M |
ột lần về Hà Tĩnh, nhà thơ Hữu Thỉnh bảo tôi:
- Cậu ở Cẩm Xuyên, cậu đưa tớ về Cẩm Thành thăm người bạn nhé.
Người bạn của nhà thơ là đại tá Nguyễn Kiểu, nguyên Chính ủy trường sĩ quan thiết giáp ngày nào. Hôm đó, trong những phút hàn huyên ngắn ngủi của hai người lính, tôi nghe họ nhắc đến cái tên rất đổi thân quen:Thiếu tá Bùi Quang Đấng, người đồng đội của họ, người lính kỳ cựu của binh chủng Thiết giáp, người tham mưu phó lữ đoàn tăng 237 trực tiếp chỉ huy mũi đột phá của xe tăng từ hướng tây Sài Gòn vào dinh Độc Lập để cáo chung số phận chính quyền ngụy vào buổi trưa lịch sử 30.4.1975.
Cách đây mấy ngày, khi ghé vào thăm ông, đại tá tiếp tôi những miếng ổi vườn thơm lựng, ông hỏi tôi:
- Ông Đấng về hưu cò khỏe không? Sao cậu không viết về đồng hương họ hàng nhà cậu. Đánh đấm thì phải hỏi cha ấy, cậu ạ! Những người như thổi sắt nguội ấy mà moi được chuyện của họ mới tài.
Cuối buổi, tôi phóng xe về Cẩm Xuyên, tìm vào nhà ông bác họ nằm sâu trông xóm lúa. Thời còn học cấp hai trường làng, tôi từng nghe rì rầm lời bà con họ hàng, bạn bè bà con chòm xóm về những chiến công của ông. Khi thì nghe đồn xe tăng ông đánh địch ở Lào, tận cánh đồng chum Xiêng-Khoảng, khi nghe ông xuất trận đánh làng vây, Quảng Trị; rồi lại nghe ông ở mãi Tây Nguyên. Nói là bác họ, ở cùng làng nhưng tôi chưa hề gặp lại ông kể từ ngày ông nhập ngũ, Trong trí nhớ lũ trẻ choai choai chúng tôi, ông là một chàng trai chắc đậm, vai rộng, mày xiên , ít lời nhưng có vẻ nóng nảy. Cái ngoại tướng đó thật hợp với bộ quân phục binh chủng trong những bức ảnh ông gửi từ xa về cho Hường - vợ ông - một cô giáo trường làng xinh đẹp, nết na.Trong chiến dịch giải phóng Tây Nguyên 1972, tôi ở một đơn vị vận tải ô tô thuộc phòng hậu cần B3, ông đấng là chỉ huy trưởng đơn vị tăng duy nhất tham chiến ở đó. Tôi biết ông đang ở cạnh tôi qua một thằng bạn cùng học một trường cơ khí ô tô, cùng nhập ngũ và cùng ở một đơn vị huấn luyện thuộc sư đoàn 304 B. Chung tôi gặp nhau ở chân núi Ngọc Tô Ba khi hai đứa đang đi hai hướng ngược chiều nhau. Thằng bạn tôi - củng là Cẩm Xuyên - đã kể vội cho tôi biêt ông đang là chỉ huy của hắn.
Xe tăng ta đuổi xe tăng địch ở đường 9 - Nam Lào, đè nát tuyến phòng thủ bắc Kon Tum ở Đắc Tô - Tân Cảnh; tiêu diệt căn cứ tiền tiêu Plây Cầu, căn cứ Đắc Min (1972). Xe tăng ta tham chiến giải phóng Buôn Mê Thuột, Phước Long, giải phóng Quảng Trị (1975) như thế nào thì ai cũng đã biết. Xe tăng cùng bọ binh cơ giới đuổi địch siêu thần tốc, đập nát đồng dù, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, húc đổ cổng dinh Độc Lập và những người lính xe tăng quang vinh cắm cờ giải phóng lên nóc thủ phủ chính quyền ngụy đã đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc. Nhưng cho đến nay, tôi vẫn chưa một lần biết chi tiết về người bác họ tôi đã làm gì ở vị trí tiên phong của cuộc hành tiến có một không hai đó.
Ông bà Đấng mừng lắm khi tôi về, cả bé Bình đang học lớp Bảy củng vui ra mặt, bé chạy đến ngồi bên tôi, tư nhiên như mong đợi đã lâu rồi. Ngồi chưa nóng chổ đã nghe tiếng gà đập cánh dưới bếp. Tiếng ông vọng lên như lệnh võ:
- Mày ngồi đó, rót rượu mà nhâm nhi - Sao lười về thế hả?
Thấy ông xuống bếp xán tay mổ gà, tôi dắt xe chạy sang nhà Hoàng Cấp, hắn là trinh sát kỹ thuật ở C152 mặt trận B3 từ năm 1970 cho đến ngày xuống núi về Sài Gòn. Sau ngày ra quân, trở lại quê nhà, thường đi lại với ông Đấng. Chẳng cùng tuổi tác, địa vị nhưng ông rất quý chúng tôi, coi chúng tôi như em, như bạn sống gắn bó đến sổ sàng. Chẳng mấy khi ông kể về mình. Tôi bảo Cấp:
- Cậu ngồi với ông ấy, moi lại kỷ niệm chiến trường, đặc biệt xoay quanh hai ngày 29 và 30 tháng Tư nhé.
Gật gù bên chiếu rượu hôm ấy có cả Bằng, cháu rể ông Đấng. Bằng có vẻ thông thạo lịch sử chống Mỹ và đường sá Sài Gòn nên cả bốn người đều vào cuộc. Hoàng Cấp bâng quơ:
- Bây giờ là đã đầu tháng tư rồi, chóng thật. Cách đây 23 năm, ngày này đơn vị của bác đang làm gì chứ bọn em đang xuôi đường 21 xuống Tuy Hòa.
Ông Đấng lim dim mắt, những vết nhăn nhiều tầng trên vầng trán rộng hằn sâu:
- Để xem nào! Sau giải phóng Buôn Mê, tớ cũng xuôi đường đó về Tuy Hòa, giải phóng Nha Trang, Cam Ranh, rồi quần lên Lâm Đồng, Đà Lạt. Lại vòng xuống Gia Nghĩa, Quảng Đức rồi dọc quốc lộ 13 đánh Dầu Tiếng, Tây Ninh trong đội hình Quân đoàn 3.
- Thế thì bọn em cũng theo sát xe tăng các bác. Đến gần Đồng Dù thì chững lại chờ xe tăng giải quyết cứ điểm này.
- A! Đó là đêm 26, 27 gì đó. Đối mặt với lữ tăng 273 và sư 320 là sư 25 ngụy. Các cậu biết nhé: Hàng rào kẽm gai dày 150 mét, cao 2 mét bao quanh căn cứ. Trong các lớp hàng rào có đến bốn tuyến hào chống tăng, mỗi tuyến sâu một mét năm, rộng hơn hai mét. Tôi ngắt lời ông:
- Lúc đó bác ở tiểu đoàn nào?
Mắt ông sáng lên, nhìn tôi:
-Tớ là tham mưu phó lữ đoàn 273, được giao trực tiếp chỉ huy D3.
- Bác nói cụ thể một tí. Bác đi xe gì? Gồm những ai? Trang bị?
- Chiếc xe chỉ huy là loại bọc thép K83 của Trung Quốc. Ngoài tổ chiến đấu gồm: một lái xe, một xạ thủ đại liên, một pháo thủ DKZ75, một pháo thủ 14,5 ly, một kỹ thuật viên, sở chỉ huy hành quân có anh Lê Minh - Tham mưu trưởng quân đoàn ba; anh Nguyễn Quốc Thước - Phó tham mưu trưởng quân đoàn ba, anh Bùi Đình Hòe - Sư phó sư 320 và tớ. Tiểu đoàn tăng có nhiệm vụ là mũi nhọn đọt phá tiên phong. Đến sáng ngày 30.4 có thêm cô biệt động Trung Kiên cùng đi.
- Trong tay bác binh lực ra sao?
- D3 có ba đại đội: C9 do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy, C8 do Nguyễn Năng, C7 của cậu Vượng làm lực lượng dự bị. Đi với C9 đáng vào cửa Đông Đồng Dù có trung đoàn 28 của Sư 320. Đi với C8 công kích phía Tây - Tây
Cấp chêm vào:
- Từ Tây Nguyên xuống, phải nói trận này dữ nhất bác nhỉ. Quần cả buổi sáng từ 4 giờ đến 8 giờ mới xong được. Khi bọn em vào, gặp bao nhiêu là tăng M48 nằm dưới ruộng bùn.
- Đó là công của Đoàn Sinh Hưởng và C9 đấy. Mất căn cứ Đồng Dù, địch chạy về hướng Sài Gòn theo hướng Cầu Bông. C9 lấy được mấy xe M48, san người sang tiến vào Hóc Môn và quận 5. Địch phản kích ra bằng thiết giáp, gặp đoàn tăng M48 đi vào nên không tấn công. Bất ngờ C9 nổ súng, chúng bị bật ngửa lại và sa xuống ruộng lầy vô số - Thừa thắng, bọn tớ áp sát Quận 5.
- Đêm đầu tiên nằm ven đô thì các bác ở đâu? Ngủ hay thức? Địch có nắn chân không?
Nghe tôi hỏi , ông cười hồn nhiên:
- Bọn tớ ém quân trong một trường sĩ quan ngụy bỏ không. Tiểu đoàn tăng nằm cạnh mấy đơ vị bộ binh. Điện thành phố mất, đêm tối chẳng biết đâu mà mò. Hình như bọn địch ở quanh đâu đó, rất gần. Đêm đó sư 320 và lữ tăng 273 công phá phía
Bằng ngát lời ông Đấng:
- Cháu thấy trong phim ''Cô Nhíp'', cô biệt đônhj Trung Kiên đi cùng xe tăng T54 cơ mà. Sao bác bảo cô ấy đi cùng xe bọc thép?
Ông vỗ vỗ vào vầng trán rộng, rồi gắt:
- Láo! Phim là một chuyện. Phải phim tài liệu hay phóng sự đâu mà đói sự thật. ''Cô Nhíp'' là phim truyện, mà phim truyện thì họ có quyền hư cấu.
Rồi ông quay sang tôi:
- Khoảng 4 giờ sáng ngày 30, cô ấy được dẫn đến chổ chúng tôi. Ai dẩn dến, tớ không rỏ vì lúc đó sư phó Bùi Dình Hòe đã làm việc với cấp trên nhận lệnh. Cô ấy mặc bộ đồ bà ba mầu sẫm, đọi mũ tai bèo và nhanh nhẹn trèo vào xe chỉ huy. Đúng 4 giờ, theo sự hướng dẫn của Trung Kiên, toàn đơn vị đồng loạt xuất kích đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Đảm nhiệm hướng công kích vào mặt Đông sân bay cùng tiểu đoàn 3 xe tăng có trung đoàn 28, sư 320. Trong trận giáp chiến ở Bà Quẹo, xe tăng T54 của C8 ép sát xe tăng M48 của địch. Hai khẩu pháo giao nhau, bánh xích xe ta chồm lên xích xe địch. Bọn địch tháo chạy bỏ cả xe. Khoảng 9 giờ thì ta chiếm gon sân bay và Sở chỉ huy của địch.
Như theo đà tiến của đoàn quân chiến thắng, ông say sưa kể tiếp:
- Từ sân bay Tân Sơn Nhất tiến vào dinh Độc Lập, những xe ở gần tớ không gặp một sự kháng cự nào đáng kể. Những xe tiên phong đã giải quyết các ổ đề kháng trên đường. Hợp điểm trước cổng dinh, ngoài lữ tăng 273 và sư 320 còn có lữ tăng 203 của Quân đoàn 2. Họ tiến vào từ phía Biên Hòa, Hòa Triệu. Chính ủy lữ đoàn 302 Bùi Văn Tùng đã có mặt ở đó.
Tôi nhấc li rượu nêos lên chạm vào li rượu của ông vẫn cầm nãy giờ chưa uống:
- Thế là sau 24 năm trận mạc, ông đã vào được cái đích mà cả dân tộc mong ước. Chúc ông một ly nào. Cả Cấp, Bằng cùng nâng ly. Chạm rồi mà ông cứ vân vê ly rượu trong lòng bàn tay to bè, mắt ông chớp chớp:
- Cả mấy chục triệu người cùng đi và cùng mong được đến, như dòng nước chảy xuôi, bọn tớ là những giọt nước mắt đầu tiên đến được đích. Ấy là nhờ lực đẩy từ phía sau. Có bao giọt nước mắt đã thấm vào lòng đất để cho mình không bị ngấm.
Tôi không dám đặt ly rượu lên môi, cái triết lý giản dị mà sâu sắc của người lính chiến làm tôi nghẹn cổ. Vâng! Để có ngày hôm ấy, để có ngày hôm nay. Bằng vặn vẹo đôi tay:
- Thế xe tăng của đơn vị nào nã pháo dinh Độc Lập hôm ấy hở bác?
- Tớ cũng chẳng biết nữa. Xe nào cũng có pháo, cũng đầy đạn. Bắn vào địch là nghĩa vụ của thằng lính. Từ Buôn Mê về Sài Gòn có nhiều xe bắn đỏ cả nòng pháo, vì vậy cũng chẳng mấy ai quan tâm tìm kiếm.
Bà Hường ngồi hóng chuyện, giục mấy anh em nhâm nhi món gà luộc bóp lá chanh, cười:
- Mà có biết, ông ấy cũng quên rồi. Sau ngày giải phóng miền
Tôi sờ vết sẹo láng bóng của ông:
- Kỷ niệm của trận nào vậy bác?
- Miếng này ở Buôn Mê 75. Khi tớ ra khỏi xe, dùng cờ làm tín hiệu để hợp đồng với bộ binh đánh vào sân bay Phượng Hoàng. Máu ra nhiều nhưng không phạm gáo dừa nên chỉ mấy ngày điều trị là tớ đã có mặt trong đội hình thần tốc. Cũng tại cánh trinh sát điều nghiên không kỹ nên nện không trúng Sở chỉ huy sư 23 ngụy ngay ngày đầu. Trận này mũi của tớ phải vất vả lắm mới hoàn thành nhiệm vụ.
- Em có đọc một tờ báo nào đó nói về chiến công của bác trong trận Buôn Mê.
- Báo Quân đội, báo Nhân dân đều có nhắc đến. Mẹ Hường còn giữ được không nhỉ?
Bà Hường chạy vào buồng, đưa ra một tập giấy khá dày bọc trong bao pôtilen cứng:
- Báo không còn. Chỉ có chừng ấy ông mang về khi nghỉ hưu thôi.
Tôi ngồi dở từng trang giấy mỏng, những chứng nhận, ghi nhận khen thưởng ông ở các chiến trường, các mặt trận, các trận đánh lịch sử mà ông đã tham gia. Chao ôi! Chừng ấy sự kiện, chừng ấy quảng đời, chừng ấy thời gian gói trên lưng một người lính chiến…
Ông ngồi đó, tấm lưng đã hơi còng xuống, khuôn mặt đầy nếp phong trần nhưng thật thanh thản, hiền hậu. Mặc thế sự ồn ào, mặc người đời bon chen, người anh hùng một thưở của chúng tôi dù ngày đêm còn phải lo mẩu ruộng sào vườn, lo miếng cơm manh áo cho vợ, cho con, vẫn dành lại cho mình cho bạn bè một kỷ niệm, một thời oanh liệt.
Cẩm Xuyên, tháng 4, 1998
B.Q.T