Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Phát triển Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ, điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế ở Cam Lộ những năm qua*

LTS. Cam Lộ với vị trí ở phía Bắc và phía Tây của Tp. Đông Hà, nơi hội tụ và giao thoa của nhiều tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm trên hành lang kinh tế Đông- Tây; có thế mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản, nông - lâm sản phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản hàng hóa. Những lợi thế đã và đang hình thành chính là điều kiện để huyện Cam Lộ  ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển CN-TM-DV.

Trước thềm  Đại hội Đảng bộ huyện Cam Lộ lần thứ XV (2015-2020), PV. Tạp chí Cửa Việt có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Công Phán, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy về vấn đề này. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

PV. Nghị quyết số 10/NQ/HU ngày 15/5/2009 về “Phát triển công nghiệp - thương mại đến năm 2020” là một trong những điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế ở Cam Lộ trong những năm qua, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết lao động nhàn rỗi theo hướng “ly nông bất ly hương”, tăng thu nhập cho người lao động... Xin đồng chí cho biết những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân Cam Lộ đã thực hiện được theo Nghị quyết chuyên đề này?

Đồng chí Nguyễn Công Phán: Trong những năm qua, cùng với việc tập trung khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển nông - lâm nghiệp, Cam Lộ đã chú trọng đến việc phát triển CN - TTCN, TM - DV với nhiều chủ trương, giải pháp để vừa phát huy nội lực, vừa thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn. Trong đó, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng  về định hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng bộ đã đề ra Nghị quyết chuyên đề số 10/NQ/HU, ngày 15/5/2009 về “Phát triển Công nghiệp - Thương mại đến năm 2020”. Đây được xem như là “chìa khóa” để tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ của huyện.

Nghị quyết ra đời trong điều kiện nền kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, tuy nhiên huyện đã xác định những định hướng để tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp quyết liệt, sáng tạo và linh hoạt đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy công nghiệp, thương mại phát triển khá toàn diện. Xác định đây là điểm nhấn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, huyện Cam Lộ luôn đặt mục tiêu phát triển CN - TTCN, TM - DV lên hàng đầu để rút ngắn khoảng cách chênh lệch kinh tế so với các địa phương trong tỉnh. Trong đó thực hiện đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của nhiều thành phần kinh tế; chú trọng đẩy mạnh các ngành nghề có lợi thế, ưu tiên công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, sử dụng nguồn nguyên liệu trên địa bàn và các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, công tác quy hoạch các cụm CN – TM – DV được chú trọng nhằm tạo quỹ đất tập trung, xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia. Đến nay huyện đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 3 cụm công nghiệp tại Cam Hiếu, Cam Thành và Cam Tuyền với diện tích gần 150 ha. Từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp, dịch vụ để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện nay đã có 23 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng số vốn gần 500 tỷ đồng (trong đó có 15 doanh nghiệp đã và đang đi vào hoạt động); nâng tổng số cơ sở CN - TTCN trên địa bàn huyện lên 565 cơ sở và 94 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, cơ sở TTCN đi vào sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khá phong phú và đa dạng như sản xuất vật liệu xây dựng không nung, chế biến gỗ, viên nén năng lượng, chế biến mủ cao su, tinh bột sắn, hồ tiêu, chế biến tinh dầu lạc, sản xuất than hoạt tính... Trong đó phải kể đến như Nhà máy viên nén năng lượng tại cụm Công nghiệp Cam Hiếu với tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 50 tỷ đồng, công suất 60 tấn/ngày đã đưa vào hoạt động từ tháng 10/2014, góp phần tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng với giá trị kinh tế cao hơn; Nhà máy sản xuất chế biến tinh bột sắn của Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn An Thái được đầu tư tại Cụm công nghiệp Cam Tuyền có tổng mức vốn đầu tư hơn 100 tỷ, công suất 21 nghìn tấn/năm; Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ có công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm.v.v... Các doanh nghiệp bước đầu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, gắn sản xuất kinh doanh với tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nông dân, có sự tác động tích cực trở lại đối với sản xuất nông nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, tăng thu nhập, tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, đưa tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 35% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 về Công nghiệp- Xây dựng tăng 15,6%.

Ngoài phát triển công nghiệp, huyện Cam Lộ còn quan tâm đến việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Hàng năm, dành kinh phí hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống cũng như du nhập các ngành nghề mới để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mang giá trị hàng hóa cao như nghề làm bún, chế biến cao lá vằng, sản xuất tinh bột nghệ, rượu dâu tằm… Việc hình thành và phát triển các làng nghề đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn vào thời điểm nông nhàn, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang ngành nghề dịch vụ.

Cùng với phát triển công nghiệp, hoạt động thương mại - dịch vụ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, góp phần phục vụ tốt hơn các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân. Việc phát triển thương mại được quy hoạch tập trung tại 3 khu vực chính, đó là trung tâm thị trấn Cam Lộ, Ngã Tư Sòng và vùng Cùa. Số lượng chợ trên địa bàn huyện  được đầu tư và bố trí hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kinh doanh buôn bán trao đổi hàng hoá. Kinh phí đầu tư xây dựng các chợ giai đoạn 2009 - 2013 đạt 14,269 tỷ đồng. Hàng hoá ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng; mạng lưới kinh doanh buôn bán được mở rộng. Hoạt động tại các chợ được quản lý chặt chẽ. Tổng doanh thu ngành thương mại - dịch vụ năm 2014 đạt 990 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành nghề dịch vụ tăng 17,5%.

Thành công bước đầu của việc thực hiện Nghị quyết số 10/NQ/HU về phát triển CN - TM - DV là điểm nhấn trong bức tranh phát triển kinh tế ở Cam Lộ những năm qua, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết lao động nhàn rỗi theo hướng “ly nông bất ly hương”, tăng thu nhập cho nhân dân, tạo nhiều hiệu ứng tích cực trong phát triển KT - XH. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn phát triển chậm; các doanh nghiệp chưa thu hút được nhiều lao động, thu nhập chính của người dân vẫn là nông nghiệp...

PV. Giải pháp tối ưu nào nhằm đưa Nghị quyết chuyên đề số 10/NQ/HU ngày 15/5/2009 “về đích” sớm hơn ở nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV sắp tới?

Đồng chí Nguyễn Công Phán: Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh triển CN - TTCN - TMDV để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách bền vững đến năm 2020, Cam Lộ xác định các lợi thế và tập trung các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng CN - TTCN đến năm 2015 - 2020 là 16%; nâng cao tỷ trọng CNXD là 37% - TMDV 33%  trong cơ cấu nền kinh tế. Cam Lộ tiếp tục từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho cụm CN - TM - DV Cam Tuyền, Ngã Tư Sòng và phần còn lại của cụm công nghiệp Cam Hiếu, Cam Thành,  nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, thu hút các dự án để lấp đầy diện tích. Trong đó, chú trọng cải cách thủ tục nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, minh bạch để thu hút đầu tư; Tiếp tục  ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư mở rộng các lĩnh vực chế biến, sản phẩm mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh và nguyện vật liệu sẵn có ở địa phương. Chú trọng khuyến khích vận động các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới để tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mục tiêu đến năm 2020 lấp đầy diện tích tại các cụm Công nghiêp - Thương mại, tạo việc làm, thu hút thêm lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghiệp, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng và mục tiêu phát triển. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện đề án, đầu tư phát triển cơ sở sản xuất, lựa chọn du nhập một số nghề có giá trị kinh tế cao thu hút nhiều lao động phù hợp với điều kiện địa phương. Tổ chức tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động với nhiều hình thức gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn. Gắn phát triển công nghiệp-thương mại với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và giải quyết tốt các vấn đề xã hội; Tiếp tục thu hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, huyện sẽ xúc tiến tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng mở rộng vùng cây nguyên liệu như hồ tiêu, cao su, lạc, cây lá vằng, nghệ, cây lâm nghiệp... tạo lợi ích lâu dài, bền vững cho người dân trong huyện.

Với những giải pháp phù hợp trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, huyện Cam Lộ hy vọng sẽ khai thác hiệu quả hơn tiềm năng lợi thế để đẩy nhanh phát triển công nghiệp - thương mại sớm đưa quê hương phát triển theo hướng CNH - HĐH.

PV. Cảm ơn đồng chí đã tham gia phỏng vấn.

                                                                             PV. thực hiện

 

 

________

* Đầu đề do Toà soạn đặt.

 

P.V
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 248

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground