Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ông Giáo Thu

Ông anh tôi- xem như biệt tích trước năm 1945. tôi chỉ biết ông đi vào Nam, và từ đáy không hề có tin tức thư từ. Đúng ra sau 45, tôi cũng có được một tin miệng là ông kháng chiến đau ở miền Nam. Thật là mông lung và xa vời. Anh em chúng tôi nhiều người – thường nhắc đến ông như nhắc một sự hiền lành cần cù ở cái làng quê Linh An, đầy cát bỏng này. Cái làng dài nhất tỉnh Quảng Trị, có thể so sánh với làng Thế Chí ở Thừa Thiên nên đã thành ngạn ngữ “Quảng Trị - Linh An (Yên), Thừa Thiên – Thế Chí”. Làng chia làm bốn phe – có nghĩa là giáp, chứ không phải là phe cánh như người ta thường nói bây giờ. Họ tôi là Lê Đình nên ông anh tôi là Lê Đình Thu. Anh Lê Đình Cảm ngồi kể chuyện với tôi như thế. Tôi không biết phần anh sắp kể sau, nhưng trước đó thì tôi đã biết rành rọt cả gia đình anh cả làng anh.

Kể ra thì cũng nên nhắc lại nhiều điều – anh Cảm nói tiếp – Kẻo sau này con cháu dễ nhầm lẫn. Ví dụ cái làng Linh Yên này – dần quen gọi thế - Trước cách mạng thuộc Cái tổng rồi cái xã “hành chính” ấy thay đổi luôn đến nỗi giấy tờ khai báo đôi khi cũng phiền phức. Nhưng cái tên làng thì cố định. Thật là may. Có con cháu sinh ở Bắc vì bố mẹ tập kết, tìm về thăm quê đã tìm nhầm xã Triệu Thành, sau nhớ cái tên làng Linh An của ông bà, mới chỉ dẫn về Linh An, Triệu Trạch. Ngoài ra cái cách ghi trong giấy tờ, hồ sơ giờ đây, đôi khi bỏ cả tên làng mà chỉ ghi từ huyện tỉnh trở lên. Ngay huyện và tỉnh đấy có khi còn đổi tên nữa là…

Tôi biết anh quá đà về chuyện làng xã, nhưng cũng không muốn ngắt anh, phần tế nhị phần lý thú về người dân đã có một tri thức rộng mở về hành chính, về địa lý. Nhưng rồi anh cũng đã quay lại với chuyện người anh ruột của mình.

Tập kết ra Bắc một mình vào những năm đầu thật là buồn. Buồn đất nước bị chia cắt, buồn nhớ nhà, nhớ người thân. Chủ nhật thỉnh thoảng dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm tìm bà con thưa thớt, may mắn lắm mới gặp đôi người. Hầu như chỉ có anh chị em miền Nam đi tìm nhau trong những năm ấy, nên cái Hồ Hoàn Kiếm xinh đẹp bỗng được đổi tên trong trí óc chúng tôi lad “Tìm Kiếm”! Đến những năm 60, tôi bỗng nghĩ ra chuyện tìm anh Thu tôi. Tôi gửi ngay thư lên Ban Thống nhất Trung ương, khai rõ làng xã, huyện tỉnh và họ tên anh tôi và “nghi vấn” rằng nghe anh là cán bộ kháng chiến ở miền Nam. Hú hoạ như là ném hạt cát vào biển vậy!

May mắn sao, thư trả lời đã đến với tôi: Đó là thư của đồng chí Lê Viết Lượng nguyên Chủ tịch huyện Ninh Hoà, sau ra Bắc và ở trong Ban Thống nhất Trung ương. Đại ý viết “đồng chí đã từng hoạt cùng hoạt động với đồng chí Lê Đình Thu” anh tôi. Và cuối thư, đồng chí cho biết anh tôi đã hy sinh anh dũng tại Ninh Hoà.

Mừng và buồn. Mừng là đã biết được tin khá chính xác và buồn là anh không còn nữa.

*

*     *

Sau 1975, Tôi quyết định đi tìm tin tức về anh tôi và phần mộ. Người đầu tiên tôi gặp ở Khánh Hoà là đồng chí Mai Dương, nguyên Chủ tịch tỉnh, đã về hưu. Đồng chí tiếp tôi ngay khi tôi tự giới thiệu là em của Lê Đình Thu. Sau phút lặng im xúc động tôi nghĩ rằng đồng chí đang tưởng niệm đồng chí mình, ông nói:

- Đó là đồng chí của tôi, và hôm nay gặp anh là em ruột, tôi như bỗng gặp lại đồng chí của mình. Thật là cảm động.

Hai dòng nước mắt từ từ lăn xuống trên đôi má đầy nếp nhăn, khi tôi hỏi xin một tấm ảnh cũng như muốn biết nơi đặt phần mộ của người anh yêu quý của tôi.

- Tôi biết nói thế nào với anh bây giờ ! CHúng tôi rất đau lòng về những nguyện vọng của anh. Thực ra đó cũng là nguyện vọng của cả huyện avf tỉnh chúng tôi. Giai đoạn kháng chiến quá ác liệt và đầy khó khăn nên chúng tôi cũng không lưu giữ được một tấm ảnh lưu niệm về đồng đội của mình, cả đến phần mộ, chúng tôi cũng …

Tôi hiểu cái ý ông định nói khi ông dừng lại. Và tôi đáp lời ông mà như để tự an ủi mình.

- Thưa bác, xin bác thông bảm, đây cũng là cái mất mát chung và về phía gia đình chúng tôi cũng chỉ là một phần nhỏ hẳn không ai muốn thế!

Rồi ông quay sang gọi điện cho anh Thăng, Trưởng ban nghiên cứu Lịch sử Đbộ Ninh Hoà để giới thiệu tôi. Khi chia tay tôi, ông nói trong nước mắt:

- Chúng tôi biết rằng chúng tôi rất có lỗi cới đồng chí mình là không chu toàn về những ngày giờ cuối đời của một đồng chí. Chúng ta có nhiều mất mát và đau thương quá.

Người tôi gặp thứ hai ông phải là anh Thăng mà là anh Phi, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh uỷ. Tôi nhắc lại những nguyện vọng như tôi đã trình bày với bác Mai Dương. Anh là một trong những người viết lại lcịh sử Ninh Hoà nên anh không ngần ngại đưa cho tôi xem cả những trang nháp và bản thảo mà tỏng đó có nhiều trang nói về anh tôi, từng năm từng tháng hoạt động cơ sở hay những khoảng thời gian là Bí thư Chi bộ.

Đi lại giữa phố phường Nha Trang, Ninh Hoà tôi có cảm tưởng là mình đang đi tìm để lắp ghép lại những mảnh đời thực của một bóng hình tan hào vào quá khứ oanh liệt của dân tộc, mà người đó lại là anh ruột của mình và cũng là đồng đội của mình!

Anh Phi lại đưa tôi đến anh Lương. Anh Lương lại một lần nữa giới thiệu tôi với anh Trọng. Anh nói:

- Thật thiếu sót với anh và gia đình anh, dù tôi đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Thường vụ Tỉnh uỷ, người biết nhiều hơn tôi về đồng chí Thu là anh trọng. Anh đã về hưu.

Tâm linh đánh thức trong tôi những hy vọng. Tôi vội vàng tìm đến con đường Nhị Hà của thành phố biển.

Cổng sắt từ từ hé mở bằng bàn tay một ông già cau có. Trong tôi đã thoáng một ý nghĩ không đẹp về con người tôi sắp gặp. Vườn, nhà khang trang, tiện nghi đầy đủ trong phòng và vẫn rón rén đứng cạnh bộ xa lông sang trọng khi ông chưa có lời mời ngồi. Ông ngước nhìn tôi hai ba lần, rồi quay sang lấy phích rót nước vào ấm. Dáng ông từ từ, chậm chạp – không phải thứ chậm chạp của người già mà là động tác của một người đang suy nghĩ. Đúng thế, lông mày ông nhíu lại nhiều lần khiến vầng trán dưới mớ tóc bạc hằn thêm nhiều nếp nhăn. Chiếc phích như run run trong tay và ấm nước vẫn chưa đầy, bỗng tất cả mặt ông, tay ông và cả người ông như giật thột, ngập ngừng, y như trong một hình phim bị cắt dừng đột ngột.

- Anh có bà con gì với ông Lê Đình Thu Không ?

Câu hỏi bất ngờ cũng vừa đúng lúc với dự định đối phó của tôi trong trường hợp ông lạnh nhạt. Và tôi kịp trả lời:

- Thưa bác, tôi là em ruột của anh Lê Đình Thu!

- Đúng rồi, đúng rồi ! Ông nói luôn một mạch. ĐÚng thế chứ ! Chả nhẽ đồng chí Lê Đình Thu lại hiện về bằng xương bằng thỉ trước mặt tôi. Giống quá. Giống quá!

Tôi mà là hoạ sĩ, tôi đã vẽ hình đồng chí Thu treo ở nhà tôi rồi ! Thôi, mời ngồi, mời ngồi, xin lỗi, xin lỗi !

Trong từng chữ ông lặp lại, vừa như để vội vàng bù đắp cái phút đầu tẻ lạnh khi đầu ông đang vương vấn cái hình ảnh của người đồng chí thân yêu trên cùng một chiến tuyến, một cơ sở, một tinh thần cao đẹp đầy gian khổ.

- Đồng chí Lê Đình Thu – con người Quảng Trị ấy, thật tuyệt vời! ông giáo Thu ấy, thật tuyệt vời! Anh hoạt động ở cơ sở Hòn Khói và về sau là Uỷ viên Ban chấp hành huyện Đảng bộ  huyện Ninh Hoà này. Cuối năm 1949 thì anh hy sinh. Khoan đợi tôi một phút ! Rồi ông quay sang  gọi bà vợ “Bà ơi, bà ra đây!” Và ông giới thiệu luôn tôi với bà vợ.

- Vâng, vâng ! Tôi xin kể tiếp với đồng chí. Đồng chí Thu ở với tôi chung cơ quan huyện uỷ, lúc ấy đóng ở trong rừng. Nửa đêm, sau buổi họp, chúng tôi có liên hoan mấy bát chè. Bà thong thả nói, rồi như ngập ngừng – sau đó, bụng dạ tôi có yếu nên tôi phải tránh ra ngoài rừng chốc lát. Nhưng bỗng súng nổ cùng lựu đạn. Khi đã im ắng tôi bò quay vào thì có hai đồng chí của tôi đã bị đạn. Và đồng chí Thu bị chúng bắt đi.Và cái tin đồng chí Thu bị hành hạ tra tấn và giết bên cầu Hinh, Ninh Hoà tăng thêm cho chúng tôi sức mạnh và lòng căm thù địch.

Tỉnh uỷ đã phát động một phong trào học tập gương chiến đấu và hy sinh của đồng chí Lê Đình Thu với câu nói trước bọn địch vào phút cuối cùng của đồng chí.

Anh Lê Đình Cảm bước vào phía bàn thờ và mang ra cho tôi xem một tờ giấy bọc trong tờ ni lông mỏng. Anh kể thêm:

- Khi tôi đến chỗ anh Phi, anh đã cho tôi xem trang đầu quyển lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Hoà ghi những dòng mà tôi ghi lại đây:

“… Đồng chí Lê Đình Thu là Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khoá II năm 1949 không may bị sa vào tay địch, bị bọn chúng tra khảo cực kỳ dã man, nhưng đồng chí vẫn đàng hoàng trả lời: NẾU BIẾT TÔI LÀ CỘNG SẢN THÌ NGƯỜI CỘNG SẢN KHÔNG BAO GIỜ KHAI BÁO CHO KẺ THÙ” (TRích lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà năm 1987)

Tưởng không còn hy vọng biết thêm nhiều về anh mình qua các đồng chí và bạn bè của anh, dù tôi biết họ đã tận tình giúp đỡ cho tình cảm gia đình của tôi, tỏng tôi như có một chút gì hụt hẫng,m thiếu sót. Chiến tranh – những kẻ gây chiến tranh đã tàn phá chúng ta và thời gian cũng khắc nghiệt như đồng tình đồng loã với chúng để tôi không tìm lại đầy đủ dấu vết thân yêu! Tôi đành tìm đến một người bạn ở dãy nhà tập thể liền phòng. Buổi sáng tôi vừa ra cửa thì một ông láng giềng hỏi tôi ngay.

- Anh là người Quảng Trị à ! Sang tôi uống nước ! Chắc ông nhận ra giọng nói của tôi. MỘt chốc tôi sang. Chưa kịp uống nước ông đã bất ngờ hỏi:

-Phải anh là anh em với ông Lê đình Thu- ông giáo Thu Không?

-Tôi là em ruột!

-Thảo nào!

Rồi ông tự giới thiệu ông là Nguyễn Sơn Bá. Rồi ông kể mãi về ông giáo Thu, anh Lê Đình Thu- anh tôi. Ông tiếp:

-Chính tôi là học trò của thầy giáo Thu. Thầy giáo Thu- tôi biết- hoạt động trước cách mạng, sau thầy từng ở nhà tôi, và tôi là liên lạc viên của thầy lúc cướp chính quyền. Thầy giáo Thu lúc ấy phụ trách đặc khu Hòn Khói gồm có sáu xã. Rất tiếc là thầy hi sinh sớm quá!Trong giọng nói cuar ông Bá hàm chứa một niềm kính trọng thương cảm người thầy và người đồng chí của mình:

- Nhiều nhân vật lịch sử của ta có những câu nói nổi tiếng còn lại mãi cho đời sau.Không phải chi những bậc chức cao quyền lớn mà một thái độ, một hành vi dù nhỏ, kể cả những bình thường cũng đáng trân trọng. Dù Nhà nuớc không hay chưa phong tặng danh hiệu anh hùng cho liệt sĩ Lê Đình Thu, tôi vẫn cảm thấy đó là một người anh hùng.

- Thưa bác, tôi không dam nghĩ hơn về anh tôi.

Rồi ông lại tiếp:

- Thế anh đã tìm được cháu Huỳnh Thị Nga con gái đồng chí Lê Đình Thu chưa?

Tôi ngạc nhiên về việc giới thiệu đứa cháu lạ lẫm nào mang họ Huỳnh mà bảo là con gái anh tôi. Nó phải là họ Lê Đình chứ!

- Ấy cái lúc ông giáo Thu bị bắt, hai mẹ cn phải trốn và phải đổi theo họ mẹ để tránh sự theo dõi của bọn địch. Sau này, chắc cháu sẽ cin trở lại với cái họ Lê đình của ba cháu thôi!

Những lần tôi về Hòn Khói, ai cũng nhắc thầy giáo Thu, ông giáo Thu. Ông Bá lại nhấn mạnh:

- Tôi hỏi thăm phần mộ, nhưng mọi người đều bảo ông ấy bị địch giết hại bên cầu Hình, Ninh Hoà và bây giờ Ninh Hoà đã là một thị xã to lớn khang trang bên con đường quốc lộ 1 của Bắc Nam thống nhất.

Vâng, tôi biết tìm đâu dấu vết đất đai một chí anh tôi. Tôi đã trích  ghi những dòng chữ quý trọng và cảm phục của Đảng bộ và Nhân dân huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà, xem như một bản mộ chí bằng chữ.

Anh Lê Đình Cảm chỉ vào tấm giấy bọc ni lông mà mấy năm nay anh đã giữ gìn rất cẩn thận. Anh thêm:

- Tôi không dám sửa chữa một chữ nào ghi trong phần trích Nghị quyết của huyện, nhưng chỉ có thêm vào bên dưới là LIỆT SĨ LÊ ĐÌNH THU, phe nhì, thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho rõ hơn mà thôi.

Tôi trầm ngâm trong những hình ảnh từng đi qua cách đây hơn nửa thế kỷ. Anh Thu, anh Điền em ruột của anh, và anh cả Lê Đình Hiếu, mỗi người một chiến sĩ trên nhiều mặt trận khác nhau và hy sinh, trở thành liệt sĩ một cách khác nhau. Ngày xưa, anh Thu, anh Điền, những người học sinh của cái trường tiểu học Triệu Phong cạnh chợ Sãi, hiền lành, gầy yếu là thế, mà ẩn dấu một sức mạnh bùng lên của ngọn lửa cách mạng. Riêng gì các anh bao nhiêu người, bao lớp người đã tự mình đóng những dấu son vào trái tim mình để hiến dâng cho lịch sử.

Nắng cuối chiều hạ thấp sau hàng tre, hàng dừa, hàng bạch đàn, hàng trăm hoa vàng mới được trồng sau những năm giải phóng. Tiếng đàn bò rống đầu hồi nhà, đàn gà nháo nhác giữa sân xao động gợi lên cái ấm cúng đã hé mầm khá giả của đời sống bình thường lao động và sản xuất của gia đình anh Lê Đình Cảm, người chiến sĩ, người cán bộ trở về với ruộng đồng thôn xóm.

Tấm bình phong tự tạo bằng câu hoa mẫu đơn đỏ chen vàng trước nhà ánh lên rực rỡ, từ trong màu hoa vàng đỏ ấy, trước mắt tôi bỗng lung loinh một anh Lê Đình Thu, một ông giáo Thu, một liệt sĩ Lê Đình Thu bên cạnh anh em con cháu, giờ đây đang hoà vào trong nắng bụi một mảnh đất nào đấy của Ninh Hoà, cách chỗ tôi cùng em anh đang ngồi những bảy tám trăm cây số đường dài .

- Dù nơi ấy không biết đến  một địa danh quê hương Quảng Trị, thì chúng mình vẫn có thể nói “Đó là một người Quảng Trị chân chính”.

Ngày nối ngày đi qua, nhưng những trang sử oanh liệt đất nước mãi còn, trong đó có những giọt máu của chúng ta, của anh ấy, của ông ấy- Ông giáo Thu…

T.H

Tấn Hoài
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 5 tháng 02/1995

Mới nhất

Quãng vắng quạnh quẽ

2 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground