Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Khe Sanh bây giờ...

Q

uốc lộ số 9, nối Liền dãy Trường Sơn ở phía Tây và miền bờ biển phía đông tỉnh Quảng Trị, là một nhánh đường Xuyên Á rẽ vào Việt Nam từ cửa khẩu Lao Bảo. Con đường này vốn được thiết kế theo đường bay xuyên lục địa của loài chim. Chắc là của các loài chim di thê phát xuất từ những cao nguyên Mianma theo hướng gió bay về nam, đến ngã ba Lao Bảo thì hướng theo chỗ thấp của địa hình, bay dần về những đồng bằng phía đông thuộc miền duyên hải nước ta. Sách của ông Jabouilt kể rằng hồi ông ta làm công sự tỉnh Quảng Trị, có một người Pháp làm chủ một sân chim ở Quảng Trị nhằm đón đường đoàn chim xuyên Á này. Chủ nhân của người Pháp này có hai con chim Trĩ có điểm tròn vốn là giống chim quý và ít khi săn bắt được bèn đem tặng cho viên đại diện của Chính phủ Pháp tại Huế là ông Rheinard. Ông này bèn đem tặng lại cho vườn thực vật Pháp ở Paris thời bấy giờ. Con chim Trĩ có điểm tròn chính là tiền thân của chim Phượng. Thôi thì có xem đường số 9 là đường bay về phía đông của chim Phượng vậy. Con đường này vốn được vạch ra ở trên không. “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” là thế.

Sách hồi ký của Burchett về hiệp định Gienevơ có nói rằng nguyên trước hội nghị Gienevơ đã có một hội nghị trù bị họp tại Berus thuộc nước Bỉ, ở đó người Pháp nhất định không chịu lùi quá đường số 9 vì vai trò chiến lược toàn Đông Dương của con đường này. Vì vậy mới có vĩ tuyến 17. Đường số 9 đổ hết cánh đồng Trường Sơn, về cắt Quốc Lộ I tại thị xã Đông Hà. Nguyên trước đây chỉ có dân tộc Vân Kiều - Pa Cô chiếm lĩnh địa bàn này; tiếp theo là người Pháp chuyên sử dụng chất đất đỏ bazan để mở đồn điền cà phê. Sau đó trong cuộc chiến tranh Dông Dương lần thứ hai quân đội Mỹ chiếm lấy, những đỉnh núi cao dọc đường 9, mở sân bay Tà Cơn, xây dựng những cứ điểm lớn ở làng Vây, Khe Sanh nhằm bảo vệ trục hành lang đông tây này. Lúc chúng định rút chạy khỏi đường 9, chính tổng thống Mỹ Giôn Sơn. Bộ trưởng quốc phòng Mácnamara, tướng Westmoreland cùng nhiều chuyên viên chóp bu khác của Lầu năm góc đã họp nhau ở Oasillgtơn, đòi ném một trái bom nguyên tử xuống thị trấn Khe Sanh để cứu nguy cho quân đội Mỹ. Sau khi dân xã Thanh đã phân công vác trên vai cả một đoàn xe tăng về Khe Sanh, quả nhiên, không hề nghe một tiếng nổ, bỗng thấy xe tăng quân giải phóng xuất hiện sát bên hông, các cứ điểm Làng Vây, Tà

Cơn đều thất thử một giờ như gió. Hồi tôi lên thâm nhập thực tế ở địa bàn này, thì nhân dân thuộc huyện Triệu Phong cũng vừa đặt chân tại nơi. Qua cuộc khai hoang họ đã đào được những chiếc xe quân sự Mỹ còn mới keng, nhiều thứ quân trang, quân dụng cũng vừa mới đổ xuống sân bay Tà Cơn; có thế nói rằng nhiều thứ của cải của quân đội Mỹ đã phó mặc cho cỏ mọc. Xưa nay nhiều công trình bê tông của quân đội Mỹ đối phó mặc cho cỏ mọc trên khắp thế giới, quả nhiên đúng thế. Ngoài ra người Triệu Phong đi khai hoang dọc đường 9 còn đào được dưới chân cỏ những hài cốt bộ đội được đưa vào các nghĩa trang liệt sĩ xã, phân biệt với hài cốt quân đội Sài Gòn bởi những vật chôn theo. Đó là những di tích của cuộc khai hoang đường số 9 sau chiến tranh chống Mỹ, cùng với những trang trại trồng chè, tiêu, thơm, mít và thị trấn Khe Sanh sầm uất trong nỗi khát vọng xanh biếc của người dân Quảng Trị.

Ngày nay giữa lòng thị trấn vẫn còn dấu tích của một cái khe sân, truyền thuyết nói rằng, khi có việc làng việc họ, dân trong vùng chỉ cần ra bờ khe thắp nhang khấn nguyện, lập tức hôm sau xuất hiện nhiều chén bát, soong nồi do dùng cho cả làng. Đó là của rừng cho mượn, là chút thơm thảo của một vùng rừng núi mà người ta gọi là. "Ma thiêng nước độc".

Vào mùa tranh đấu của thành phố Huế chống lại cuộc hành quân Nam Lào của Mỹ và quân đội Sài Gòn, Khe Sanh trở nên thân thiết với tâm hồn Huế xiết bao. Tôi như bài trường ca hòa bình của Ngô Kha co những câu:

Ta sẽ thấy

Và nhất định sẽ thấy

Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo

Một thị trấn yêu kiều ngang ngã Làng Vây.

Ngô Kha đã bị địch bắt và thủ tiêu mất xác một tuần lễ sau ngày hiệp định Paris được ký kết. Tôi đã đi lên rừng đánh bạn với lau lách chẵn mười năm, và đã trải đủ các cuộc vào sinh ra tử, hòa bình vẫn còn sống sót trở về là may. Thế vẫn còn chưa đủ ác liệt, về thành phố đến cả người bạn thân thiết nhất thời trai trẻ của tôi cũng hy sinh. Ôi! Định mệnh sao mà gay gắt!

Tôi muốn nhìn lại sức tiên đoán của thơ Ngô Kha và vì thế tôi xin ủy ban huyện một chuyến xe đưa đi lòng vòng quanh Khe Sanh.

Quả nhiên, mảnh đất đã thay da đổi thịt thành một thị trấn “yêu kiều” xứng đáng với niềm mong ước của nhà thơ. Vào mùa này, trái đất luôn âm u như màu trời Đà Lạt, chỉ thiếu những cây hoa Mimôda và những cây anh đào để những bàn chân thiếu nữ đi dạo phố, thế là Khe Sanh nghiễm nhiên trở thành một thành phố du lịch.

Bây giờ, hoa cà phê nở bạt ngàn, trắng muốt trên những sườn đồi quanh thị trấn. ở đây, những bệnh viện và trường học xây còn đẹp hơn cả Đông Hà. Tôi có về thăm bệnh viện chính ở Khe Sanh, một bệnh viện một trăm giường còn ngổn ngang vôi gạch mọc trên sườn đồi đất đỏ. Những trường cấp ba ở các xã được thiết kế theo kiểu dáng những khu nhà sang trọng, đủ dùng cho con em người Vân Kiều đã một thời không hề từ nan bất cứ sự hy sinh nào vì sự nghiệp. Con đường số 9 đang được mở rộng, nâng cấp thành một đường giao thông xuyên Á nối liền với đường Trường Sơn công nghiệp, cái mà theo nhận xét của người Vân Kiều ở đây, người Mỹ dù nổi tiếng mạnh bạo bao nhiêu tiền của hồi đó cũng không cách gì làm nổi. Huyện bắc Hướng Hóa trước kia nay đã tách làm đôi; và kể từ ngã ba Rào Quán xuống ranh giới huyện Cam Lộ nay thuộc địa hạt Đakrông; thằng bạn thân của tôi mãi lặn lội mấy năm nay để lo xây dựng huyện mới.

Ở Khe Sanh, tôi có vào thăm khu vườn nổi tiếng của anh Lê Tám làm chủ tịch hội đông y Hướng Hóa. Khác với những “khu vườn” của văn hóa Huế khu vườn của anh Lê Tám đầy những cây cối mang dược tính, và những chuồng thú rừng đủ cho ta có một khái niệm rừng núi.Ở đây, anh Lê Tám quả nhiên là đang ngồi trên một đống thuốc, bởi vì mọi thứ cây lá trong rừng ngày xưa nuôi dưỡng bộ đội ngày nay đang được hội đông y của anh Lê Tám phát huy thành những vị thuốc chữa  bệnh. Ở chợ Khe Sanh thỉnh thoảng có người ở xã Hướng Nguyên mang bán những củ tròn to và trọc, long lóc như quả bưởi; gọi là “củ một”. Củ này đem dầm nước mã là sao khử, chữa bệnh dạ dày và đại tràng rất công hiệu không nơi nào có được Xã Hướng Nguyên có những lèn đá, nuôi sống những cây "củ một", những củ ấy nằm trần trụi trên đá lớn lên bằng hơi đá khác với những nơi khác cây mọc từ đất lên, củ lớn dần trong lòng đất, chữa bệnh kém hiệu quả hơn nhiều. Những “củ một” trên đá là đặc sản của vùng Khe Sanh, người Vân Kiều chỉ cần nhìn qua là biết ngay không nhầm vào đâu được. Tôi như sách xưa kể chuyện Lý Bạch vào thăm nhà Đỗ Phủ ở làng quê, đã hướng dẫn cho Đỗ Phủ nhổ một loài cỏ ở thềm nhà nấu lẫn với cơm, thành món “thanh phạn” ăn vào mấy lần liền chữa khỏi bệnh dạ dày mà Đỗ Phủ đã mắc phải từ hàng chục năm nay rồi! Cây cối thần hiệu và đôn hậu như thế, con người có chịu đến với nó bằng một niềm tin đơn giản mới mong tiếp cận được với nó.

Tôi đã gặp anh Hồ Kài một nông dân Vân Kiều có một trang trại cà phê rộng bốn héc ta, nay có hai con vào đại học ở xa, ngoài ra còn có một cháu học cao đẳng tại chỗ. Nói chuyện với chúng tôi, anh Hồ Khi vẫn tự hào rằng: "Mình là người giàu có nhất trong vùng”. Lại gặp ông A Nha, cháu nuôi của ông Tây Lá. Nguyên ông Tây Lá có một người cận vệ tên là A Lung. Một hôm hai vợ chồng ông Tây Lá đi thăm rừng buổi sáng sớm. Giữa đường, xay có một con cọp nhảy ra chắn lối. ông Tây Lá hoảng sợ, cố chạy tháo thân; chỉ có A Lung đứng lại chiến đấu với cọp bảo vệ bà Tây lá cho đến lúc cọp bỏ chạy vào rừng. Từ đó, đối với chàng trai Vân Kiều đã biết xả thân bảo vệ mình trước thú dữ, bà Tây Lá có một cảm tình đặc biệt ông Tây Lá tự thấy mình xử sự không đúng mặt đàn ông, bèn chia hai sở đồn điền cà phê giao cho bà một nửa, và nhường hẳn bà cho A Lung. Kết quả mối tình oái oăm ấy, cậu bé A Nha đã ra đời.

Thiết tưởng cũng nói qua mấy dòng về ông Tây Lá. ông là người lính thợ trôi dạt qua Đông Dương hồi chiến tranh thế giới thứ nhất ông thuộc thế hệ những người Pháp giang hồ đi khai thác đường số 9 ông là người Pháp ở lại lâu nhất với đường số 9 sau chiến tranh Đông Dương. Có lần ông vào Sài Gòn, nhìn thấy một loại cà phê mà người ta có thể pha dùng đến lần thứ hai. ông gọi đó là “cà phê của người nghèo”. Về bên Pháp ông tìm cho kỳ được hạt giống ở thung lũng nọ và đem về trộm ở đồn điền cha ông ở Khe Sanh; lòng thương người của ông được truyền tụng khắp mọi giới phu đồn điền.

Nhưng đặc biệt ông nổi tiếng về nghề thu nhặt lá rừng. Từ điển thực vật học của Pháp gọi ông là “Nhà bác học không biết chữ" (Lesavant illetré). Ông được chủ các thôn bản cung cấp voi nhằm đi lại trong rừng sâu và dấu chân của ông là khắp một vòng quanh khu rừng Lào, dài đến đỉnh Phăng Si Phăng và đã góp về cho hội thực vật Pháp ba ngàn loại lá cây, nhiều loại mang họ La Tinh có gốc từ tên ông, ông Tây Lá là một người có niềm say mê đặc biệt đối với vùng rừng núi Quảng Trị. Riêng tôi, tôi đã được đọc bản thảo một kịch bản của ông nhằm giáo dục người thượng về tệ nạn phá rừng. Ôi! Ông Poilane ông đã rời bỏ môi trường sống hoa lệ ở Paris để đến gửi gắm tên tuổi vào một góc rừng sâu núi thẳm này? Người chữa bệnh cho tôi là một bà thầy dáng đài các xinh đẹp, tuổi ước chừng năm mươi, có tấm lòng độ lượng, thú thực là tôi chưa từng thấy. Và chữa bệnh bằng cách chích lễ và bầu giác lấy máu độc tích tụ trong người; máu ra nhiều khi đặc quánh và đen sì như một con đĩa, nhiều khi bồng lên thành bọt bong bóng giống như tổ ếch. Ngoài ra bà con truyền cho tôi phép xông lá cây đun tôi và ăn thịt bò nhúng để bù đắp vào số máu đã mất.

Tôi nằm bệnh tại nhà khách Hướng Hóa mất gần năm tháng trời, bệnh tình thuyên giảm mười phần bớt được tám. Có lẽ tôi sẽ đi lại được nếu không tự ý cắt ngang để vào Sai Gòn lo đám cưới cho con gái. O Gái (như mọi người thường gọi) đã chữa lành bệnh cho nhiều người Vân Kiều bị bại liệt như tôi. Thường O Gái đi chữa bệnh giúp đồng bảo đến bảy tám giờ tối; đến mười giờ đêm còn cặm cụi quét chợ Khe Sanh; trông O giống như một đấng giáo chủ bắt đầu truyền bá giáo lý. Hồi chiến tranh đường 9 Nam Lào tôi có đi qua vùng Khe Sanh này, theo sau một người giao liên quê ở nơi đây. Chúng tôi đi dưới chân qua núi Kôkava, cái tên viết bằng vỏ đạn đồng choán khắp sườn núi, ghé thăm một ngôi mộ chôn sâu trong rừng. Tôi nghe nói có một người con gái Huế tên là Hồng Nghê, hồi chiến dịch Mậu thân thoát ly theo bộ đội làm y tá, cùng đơn vị đóng quân dưới chân núi này. Nghe nói hồi trận Kôkava, bọn Mỹ đã mò vào tận bệnh viện của cô. Cô chiến đấu đến hết đạn và bị thương nặng. Bèn nhờ đồng đội đỡ cô ngồi tựa vào một gốc cây, ngoảnh mặt về "thành phố Huế” máu đổ hết ra ngoài thân thể, rồi lặng lẽ chết. Cạnh gốc cây bây giờ có một ngôi mộ nhỏ, biết đâu là mộ của Hồng Nghê. Rừng đại ngàn vùng này đầy ắp những mảnh đời thanh xuân hóa thân vào cây cỏ, thành một thú "rừng thiêng". Tôi hái mấy cành hoa rừng khấn trước ngôi mộ người con gái anh hùng rồi ngậm ngùi ra đi. Đường Trường Sơn ở đây băng qua những cánh rừng già im mát và xanh biếc. Người giao liên cho tôi biết cánh rừng này chưa có ai đặt chân đến, tôi thầm nghĩ đây là một khu rừng nguyên sinh, thỉnh thoảng có những cây tiêu cây chè, cây ớt mọc chen lấn với những cây dại khác. Thỉnh thoảng có những cây dạng như cây bồ đề đang ôm lấy một thân cây nào đó, và xiết dần cho đến chết khô. Người giao liên lưu ý tôi đi đường đừng giẫm lên những cành đã rơi gãy, khô mục vì “có thể bị bại liệt”, theo lối tin của người thượng. Và hễ gặp ai lạ mặt cao lớn cho gì cũng đừng ăn vì có thể đó là “Ma rừng”. Cánh rừng này rất rộng, đi xuyên qua lòng nó cũng phải mất hết vài tiếng. Vừa đi đường tôi vừa nói với người giao liên rằng thật không ngờ con chim nào đã ăn những cái rẫy của đồng bào rồi phóng uế thành những khu rừng này. Người giao liên cười bảo rằng, “ngược lại thì đúng hơn, chính chim đã ăn trái cây trong rừng này rồi phóng uế lên nương rẫy” , người ta thuần hóa nhiều thế hệ cây thành ra cây vườn. Bởi vì đây là rừng nguyên sinh mà. Người già trong làng nói rằng “Cây nào trong nương rẫy cũng do cây rừng mà thành ra, chuyện cổ tích có nói ngày xưa cây lúa cũng mọc hoang ở trong rừng".

Chúng tôi lội theo con suối chảy xiết, nước đen ngòm như nước cống rãnh, gọi là suối La La. Tôi nhớ bài hát của Huy Thục nói suối La La “Nước trong xanh hiền hòa” sao ở đây lại như thế? Người giao liên bảo rằng chính vì pháo hạm của Mỹ thường xuyên bắn ở trên đầu suối, nước ở đây màu đen là do thuốc súng. Con suối La La giờ đây đã trở lại màu xanh hiền hòa của nó ở chỗ nó cắt quốc lộ 9 người ta đắp một con đập thủy điện lớn băng qua suối chạy thẳng lên hướng Lao Bảo. Tôi tin rằng, ở Khe Sanh sẽ có một nền y học mang màu sắc tâm linh, mà người ta thích gọi đón giản là “y học cổ truyền”.

Ngày tôi tạm biệt trở lại Huế để vào thành phố Hồ Chí Minh, các cô gái phục vụ ở nhà khách đều đứng ríu rít trước cửa văn phòng đưa tay vẫy chào tôi. Phần lớn họ đến đây từ những làng quê xa, và có trình độ văn hóa nhất định. Họ vào đây làm đủ các ngành nghề, nghề cô giáo, ngành y, và các ngành chuyên môn khác. Và tôi thầm nghĩ, đây là thê hệ thứ hai đang góp phần xây dựng Khe Sanh tiếp theo thế hệ thứ nhất gồm những người đi khai phá từ đồng bằng Quảng Trị lên, nay trở thành những người lao động thuộc khu vực dân cư. Dĩ nhiên là còn sau một thế hệ “vô tiền khoáng hậu” nức tiếng khắp núi rừng Khe Sanh, thế hệ này luôn đóng chốt trên những đỉnh đồi cao và liên tục bắn pháo vào những bản làng của người Vân Kiều, nên đã bị quân giải phóng đánh cho tan tành như ong vỡ tổ, xe pháo kéo chạy rùng rùng dọc đường 9, trong một cuộc tháo chạy mà lịch sử quân đội Mỹ thường gọi một cách huê dạng là “Chiến dịch Ngựa Bay”.

Nền móng tỉnh thần của miền rừng núi hoang vu này đang cần đến năng lực văn hóa của họ. Tôi nhớ bài hát nhạc trẻ mà tôi vẫn nghe các cô hát “sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa, để con chim đa đa ngậm ngùi mà bay xa”. Ngồi trên xe, tôi ngoái lại vẫy chào, nói to:

- Chào nhé! Tạm biệt tổ chim đa đa xinh xắn của tôi.

H.P.N.T

Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 112 tháng 01/2004

Mới nhất

Đại hội Phân hội Nhiếp ảnh khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

4 Giờ trước

TCCV Online - Chiều ngày 18/5/2024, Phân hội Nhiếp ảnh, Hội VHNT Quảng Trị đã tổ chức Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và đông đảo hội viên Phân hội Nhiếp ảnh…

Thương lắm gánh đậu hũ của mẹ

17/05/2024 lúc 05:07

“Ai đậu hũ không? Ai đậu hũ không?”, những tiếng rao của mẹ văng vẳng vang lên từ đầu con hẻm nhỏ.

Vẹt ngực hồng

17/05/2024 lúc 05:04

Cái rét đã đi qua lâu rồi, nắng nóng đến sớm hơn mọi năm vậy mà hôm nay bà già mới chịu mang chăn ra phơi để thơm tho cất gọn trong góc tủ.

Bận lòng cơm cháy

17/05/2024 lúc 05:01

Ba bảo nhạt miệng, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, giá có miếng cơm cháy ở đây rồi chấm tí mắm ruốc thì hết sẩy. Bữa đi, mạ có đùm theo cho ba hũ ruốc nhưng gói không kỹ nên bị tịch thu. Hũ ruốc đó, ba đinh ninh sẽ giúp mình mặn miệng trong những ngày nếm thức ăn ở phố.

Nhớ một thời theo dấu chân Bác Hồ từng đi qua

15/05/2024 lúc 00:32

Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, một trong những vấn đề Bác Hồ kính

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground