Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tiện ích, hiện đại, đa chức năng - Thư viện công cộng mới “giữ chân” bạn đọc

LTS: Sách, báo là giá trị, sản phẩm văn hóa không gì có thể thay thế được. Với chức năng lưu trữ và thông tin, Thư viện từng được xem là cánh cửa quan trọng, là nơi để con người kết nối với nguồn tri thức, tinh hoa văn hóa nhân loại ấy. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên Internet và nội dung số, thư viện công cộng dần trở nên vắng vẻ. Muốn thu hút bạn đọc, đòi hỏi sự “lột xác” của hệ thống thư viện công cộng truyền thống. Sự đổi mới bắt đầu từ đâu và đi theo hướng nào? Tạp chí Cửa Việt có cuộc trao đổi với ông Hồ Ngọc Thiên - Giám đốc thư viện tỉnh Quảng Trị xoay quanh vấn đề trên.

Ông Hồ Ngọc Thiên - Giám đốc Thư viện tỉnh Quảng Trị

Ông Hồ Ngọc Thiên - Giám đốc Thư viện tỉnh Quảng Trị

PV: Hiện tại có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về sự tồn tại của hệ thống thư viện công cộng. Theo ông, trong cuộc cách mạng 4.0, công tác lưu trữ và thông tin thư viện còn cần thiết nữa không, và thư viện truyền thống làm cách nào để duy trì sự tồn tại?

Trong thời đại khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, con người có nhiều cách lựa chọn để cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức và phục vụ nhu cầu giải trí cho mình. Tuy nhiên, sách, báo vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống.

Thư viện công cộng muốn tồn tại trước hết phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người đọc. Bạn đọc ngày nay cần sự tiện ích và lưu trữ được nhiều nguồn sách, báo hay và quý ở thư viện. Do đó, nhất thiết phải có sự đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ theo các mô hình mới, theo xu hướng tiện ích, sáng tạo, đa chức năng.

PV: Nhiều bạn đọc trở nên thờ ơ với văn hóa đọc truyền thống. Ông có thể nói rõ hơn phần giải pháp, làm thế nào để hệ thống thư viên thu hút bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi, góp phần quan trọng vào việc phát triển văn hóa đọc?

Tôi nghĩ, điều đầu tiên cần làm trong bối cảnh hiện nay đó chính là việc tổng điều tra văn hóa đọc định kỳ nhằm đánh giá đúng thực trạng đọc sách để có những định hướng đúng đắn trong phát triển văn hóa đọc. Việc tổng điều tra rất quan trọng. Nó cung cấp cho chúng ta những “con số biết nói” đúng với thực tiễn.

Để bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ không thờ ơ với văn hóa đọc đòi hỏi sự phối hợp nhiều ngành trong các hoạt động nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển Văn hóa đọc của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là sự phối hợp với ngành Giáo dục & Đào tạo về xây dựng và triển khai chương trình giáo dục kỹ năng đọc, xây dựng thói quen đọc như một môn học bắt buộc cho học sinh ngay từ cấp học mầm non đến tiểu học, trung học một cách có hệ thống.

Việc tổ chức các hình thức đọc sách như: tuần đọc sách, tháng đọc sách, thi kể truyện theo sách… nhằm xây dựng thói quen đọc sách lành mạnh cho người đọc thuộc nhiều thành phần trong xã hội rất cần thiết. Riêng đối với ngành thư viện, cần phải đẩy mạnh các hình thức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện.

PV: Như vậy, việc đổi mới ở Thư viện tỉnh theo hướng không chỉ thu hút bạn đọc mà còn khơi dậy niềm đam mê đọc từ hệ thống thư viện sẽ diễn ra như thế nào, thưa ông?

Trong những năm qua, Thư viện tỉnh Quảng Trị đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm xây dựng phong trào đọc sách trong Nhân dân. Ngoài các hoạt động phục vụ đọc, mượn tại chỗ, thư viện còn có các hoạt động như: cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề, tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc, luân chuyển sách báo đến cơ sở, tổ chức chuyến xe Hành trình ánh sáng tri thức đến vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận với thông tin và tri thức. Bằng những hoạt động hướng tới cộng đồng, thư viện đã góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xoá đói, giảm nghèo bền vững phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững an ninh quốc phòng.

Hiện nay, Thư viện tỉnh đang tập trung toàn lực để hoàn thiện Dự án Thư viện số. Sau khi Dự án đi vào hoạt động sẽ là một kênh mới để bạn đọc tiếp cận gần với nguồn tài liệu của đơn vị hơn. Bạn đọc có thể ở nhà đăng ký thẻ, đọc trực tuyến, mượn online thông qua hệ thống dịch vụ công, phát tại nhà…

Thư viện tỉnh tăng cường đưa sách về vùng núi, vùng sâu, vùng xa thông qua mô hình chuyến xe Hành trình ánh sáng tri thức - Ảnh: C.N

Thư viện tỉnh tăng cường đưa sách về vùng núi, vùng sâu, vùng xa thông qua mô hình chuyến xe Hành trình ánh sáng tri thức - Ảnh: C.N

PV: Thưa ông, trong sự đổi mới của thư viện, năng lực của cán bộ thư viện sẽ đóng vai trò quyết định như thế nào?

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Câu nói của ông cha xưa luôn đúng trong mọi thời đại. Ở bất cứ lĩnh vực nào, con người luôn đóng vai trò trung tâm, là nhân tố quyết định sự thành bại. Trong lĩnh vực thông tin - thư viện cũng vậy, “Cán bộ thư viện được coi là linh hồn của thư viện”. Vai trò đó càng được phát huy hơn nữa trong xã hội ngày nay.

Thư viện và cán bộ thư viện phải đương đầu với những yêu cầu của một xã hội mà thông tin được coi là nền tảng của mọi sự phát triển. Cán bộ thư viện phải có kiến thức, kỹ năng và công cụ trong việc xử lý thông tin kỹ thuật số để trở thành người sáng tạo, thu thập, tổng hợp và truyền thông tin đầy đủ năng lực. Cán bộ thư viện với kiến thức, kỹ năng và công cụ cần thiết của những người làm công tác thông tin chuyên nghiệp sẽ là nhân tố thành công chủ yếu, cho phép thư viện thực hiện vai trò của mình là một hệ thống cung cấp thông tin cho xã hội.

Để có thể phát huy hết vai trò đó theo đúng nghĩa, bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức,… đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có cả những yêu tố cần thiết như sau:

Thứ nhất là lòng yêu nghề. Dù làm ở bất kỳ công việc nào, nghề nghiệp nào thì lòng yêu nghề vẫn luôn là một nhân tố quan trọng giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn, cám dỗ, thử thách để đi đến đích cuối cùng.

Thứ hai đó là có kiến thức. Cán bộ thư viện là cầu nối giữa tri thức của nhân loại với người dùng tin, là người làm nhiệm vụ sưu tầm, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin; cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng tới cho người dùng tin. Chính vì vậy, cán bộ thư viện phải là người có những hiểu biết xã hội, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

Thứ ba đó là luôn năng động, sáng tạo, đổi mới để có thể nâng cao khả năng thích ứng, luôn là người hướng dẫn nhiệt thành trong quá trình thỏa mãn nhu cầu sử dụng thư viện của mọi người.

Thứ tư đó là trình độ ngoại ngữ và tin học để ứng dụng những thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin vào thư viện điện tử, thư viện số và trong tương lai là thư viện ảo.

Ngoài ra, ngoại ngữ cũng là một yếu tố rất cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn trong việc liên thông, liên kết, chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và ngoài nước. Cán bộ thư viện có trình độ ngoại ngữ sẽ có thêm tự tin trong quá trình giao tiếp, đàm phán để hoàn thành công việc. Ngoại ngữ chính là công cụ giúp cán bộ thư viện hoàn thành tốt vai trò của mình trong tiến trình hội nhập.

Thứ năm là kỹ năng mềm. Bên cạnh những yêu cầu đã nêu ở trên thì yêu cầu về các kỹ năng mềm cũng rất cần thiết.

Bên cạnh đó là sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành tạo ra được những điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện có thể yên tâm làm việc và cống hiến hết khả năng của mình.

Có như vậy, chắc chắn trong một tương lai không xa, ngành Thư viện Việt Nam sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ đông đảo có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời đại mới.

PV: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo tinh thần Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Thư viện tỉnh dự kiến có hoạt động gì thưa ông?

Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam năm 2022, Thư viện tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động như: Phối hợp Sở Thông tin & Truyền thông tổ chức Giới thiệu sách và gặp gỡ tác giả cuốn sách Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị tại thị xã Quảng Trị; Tổ chức trưng bày triển lãm tại đơn vị; Tổ chức phục vụ lưu động trên địa bàn toàn tỉnh…

PV: Xin trân trọng cám ơn ông và chúc Thư viện tỉnh là nơi khơi dậy niềm đam mê đọc sách!

 

Thực hiện: MINH TÂM
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 330

Mới nhất

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024

09/04/2024 lúc 17:57

TCCV Online - Sáng ngày 9/4/2024, tại thư viện tỉnh Quảng Trị đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Trị năm 2024.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground