Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bác Hồ nói về mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân dân trong VHNT

Trong mỗi nền văn hoá dân tộc, yếu tố bền vững và yếu tố tác động của nó đều liên quan tới các hoạt động sáng tạo và giao tiếp của mọi lực lượng người trong xã hội. Nhịp sống của văn hoá, sự sinh thành của nó đều do nhịp sống của lao động sáng tạo và hoạt động giao lưu của các nhóm người đông đảo trong cộng đồng quyết định. Quả tim đích thực của mỗi nền văn hoá dân tộc đều vận hành theo một cơ chế hoạt động của đông đảo nhân dân. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định dứt khoát rằng, bằng những sáng tạo của mình, nhân dân đã nuôi dưỡng, phát triển và làm giàu nền văn hoá của mỗi dân tộc. Trong bài nói chuyện tại Đại hội những người tích cực tham gia hoạt động văn hoá, Người nói “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”...

Diện mạo đặc thù của mỗi nền văn hoá dân tộc được sinh thành từ các phương thức sáng tạo trong lao động. Cơ chế công nghệ của tính dân tộc trong văn hoá, nghệ thuật được khởi nguyên từ lao động sản xuất của hàng triệu người. Có thể nói cách thức chế tác, truyền giữ - thước đo giá trị trong một cộng đồng người đông đảo vừa tạo nên yếu tố bền vững, vừa tạo nên yếu tố sinh thành của mỗi nền văn hoá dân tộc. Người nói “Văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất”(2), phải gắn với lao động sáng tạo của công nông- lực lượng đông nhất trong xã hội.

Tính dân tộc của mỗi nền văn hoá, nghệ thuật được biểu hiện như một chỉnh thể các yếu tố cố kết với nhau thông qua các hoạt động giao tiếp, các phong tục, tập quán của các nhóm xã hội, của các cư dân trên mỗi vùng lãnh thổ nhất định. Mỗi nền văn hoá đều có cốt cách dân tộc được thể hiện ở tiếng nói, ở các biểu tượng ngôn ngữ, tình cảm, tâm lý…và cách thức giao tiếp của các dân cư trong cộng đồng lịch sử. Cách làm, cách nghĩ, khát vọng về cuộc sống, tình yêu, lòng căm giận, thiện ác ,chính tà, đẹp xấu ở mỗi dân tộc đều được thực hiện trong cơ chế giá trị do nhân dân vận hành, thể hiện. Không có một nền văn hoá, nghệ thuật của dân tộc nào chỉ liên quan đến một số ít người ở tầng lớp trên. Theo quan điểm của Lê-nin, trong mỗi nền văn hoá dân tộc đều có hai dòng văn hoá: dòng văn hoá chính thống của giai cấp thống trị và dòng văn hoá tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động. Trong nền văn hoá chung của nền văn hoá dân tộc ta có hai yếu tố trở thành những giá trị rất cơ bản là: dân chủ và xã hội chủ nghĩa.

Thuộc tính dân tộc của mỗi nền văn hoá do nhân dân lưu giữ. Có những nền văn hoá mất bản sắc dân tộc do giai cấp thống trị đã sùng ngoại một cách mù quáng, hoặc do sự áp đặt các hệ giá trị ở bên ngoài vào dân tộc mình dẫn tới có những lệch chuẩn đáng tiếc. Lại có những nền văn hoá hiện đại do công nghiệp phát triển mạnh mẽ, khuynh hướng quốc tế hoá là đồng hoá các hệ chuẩn, do đó mà chúng đã làm mất bản sắc dân tộc. Muốn giữ được bản sắc dân tộc cần phải phát triển những năng lực sáng tạo luôn được lưu giữ trong nhân dân.

Việt Nam là một trong những nước có nền văn hoá giữ được bản sắc dân tộc, song trong lịch sử phát triển của dân tộc, đã có những thời kỳ có sự phát triển rất phức tạp, đó là thời kỳ nhà Nguyễn và những năm sau khi thực dân Pháp đã đặt ách thống trị. Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã viết về thời kỳ văn hoá liếm gót dày Pháp, văn hoá lai căng: “Đó là những kẻ hoặc tự hiến tài ba của mình để phục vụ quyền lợi bọn phản động, hòng chia nhau canh cặn, cơm thừa của chúng, hoặc hèn nhát, không dám chiến đấu cho một lý tưởng, cho nên đã tìm một cách “thoát ly”, “khuây lãng” dùng hình thức tối tăm, lập dị với kỹ thuật “cao siêu” để tự mình dối mình và dối người, dù vô tình hay cố ý cũng vậy”(3)

Nguyên lý tính nhân dân gắn liền với tính dân tộc của Lê-nin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển. Chính Hồ Chí Minh, sau khi tìm thấy con đường giải phóng dân tộc từ luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài, và từ đó, đã tạo ra cơ sở nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh về tính nhân dân gắn bó chặt chẽ với dân tộc hiện đại.

Sau những năm tiếp xúc với Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Hồ Chí Minh đã quan tâm sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân nghèo đói trong xã hội ta bị chủ nghĩa thực dân cướp bóc. Thấu hiểu và thông cảm sâu sắc với tình cảnh dân tộc bị áp bức, nhân dân bị nô lệ, đồng thời hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của nhân dân trong dân tộc. Trong nhiều tác phẩm tố cáo chế độ thực dân và cổ vũ sức mạnh của nhân dân, Người đã tiên lượng và viết về bản chất của nhân dân Đông Dương như sau: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”(4).

Trung thành với quan điểm nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử dân tộc, nhân dân là một lực lượng cách mạng và có thể làm cách mạng đến cùng vì dân tộc, sau khi trở thành Chủ tịch nước, Bác Hồ đã lấy nguyên lý tính nhân dân làm nền tảng của mọi thiết chế chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục của nước Việt Nam mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra nhà nước dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, các đoàn thể quần chúng nhân dân, nghệ sĩ nhân dân…

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính nhân dân trong nền văn hoá dân tộc mới được thể hiện sâu vào nguyên lý phát triển, mà cốt lõi của nó là văn hoá, nghệ thuật phục vụ nhân dân. Người cho rằng, văn hoá, nghệ thuật là một mặt trận, nó phải “hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy”(5).

Văn hoá nghệ thuật phải phục vụ nhân dân nghĩa là trước hết cần phải đưa đông đảo nhân dân tham gia vào nền văn hoá của dân tộc. Và như thế, lịch sử văn hoá dân tộc mới được phát triển từ chiều sâu của nó, mới tạo ra sự phát triển từ truyền thống đến hiện đại, mới chống được văn hoá quan liêu và nhất là mới phát huy được toàn diện năng lực sáng tạo của nhân dân.

Văn hoá phục vụ nhân dân là nuôi dưỡng các khát vọng, tình yêu của nhân dân, và do đó, đáp ứng được sự tồn vong của dân tộc. Nhân dân là số đông của dân tộc. Khát vọng của nhân dân là năng lượng sống của dân tộc. Một dân tộc chỉ có thể tồn tại, có sức sống khi nhân dân, với các thế hệ của họ, liên tục sáng tạo và liên tục phát triển. Vì lẽ đó, Bác Hồ đã từng nói rằng, nhân dân là cái ổ ấp, là nơi nuôi dưỡng các tài năng, là nguồn sống của dân tộc. Người chỉ rõ: Văn học của chúng tôi, nghệ thuật của chúng tôi cũng luôn tìm tòi những con đường để làm sao có thể kể một cách chân thực hơn và chân thành hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu và những suy nghĩ của nhân dân.

Quan tâm sâu sắc đến mối quan hệ của tính dân tộc và tính nhân dân, Hồ Chí Minh không quan niệm tính dân tộc là một cơ cấu bền vững có tính truyền thống, mà cơ bản là Người hướng về dân tộc hiện đại. Người hiểu rất rõ chủ nghĩa anh hùng, tinh thần lạc quan, thái độ tôn trọng đạo đức, ý thức cộng đồng là bản chất sâu sắc của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bản sắc ấy do mỗi thời đại khác nhau mà nó có sự biểu hiện khác nhau. Thời đại ta là thời đại của cuộc cách mạng khoa hoc- kỹ thuật, nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ; thời đại nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, tính dân tộc của văn hoá Việt Nam hôm nay là tính dân tộc xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi hoạt động văn hoá của dân tộc cũng đang hướng về chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân dân trong văn hoá, nghệ thuật hôm nay vì thế có nội dung xã hội chủ nghĩa.

      N.T.T - L.H.A

 

 

 

_________

Tài liệu tham khảo

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 9, tr.250

(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 10, tr.59

(3) Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, H, 1976, tập 2, tr.159

(4) Hồ chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 1, tr.28

(5) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.368

 

Nguyễn Thế Tư - Lê Hữu Ái
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 252

Mới nhất

Chiều không tắt nắng

27/03/2024 lúc 16:33

Truyện ngắn của THỦY VI

Hội VHNT tỉnh trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm “Trường Sa - Quảng Trị: Sắc màu biên cương”

23/03/2024 lúc 16:22

TCCVO - Chiều 22/3, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức trao tặng sách và tác phẩm ảnh triển lãm

Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

18/03/2024 lúc 00:07

TCCVO - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) phối hợp tổ chức Hội thảo “Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

Liên hoan dân vũ chủ đề: "Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng"

16/03/2024 lúc 06:02

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2024), 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Hướng đến kỷ niệm những sự kiện lớn của quê hương đất nước; kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7-2024), Sáng ngày 07/3/2024, Công đoàn viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan dân vũ trong nữ Công chức, viên chức, người lao động (CCVCLĐ) năm 2024 với chủ đề “Nữ công Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị tự tin, tỏa sáng”.

Phát huy vai trò “báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp”

15/03/2024 lúc 07:05

TCCVO - Sáng ngày 13/3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 1 và 2 năm 2024 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Hồ Đại Nam, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground