Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ô Lâu – giọt máu lời yêu

 

G

iờ đây, khi rời những con sông hiền hòa trong vắt ở phía Bắc Quảng Trị để vào đất thành kinh thơ mộng, chúng ta sẽ bắt gặp con sông cuối cùng ở phía Nam, dòng sông Ô Lâu nằm ở ranh giới hai tỉnh.

Ô Lâu, nghe gợi đấy chứ nhỉ? Với tôi không hiểu sao cái thanh âm Chiêm Thành cổ kính kia nó không chỉ gợi mà xao xuyến đến chạnh lòng. Trầm tích vùng đất phên dậu một thời Châu Ô, Châu Rí đó chăng? Xưa trong những huyền tích bà kể, nghe đâu cứ ba m­ơi năm một lần biển xanh hóa thành ruộng dâu, dân gian gọi bể dâu. Ba  m­ươi năm một lần... thế mà thời tôi đang sống đây, cái gọi là bể dâu nó biến hoá muôn hình vạn trạng trong mỗi phận đời, phận ngư­ời gắn kết với bao danh phận dòng sông biết mấy lở bồi qua cùng năm tháng. Cũng nh­ư những con sông lừng danh khác ở Quảng Trị trong lịch sử dựng n­ước và giữ nư­ớc nh­ư Hiền L­ương, Thạch Hãn,... Ô Lâu mang vác một danh phận có thể nói là dằng dặc đời sông, sóng chìm sóng nổi. Đất n­ước bao đời gư­ơm giáo chiến tranh nên còn vang vọng đâu đây trên những khúc sông cả giọt máu, lời yêu, bến nư­ớc, trăng thề và cả câu hò, điệu lý...

 

                                                     ***

Ngày nay chúng ta vư­ợt qua sông Ô Lâu nhờ một chiếc cầu, khác với ngày x­ưa khách bộ hành trên đ­ường thiên lý qua sông bằng chiếc thuyền nan. Cứ mỗi lần  qua cầu Mỹ Chánh như­ thế, tâm trí tôi lại cuồng điên lên vì nhớ đến ng­ười anh khả kính thuở thiếu thời, nhớ cả hoa thơm cỏ dại dọc con sông này. Anh tên là Sơn Hồng Đức, sinh ra và lớn lên ở chợ Mỹ Chánh, bên bờ Nam sông Ô Lâu. Còn nhớ sau tết Mậu Thân 1968, từ th­ượng nguồn đến hạ l­ưu con sông này đâu đâu cũng có thể cho là “mất an ninh” vì phía cách mạng nắm quyền kiểm soát. Là nhà địa chất chuyên ngành thủy học dạy ở tr­ường Đại học hẳn hoi, vậy mà trông anh chẳng ra dáng một vị giáo sư­ hay một nhà khoa học gì cả. Sơn Hồng Đức chỉ là một con ng­ười khắc kỷ trong công việc, ngư­ợc lại rất đãng trí và phóng khoáng trong giao du. Giữa chốn trần ai, mọi nơi mọi lúc gần như­ anh chỉ là vị khách lãng du. Có thế mà vui, vì bấy giờ từ những chuyến đi từ thành Huế ra thị xã Quảng Trị, hễ có dịp ghé lại nhà bên chợ Mỹ Chánh là anh rủ rê chúng tôi du thuyền trên sông Ô Lâu, bất kể ở khúc sông nào, đang thuộc quyền ai kiểm soát. Cảm giác anh nh­ư người hùng, ít ra cũng là ng­ười nằm trong “tổ chức” cách mạng. Có bấy nhiêu thôi mà nhớ mãi, vì bấy giờ dòng sông này chứng kiến biết bao nhiêu lần sự hội ngộ và tri âm của hai kẻ phù phiếm trên đời là anh Đức và tôi, một thanh niên và một thiếu niên đi tìm lý tư­ởng. Và cũng chỉ có thế thôi, để bây giờ chắp nối lại những chuyến đi nh­ư những kẻ mộng du ấy, tôi mới có một chút khái niệm mơ hồ về bản lai diện mục con sông Ô Lâu - giọt máu - lời yêu trữ tình thơ mộng này.

Một hôm xem phim ở rạp Hoàn Mỹ về, buồn bã quá, anh Đức rủ tôi ra quê leo núi, thực hiện một cuộc khảo sát khám phá chinh phục những ngọn núi, nơi phát tích ra dòng Ô Lâu. Đêm ấy ở nhà tự tay anh hì hục nấu n­ướng. Xôi đùm, thịt kho, bánh trái nhồi nhét đầy một ba lô và túi xách kia tài liệu, bản đồ, lều bạt, sách truyện. Sáng ra hóa trang thế nào cũng không thành hai kẻ sơn tràng để leo núi. Thì cũng là hai kẻ mộng du thôi, làm thế nào leo lên đ­ợc ngọn nguồn nơi phát tích ra dòng Ô Lâu? Ngồi xổm ở lưng chừng núi, trải tấm bản đồ thời thuộc Pháp ra, anh chỉ trỏ giải thích. Ngọn nguồn Ô Lâu là một con sông của quần sơn Kovaladut, nhòm lên chỉ thấy rừng dày như­ng núi thì không cao lắm. Độ cao ghi chú trong bản đồ chừng sáu trăm mét trong khi Thạch Hãn cao gần gấp đôi. Ở đó tứ bề có nhiều con sông đổ về như­ Rào Trang chảy h­ướng Tây Bắc; trong khi khe Toan, khe Ba Lá, La Sam, Đakrông đổ n­ước về phía biên giới Việt Lào. L­ưu vực sông Ô Lâu cũng không rộng lắm, chừng sáu trăm cây số vuông trong khi Thạch Hãn rộng gấp ba lần. Vì vậy ngay ở đầu nguồn, dòng sông Ô Lâu thong thả chảy giữa đồi 652 và đồi Coc-bai, thẳng h­ướng Tây Bắc. Đứng ở khúc sông này quan sát, đập vào mắt chúng tôi cảnh t­ợng một dòng sông nư­ớc trắng xóa chảy mải miết qua ghềnh, qua đá - những tảng đá rêu phong trơ gan cùng tuế nguyệt. Chúng tôi hạ trại dùng bữa tr­ưa và trong giấc ngủ chập chờn đã nghe vọng lên một âm h­ởng bí ẩn từ đáy dòng sông. Và mây, mây trắng từng mảng dày sà xuống dòng sông để gió lùa mây lên ngàn thành mây đầu non, từng mảng, từng đàn nh­ bầy ngựa hoang, chon von trên chóp Bạch Mã. Chỉ khi dòng n­ớc đụng vào s­ờn đồi 389 thì mới đổi h­ớng trực chỉ ph­ơng Đông cho đến ngã ba khe Đôộng Chuối. Đôộng Chuối chính là phụ l­u đầu tiên của sông Ô Lâu về phía tả. Vì bắt đầu từ đây lòng sông trải rộng, dòng n­ớc trôi lững lờ. May mà anh Đức kịp liên hệ với bác Đóa là chỗ ng­ời quen lái đò dọc trên đoạn sông này, không thì phải có ng­ời cáng võng tôi đi. Ngồi tựa mạn thuyền trôi xuôi theo dòng nhìn lại, những dãy núi chỉ còn là hình bóng trong xa mờ. Các loài thảo mộc, lau lách hoang dại um tùm kéo dài ra hai bên bờ sông và ở quãng này phù sa đã bắt đầu lắng tụ thành đồng bằng chân núi, theo bác Đóa thì  dân địa ph­ơng gọi là đất Thấm Ph­ờng.

Bác Đóa cùng anh em tôi kịp dùng bữa tối tr­ớc lúc trăng lên. Quả là trăng treo đầu non, nó chín mọng nh­ quả trứng hồng chúm chím c­ời nói trong làn s­ơng mỏng. Tôi trải tấm bạt ra nằm trong khi anh Đức thu xếp đồ đạc gọn vào trong túi ba lô. Không rõ hào hứng hay thoải mái cái nỗi gì, tôi gõ tay xuống sạp thuyền ca bài ca trong nhạc phim “Mùa thu lá bay” đang chiếu rất thịnh hành ở nhiều rạp phim trong Huế : Mùa thu lá bay em đã đi rồi / Thế gian ơi giấc mộng vỡ đôi / Lạy trời đ­ợc yêu mãi nhau ng­ời ơi / Đừng mang trái ngang chia lìa đớn đau... Đang gấp lại tấm bản đồ nhét bên mạn thuyền, bất giác anh Đức quay sang tôi gây gỗ:

- Này Th., răng ta thấy chú mi thích toàn chuyện nhảm nhí. Toàn là phim Tàu, ch­ởng Hồng Kông, Đài Loan và cả phim tình ái Mỹ nữa, thứ chi chú mi cũng nhồi nhét vô trong đầu. Ra khỏi mấy rạp phim lại gối lên đầu toàn những thứ truyện tào lao nữa chơ... Rặt một thứ Kim Dung, Anh hùng xạ điệu, rồi đây không biết làm nổi cái trò trống gì. Răng không thấy chú mi học hành môn sử n­ớc Việt?...

Tôi buột miệng chống chế:

- Thì cụ S. sử địa khó tính nhất ở Huế đã phê giỏi hai môn trong học bạ tui rồi, anh còn đòi thêm chi cho cao.

Anh Đức phẩy tay:

- Nỏ thấm bổ vô mô, học ra rứa là học vẹt hết!

Tôi vùng ngồi dậy, hai tay bó gối, quay sang hỏi vặn:

- Rứa thì dạ th­a ông giáo s­, nhân chuyến đi chinh phục quần sơn Kovaladut thất bại thê thảm này, giáo s­ giải thích cho em hai chữ Tổ quốc?

Nh­ gãi trúng chỗ ngứa, anh Đức hào hứng:

- Tổ quốc ấy à, để xem. Tổ quốc là lịch sử, là núi sông, làng mạc, đồng bào, không phải là cái gì trừu t­ợng cả. Tổ quốc nó cụ thể trên tấm bản đồ chúng ta mang theo đây chẳng hạn. Có điều chán chú mi quá, lên đ­ợc l­ng chừng núi rồi mà không có sức để leo. Bảo rằng yêu sông, yêu suối cũng chỉ yêu mỗi những khúc sông n­ớc trôi lững lờ; lại còn vòi vĩnh cho được cả thuyền trôi xuôi theo dòng nữa ch! Chao ôi là Tổ quốc, cứ sinh ra những đấng nam nhi nh­ chú mi đợi “ngồi mát ăn bát vàng” thì còn chi là thời cuộc phải vậy không bác Đóa?

Bác Đóa đập vào đùi cái đét rồi còn buột miệng tán th­ởng rằng,“Chí phải" !!!. Tôi đỏ mặt vì hơi bị quê, định tiếp tục chống chế thì anh Đức đã cắt ngang:

- Còn nữa, hồn Tổ quốc tuy có phần trừu t­ợng nh­ng nó ẩn chứa trong tâm thức mọi ng­ời, đồng hóa với l­ơng tâm mỗi con ng­ời. Phải vậy không bác Đóa?

Bác Đóa gật gù, ra chiều nghĩ ngợi lắm. Cái thời giáp ranh Nam Bắc hai miền, ở Huế tôi th­ờng xuyên đ­ợc những vị giáo s­ gàn dạy cho những bài học lịch sử “bổ báng” nh­ thế, vậy mà nhớ mãi. Đêm ấy, anh Đức còn cao hứng đàm đạo cả chuyện triết học khi tôi đặt ra cho anh câu hỏi:

-Vậy thì lịch sử cụ thể là gì?

Anh đã giải thích t­ơng đối cụ thể. Đại ý là lịch sử của mỗi vùng đất, của mỗi quốc gia dân tộc, của cả nhân loại tờ tợ nh­ mỗi dòng sông. Nó không đơn thuần là con đ­ờng phẳng phiu thẳng tắp đi tới cái đích t­ơng lai. Con đ­ờng nhân loại từng đi qua và rồi sẽ đi cũng giống nh­ những dòng sông. Nghĩa là phải vắt qua núi non, đèo cao dốc đứng và cả vực sâu thăm thẳm kia rồi mới hát khúc bình yên cùng bờ bãi. Và rồi anh dẫn độ cả ông C. Mác vào dòng sông. Tôi nhớ đại ý Mác nói là những đèo cao, vực sâu kia th­ờng ứng vào những cái mốc lịch sử, vào các thời kỳ cách mạng vì chính nhân loại đã thực hiện những cuộc đi lên cao nhất vào các thời điểm ấy. Bằng chứng là ông đã ca ngợi các chiến sĩ công xã Pari bằng một câu nói hết sức giản dị rằng “Họ đã chinh phục bầu trời”...

ở tr­ờng tôi có học sơ l­ợc về cuộc cách mạng t­ sản Pháp, biết đ­ợc đôi điều về các chiến sĩ công xã Pari mà ông Mác vừa ca ngợi. Thế nh­ng khi hỏi anh Đức cụ thể về ông C. Mác bên trời Âu phe Xã hội chủ nghĩa và đặc biệt gần gũi là cụ Hồ Chí Minh ngoài Bắc thì ng­ời đ­a đò dọc là bác Đóa ra lệnh im, đò đang qua vực, ngoặt h­ớng nguy hiểm. Tôi ngầm hiểu ý và hơi thất vọng nh­ng rồi anh Đức đã kịp động viên. Trên dòng sông trăng anh hát cho tôi nghe nào là “Lời ng­ời ra đi” nào là “Sơn nữ ca”: Sơn nữ ơi! Đời ta nh­ cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây. Sơn nữ ơi!... Và rồi khi tôi tò mò hỏi về ng­ời nhạc sĩ cách mạng là ông Trần Hoàn, cũng nhận đ­ợc câu ra lệnh im của bác Đóa lái đò. Tôi hỏi nhỏ bác ấy là ai, làm nghề gì. Anh Đức gọi là “Phá sơn lâm”, tức là làm nghề rừng. Đã từng qua cao nguyên, tôi biết nơi ấy nâng tâm hồn con ng­ời lên ở một cái tầm cao rộng, thoáng đãng. Còn nh­ cái nghề của bác Đóa hẳn nhiên là có ảnh h­ởng đến tính khí, tiết tháo của bác ấy rồi. Những ai đánh bạn với bác chỉ một lần đã là hạnh ngộ trong đời. Bởi đó là con ng­ời yêu tự do, ghét bất công nên đã rất khẳng khái và kiên quyết trong từng cử chỉ t­ởng là nhỏ nhặt...

 Yêu biết mấy con ng­ời và sông núi th­ợng nguồn Ô Lâu nh­ng bấy giờ linh cảm cho tôi biết khó mà thực hiện lại đ­ợc một lần thứ hai nh­ thế nữa!

 

                                                   ***

Hình nh­ có sự sắp đặt đâu đó từ tr­ớc. Đến làng Mỹ Xuyên thì trời vừa sáng, bác Đóa cho thuyền ghé bến vui vẻ bàn giao anh em chúng tôi lại cho vị khách quen không ai khác là anh On chạy xe ôm đèo chúng tôi lên núi ngày hôm tr­ớc.

Anh Đức cắt đặt, dặn dò anh On chở tôi đi thăm tháp hạ l­u dòng sông một mình, còn thì anh ở lại vì còn một công việc chuyên môn quan trọng là đo độ mặn n­ớc sông. Từ đây anh On cắt dọc cắt ngang, chở tôi đến những nơi cần đến, gần nh­ theo chỉ dẫn của tấm bản đồ. Cái nơi mà bác Đóa gọi là “qua chỗ ngoặt nguy hiểm” kia chính là nơi dòng Ô Lâu tiếp nhận n­ớc sông Cao Ban để đổi h­ớng, chảy theo h­ớng Bắc Đông qua các điểm dân c­ nh­ Mỹ Xuyên vừa nói, rồi qua Phú Ninh thuộc huyện Phong Điền. Sông ra đến cánh đồng Vân Trình n­ớc mất đi rất nhiều vì trầm thổ qua những đụn cát nóng bỏng. Sông lại vạch h­ớng, tạo dòng chảy rất khó khăn giữa sa mạc cát và các vật liệu trầm tích. Nhờ sự tiếp tế n­ớc của sông Câu Nhi và rào Thác Ma (tức sông Mỹ Chánh xuất phát từ núi Đá Bàn) Ô Lâu v­ợt ranh giới hai tỉnh để rồi chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy qua các ngôi làng trù mật nh­ Câu Nhi, Văn Quỹ, H­ơng Nhơn, An Thơ, Phú Kinh ra cầu Vân Trình; trong khi ở cầu Ph­ớc Tích sông chia n­ớc cho dòng Ô Giang chảy vòng qua Văn Trị,  Càng Cây Da để rồi tụ lại ở cầu Vân Trình. Nhánh sông này hòa vào hệ thống kênh rạch đổ ra sông Thạch Hãn. Nhánh khác, băng qua sa mạc Vân Trình, đổ n­ớc ra phá Tam Giang.

Điều rất dễ hiểu là sau một ngày c­ỡi ngựa xem hoa (mà quả là chiếc xe hon da 67 của anh On là con ngựa chiến thật) nh­ thế, tôi không khỏi thắc mắc ông anh là giáo s­ Đức. Anh ném cho tôi bộ tiểu thuyết “Những kẻ khốn nạn” (bản dịch cũ ở miền Nam) bảo đọc đi rồi biết công xã, biết Mác, biết Chủ nghĩa xã hội; Còn anh thì hình nh­  tiếp tục đi đo độ mặn ở phía cuối nguồn. Một ngày đêm tôi mới đọc xong bộ sách cũng là lúc anh Đức ta phờ phạc lê b­ớc chân về nhà. Đúng là có sự cố tinh thần gì ghê gớm đối với anh ấy rồi. Nh­ng tôi còn ấm ức mãi về chuyện ông Các Mác. Anh Đức miễn c­ỡng giải thích:

- Mác cũng giống nh­ ông Giăng Van Giăng trong “Những kẻ khốn nạn”, họ đều là những ng­ời vô sản. X­a nay các bậc vĩ nhân đều hiểu tài sản một cách giống nhau. Chú mi thấy Phật Thích Ca, chúa Giê Su có chút tài sản nào riêng ngoài tấm áo choàng? Toàn bộ tài sản của thánh Giăng-đi chẳng là cái gì khác ngoài tấm vải che thân, song không thể hình dung đ­ợc những nhân cách nào tự do hơn nữa. Chú mi cứ hiểu Mác là con ng­ời chống lại chế độ t­ hữu quyết liệt vì nó không phù hợp với sự giải phóng tinh thần loài ng­ời.Tôi cố hình dung ra ông Mác qua nhân vật Giăng Van Giăng nh­ng mối liên hệ mỏng manh nh­ tơ nhện và mềm mại nh­ giọt s­ơng thế thì chịu, không hình dung ra nổi.

Không rõ cái t­ duy triết học con cóc trong đầu tôi nó nhảy thế nào mà buột miệng hỏi anh Đức về lợi ích kinh tế cụ thể của dòng sông. Anh ném cho tôi cuốn sổ tay ghi chép chi chít chữ rồi ra cửa lao đi nh­ cánh chim chiều phiêu bạt thời gian. Hình nh­ anh có một cô “Sơn nữ ca” nào ở quanh đây thì phải.

Điều rất dễ nhận thấy về lợi ích kinh tế của dòng Ô Lâu bởi tr­ớc hết nó là tác nhân chính tạo ra vùng đồng bằng, vựa lúa của hai huyện Hải Lăng và Phong Điền. Th­ớc đo đặt ở cầu Ph­ớc Tích cách quốc lộ một chừng hai cây số cho thấy, mực n­ớc và l­u l­ợng cao nhất vào tháng m­ời. Độ mặn cao nhất vào tháng ba, tháng đầu mùa nắng gắt. Mỗi năm Ô Lâu tống ra biển chừng năm trăm triệu mét khối n­ớc, và trong mỗi khối n­ớc có khoảng tám trăm gram phù ra bồi đắp cho đồng bằng. Một phần hiện nay là chân ruộng cao, phần nữa là đồng thấp nằm ở phía cửa sông chảy ra phá Tam Giang. ở đây, nhiều chỗ đất đứng ch­a vững chân, nghĩa là lớp phù sa mới trên mặt ch­a kịp cấu kết với lớp d­ới. Nhiều năm n­ớc nổi quá cao làm bật gốc lớp phù sa này. Đất và lúa nổi hẳn lên và trôi ra phá Tam Giang.

Tr­ớc khi vào Huế, anh Đức có một cử chỉ chiều chuộng nh­ đọc đ­ợc ý nghĩ trong đầu đứa em tinh thần. Đó là việc bao một chuyến đò từ cầu Mỹ Chánh ra đến Vân Trình. Cuộc du thuyền này nh­ là ân huệ cuối cùng, giúp tôi nhận ra những giá trị văn hóa khác của dòng sông. Có thể nói từ đây, phù sa Ô Lâu tạo ra một miệt quê thanh bình, m­ớt xanh màu xanh của cây, của n­ớc. Dòng sông, làng mạc hòa quyện vào nhau hài hòa, trầm lắng sắc thời gian, giàu tố chất nhân văn. Đó là những cánh đồng phì nhiêu, địa nh­ỡng hài hòa, khí hậu an lành. Thiên thời địa lợi ấy tất nhiên là có ảnh h­ởng đến việc hình thành nhân cách, tâm tính con ng­ời. Nó vừa  thảo thơm, nhân hậu, cởi mở vui t­ơi, vừa hào sảng, phóng túng. Con ng­ời sinh ra ở địa cuộc này hẳn nhiên là khởi phát về văn hóa, giáo dục, lễ nghi. Tất thảy đều là nhân văn, vun đắp tình ng­ời, rồi nó sẽ hiện điềm văn minh. Anh Đức đã chủ động ghé thuyền vào một trong những ngôi làng hiện điềm ấy rất rõ là làng Câu Nhi. Đây chính là quê h­ơng Bùi Dục Tài, vị tiến sĩ khai khoa từ năm 1502. Chao ôi là ngôi làng gần bảy trăm năm, tuổi làng gần tuổi làn mây cuối trời; vì thế mà có quá nhiều tiền hiền, tiền triết, văn nhân, nghệ sĩ. Đứng ở mũi viết đầu đình Câu Nhi, tôi tự hỏi không biết đây là đất thánh hay mũi viết thần. Đất n­ớc hiện ra trong tầm mắt với một kích th­ớc hoành tráng khác th­ờng. Đứng ở cái “bao lơn” này cho ta một tầm nhìn khoáng đãng, dàn trải tr­ớc mắt vòng cung sông tha hồ để t­ duy và mơ mộng. Nh­ có vị h­ơng thành thế làng thế đất...Lại một lần nữa, vị giáo s­ kia cắt ngang  luồng suy nghĩ của tôi:

- Sao chúng ta không xây dựng một cái gì ở đây? Một v­ờn hoa, t­ợng đài hay một tấm bia tiến sĩ Bùi Dục Tài chẳng hạn ?..

Tôi trả lời anh Đức theo kiểu triết học con cóc:

- Hoa thì đ­ợc vì hoa gieo lời vào Đất. Còn N­ớc, n­ớc thì thôi...

- Sao N­ớc thì thôi ?...Chú mi nghĩ về Đất-N­ớc thế à ?...Tôi khoát vòng tay nh­ chỉ :

- Thì n­ớc đang trả ý về nguồn kia kìa , đâu có ng­ợc lên non đ­ợc nữa !..

         Anh em chúng tôi c­ời ha hả, quên cả chiều hạ đang tía vàng chuyển sang mầu tím biếc.

                                      

         * * *

           Trời ạ! Chiến tranh đồng nghĩa với tao loạn và tất yếu là chia lìa. Đầu năm bảy hai, từ c­ xá Nam Giao anh Đức dẫn độ hai ng­ời nữa lên chùa trên núi tìm tôi. Không ai khác đó là bác Đoá ng­ời lái đò dọc đầu nguồn sông Ô Lâu và cô nữ sinh hàng xóm tên S­ơng, ng­ời th­ơng của anh Đức. Cuộc gặp gỡ trong im ắng, chẳng nói đ­ợc gì nhiều vì bác Đoá là ng­ời của tổ chức, hở là ra lệnh im. Thông điệp cuối cùng bác Đoá gửi lại cho tôi là thay mặt anh Đức chăm sóc S­ơng những ngày vào Huế học trung học đệ nhị cấp. Còn anh Đức nghe đâu tổ chức đã thu xếp cho anh ra học tận ngoài Bắc. Huế- Sài gòn- Hà Nội, bao nhiêu năm nay vẫn còn xa...Huế- Sài gòn- Hà Nội...tôi đã hát lên thế vì quá sung s­ớng và bất ngờ nh­ưng bác Đoá cũng đã kịp ra lệnh im. Thế rồi mùa hè đỏ lửa năm ấy, ng­ời anh tinh thần của tôi ch­a kịp ra Bắc đã anh dũng hi sinh trong một trận đụng độ với lực l­ợng Thuỷ quân lục chiến ở đất Thấm ph­ờng. Mẹ anh, ng­ời mẹ có chồng tập kết ra Bắc đ­a đến cho tôi cái tin não nùng này. Mẹ khóc tràn trề, no đủ tr­ớc mặt tôi. Còn khi gặp S­ơng thì mẹ chủ động nuốt n­ớc mắt vào trong; t­ơi c­ời, động viên "đứa con dâu hụt" chăm chỉ học hành. Tôi buộc nhập vai, cháy cả ruột gan, thế mà rồi cô nữ sinh S­ơng kia vẫn biết. Tr­ớc ngày tôi "lên xanh" một tháng, chị ấy đã có một hành động tuẩn tiết với ng­ười anh tinh thần của tôi là xuống tóc đi tu.

          Bà tôi kể ba m­ơi năm một lần biển xanh hoá thành ruộng dâu quả là đúng. Để bây giờ đứng ở đâu, d­ới mầu xanh bất tận của cây lá, cái mầu xanh nh­ờng nh­ có cả tiếng sóng dòng sông Ô Lâu dìu dặt trong đó, tôi cứ mơ màng nhớ mấy câu ca dao tình sử :

            Trăm năm nhiều lỗi hẹn hò

            Cây đa bến cộ con đò khác đ­a

            Cây đa bến cộ còn l­a

            Con đò đã khác năm x­a tê rồi !

             Man mác một nỗi buồn sông. Không biết đâu là sự khúc mắc, lỗi hẹn trong lòng cô lái đò hay ni cô S­ơng ? Nỏ biết răng mô là nỗi niềm bơ vơ trong các câu hò, điệu lý của những l­u dân dọc hai bờ sông đi mở đất, mở ra cả vựa thóc mà vẫn miên man nỗi buồn xa xứ.

             S..Un xét có nói :"Chẳng có gì đau đớn hơn sự hoài niệm". Riêng tôi thì không, vì có đau đớn thêm một lần đi nữa thì tôi cũng đã chép ra đây những kỷ niệm của ng­ời anh tinh thần là một trí thức ở đô thị miền Nam và ni cô S­ương, ng­ười tình anh tôi: Giọt máu và lời yêu bên dòng Ô Lâu này.

      

                                         Kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng huyện Hải Lăng

                                                                                     3-2005

                                                                                          

                                                                                          Y.T.      

 

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 126 tháng 03/2005

Mới nhất

Vẽ tranh Bác Hồ trên đất Thái Lan

9 Phút trước

Giữa tháng 11 năm 2023, đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí tỉnh Quảng Trị có chuyến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan báo chí tỉnh Mukdahan, Thái Lan. Nhân chuyến công tác, chúng tôi đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom...

Đại hội Phân hội Nhiếp ảnh khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

5 Giờ trước

TCCV Online - Chiều ngày 18/5/2024, Phân hội Nhiếp ảnh, Hội VHNT Quảng Trị đã tổ chức Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và đông đảo hội viên Phân hội Nhiếp ảnh…

Thương lắm gánh đậu hũ của mẹ

17/05/2024 lúc 05:07

“Ai đậu hũ không? Ai đậu hũ không?”, những tiếng rao của mẹ văng vẳng vang lên từ đầu con hẻm nhỏ.

Vẹt ngực hồng

17/05/2024 lúc 05:04

Cái rét đã đi qua lâu rồi, nắng nóng đến sớm hơn mọi năm vậy mà hôm nay bà già mới chịu mang chăn ra phơi để thơm tho cất gọn trong góc tủ.

Bận lòng cơm cháy

17/05/2024 lúc 05:01

Ba bảo nhạt miệng, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, giá có miếng cơm cháy ở đây rồi chấm tí mắm ruốc thì hết sẩy. Bữa đi, mạ có đùm theo cho ba hũ ruốc nhưng gói không kỹ nên bị tịch thu. Hũ ruốc đó, ba đinh ninh sẽ giúp mình mặn miệng trong những ngày nếm thức ăn ở phố.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground