Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người tình của nhà thơ

 “Biếc ơi ta yêu biết

Biếc gió và biếc cành

Chú ngựa trong núi sâu

Con thuyền trên mặt biển”

(Federico Garcia Lorca)

“Từ biệt thế gia

Nhưng rồi vẫn gặp anh

- Không, em đâu có thề như vậy.

Nhưng thân xác phù du của em

Đã hiện trên mặt nước”.

(Cố thi Nhật Bản)


* * *

Đang quỳ trước Phật Như Lai nàng chợt nghĩ đến chàng. Nàng ngoái lại đằng sau, ngộ thấy chàng.

Nàng cảm thấy cái nhìn đầu tiên của chàng chính góc đó, sau cột đá rêu phong, nơi một vừng nắng làm nền gạch vương  mấy hoa mai như dát vàng. Vàng chàng ngắm nàng nhỏ nhoi trong chính diện ngôi chùa cổ quê nàng choáng lộn đầy thỉnh không. Áo soie màu tím, hai cánh tay trần thật trắng.

Nên nàng hiểu chàng còn thấy những gì trên thân thể nàng.

Khi đã quen hơi, nàng hỏi:

- Anh là nhà thơ?

Chàng không phải nhà thơ, nhưng có một vẻ dịu dàng và hơi u uất khiến nàng xúc động khi chàng ngắm đàn bồ câu ràn rạt tốc lên vì nhác bóng người như một nỗi sợ trong trắng. Và nghe tiếng tụng kinh vừa thật gần vừa xa xăm, nàng nhớ lại tiếng rít trong phôit chàng một đêm tràn ngập ánh trăng.

*

*     *

Giờ đây nàng ngồi bên thi thể chàng, rồi bên bia mộ chàng. Vì đây nàng miết tay trên lưng mộ bằng đất nện thay vì tấm lưng gầy gò ram ráp của chàng. Nàng khóc chàng như thể đời nàng đành nước mắt cho mỗi một mình chàng.

Nàng khóc làm ướt như mưa ba cuốn vở duy nhất và cuối cùng của chàng. Hong khô xong, nàng đọc lại và thôi khóc. Nàng đọc rồi nằm mơ thấy:

“Nhà thơ chạy trên đường phố đìu hiu. Mỗi bóng nhà là một bóng quạ đen chao cánh đuổi theo chàng”.

Nàng tìm mọi cách cho người xung quanh hiểu chàng trai đã khuất của nàng là một nghệ sĩ lớn. Và người ta đọc nhưng bài thơ của chàng đánh máy trang trọng bởi tay nàng trên giấy trắng như tuyết. Nhưng nàng không sao tìm thấy chàng trong mắt bao nhiều người đọc thơ chàng. Nàng tự hỏi: Chàng là Nhà Thơ cho ta thôi ư?

Và nàng khóc vì sự cô đơn của chàng.

Rồi nàng hiểu rằng bản mệnh của chàng là phải luôn luôn có nàng. Làm gì đó cho chàng giờ đây là cả cuộc đời nàng. Nàng không sợ điều đó, và khi chiều buông nàng vẫn thanh thản nhìn những đóa hoa đào lặng lẽ rơi trước hiên nàng.

Việc đầu tiên nàng phải làm là in một quyển sách cho chàng, tác phẩm của chàng. Nàng không thể chờ đợi; nàng cảm thấy  thời gian còn lại cho chàng quá ít. Trao thân cho những kẻ không phải chàng, nàng tìm được cách buộc người ta nhắc đến chàng và ca ngợi chàng. Nhiều năm sau người ta đã gọi chàng là Nhà Thơ, và dần dần nhận ra vẻ đẹp trong những niềm vui cùng nỗi ưu tư của chàng, một vẻ đẹp đằm thắm, dữ dội và thiên thu. Người ta đắm nuối tiếc ngày chàng còn đi trên mặt đất. Một ngày kia ở nước ngoài có một người dịch thơ chàng và nói những lời xúc động nhất về chàng mà thiên hạ chưa từng được nghe .

Chừng đó nàng thắp hương khấn chàng, cầu an vong linh chàng và báo tin vui cho chàng. Giờ đây người ta nói đến nàng như thể chính nàng là nghệ sĩ lớn. Nàng kể điều đó cho chàng, và qua nụ cười nàng khóc. Sau đó ít lâu nàng tìm đến một dòng sông mà chỉ nàng biết chưa có dòng sông nào hiu quạnh hơn.

Lần đầu tiên trong đời tiếng một con vịt lạc bầu vang động cả khúc sông lại khiến nàng ứa nước mắt. Và nàng ngắm hoàng hôn hồng đượm trên vai như thể thấy chính mình lần cuối cùng. Có một làn khói nơi chân trời, cửa sông, nhẹ như sương.

Nàng ấp vào trong ngực bức thư cuối cùng chàng để lại cho nàng. Cái gì còn được nghe những lời thì thầm của nàng? Nàng chậm rãi buộc mình vào một tảng đá lớn, loại đá hộc lát nền. Nàng thong thả vấn tóc, và khi nàng ngậm chiềc trâm rẻ tiền giữa đôi môi hồng tươi, đôi cánh tay đưa lên cao, tròn và trắng nuột như hoa thì mặt trời thu lấy hình ảnh nàng lần cuối cùng.

Rồi mặt nàng chợt tái đi như úng dột bởi một nỗi cô đơn còn đáng sợ hơn nhiều cái chết. Mắt đỏ hoe, nàng đăm đăm nhìn mặt nước. Nước lẫn  trời loang màu tím của chiếc áo nàng, sắc hồng vầng trán và đôi má nàng.

Nàng chuồi xuống sông êm đến nỗi mạn ghe chỉ khẽ bồng bềnh như một bông súng. Lát sau mặt sông liền trở lại yên tĩnh, và bóng tối ngập tràn.

C.Đ

Cao Đăng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 5 tháng 02/1995

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

2 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground