Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những điều lạ về phim "Mùi cỏ cháy"

Tạp chí Cửa Việt số 335 (tháng 8/2022) đã in bài Chuyện trùng hợp ngẫu nhiên trong chuyên mục Câu chuyện Du lịch Quảng Trị. Một bài viết được rất nhiều độc giả quan tâm và điện thoại hoặc gặp gỡ tác giả để xem chuyện thực hư thế nào.

Tiếp theo bài viết đó, tôi đã liên lạc với đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Mười, cán bộ hưu trí của Hãng Phim truyện Việt Nam tại Hà Nội và anh Lê Chí Kiên, người đóng vai đại đội trưởng trong phim Mùi cỏ cháy, nội dung tái hiện sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành Cổ năm 1972 để viết tiếp câu chuyện nói trên.

Chuyện làm phim   

Mùi cỏ cháy do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản phim do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đảm nhiệm, dựa trên cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Khởi quay từ tháng 12 năm 2010, bộ phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Sau đó được công chiếu giới thiệu tại lễ khai mạc tuần phim và đoạt giải Bông Sen Bạc. Ngày 17 tháng 3 năm 2012, đã được trao bốn giải Cánh diều vàng gồm: Phim điện ảnh xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc cho nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Biên kịch xuất sắc cho nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và Quay phim xuất sắc nhất cho nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà.

Công tác chuẩn bị chiếu phim Mùi cỏ cháy tại xã Húc Nghì,  Đakrông năm 2012 - Ảnh: H.T.T

Công tác chuẩn bị chiếu phim Mùi cỏ cháy tại xã Húc Nghì, Đakrông năm 2012 - Ảnh: H.T.T

Chúng tôi cũng liên lạc với Hãng phim về sự kiện trên thì đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Mười cho biết phim được thực hiện trong ba giai đoạn. Giai đoạn đầu quay tại Thành Cổ Quảng Trị với mục đích giới thiệu về chiến trường ác liệt, là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa ta và địch năm 1972. Phần giữa phim được thực hiện ở Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), và quan trọng là phần kết. Vào cuối năm 2011, đoàn làm phim vào Quảng Trị để hoàn tất bộ phim, Ban giám đốc hãng phim đã làm việc với lãnh đạo thị xã Quảng Trị để huy động lực lượng cựu chiến binh và học sinh ở các trường trên địa bàn cùng ra sông Thạch Hãn làm lễ thả hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Ngay từ sáng sớm, đoàn đã ra chợ mua hết tất cả số hoa có sẵn và lấy thêm các vùng lân cận để có đủ lượng lớn cho buổi hành lễ được trang trọng. Cũng trong lần này, đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Mười đích thân đóng vai chiến sĩ Hoàng sau 40 năm nhập ngũ.

Ông kể: Sự khắc nghiệt của 81 ngày đêm năm 1972 ở Quảng Trị cũng vận vào phim. Khi chúng tôi khởi quay thì trời mưa dầm dề, còn khi muốn quay cảnh mưa thì lại nắng chang chang. Cảnh quay trận đánh cuối cùng, đoàn phim đã dàn binh bố trận, chôn quả nổ xong thì trời mưa xối xả, người ta cứ nói làm phim nhanh, riêng Mùi cỏ cháy hai năm mới về đích. Có những cảnh quay nhỏ chỉ cần một đến hai ngày là xong, nhưng phải mất cả tháng làm bối cảnh. Riêng mô hình Thành Cổ làm đến 4 tháng tròn, chiếm phần lớn kinh phí. Con đường dẫn vào khu bối cảnh này lầy lội đến mức mọi người trong đoàn phải cùng nhau sắp từng viên gạch để xe chở máy móc vào quay. Những lúc như vậy, phải hương khói cầu xin các anh hùng liệt sĩ thì mới thuận lợi về công việc và không làm gián đoạn quy trình.

Các anh cũng tâm sự rằng: Lúc bắt đầu thực hiện phim chỉ vẻn vẹn được cấp kinh phí 5,2 tỷ đồng, đơn vị phải kêu gọi xã hội hóa. Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc mặc dù rất khó khăn nhưng đã tự nguyện đóng góp hai triệu đồng. Hội Cựu chiến binh chiến sĩ Quảng Trị nhập ngũ ngày 6/9/1971 đã ủng hộ 500 triệu đồng; phía Quân đội ủng hộ nhân lực, khí tài, vũ khí chiến tranh; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ủng hộ 1.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện phối hợp; Hãng phim Giải Phóng ủng hộ máy quay và nhân lực phục vụ tại TP Hồ Chí Minh; Báo An ninh Thế giới nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các cảnh quay lớn và lo chuyện ăn, ở cho đoàn phim trong thời gian quay ngoại tỉnh... Đạo diễn Trần Vịnh cũng ủng hộ 1.000 bộ phục trang và toàn bộ quả nổ sử dụng trong phim. Báo Giao thông Vận tải nhận trách nhiệm liên hệ với ngành đường sắt hỗ trợ cho đoàn phim thực hiện các cảnh liên quan đến “tàu hỏa”. Bác sĩ Đỗ Minh Quang, người chôn cất Nguyễn Văn Thạc tại mặt trận Quảng Trị ủng hộ 100 USD. Kỹ sư Lê Văn Phương, công tác tại Công ty liên doanh xây dựng đường bộ 2 cũng gửi về 500.000 đồng. Có cả một người làm nghề xe ôm nài nỉ được góp 50.000 đồng. Các nghệ sĩ tham gia phim (đạo diễn, quay phim, diễn viên chính...) cũng xin không nhận thù lao nhưng hãng phim phải từ chối.

Anh Lê Chí Kiên, người thủ vai đại đội trưởng trong phim kể lại rằng: Lần đáng nhớ là sau buổi chiếu kết thúc tại liên hoan phim, các diễn viên lên sân khấu cùng giao lưu với khán giả. Một bà mẹ đã chạy lên ôm chặt vào các diễn viên của đoàn khóc lóc trong sự vui mừng vì được thấy cảnh bộ đội trong phim chôn cất cẩn thận những người bên kia chiến tuyến sau mỗi trận đánh, bởi con bà là sĩ quan quân lực của chế độ cũ.

Riêng bản thân anh Kiên sau khi cùng đồng nghiệp thực hiện xong bộ phim trên thành công mỹ mãn, đã thấy nhẹ nhỏm trong lòng. Anh tự thấy mình cùng đồng nghiệp đã hoàn thành một công trình lớn mà trong đó mang tính tâm linh rất cao, anh nói điều này chúng tôi cũng không sao hiểu được. Công việc đã làm không chỉ cho chúng tôi mà cho những thế hệ sau này. Tôi nghĩ rằng, đi tận cùng của dân tộc sẽ gặp nhân loại. Bài ca người lính ấn tượng với tôi ghê lắm. Vì thế chất nhân văn trong Mùi cỏ cháy có thể sẽ là cầu nối duy nhất, ngắn nhất để nối những trái tim với trái tim. Từ đó hầu như anh làm việc gì, mong muốn điều gì đều được toại nguyện và thành công mỹ mãn trong cuộc sống.

Chuyện chiếu phim

Năm 2012, nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 và 40 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành Cổ, Cục Điện ảnh và Hãng phim truyện Việt Nam đã trao tặng tỉnh nhà một món quà rất quý, đó là bộ phim truyện Mùi cỏ cháy.  Đêm 22/4/2012 khởi đầu cho đợt chiếu phục vụ những nơi công cộng, điểm đầu tiên là tại Thành Cổ Quảng Trị.

Đêm 24/4/2012 theo đúng kế hoạch, phim được chiếu ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, thời kỳ này là phim nhựa 35mm thịnh hành, gồm có 5 cuốn nhưng lúc chiếu xong cuốn 1, cả hai máy bị cháy cùng lúc. Anh em tìm mọi cách xử lý nhưng không tài nào khắc phục được, cuối cùng đành xin lỗi cán bộ giảng viên và sinh viên của trường để tối mai tiếp tục.

Buổi giao lưu giữa đoàn làm phim Mùi cỏ cháy với khán giả  tại Trường CĐSP Quảng Trị năm 2012 - Ảnh: H.T.T

Buổi giao lưu giữa đoàn làm phim Mùi cỏ cháy với khán giả tại Trường CĐSP Quảng Trị năm 2012 - Ảnh: H.T.T

Sáng hôm sau tôi cử anh em ra Quảng Bình mượn 2 máy vào để thực hiện công việc dở dang đêm trước. Đang đi giữa đường thì liên lạc được với bộ phận kỹ thuật ở Hà Nội, họ đã bày cho cách chỉnh sửa nhưng chẳng biết kết quả hay không, chắc ăn nhất là cứ nhờ vào sự trợ giúp của bạn bè đồng nghiệp.

Tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, đêm sau chúng tôi phải thực hiện đúng lời khuyên của những người đi trước, có lễ cầu xin các anh hùng liệt sĩ, vậy là buổi chiếu an toàn, thông suốt mà không cần các máy dự phòng của đơn vị bạn. Từ đó trở đi luôn luôn ghi nhớ công việc này trước lúc chiếu phim Mùi cỏ cháy. Sau khi xong đợt phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành chủ quản giao phó, chúng tôi còn tổ chức công chiếu rộng rãi, doanh thu cho tỉnh nhà ở nhiều địa phương trong tỉnh được gần 60 triệu đồng.

Vào tháng 8 năm 2022, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đi chiếu phim Mùi cỏ cháy phục vụ lễ kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại các xã bãi ngang vùng biển Vĩnh Linh, Quảng Trị lại quên việc hương khói trước lúc khởi hành. Khi xe qua khỏi cầu Vĩnh Thái thì bị tuột ốc cầu sau, rơi xuống mặt đường. Rất may mắn là xe đang qua đường cong, đi chậm nên không có việc gì xảy ra, mấy anh em phải liên hệ thợ về sửa chữa mất nửa ngày, đồng thời phải làm công việc tâm linh như các lần trước. Đêm hôm đó mặc dù phục vụ muộn nhưng bà con hết sức thông cảm vì vẫn bảo đảm được chương trình của đoàn tại địa phương.

Mùi cỏ cháy đã mang đến cho người xem những cảm xúc sâu lắng, sự tri ân của thế hệ hôm nay với những hy sinh của người lính vì Tổ quốc, vì Nhân dân; tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trên các chiến trường và mặt trận Quảng Trị năm 1972.

HỒ THANH THOAN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 342

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

7 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground