Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Xây dựng nông thôn mới thực chất, bền vững, hướng tới nông thôn mới thông minh

Với sự quyết tâm, đồng lòng, đoàn kết của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã có nhiều đổi mới, khởi sắc rõ nét. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước gắn với thị trường. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng ở nông thôn được đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao…

Nâng cao thu nhập - mục tiêu xuyên suốt

Xác định xây dựng nông thôn mới là hoạt động có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, trong đó chú trọng việc phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân là mục tiêu xuyên suốt. Từ những năm đầu triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Cam Chính đã đặt ra mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân bằng cách tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Văn Hà - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cam Chính cho hay, hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng được nhiều mô hình nông nghiệp tập trung phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Điển hình như mô hình trồng cây hồ tiêu tập trung với diện tích 12,3 ha, mô hình trồng cây ném 1,5 ha, mô hình trồng lạc khoảng 2 ha, mô hình trồng cây sắn dây với 1,8 ha và 11,5 ha riềng, 6,5 ha cây quế... Ngoài ra, toàn xã còn có 736 ha cây cao su, trong đó có 729 ha đã đưa vào khai thác cho giá trị thu nhập trên 45 tỷ đồng/năm và 1.357,8 ha rừng mỗi năm đưa vào khai thác gần 300 ha, thu nhập trên 30 tỷ đồng...

Các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn với 7 trang trại chăn nuôi lợn gia công; 13 trang trại chăn nuôi gà, vịt gia công mỗi lứa khoảng 1.000 - 3.000 con/trang trại; gần 70 hộ gia đình chăn nuôi mô hình dê nhốt và đặc biệt trên địa bàn đã hình thành mô hình tổ hợp tác chăn nuôi gà Cùa (một thương hiệu nổi tiếng lâu đời được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao). Song song với việc thực hiện nhân rộng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kinh tế cao, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng đã thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, mở mang ngành nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, công khai, dân chủ, đủ phẩm chất, năng lực công tác để tạo phong trào thi đua trong quần chúng.  

Anh Vũ Văn Bắc - Chủ thương hiệu Gà Cùa Tâm Bắc đang chia  thức ăn ủ men vi sinh từ các loại cây dược liệu cho gà - Ảnh: L.T

Anh Vũ Văn Bắc - Chủ thương hiệu Gà Cùa Tâm Bắc đang chia thức ăn ủ men vi sinh từ các loại cây dược liệu cho gà - Ảnh: L.T

Xã tập trung phát huy tối đa vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong quá trình tuyên truyền, vận động làm cho mỗi người dân hiểu rõ hơn về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bởi, đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn chứ không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Xây dựng nông thôn mới phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ thể, là người làm chủ; phát huy, huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới thành công và bền vững.

Với sự nỗ lực, đồng lòng, đoàn kết trong tầng lớp nhân dân và sự quyết tâm phấn đấu, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền xã Cam Chính trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đã tạo đà trong phát triển kinh tế tăng thêm số hộ gia đình giàu, số hộ trung bình khá đạt trên 50%, số hộ nghèo giảm dần. Năm 2010, số hộ nghèo là 168 hộ chiếm 14,6%, thì đến năm 2022 số hộ nghèo chỉ còn 18 hộ, chiếm 1,23%. Năm 2022 thu nhập bình quân đầu người đạt 55,7 triệu đồng/người/năm, tăng 43,2 triệu đồng/người/năm so với năm 2010... Đây chính là nền tảng, động lực để xã Cam Chính tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững.

Hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Từ những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân, duy trì bền vững 19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao… xã Cam Chính đã được UBND huyện Cam Lộ quyết định chọn triển khai xây dựng mô hình điểm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới thông minh của tỉnh Quảng Trị. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hà - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, việc địa phương được chọn làm điểm trong xây dựng mô hình nông thôn mới thông minh là điều rất đáng tự hào và phấn khởi. Bởi, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương sẽ được tiếp cận nhiều những ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, mạnh dạn thực hiện các cơ chế chính sách mới, mô hình hay trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển xã nhà. Cùng với đó, các tầng lớp nhân dân cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các dự án đầu tư của Nhà nước về kết cấu hạ tầng điện, đường, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, máy tính, đường truyền Internet... được nâng cấp sẽ tạo cơ hội cho người dân tiếp cận nhiều nền tảng mạng xã hội thông minh khác nhau trong tương tác, kết nối, cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức mới trong sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Trong mục tiêu gần hiện nay, dựa trên những ứng dụng công nghệ trong giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến hiện có, UBND xã Cam Chính đang phối hợp với Phòng Văn hóa và thông tin huyện và VNPT Quảng Trị trong việc triển khai xây dựng các hạng mục hệ thống giám sát điều hành tập trung, hệ thống camera giám sát an ninh, hệ thống wifi công cộng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tạo sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác chuyển đổi số; đồng thời, nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin cho người dân khi tham gia chuyển đổi số.

Anh Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng thôn Mai Lộc 2, theo dõi an ninh trật tự qua camera giám sát kết nối wifi công cộng trên smartphone - Ảnh: L.T

Anh Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng thôn Mai Lộc 2, theo dõi an ninh trật tự qua camera giám sát kết nối wifi công cộng trên smartphone - Ảnh: L.T

Để triển khai thực hiện hiệu quả, đúng lộ trình theo quy định bộ tiêu chí xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, anh Nguyễn Văn Hà cho biết thêm rằng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng, lựa chọn mô hình, đề xuất những mục tiêu cụ thể về xây dựng chính quyền số và phát triển kinh tế - xã hội số. Đối với việc xây dựng chính quyền số: Sử dụng công nghệ thông tin toàn diện để nâng cao công tác quản lý, điều hành, nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tiện ích trong hoạt động chính quyền. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh nhằm tuyên truyền, thông tin, thông báo, giao tiếp và liên kết cộng đồng. Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến và một cửa điện tử, các hệ sinh thái thông minh Giáo dục, Y tế… phải đảm bảo mức độ cao đáp ứng nhu cầu công việc của người dân, doanh nghiệp. Trang bị màn hình hiển thị thông tin, Dashboard thống kê, báo cáo, tích hợp dữ liệu của các hệ thống chính quyền điện tử, các hệ thống giám sát và chia sẻ dữ liệu để phục vụ cho việc điều hành chính quyền. Đối với việc phát triển kinh tế và xã hội số: Tạo được cơ bản mạng lưới giao tiếp xã hội và kênh thông tin trực tuyến để tăng cường tương tác, chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong cộng đồng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá về hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của địa phương. Cung cấp nền tảng trực tuyến về xúc tiến đầu tư và giới thiệu cơ hội đầu tư đến các nhà đầu tư, giúp các doanh nghiệp, tổ chức quảng bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng và đối tác tiềm năng. Phát triển các ngành kinh tế dựa trên công nghệ thông tin, bao gồm nông nghiệp thông minh, du lịch số, dịch vụ trực tuyến nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thực hiện các công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách của xã, người dân, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong phát triển ứng dụng công nghệ số. Hỗ trợ cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, hợp tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất, cạnh tranh kinh doanh, liên kết chuỗi giá trị với hợp tác xã, nông dân. Sử dụng các hệ thống chính quyền điện tử, dịch vụ công, trên nền tảng số để hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số cho người nông dân, công nhân nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử…

 

LÊ THI
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 347

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

6 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground