Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 13/05/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về miền gạo trắng nước trong

“T

rai Vĩnh Thái - gái Vĩnh Lâm”, ở Vĩnh Linh người ta thường nói vậy. Tôi đã có những năm đi học để kiểm nghiệm nửa đầu của câu nói ấy khi kết thân với một gã trai của miền gió cát, và quả thực phải ngả mũ bái phục trước sức học, ý chí và sự vượt khó của bạn. Một bà mẹ đau ốm quanh năm, bèn đứa em nheo nhóc, một căn nhà tuềnh toàng như tai nấm mọc lên từ cát, run rẩy sau những cơn gió biển. Sự sống của cả gia đình trông chờ vào từng chuyến ra khơi của ông bố và chiếc thuyền nhỏ, mỏng tanh như chiếc lá dập dềnh trùng khơi. Vậy mà bạn vẫn hoàn thành cái sự học gian nan, đã kiếm được một công việc ngon lành ở phương nam, lo cho hai đứa em kế trở thành công nhân dày da, hai đứa còn lại đang theo học phổ thông ở quê nhà...Còn con gái Vĩnh Lâm giỏi giang ra sao thì chưa rõ. Nghe mẹ tôi kể thời trước, làng có người con gái Lâm Đặng đẹp người đẹp nết về làm dâu, “cấy lúa thuận cả hai tay, đều tăm tắp và nhanh như gà mổ thóc”. Tôi nhắm mắt cố tưởng tượng. Cái thời “ăn cơm đèn dầu đi cấy sáng trăng” đã qua mất rồi, vào vụ máy chạy ì ầm, gieo sạ vèo một phát là xong. Toàn việc của đàn ông. Ruộng đồng đã thưa bóng đàn bà con gái. Tiếc quá...

Qua cầu Châu Thị là đất Vĩnh Lâm. Một thảm lúa mênh mông mở ra trước tầm mắt, sông Sa Lung uốn lượn dùng dằng, xanh um luỹ tre ken dày chắn gió bấc. Quảng Xá, Lâm Đặng, Duy Viên... những làng quê yên ả trù mật, khe khẽ nép mình trong tiết trời đang mùa “tháng hai rét lộc”.

Chốn đại điền đại thổ

Vĩnh Lâm và cả vùng đồng Lâm Sơn Thuỷ nói chung có lịch sử hình thành cả ngàn năm trước. Song cái mốc quan trọng nhất đến từ thời nhà Lý sau cuộc “Nam phạt” lịch sử của Lý Thánh Tông (1069) phá tan mưu đồ cấu kết với nhà Tống của phong kiến Chămpa nhằm xâm lấn Đại Việt. Những binh sỹ, chủ yếu là người Nghệ An, Thanh Hoá sau những tháng năm gian lao chiến trận cùng vua tôi nhà Lý tiểu trừ giặc cướp, mở mang bờ cõi; đã ghìm vó ngựa dừng chân ở vùng đất màu mỡ này, nơi có sông núi hữu tình, giàu lâm sản quý và nhiều muông thú chim chóc, để sinh cơ lập nghiệp, từ đó hình thành cộng đồng làng xã, xây dựng xóm thôn nối liền một d¶i, kéo dài theo đôi bờ hai con sông Sa Lung-Bến Hải. Dưới thời thực dân phong kiến, cả vùng rộng lớn thuộc ba xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuû ngày nay gọi là tổng Thuỷ Ba. Năm 1946, Quốc hội nước Việt Nam độc lập chia tổng Thuỷ Ba thành s¸u xã nhỏ, trong đó các thôn Đặng Xá, Lâm Cao, Quảng Xá, Tiên Lai được gọi là xã Tiên Lâm, tiền thân của xã Vĩnh Lâm sau này. Về sau một thời gian, xã Tiên Lâm nhập cùng các xã Thuỷ Ba, Khánh Đức thành một xã lớn là Vĩnh Đức, rồi ch¼ng biết vì lý do gì lại đổi thành Vĩnh Thuỷ. M­êi năm sau, năm 1955, địa giới hành chính vùng đồng Lâm Sơn Thuỷ, lúc này chỉ gồm hai xã Vĩnh Thuỷ và Vĩnh Tiên (Vĩnh Sơn ngày nay), một lần nữa được xác định lại bằng việc tách nhập một loạt các thôn cũ và mới hình thành. Cái tên Vĩnh Lâm cũng bắt đầu xuất hiện từ đây, nghĩa là chỉ mới hơn n¨m mươi năm trở lại mà thôi.

Xã Vĩnh Lâm nằm ở chính giữa của cánh đồng Lâm - Sơn - Thuỷ nổi tiếng, vựa lúa lớn nhất của huyện, nơi làm ra hơn mét phần hai sản lượng lúa hàng năm của Vĩnh Linh trong bất kỳ giai đoạn nào. Mẹ tôi bảo thời trước, khi giao thương chưa thông thoáng như bây giờ, lương thực phụ thuộc chủ yếu vào việc tự sản xuất ở địa phương, xui xẻo mà đồng Lâm - Sơn - Thuỷ mất mùa, là đói cả huyện, và ngược lại; thế mới biết cái tầm quan trọng của miệt đồng, mà ai đó còn gọi là cái dạ dày của Vĩnh Linh này, lớn như thế nào. Ở trong vựa lúa ấy, Vĩnh Lâm trước đây và bây giờ chính là “ông anh cả”, ví như năm 2006, năm không phải là “đỉnh” bởi khó khăn từ vấn đề thuỷ lợi, vẫn làm ra hơn 6.000 tấn lúa, chiếm hơn mét phần năm sản lượng lúa toàn huyện, bình quân lương thực đầu người đã đạt 1.100kg/năm, gấp hơn ba lần so với mức bình quân chung. Với hơn mét ngµn hai tr¨m ha ruộng gieo cấy hàng năm, nên đến với những Lâm Cao, Lâm Đặng, Tiên Mỹ, Duy Viên... nhìn đâu cũng thấy tứ bề làng xóm được bao bọc quanh những dãi ruộng mênh mông; khi lúa đang th× con gái là một thảm xanh non ngút tầm mắt, khi tháng bèn tháng n¨m bước vào vụ gặt, loáng cái đã biến thành một biển vàng óng ả, sớm hôm rộn rã tiếng máy, tiếng người, tiếng cu gù, nghé gọi, tiếng óc ách của bùn đất trở mình cho một mùa mới đang gấp gáp gối vụ... Cứ vậy, năm hai lần cày ải trên dãi đồng mét ngµn hai tr¨m ha  mơ vàng màu phù sa, để cuối cùng từ khắp mọi ng¶ đồng, lúa về tràn nhà, ních chật những sập, đôn; lúa tung tẩy trên những xe nhỏ xe to đi đến khắp mọi miền quê, trên những đò dọc đò ngang xuôi Hiền lương về miền biển... Nên cứ nói đến Vĩnh Lâm là nghĩ ngay đến vùng đại điền đại thổ ruộng vườn, miền chiêm trũng độc canh cây lúa; dù rằng ch¼ng ai quên nơi này còn có một miền đồi núi trung du rộng lớn ở phía tây với hàng chục hộ dân lên khai hoang lập trang trại, trồng đầy cây trái, nuôi cá, bò, ong... Con sông Sa Lung hiền hoà đoạn chảy qua vùng Quảng Xá, cũng mang nước lợ không khác vùng sông Bến Hải ở đồng Vĩnh Sơn, làm xuất hiện gần ba mươi hộ đang giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm sú, đến nay diện tích mặt hồ đạt hai mươi ba ha, được quy hoạch đê kè, ô thửa rất đàng hoàng...

 Nhưng, như người ta bảo từ thế mạnh của ngày xưa, nay như Vĩnh Lâm vì...quá nhiều ruộng lại thành điều cản trở, nên so với các địa phương khác đang rầm rộ chuyện làm giàu, nuôi con gì, trồng cây gì...Vĩnh Lâm đành chịu thua vì cái thế độc canh cây lúa của mình. Làm ruộng thời nay không còn lo chuyện đủ ăn nữa, nhưng để giàu lên với hạt lúa, khó lắm. Khi đoàn công tác của huyện về làm việc với lãnh đạo xã, các anh cũng than như vậy. Thực tế ra sao khi ở một chốn hội tụ khá đầy đủ các yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”, lại nắm trong tay cái thứ quan trọng bậc nhất: lương thực (mà cổ nhân dạy rồi “có thực mới vực được đạo”), lại “nhất cận thị nhị cận giang”, sao bảo là khó, là nghèo, là tụt hậu so với các nơi?

Những mô hình năm mươi triệu/ha/năm - hướng mở cho quê lúa?

 Năm 2007, Vĩnh linh đề ra năm chương trình công tác trọng tâm, trong đó chương trình “nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập năm mươi triệu/ha/năm trở lên giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo”. Đây là một trong những nhát cắt trọng điểm nhất, với mục tiêu đầy tham vọng là đến 2010 toàn huyện sẽ có từ hai ngàn năm trăm ha đến ba ngµn ha đất canh tác (trên tổng số 7.890 ha, chiếm ba mươi phần trăm) có giá trị thu nhập năm mươi triệu/ha/năm trở lên. Hầu hết các địa phương của Vĩnh linh đã quyết tâm vào cuộc; và ngay từ khi mới tiến hành xây dựng đề án, qua khảo sát đã có hơn sáu trăm ha đất-ruộng ở các vùng, miền cho thu nhập đạt và trên mức năm mươi triệu, trong đó có một số mô hình thuộc xã Vĩnh Lâm. Anh Nguyễn Bá Lưu - chủ tịch UBND xã báo cáo với đoàn làm việc rằng Vĩnh Lâm đã xây dựng hai mươi lăm mô hình hướng về mục tiêu này (thực chất là hai mươi lăm hộ), tuy nhiên đến thời điểm này chỉ có hai mô hình cá-lúa của các nông dân Lê Đức Bốn, Hoàng Văn Tùng ở thôn Duy Viên; mô hình cá-lợn của chị Lê Thị Linh ở Lâm Cao là đạt kết quả tốt, giá trị mang lại đã đạt và vượt xa mức năm mươi triệu mơ ước. Số còn lại đều chưa được như ý. Còn nhớ một vài năm trước, V.lâm cũng đã đưa một số nông dân ra Hà Tĩnh học cách nuôi ếch, về phát triển được ba hộ ở Duy Viên, có hộ còn kết hợp với nuôi cá trê lai; thời gian đầu cho kết quả rất tốt, nhưng gần một năm nay phải dừng lại vì không có đầu ra. Nhìn cơ ngơi mà các anh đã dày công dày vốn xây dựng nên; những hồ, lưới dọc ngang giờ phải bỏ không, hoặc chỉ nuôi một ít cá cầm chừng, tôi thấy làm tiếc quá. Tương tự là các mô hình cá-vịt, nuôi bò nhốt ở Tiên Mỹ, Lâm Đặng cũng đang bế tắc, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, giá cả bấp bênh...Phấn khởi nhất là nuôi tôm ở Quảng xá, dù diện tích vẫn còn nhỏ so với một số nơi, nhưng hai mươi ba ha hồ tôm ở đây thực sự đã mang lại cuộc đổi đời ngoạn mục cho gần ba mươi hộ dân vùng thấp trũng này. Lãnh đạo xã lo việc mở rộng thêm diện tích sẽ kéo theo nguy cơ nhiễm mặn nên có ý kìm lại, song dưới con mắt của những người có chuyên môn và am hiểu thổ nhưỡng - thì nên khuyến khích việc phát triển diện tích. Hồ, mương thoát, đê ngăn mặn được xây dựng khá hợp lý. Tôi đã đến nhiều địa phương nuôi tôm như Vĩnh Giang, Vĩnh Thành và cả vùng trọng điểm Vĩnh Sơn, nhưng có thể nói không nơi nào được quy hoạch bài bản, có tính toán đến yếu tố bền vững như ở vùng tôm Quảng xá - Vĩnh Lâm. Vậy thì sao phải dừng?

 Quay trở lại với chuyện lúa. Chỉ riêng cây lúa thôi có thể đạt mức thu nhập năm mươi triệu/ha/năm không? Câu trả lời là không thể. Một cán bộ xã đồng thời là một  nông dân thực thụ, kể với tôi rằng năm vừa rồi với gần năm mẫu, anh đã thử nghiệm bằng cách đầu tư “hết cỡ” cho một ha ruộng tốt nhất, thu về được m­êi hai tấn lúa/hai vụ, với giá lúa khá cao và ổn định lúc đó là ba ngàn sáu trăm đồng /kg, thì mới chỉ đạt bèn mươi ba triệu/năm. Với cây lúa, mức đó là lý tưởng, nhưng đâu có thể nhân rộng đại trà được. S¸u tr¨m hai mươi ha ruộng của Vĩnh Lâm mà làm được vậy thì thôi khỏi bàn gì nữa. Phải là “một con một cây”, ví như lúa-cá, lúa-vịt kết hợp mới có thể đạt mức thu nhập nói trên, nhưng phải là nơi có điều kiện, nghĩa là cũng chỉ trong một phạm vi hẹp mà thôi. Mô hình của các anh Bốn, Tùng là những điển hình cần được nhân rộng. Có thể trong quá trình lao động sản xuất, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo... nông dân Vĩnh Lâm và cả vùng đồng này sẽ còn thể hiện được nhiều điều hơn nữa, nhưng để phấn đấu mức 30% diện tích là khó. Và, tôi tin rằng những “chiến dịch” làm giàu trên đồng đất Vĩnh Lâm -ở miền chiêm trũng này, không thể không có sự góp mặt của cây lúa. Cái màu xanh-vàng mênh mông ấy, vốn đã quen thuộc ngàn đời nay, thì chắc chắn sẽ còn gắn bó mãi mãi về sau nữa.

Gập ghềnh những nẻo đường quê

Thuở còn là học sinh tôi rất thích theo bạn về Vĩnh Lâm chơi, bởi một lý do duy nhất là được ngồi đò ngang qua sông Sa Lung ở bến đò Phúc Lâm. Đi đò ngang, con sông thì nhỏ, chiếc đò thì to và dài, ông lão chỉ chống sào đâu dăm cái đã cập bờ bên kia, cái cảm giác dập dềnh sông nước vẻn vẹn đâu chừng vài phút ngắn củn, lên bờ rồi vẫn tiếc ngÈn ngơ. Nói thêm về cái bến đò nhỏ nhoi, thưa vắng khách nhưng nổi tiếng ấy, vốn là một “túi bom pháo” khủng khiếp thời chống Mỹ, nơi đi vào những trang tiểu thuyết hay nhất của Nguyễn Trung Hữu trong “Người đi K8”, nơi duy nhất ở Vĩnh Linh của gần m­êi năm trước, một đêm trăng sáng qua đò, tôi vẫn còn nghe nam nữ đôi bờ hát giao duyên thật tình tứ. Giờ thì cái bến đò nhỏ ấy đã lui vào dĩ vãng rồi. Những câu hát thôn quê cũng không còn nữa. Cây cầu Phúc Lâm to đẹp, bề thế đã dễ dàng gánh vác trách nhiệm của con đò cực nhọc mà đầy kỷ niệm. Bến đò xưa thành bãi khai thác tập kết cát sạn, ngổn ngang những xe máy, guồng đẩy cao như cần cẩu chạy suốt đêm ngày.

Đi về các nẻo đường xóm làng của Vĩnh Lâm sẽ thấy rất nhiều những cảm xúc, những điều bất ngờ, những vui buồn chen lẫn. Đường nối Vĩnh Lâm lên Vĩnh Thuû, rộng thênh thang, nhựa láng o, chạy xe còn thích hơn trên quốc lộ, và chợt thấy rằng cái thuật ngữ “CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn” chính là những hình ảnh như thế này đây chăng. Còn nếu muốn tìm một cực đối lập, chẳng cần đi đâu xa, chính là tỉnh lộ nối Vĩnh Lâm  với Vĩnh Sơn. Con đường đất đỏ biên hoà, với cái cốt thấp nên chìm nghỉm giữa mênh mông biển lúa, ổ gà ổ voi giăng ra như thiên la địa võng. Vấn nạn khi đi về trên con đường này có thể kể cả lô cả lốc. Nắng gió thì mịt mù bụi đỏ, rậm rịch mưa thì lÇy lội, nhão nhoét, lũ về thì lưu thông tê liệt, xã Vĩnh Sơn thành ốc đảo biệt lập ngay...Nghe bảo còn phải chờ vốn từ trên, lâu mau chưa biết nhưng có lẽ phải dăm năm nữa. Đành vậy chứ làm sao được. Tỉnh lộ còn vậy huống gì các đường liên thôn, liên xóm. Con đường khoảng h¬n mét km nối từ đường Lâm-Sơn, chạy dọc thôn Tiên Mỹ, nối lên vùng Phát Lát, vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải còn khiếp hơn. Vẫn biết rằng mấy năm qua xã và thôn đã đổ khá nhiều công sức, tiền của vào đoạn đường này, nhưng vì lượng người lưu thông lớn (theo ước tính là khoảng năm ngµn dân), nhất là các phương tiện vận tải chuyên...phá đường như công nông, xe ben, máy cày... nên không thể dừng được sự xuống cấp ngày một nghiêm trọng của nó. Nhưng có lẽ “ấn tượng” nhất trong chuyến đi của tôi là cây cầu bắc qua kênh tiêu úng dẫn về thôn Tiên Trạo. Cây cầu này được xây dựng từ những năm 60, thời bom Mỹ phá hoại; gần nöa thế kỷ oằn mình với cơ thể không phải là bê tông cốt thép vĩnh cöu, đến nay thì hư hỏng trầm trọng, với cái hình dáng không thể gọi là cầu; mà vẫn cứ phải nằm đấy, trở thành một mối đe doạ thường trực cho bất kỳ ai, bất kỳ phương tiện gì khi đi qua đây. Hỏi cách giải quyết, khắc phục; lãnh đạo xã bảo đang...đề nghị cấp trên, vì vượt quá sức đầu tư của địa phương...Phong trào bê tông hoá giao thông nông thôn ở đây cũng khá rầm rộ, tất cả các thôn đều đăng ký xin cấp vốn với thể thức 60 - 40 (vốn nhà nước - dân tự đóng góp), tuy nhiên hiện tại toàn xã chỉ mới có được 1,8 km ở Lâm Đặng và Tiên Mỹ. Xoá nhà tạm, chủ yếu với hình thức tự xoá, thì Vĩnh Lâm đứng thứ nhất, với chỉ mét nhà còn lại duy nhất ...đang khởi công, nhưng trên quê lúa mà hộ nghèo vẫn còn nhiều quá, 306/1.500 hộ; thu nhập bình quân đầu người năm 2006 tính ra mới được 6,4 triệu/người/năm. Liệu đến 2010 có đạt mốc m­êi triệu/người/năm như NQĐH Đảng bộ huyện đã đề ra không? Vậy thì cuối cùng cũng phải công nhận với ai đó rằng Vĩnh Lâm đang gặp khó trên chặng đường phát triển của mình. Cái khó ấy không phải đến từ việc độc canh, không từ thiên nhiên, không vì thiếu ưu đãi; mà có lẽ nó đến từ chính con người; trầm lặng, thiếu táo bạo, quyết liệt. Đã đến lúc cái nôi của cách mạng Vĩnh Linh và tinh thần của những người cộng sản đầu tiên đã nguyện thề trên mảnh đất Quảng Xá của bảy mươi bảy năm trước phải được phát huy mạnh mẽ trên bước đường đưa quê hương đi tới mạnh giàu.

 

TRẦN THANH HẢI Trần Thanh Hải
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 156 tháng 09/2007

Mới nhất

Đừng cho tôi tất cả; Gom

02/05/2025 lúc 06:20

Đừng cho tôi tất cả                                             Đừng cho tôi tất cảTôi sẽ không tồn

Đường xưa; Tháng năm

02/05/2025 lúc 06:16

Đường xưaNgày xưa ùa về trong tiếng mưa đêmLang thang trên con đường một

Quê hương; Thưa ba

02/05/2025 lúc 06:04

Quê hương Tôi yêu nhánh lúa bờ treMẹ tôi cắp rổ ra khe xuống

Cơm chiều

02/05/2025 lúc 06:02

Em thường hỏi chiến tranh đã xaMà anh cứ kể hoài chuyện cũNắng vàng, hốc

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

14/05

25° - 27°

Mưa

15/05

24° - 26°

Mưa

16/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground