phía thì mới nhận thấy té ra điểm nhấn mạnh nhất của bấc tranh buồn tẻ rộng lớn lại chính là những dãy nhà quét ve vàng cùng những vườn hoa, vườn cây, sân bóng nơi mình vừa xuất phát. Còn lại mệnh mông là cỏ, mênh mông là sim mua ngút ngát một màu.

Anh chị đi đâu thế ?

Chúng tôi quay lại. Ba cặp, sáu chiến sĩ tay cầm xẻng, vai khênh bao tải lễ mễ nhồ ra từ một nhánh ruộng của đường mòn. Họ đang đi nhặt phân về tăng gia. Chúng tôi nhận ra Trường và hai chiến sĩ nữa mình đã gặp ngoài trường bắn. Họ dừng lại nghỉ giải lao. Trường bẻ một cành hoa sim đưa lên mũi ngửi và bảo :

- Tao đố bọn bay hoa sim có mùi gì ?

- Ừ nhỉ, hoa  sim có mùi gì nhỉ ? Đã có hoa, có nhụy ắt có hương. Vậy hương hoa sim như thế nào? Có lẽ chỉ có ai yêu hoa sim lắm mới cảm nhận được mùi hương ấy.

Mấy chiến sĩ kia giục Trường về cơm nước để tối còn ra bãi tập. Tôi nay họ sẽ huấn luyện nội dung tháo lắp AK ban đêm và ngắm bắn AK bài 3. Trường đứng dậy cùng đồng đội rảo bước hướng về phía doanh trại. Chúng tôi tiếp tục đi dạo một vòng và trở về lúc trời đã chập choạng. Mọi thứ cỏ cây không con thấy rõ nữa chỉ còn lại những cơn gió mang hơi nóng hầm hập thi thoảng lại nổi hứng cuốn lấy chân người.

* * *

Thực ra thì trung đội trưởng Nghị không phải là người Hà Nội. Chúng tôi cũng thế. Nhưng hà Nội đã giúp chúng tôi gần gũi với nhau hơn. Nghị vốn quê hốc Nam ĐỊnh. Năm 1991, nhà Nghị chuyện ra Hà Nội và Nghị thành trai Hà Nội từ ấy. Nhà Nghị ở trong ngõ 336 đường Nguyễn Trãi. Anh nhập ngũ năm 1997, cũng huấn luyện tại tiểu đoàn 6 này rồi đi học ở Trường si quan lục quân 2. Sau khi ra trường Nghị lại được điều về làm cán bộ ở đây. Sống ở Hà Nội không nhiều nhưng cũng đủ để cho chàng trai Hà Nội 26 tuổi này có những kỷ niệm đầy ấn tượng với mảnh đất thủ đo. Nghị bảo các món ăn của Hà Nội em chỉ thích nhất xôi xéo và ốc xào sả. Nhiều lúc nhớ không chịu được. Năm ngoái về phép em ăn sáng hết bốn nghìn xôi ngon ơi. Mẹ em cứ ngồi nhìn em ăn mà chảy nước mắt, mẹ xót em lắm ! Nghị vừa nói chuyện vừa loạch hoạch tìm trong chiếc tủ gỗ ở đầu giường lấy ra hai túi vinacaphê pha mới chúng tôi và bảo:

Anh chị là khách đầu tiên của em đấy. Em ở xa, người thân chưa có ai vào thăm được. Hôm nay anh chị từ Hà Nội vào cũng coi như người nhà.

Nghị nói đã pha nhiều từ của miền Trung, cũng có "mô, tê, răng, rứa" và âm điệu bị lai một ít của xứ Nghệ. Tháng trước mẹ Nghị dự định vào thăm con nhưng vì công việc nên phải hoãn lại. Nhắc đến mẹ là cái giọng khàn khàn của Nghị trầm hơn. Nghị có một chiếc điện thoại di động. Trai phố có khác. Ăn chơi quá ! Mẹ em tài trợ đấy, để em gọi về cho mẹ, cho bạn bè chơi đơ buồn. May mà ở đây còn có sóng chứ vùng sâu vùng xa thì chịu. Tháng tháng mẹ em vẫn mua thẻ cào xem và nhắn số thẻ vào máy cho em nạp tiền. Mẹ Nghị vốm là một thanh niên xung phong, lúc nào cũng lo con mình ế vợ. "Mẹ ơi ! Con không hút thuốc, không nghiện rượu. Bọn con gái nó không yêu con thì chỉ có mà thiệt thôi mẹ nhỉ!" Nghị vẫn thường nói với mẹ như thế. Nghị còn có một chiếc xe máy nữa nhưng vừa mới phải đưa về nhà vì sư đoàn quy định cấp úy ở đơn vị chiến đu không được đi xe máy. Từ đơn vị xuống thị xã Đông Hà gần ba mươi cây số. Nếu có đi đâu thì đi xe ôm. Chẳng riêng gì Nghị, ít có chàng sĩ quan trẻ nào chịu đạp xe. Bảo là sĩ dởm cũng không phải. Sỹ diện thì đúng hơn. Trai chưa vợ hơ hớ, đẹp trai ngời ngời mà đạp xe lóc cóc các em khó lòng yêu lắm. Hơn nữa thời buổi này xe máy cũng là phương tiện phổ biến, có khi còn hơn xe đạp ấy chứ... Nhưng quy định vẫn là quy định. Thế nên Nghị phải đưa xe về cho mẹ. Những sỹ quan cấp úy khác cũng bán xe. Xe chính chủ, đủ bằng lái, đủ bảo hiển, đủ gương chiếu hậu cũng bán. Và đi xe ôm. Tôi hỏi nếu đơn vị đã cấm đi xe máy mà về phép vẫn đi, chẳng may có vấn đề gì thì có bị kỷ luật không? Nghị cười không trả lời. Bí thư Đảng ủy tiểu đoàn Cao Xuân Toàn bảo: Có. Tôi lại hỏi Nghị định lấy vợ ở đây hay lấy vợ Hà Nội. Nghị bảo chưa biết, chưa nghĩ đến, vì tiểu đoàn còn tám mươi phần trăm sĩ quan chưa vợ cơ mà. Thế bây giờ Nghị mơ ước điều gì ? Nghị bảo mơ một ngày nào đó Việt Nam có đường siêu cao tốc Bắc Nam như các nước phát triển để đi từ Quảng Trị về đến Hà Nội cho nhanh, Còn về sự nghiệp thì có nguyện vọng được đi học hoàn thiện sĩ quan. Cụ thể vẫn gần gũi nhất là mong buổi biểu diễn đàn tối mai của chi đoàn thành công. Trên bàn của Nghị có một phong vải xanh lớn gấp gọn, một tít chữ, một bộ đèn nháy chuẩn bị cho buổi diễn đàn “Thanh niên với kỷ luật quân đội” sẽ diễn ra vào tối hôm sau. Nghị bảo tôi:

Tối nay anh ngủ đây với em. Từ bé em chưa ngủ chung với ai đâu.

Tôi đưa Hoàng Điệp về phòng rồi trở lại với Nghị. Nằm một lúc Nghị đã thở đều đều còn tôi chẳng thể nào chợp mắt. Không biết do ly cà phê Nghị mời hay do những điều Nghị kể. Nghị kể hồn nhiên và vô tư quá. Kể mà như không kể. Kể như chỉ để cho vui. Cho thỏa nỗi nhớ Hà Nội mà thôi!

Ngoài trời gió vẫn cứ ràn rạt thổi. Chiết quạt tường không làm vơi đi cảm giác ngột ngạt bức bối. Một luồng gió rất mạnh giật tung cánh cửa. Hơi nóng như chỉ chờ tháo khoán tranh nhau ùa vào Nghị trở mình xoay nghiêng, ming ú ớ vài câu mê ngủ. Ánh điện từ ngoài hiên hắt qua khe cửa soi lên gương mặt thư sinh, nước da trắng trẻo không hề bị gió Lào (thứ gió nhập ngoại) làm đen đúa. Nghị bỗng nhếch môi cười – cái cười thật dễ thương và con trẻ. Có lẽ anh đang mơ một giấc mơ đẹp lắm. Khoảng cách Hà Nội – Quảng Trị tính theo đường sắt là 622 kilômét, theo đường bộ là 598 kilômét. Gần gũi nhưng cũng xa vời. Rất có thể Nghị đang mơ mình được về thăm nhà trên con đường siêu cao tốc của thì tương lai. Chàng trai hai mươi sau tuổi ngày ngày vật lộn trên thao trường cùng 50 chiến sĩ, đêm vẫn nhớ mẹ và thèm ăn xôi xéo, trong giấc mơ chưa có bóng hình một người con gái. Tôi thấy lòng nao nao, sẽ sàng trở dậy bước ra sân…

Đêm đã khuya lắm. Trăng sáng vằng vặc. Cả doanh trại im lìm. Mấy trăm chiến sĩ ban ngày lăn lê ngoài bãi tập, tối cũng tập và giờ đây đang ngáy pho pho thực hiện chế độ thứ 10 trong ngày của họ. Tôi lng lững dạo quanh doanh trại. Tiếng con chim vẫn kêu hoài thảng thốt, khắc khoải trong đêm sâu đồng vọng cùng tiếng gió rin rít như một bà cô già khó tính thứ gió đến từ đất nước triệu voi bên kia dãy Trường Sơn, nơi trung đoàn 19 này đã có những năm tháng chiến đấu và gắn bó. Không biết trong hành trình của nó đã qua bao núi thẳm non ngàn, bao ruộng đồng làng quê, còn có hương vị nào của những cánh rừng xa ngài, của hương lúa thơm nồng để mang đến đất này…

- Đng lại! Cam Lộ?

Một bóng người mang súng vọt ra chặn trước mặt làm tôi giật mình.

- Cái gì đây? À! À! Mật khẩu phải không ? Hỏi “Cam Lộ” à? Nhưng tôi không biết đâu.

Cậu chiến sĩ giương mắt nhìn tôi rồi cúi xuống hạ giọng hỏi nhẹ như gió thoảng:

- Anh không ngủ à?

Ôi! Thì ra là Trường. Lại là Trường. Đang là ca gác của Trường. Ánh trăng hạ tuần in bóng Trường nghiêng nghiên trên nền cát bụi. Một ngày mới đã sang. Tôi tự hỏi: Không biết hôm nay những người lính của tiểu đoàn 6 sẽ lại làm gì?

Cửa Tùng tháng 4. 2003

N.X.T 

Nguyễn Xuân Thủy
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 104 tháng 05/2003

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground