Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hai người đàn bà

 

C

hị tôi sinh năm Canh Ngọ nhằm tuổi con ngựa, gặp phải chữ “Canh” nên

suốt đời chị lận đận.

            Năm 1947, giặc về làng ruồng bố đánh phá phong trào cách mạng. Có việt gian chỉ điểm nên thầy tôi là một trong những người đầu tiên bị chúng bắt lên đồn Thượng Phong. Sau hơn một tháng tra hỏi chúng đưa thầy tôi và chín người nữa về Đồng Hới rồi thủ tiêu mất tích. Từ sau ngày thầy tôi bị bắt, phần lo lắng phần buồn phiền, mẹ tôi nằm liệt giường mấy tháng rồi sinh ra đau ốm mà mất. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn ở nhà tôi sinh ra bao nhiêu chuyện buồn đau mất mát, tưởng như không sống nổi. Mấy chị em sống côi cút bên bà ngoại. Ngoại tôi đã già như ngọn đèn heo hắt trước gió. Nhưng ngoại vẫn là ngọn lửa tinh thần duy nhất sưởi ấm mấy chị em tôi trong những ngày buồn đau ảm đạm.

            Vì mãi lo cho đàn em thơ dại, chị tôi đã bước qua tuổi hai lăm lúc nào không biết. Cái độ xuân thì của con gái phát tiết ra ngoài đầy đặn. Nhiều đám trai trong làng mang trầu cau đến dạm ngõ, xin chị về làm dâu nhưng chị vẫn một mực từ chối. Bọn tôi, những đứa em của chị còn nhỏ dại, nên hồi đó chẳng hiểu gì, lớn lên mới biết thương chị. Ngoại tôi nhiều lần khuyên giải điều hơn lẻ thiệt với chị về chuyện chồng con nhưng chị vẫn không nghe. Có lần bà đã buồn bực mà nói xẳng với chị:

            - Mày không chịu lấy chồng thì tao đi khỏi nhà

            Vì giận chị không theo ý mình nên bà nói thế chứ nói xong bà cháu lại ôm nhau khóc tức tưởi. Hồi năm 1958, cải cách ruộng đất nhà ngoại tôi bị quy sai thành địa chủ nên tất cả của nả trong nhà bị thu sạch. Duy chỉ có dãy móng nhà xây bằng đá xám và cái hồ xây gạch thẻ là không khiêng đi được. Thế là hai bàn tay trắng, mấy chị em phải đi mót lúa rơi, lúa chét để nuôi nhau. Chị tôi lại một phen chèo chống vất vả để nuôi mấy anh em tôi khôn lớn. Năm sau sửa sai, ruộng vườn được trả lại. Mẩy anh em cũng biết tự lo liệu cuộc sống của mình. Chị cũng đã bước vào tuổi ba mươi nên mới chịu đi lấy chồng. Nói đi lấy chồng, nhưng chị cũng chọn một người có hoàn cảnh phù hợp với mình để sau khi cưới chị vẫn ở lại trong nhà sống với chị em tôi. Người chị tôi lấy là anh Hùng bộ đội quê ở Thừa Thiên, dạo năm năm tư tập kết ra Bắc sống độc thân đang công tác ở Sơn Tây. Bởi anh Hùng có người thân lấy vợ ở Lệ Thủy nên cũng muốn mai mối cho anh về làm rể ở Lộc An để đi lại có anh có em. Anh Hùng người đằm tính, ít nói thương vợ, thương con lắm. Một năm đi học xa được nửa tháng phép về với vợ với con. Về đến nhà bỏ cái ba lô xuống là xăn tay lên cuốc xới gánh gồng giúp vợ.

            Cuộc đời ngỡ suôn sẽ, những ngày hạnh phúc muộn màng của chị tôi chưa được ấm lưng thì anh Hùng có lệnh trở lại công tác tại miền Nam. Chị lại những ngày vất vả sống trong lo lắng đợi chờ khắc khoải, vừa lo công việc ruộng vườn vừa chăm sóc gia đình nuôi dạy con cái. Là người con gái lớn lên trong cảnh sớm mồ côi cha mẹ nên chị tôi rất quý tình cảm. Anh Hùng ra đi chiến trường chị ở nhà lúc nào cũng ngóng cũng trông vời vợi. Nghe tin người cùng đơn vị với anh Hùng về phép thì dù xa mấy chị cũng băng đồng lội suối đến để hỏi tin chồng cho bằng được. Năm 1972, quân ta mở chiến dịch giải phóng Quảng Trị, nhiều đêm chị thức trắng không ngủ, người chị ngày càng gầy rạc ra, nom chị có lúc không cầm được nước mắt. Sự vất vả với công việc đồng áng làm ra hạt lúa củ khoai để nuôi con đã khổ, nhưng vẫn không khổ bằng việc lo lắng đợi chờ dai dẳng. Nhiều đêm thức giấc tôi nghe chị thở dài mà nảo cả ruột.

            Năm l975, đại thắng mùa xuân đất nước hoàn toàn giải phóng. Người đi chiến trường lần lượt trở về. Nhưng anh Hùng mãi đến cuối năm mới có tin về nhà. Thật là tội nghiệp cho chị tôi. Nhận được tin chồng mừng vui thì ít mà đau xót thì nhiều. Anh Hùng đã có vợ bé ở quê. Không biết người ta dồn đại hay sự thật? Chị vô cùng đau khổ, chị khóc mấy ngày liền, chị trách anh Hùng là người dối trá bội bạc. Tại sao lúc yêu chị, xây dựng gia đình với chị anh ta tỏ ra chân thật và chung thủy sắt son là thế mà bây giờ anh lại nuốt lời hứa phản bội chị. Trước kia anh Hùng ra đi chị thương chị nhớ biết bao nhiêu thì bây giờ chị càng căm giận bấy nhiêu. Ước gì có anh Hùng trước mặt để chị nguyền rủa băm vằm anh cho hả giận. Sau vài tháng tin về là anh Hùng về phép. Chị quyết tránh mặt anh. Chị để mặc cho cha con gặp nhau. Còn chị, chị bỏ đi ra Hà Tĩnh sống với đứa em gái của mình. Ai khuyên giải can ngăn chị cũng mặc. Một mực chị cho anh Hùng là người phản bội là kẻ đáng nguyền rủa. Chị là vậy đó khi thường thì chị thương hết mình, nhưng khi lòng thương ấy bị xúc phạm thì người chị thương lại trở thành kẻ thù không dung thứ. Tôi phận là em chỉ biết an ủi, khuyên nhủ chị bình tỉnh để coi sự thể ra sao đã. Nhưng chị phủ nhận hết một mực không nghe.

            Tôi cứ ngỡ đoạn tình của anh và chị thế là hết. Ngờ đâu đến năm 1980, anh Hùng bị ốm nặng, đơn vị phải đưa vào viện cấp cứu. Biết được tin chị bán heo, bán gà lấy tiền tức tốc vào Huế tìm đến bệnh viện thăm nuôi anh. Lúc mới bước vào viện, chị định bụng sẽ làm  cho chị Hòa (tên người vợ bé anh Hùng) một trận bẽ mặt cho bỏ ghét. Nhưng đến nơi anh Hùng trong tình trạng hôn mê, nổi niềm thương chồng da diết trào dâng đã xóa đi những ý nghỉ ban đầu, buộc chị phải xích lại gần với người đàn bà xa lạ kia để chạy chữa cho chồng qua cơn hoạn nạn.

            Hôm vào thăm anh Hùng ở viện, thấy hai người có vẻ thân mật với nhau tôi hỏi đùa chị:

            - Hai bà không đấm nhau đó chứ?

            Chị tôi liền cười:

            - Cái cậu này, người ta cũng vì chiến tranh mà khổ sở, chứ có sung sướng  gì đâu.

 Tôi ở lại với chị vài ngày mới biết được một sự thật cay đắng: Chị Hòa - người cùng quê với anh Hùng là con của một gia đình cơ sở hoạt động bí mật trước đây mà anh thường lui tới. Ngày anh Hùng trở về Nam công tác, chị Hòa đã là một phụ nữ luống tuổi chưa chồng. Trong chiến dịch Mậu Thân tấn công vào thành phố Huế, một đồng đội của anh Hùng bị thương nặng, không thể đưa theo đơn vị được. Anh Hùng đành gửi lại người đồng đội ấy nhờ chị Hoà thuốc men chăm sóc. Trong những ngày ở lại bí mật điều trị hai người đã có quan hệ sâu nặng với nhau. Hòa đã có con. Ngày quân ta tiến về giải phóng thành phố Huế, người đồng đội của anh Hùng đã anh dũng hy sinh trong trận đánh mở màn. Trong giờ phút hấp hối, người bạn chiến đấu ấy đã nhờ Hùng chăm sóc giúp đỡ vợ con mình. Ngày chiến thắng Hùng trở về tiếp quản quê hương, gặp lại những người thân của mình, trong số những người ấy có Hòa. Hòa đã tìm gặp anh để hy vọng gặp lại người lính bị thương năm xưa mà Hòa đã nặng tình trao gửi. Nhưng sự thật phủ phàng đã làm cho người phụ nữ đau đớn đến gục ngã. Vì giờ đây Hòa thực sự sống trong cô đơn, bơ vơ không nơi nương tựa. Bố mẹ Hòa đã mất trong những ngày bom đạn ác liệt. Anh em đã ly tán mỗi người mỗi phương. Đứa con gái của người chiến sĩ bị thương năm xưa với Hòa là nguồn an ủi duy nhất. Nhưng vì trong một đợt dịch sốt sởi năm trước đứa con Hòa đã bỏ Hòa mà ra đi. Hòa chỉ còn sống với niềm hy vọng vào ngày chiến thắng để gặp lại người lính mà mình yêu thương.Tất cả đã tan nát. Hòa chỉ còn một niềm hy vọng mong manh ở Hùng. Trước tình cảm của người bạn cùng quê hương, trước những vong linh của những người năm xưa cưu mang anh giờ đây họ đã khuất, Hùng không thể làm khác được. Trong những ngày tiếp quản thành phố Huế, mặc dù công tác bộn bề với trăm công nghìn việc, Hùng cũng giành một ít thời gian để động viên an ủi Hòa, giúp Hòa vượt qua những ngày buồn đau trống trãi….

            Bệnh của Hùng do vết thương tái phát nên thời gian điều trị đã khá dài nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Các y bác sĩ đã tận tình chăm sóc cứu chữa nhưng bệnh của anh ngày càng một nặng thêm. Sức khỏe của anh giảm sút rất nhanh. Người anh khô quắp, anh đã lặng lẽ ra đi giữa một chiều đất Huế mưa tầm tả.

            Ngày vào thăm, không phải chị đã hết giận anh, nhưng vì quá thương mà tìm vào thăm anh ở viện. Chị định bụng đi năm bữa nửa tháng rồi sẽ về. Ai ngờ cơ sự lại ra nông nổi này. Chị ở lại với chị Hòa để hương khói cho anh ấy.

            Chiều nay trên chiếc chõng tre bên thềm, hai người phụ nữ già ngồi hóng mát, chị Hòa thở dài chép miệng:

            - Tui không ngờ anh ấy ra đi sớm rứa. Khi tê trời cho tui về trước với ông với bà có phải tui đỡ khổ hơn không. Chừ anh ấy đi rồi tui biết sống mần răng đây.

            Vừa nói chị Hòa vừa rơm rớm nước mắt, chị tôi nghe cũng không khỏi bùi ngùi. Trước những đau thương mất mát, hai người phụ nữ gần như gắn bó với nhau hơn. Cả hai đều là nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc. Hạnh phúc của họ chỉ được tính bằng ngày. Tuổi xuân héo mòn trong những đêm dài khắc khoải chờ đợi. Đến bây giờ đất nước đã hòa bình nhưng những vết thương của chiến tranh đã đẩy người thân của họ ra đi vĩnh viễn. Niềm hy vọng về hạnh phúc gần như tan vỡ hoàn toàn. Họ lạnh lùng đơn côi nên chỉ nương tựa vào nhau để tìm niềm an ủi.

 

            Sau một tháng ở lại Thừa Thiên, chị tôi về lại Quảng Bình sắp xếp gia đình để cháu Dũng (đứa con trai lớn của chị tôi) chuyển cả gia đình vợ con nó vào quê nội vừa hương khói cho anh Hùng, vừa đỡ đành cho chị Hòa trong những ngày già yếu còn lại.

 

            Chiều nay đưa vợ con cháu Dũng lên xe, mắt chị tôi đỏ hoe. Khi xe chuyển bánh chị tôi oà khóc lên. Tôi ngỡ chị quá buồn nên nói vài câu để an ủi chị, nhưng chị đã gạt nước mắt:

 

            - Con ra đi xa mẹ nhớ mà khóc, nhưng cháu Dũng về Nam là phải lẽ cậu ạ. Con người ta sống ở đời phải biết rộng lượng. Thương người chết đã đành, nhưng những người còn sống họ bị rơi vào hoàn cảnh cô đơn, đau khổ không nơi nương tựa, ta phải giúp họ để họ đi lên trong những ngày còn lại của cuộc đời.

 

            Trên đường về, những ánh nắng cuối ngày đã hắt lên những tia vàng chói

 

sáng trước lúc bước vào buổi hoàng hôn. Chị tôi bước đi vội vã trong mênh mông ráng đỏ của trời chiều.

 

                                                                        Mùa Đông năm Mậu Dần

 

                                                                        L.Đ H

 

Lê Đình Hồng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 52 tháng 01/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground