Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trường Sơn trên đường thiên lý

M

ột tuần rong ruổi trên con đường mà không xa nữa sẽ khánh thành giai đoạn một từ Khe Cò vào Ngọc Hồi. Một cung đường đã trở thành huyền thoại của hôm qua, đang là huyền thoại của hôm nay, và mai sau chính con đường này sẽ kể lại với hậu thế bao nhiêu điều kỳ diệu khác...Có những câu chuyện hoành tráng kỳ vĩ vô tuyến đường xẻ núi bạt rừng và cũng có những phận người thật nhỏ nhoi biết rồi ai quên ai nhớ? Như một lữ khách, dừng chân tình cờ nơi một cửa hầm xuyên núi lớn nhất trên tuyến, hay một buổi chiều sương trong chiếc quán nghèo ven đường, một đêm phố huyện và người con gái Catu mang đầy khát vọng văn hóa cội nguồn...Giữa những trạng huống tình cảm khó tả ấy là một niềm vui như thuở nào nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Có những lúc trên đường Thiên Lý, ta đang đi bỗng thấy lạ lùng. Trên đầu ta trời rộng vô cùng. Và trước mặt đất dài vô tận… Trong vẻ nguyên sơ và tráng lệ của con đường huyết mạch phía Tây Tổ Quốc, tôi đã đi và đã gặp...

Con đường nối quá khứ vào tương lai..

Có khi nào bạn thử tưởng tượng một buổi sáng mùa hè, khi ve rừng còn ran ran trong tán lá xanh, ngồi trên một chiếc xe ô tô “địa hình" kiểu như Pajero Mitsubishi hay Land Cruiser, con đường Trường Sơn đã hoàn thành trải nhựa láng o, bạn cầm lái vi vu từ đêm khởi đầu (hiện tại là Khe Cò - Hà Tĩnh nhưng tương lai sẽ lên tận Cao Bằng) đến điểm cuối (tạm thời là thị trấn Ngọc Hồi nhưng kế hoạch đến năm 2010 sẽ dài tận Cà Mau) những bản hùng ca, tình ca của một thời Trường Sơn vang lên từ dàn máy trong xe...Những thiên nhiên kỳ thú thu vào tầm mắt, những huyền thoại lịch sử sẽ hiện về như mẹ hôm qua, vun vút ngoài cửa xe là thác bạc bướm vàng, là ngút xanh cổ thụ non ngàn và trời xanh lồng lộng cao, mây trắng lồng lộng bay… Tôi tin khi ấy bạn sẽ có cảm giác như bay lên. ngất ngây và ngập tràn xúc cảm.

Trên chiếc Korando, một chiếc xe Karando, một chiếc xe rất “chiến” khi chạy đường núi của anh Lê, đi suốt cung đường, chuẩn bị hoàn thành từ Khe Cò và Ngọc Hồi, tôi có một tour du lịch “bỏ túi” mà những ấn tượng đọng lại sau cùng tươi đẹp nhưng lại không đi kèm một huyền thoại lịch sử hào hùng. Có những địa danh lịch sử nổi tiếng, những vùng đất giàu bản sắc văn hoánhwng không có được sức hấp dẫn cộng vào của cảnh quan thiên nhiên. Nhưng với một tour du lịch xuyên Việt trên xa lộ Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại dọc dài theo phía Tây Tổ Quốc du khách sẽ có được tất cả những điều ấy, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hòa quyện vào cùng quá khứ lịch sử hào hùng và những nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của các dân tộc anh em trên dãy Trường Sơn.

Không đợi đến khi con đường được xây dựng như hiện nay mới có du khách, từ nhiều năm qua những tour du lịch đã nối nhau trở lại với con đường huyền thoại. Có nhiều người là cựu binh, họ tìm lại tuổi thanh xuân của mình đã hiến dâng cho con đường ra trận năm xưa. Cũng có nhiều bạn trẻ đi với miền háo hức khám phá một con đường đã nối quá khứ vào tương lai. Có thể nói không có một tuyến đường nào trên đất nước này lại có thể có ưu thế về du lịch như đường Hồ Chí Minh, trước khi nói đến chuyện con đường sẽ chạy từ Hòa Lạc đến Bình Phước hay xa hơn, từ Pac Bó đến Cà Mau, chỉ một chặng đường từ Khe Cò vào Ngọc Hồi với gần 100km, khách có thể ghé thăm hàng chục địa danh đã ghi dấu lên bản đồ du lịch. Sau chặng đường từ Hà Tĩnh vào Tây Quảng Bình khách sẽ chạm ngay một điểm du lịch nổi tiếng vừa được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha - Kẻ Bàng, vẻ đẹp của hang động nơi đây và sự phong phú của hệ thống động thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng đã được chúng tôi nhiều lần nhắc đến, nhưng cùng với Di sản văn hóa thế giới này, dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đường này còn những địa danh đã từng vang lên như những bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Mỹ: Bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Gát, hang tám cô… Rời khỏi địa phận Quảng Bình, vào địa phận Quảng Trị, ngay đầu nguồn con sông Bến Hải - vĩ tuyến 17, là Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn với hơn một vạn nấm mồ liệt sĩ, anh Hồ Sĩ Ái trưởng ban quản trang cho chúng tôi biết: Với con đường mới mở, khách hành hương về nghĩa trang những tháng gần đây ngày càng nhiều. Sau khi hoàn tất giai đoạn một tôn tạo nghĩa trang với nhà khánh tiết, Đài tưởng niệm, các cụm tượng trong khuôn viên, hiện nay một dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 mang tên “Khu lâm viên gợi nhớ Trường Sơn” đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để có thể triển khai xây dựng vào năm 2004, theo đồ án trong khu lâm viên này sẽ có các hạng mục như hầm chỉ huy của Bộ tư lệnh bộ đội Trường Sơn, các hệ thống đường gùi gồ, dẫu dầu, nghi binh, đường kín… các phương tiện của chiến trường Trường Sơn cũng được bố trí như xưa để khách sau khi viếng nghĩa trang sẽ tham quan các công trình này. Trên đường lên Đakrông sẽ gặp khu di tích Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ở cam Lộ. Nếu đi theo nhánh tây của con đường, khách sẽ gặp những địa danh của tour du lịch DMZ với sân bay Tà Cơn, căn cứ Khe Sanh, Rockpile,… ở nơi hai nhánh Tây và Đông của đường Hồ Chí Minh cùng hợp lại theo Quốc Lộ 9 để nhập vào tuyến Quốc Lộ 14 cũ chạy vào A Lưới, Hiên, Giằng… là một án du lịch mang tên của chính con đường này: Du lịch đường Hồ Chí Minh huyền thoại, dự án do Tổng cục du lịch phối hợp với sở Thương mại du lịch Quảng Trị làm chủ đầu tư với kinh phí lên đến 53 tỷ đồng.

Chúng tôi đã có dịp khảo sát tuyến này ngay từ những ngày đầu, đây là một cung đường Hồ Chí Minh cũ vẫn còn tươngng đối nguyên trạng, chạy dài hơn 40km từ Khe Sanh, vòng vào những cánh rừng phía Tây Nam, vào tận Sa Trầm rồi xuyên rừng già, băng về bản Ly Tôn (xã Tà Long - huyện Đakrông) sau khi vượt sông Đakrông. Trên nền đường được lát đá, dưới tầng tầng lá mục ẩn còn dấu hằn của vết xích xe lăng. Hiện các đơn vị thi công đang phục hiện một đoạn đường Hồ Chí Minh luồn dưới tán rừng như ngày xưa, với những bài đóng quân, binh trạm, lán , võng, bếp Hoàng Cầm… Những du khách khi tham dự tour này sẽ được phát quân trang, tăng võng , gậy Trường Sản ...và với những mớ rau rừng, môn thục, măng tre...khách tự mình nấu nướng trong các hăng-gô như những người lính năm xưa khi dừng chân ở các binh trạm. Một “Cõi Trường Sơn” sẽ được tái hiện trên những cung đường này và chạy suốt dọc dài của tuyến, bên con đường hiện đại đang hoàn thành du khách vẫn có thể bắt gặp nhiều dấu tích của con đường cả nước cùng ra trận năm xưa.

Hôm chúng tôi dừng chân ở thị trấn A Lưới, mọi người vẫn còn xôn xao bàn tán chuyện P'loong Thiết, chàng trai người Pakô vừa giành giải nhì cuộc thi tiếng hát truyền hình giải Sao Mai. Quê P'loong thiết ở ngay đây, dù anh đang học tại trường Văn hóa nghệ thuật quân đội ở Hà Nội. Cũng như những âm vang của bài ca “A Miêng ơi!” mà Thiết đã hát tại hội thi, trong giọng hát của những người dân trên các rẻo cao này bao giờ cũng có một sự vang động kỳ lạ mà không thể nào tìm được ở những giọng hát đồng bằng. Mình, một chàng trai tôi gặp vội trong quán rượu nhỏ ven con đường vừa thênh thang chạy qua thị trấn A Lưới đã bảo, con trai người Pa Kô nơi đây hát hay như P'loong Thiết nhiều lắm, chỉ có điều không biết đi dự cuộc hát ngoài Hà Nội như Thiết thôi. Đặc sắc văn hóa ấy sẽ là sức quyến rũ mãnh liệt với du khách nếu dừng chân bên các bản làng của người Vân Kiều Pa Kô nghe họ hát Cà lơi cha chấp, hay bài hát gọi bạn tình (shiêng oaht)...

Ghé vào bản Kà Lô của xã A Roàng trước khi "lấy hơi” lên hầm, chúng tôi gặp những gia đình ở đây đang dệt vải Zèng, một loại thổ cẩm đặc sắc của vùng này với những họa tiết đính bằng cườm, tôi cũng ngạc nhiên khi một tấm Zèng như vậy được đòi giá 500.000 đồng, nhưng rồi họ cũng bằng lòng bán với giá 300.000 đồng. Tuy nhiên tối hôm ấy nghỉ lại tại P’Rao, chị A lăng Đing, cán bộ đài truyền thanh huyện Đông Giang, người dân tộc Cà Tu khi nhìn thấy những tấm Zèng ấy đã nói rằng nơi đây người ta bán những tấm Zèng như vậy không dưới 1 triệu đồng/tấm (!). Chỉ cách nhau vài chục cây số mà một sản phẩm của người dân bản địa đã có cái giá chênh lệch đến như thế! Câu chuyện của lấm vải Zèng cũng chính là câu chuyện thị trường và sản phẩm mà nhiều người dân nơi những bản làng ven đường rồi sẽ phải làm quen dần khi mai rồi, đây sẽ là con đường tấp nập khách du lịnh. Và không chỉ là những tấm thổ cẩm, những người dân miền Tây Trường Sơn còn là những nghệ sĩ tài hoa, có lẽ còn quá mới mẻ nên suốt những ngày đi dọc tuyến từ Khe Cò và Ngọc Hồi chúng tôi chưa thấy một nơi nào bán các vật lưu niệm cho khách. Sau một tour Trường Sơn hẳn du khách nào cũng muốn có một vài quà lưu niệm là những vật dụng của bà con dân tộc thiểu số như các loại gùi đan bằng mây tre, những vỏ bầu khô riêng có ở vùng này, hay những bức tượng thô mộc của được đến bằng bàn tay và con mắt tài hoa một thứ nghệ thuật nguyên số hồn nhiên mà thâm hậu . Và nhiều thứ nữa sẽ rất cần cho một con đường không nghi ngờ gì về tiềm năng du lịch phong phú, độc đáo và giàu bản sắc. Khoảng cách giữa các huyện lỵ trên đường Hồ Chí Minh từ 60km đến 90km, và chỉ mới vài nơi được phủ sóng điện thoại di động, bán kính phủ sóng không lớn nên trong trường hợp có sự cố trên đường vắng sẽ rất khó xử lý. Tôi cũng đã gặp nhiều khách sạn, nhà trọ mọc lên bên trục chính của tuyến đường qua huyện lỵ như ở Dak Glei, Nam Giang, Phước Sơn...những ngôi nhà xây tiện nghi và hơi “Tây" trong khi khách du lịch theo tour này chắc chắn sẽ thích thú hơn khi được nghỉ trên những căn nhà, thậm chí lán trại gợi nhớ không khí Trường Sơn hơn là những phòng ốc quá sang trọng. Thiên nhiên, cảnh sắc dục theo tuyến đường đẹp mê hồn nhưng có thể gìn giữ trọn vẹn hay không khi những cánh rừng nguyên sinh luôn là mảng mồi hấp dẫn với lâm tặc? Cũng không thể không tính đến làn sóng du khách mang theo những sản phẩm của nền văn minh công nghiệp xâm thực vào các bản làng làm nảy sinh vấn nạn đồng hóa bản sắc văn hóa đặc trưng bản địa...Nghĩa là sẽ còn rất nhiều chuyện phải tính đến...không chỉ riêng cho du lịch...

Người gặp tình cờ hay là...Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời...

Trước khi hầm xuyên Hải Vân trở thành công trình thế kỷ thì hầm A Roàng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã là một niềm tự hào của những người thợ sông Đà bởi đây cũng là hầm dài nhất trên tuyến đường xuyên Việt phía Tây. Mười lăm giờ chiều, những người thợ trẻ ở đó đang giờ giải lao, tất cả họ đều rất trẻ, riêng một chị ngồi trên vệ thành đường hầm nét mặt buồn xa xăm. Tôi lân la làm quen.Thật ra những người thợ trên công trường tôi đã gặp nhiều cũng không ít lần lên hầm Hải Vân , gặp khá nhiều chị đã gần một thời thanh xuân đi theo những công trường lớn, nhưng ở đó nhiều người, nhiều tiếng cười xua tan những vướng bận thời gian. Bây giờ nơi núi thẳm này tự nhiên nhìn dáng chị trong hun hút đường hầm lại nghe nao long. Chị tên là Nguyễn Thị Kim Chung, quê Kim Động, Hưng Yên, đang là công nhân thuộc đội khoan lỗ của Công ty Sông Đà 6. Hầm A Roàng I dài 420 mét, hầm A Roàng II dài 150 mét, thời kỳ cao điểm có đến 700 công nhân có mặt trên công trường. Bây giờ hầu hết đã rút lên thủy điện Sê San 3, chỉ còn đội khoan này ở lại với 36 công nhân, trong đó có 2 nữ là chị Chung và Trần Thị Năm một cô gái xin tươi chỉ mới 20 tuổi, đến với đường Hồ Chí Minh từ tỉnh Hòa Bình. Hai mươi bảy năm trước, Trần Thị Năm là hình ảnh của chị Chung, khi ấy, năm 1976, dự án Thủy điện Sông Đà vừa khởi động thì chị Chung cũng mới tròn 20 tuổi gia nhập ào đội ngũ hàng vạn người đến với công trường Sông Đà. Rồi từ đó theo những công trình, chị đi… Hơn 10 năm ở Sông Đà, hơn 10 năm ở Yaly, Sông Hinh… Tháng 6/2000 thì về A Roàng này cho đến nay. Và cũng chuẩn bị lên lại Sê San 3, đợi hoàn tất vài phần việc cuối ở A Roàng… Cả thời thanh xuân mải miết theo những công trình, để đến giờ một tiếng cười con trẻ bi bô quấn quýt, một nếp nhà hôm sơm vào ra, cái mơ ước giản dị ấy với chị sao nghe quá xa tầm tay với. Trên gương mặt chị nét xuân sắc một thời vẫn còn vương lại, và những giấc mơ dịu dàng của chị, liệu có một phép màu nào? Còn Năm thì quá trẻ với tổi 20 của mình. Với cô tất cả còn ở phía trước. Chị Chung hay cô gái trẻ Trần Thị Năm chỉ là một trong hàng bao nhiêu người phụ nữ đã mở con đường này mà tôi tình cờ gặp, tình cờ nghe câu chuyện đời như hàng trăm người chị khác, nhìn chị Chung bên dáng vóc tươi trẻ và tiếng cười giòn tan hồn nhiên của Năm, Cứ cảm giác cái vẻ hun hút sâu của đường hầm A Roàng không thể thẳm sâu hơn ánh nhìn của chị…

Buổi tối hôm ấy đến P’Rao - huyện lỵ huyện Hiên. Thị trấn huyện lỵ sơn cước này vẫn có cái dịp trầm đầy náo động rất riêng của nó. Gọi huyện Hiên là theo thói quen chứ từ hôm 4 - 8 huyện đã tách ra theo địa giới hành chính cũ là huyện Tây Giang và huyện Đông Giang. Thảo nào từ địa phận giáp ranh giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam tôi đã thấy rợp đỏ hai bên đường các khẩu hiệu chào mừng tái lập huyện. P’Rao bây giờ thành trung tâm của huyện Đông Giang, còn anh em về lập huyện lỵ Tây Giang phải tay xách nách mang lên tận xã A Tiêng cách P’Rao chừng 40 cây số về phía Tây Bắc. Ở P’Rao, có một cô gái đã nổi tiếng từ hơn hai mươi năm trước được bà con trìu mến gọi là người con chim sơn ca của Người Cà Tu, cô là A Lăng Đing, hàng chục hội diễn ở tỉnh của khu vực và cả toàn quốc, giọng hát A Lăng Đing rinh giải thưởng, huy chương về không đếm hết. Hơn mười năm nay chị là phát thanh viên đài truyền thanh huyện, chị đọc bản tin bằng tiếng Kinh và tự biên dịch ra tiếng Cà Tu rồi đọc trong chương trình phát thanh cho đồng bào mình. Hôm rồi hai bộ luật “Hôn nhân và gia đình” và “Luật giao thông đường bộ” được chị dịch ra tiếng Cà Tu thu vào băng cassette để phát về cho bà con các bản làng xa xôi trong tỉnh. Cũng bất ngờ khi buổi tối bên ly cà phê nơi phố huyện sơn cước này tôi đã nghe chị nhập môn cho tôi về sự đặc sắc của văn hóa người Cà Tu, ví như ngay trong dàn chiêng của họ đã có sự khác biệt rất rõ, dàn chiêng người Cà Tu chỉ có 3 cái chứ không nhiều đến cả chục, thậm chí hàng chục cái như của nhiều dân tộc thiểu số anh em khác, vầy mà chỉ với ba cái chiêng, những nghệ nhân Cà Tu vẫn diễn tả đầy đủ cung bậc tình cảm đa dạng của hồn người, và A Lăng Đing thốt lên một nhận xét khiến tôi giật mình: “Người Cà Tu khi đánh chiêng không phải là họ biểu diễn nghệ thuật mà họ nhờ chiêng nói lên những điều mà họ không nói được bằng lời. Có một “Ngôn ngữ chiêng” của người Cà Tu mà khi cảm thấu văn hóa của dân tộc này rồi, thì anh sẽ cảm thấy một hồi chiêng, là một câu nói được diễn đạt rất rõ ràng như diễn đạt bằng chính lời nói”. Tôi nghĩ phải thấu hiểu và yêu thương sâu sắc lắm nền văn hóa của dân tộc mình mới có thể cảm nhận được, từ một tiếng thiêng như A Lăng Đing. Người đàn bà Cà Tu ấy, đã ba mặt con, vẫn hàng tuần chạy xe máy về tận Điện Bàn, cách P’Rao hơn một trăm cây số để học tiếp Cử nhân Luật, chồng chị cũng là cán bộ huyện Đông Giang, đang học chính là tại Tam Kỳ. Hai vợ chồng cuối tuần mới về nhà, đứa con lớn của chi đã vào Đại học, hai đứa nhỏ, đứa chị 11 tuổi, em trai 5 tuổi ở nhà tự lo đi học, nấu ăn và sống tự lập cả tuần trong khu tập thể huyện Đông Giang , chỉ gần bố mẹ vào mỗi cuối tuần. Cũng là một điều ngạc nhiên nữa với chúng tôi khi biết như vậy. Nhiều người lo ngại con đường mở ra sự mang theo những làn sóng văn minh xâm thực vào đời sống văn hóa bản địa phong phú và nhiều màu sắc của đại ngàn, nhưng khi gặp những người như chị A Lăng Đing chợt thấy an lòng...

Dọc theo con đường Trường Sơn mới mở có bao nhiêu cái quán? Hẳn không ai đếm hết. Cái quán mà chúng tôi ghé vào cũng tình cờ như bao nhiêu tình cờ khác trên đường thiên lý dừng chân để nghỉ, uống một ly nước và tiếp tục hành trình. Thế nhưng những gì chị chủ quán đã kể lại không tình cờ chút nào. Quán chị Hoa nằm ở đầu xã Phước Xuân huyện Phước Sơn, giáp huyện Nam Giang (Giằng) và từ đây vào Khâm Đức “Thị trấn cao bồi" huyện lỵ huyện Phước Sơn chừng hơn 20 cây số. Quán của chị cũng như bao quán ven đường được mở ra theo đội quân mở đường, nhưng bây giờ, khi con đường thênh thang xe chạy, nhìn những lều quán còn nghèo khó bên đường mới hay còn có một góc khuất của những người thợ làm đường, đấy là những tô mì tôm gói lúc hai ba giờ sáng trong cái rét tái tê của mùa đông Trường Sơn. Những cút rượu trắng trong chiều mưa rừng nơi đèo heo gió hút như thế này... Chị Hoa kể rằng chị vốn là dân Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Năm 1990 bỏ xứ lên đây làm..."lâm tặc". Chị cùng chồng, anh Tấn vào khai thác gỗ, song mây trong rừng Phước Sơn, Giằng..triền miên sốt rét mà giấc mơ đổi đời xem ra vẫn mịt mù. Rồi con đường thành hình, cái lều nhỏ thành cái quán, vài bao thuốc, ly cà phê, cút rượu trắng..Những tháng

cao điểm của con đường chị kể mỗi chiều chỉ riêng đồ nhậu cho anh em thi công chị đã bán chừng…30 cân lòng bò (?) chưa kể thức uống. Làm nhiều đấy nhưng rồi cũng bù qua sót lại, niềm an ủi với chị là con đường đẹp lên thì đường về quê của chị gần hơn. Tôi đùa: - Khi xong tuyến có chú công nhân nào xù nợ không? Chị tần ngầ: - Không phải xù mà các chú ấy hết tiền, không thể trả, chị về tận Đà Nẵng đòi, chẳng những không thu được tiền mà cám cảnh nhiều anh em nên cho thêm để anh em về nhà. Kể đến đấy chị khóc, không phải vì những đồng nợ không thu hồi mà bởi tôi biết những người công nhân làm đường ấy, hơn ba năm qua đã quá thân thiết với những quán nâng rừng xa thế này. Tình cảm nơi rừng sâu núi thẳm này hơn hẳn bao nhiêu chuyện kim tiền thế tục. Và cả chị, nhà cửa đề huề ở quê nhưng hai vợ chồng nhiều lần muốn trở về quê xưa mà không tài nào dứt áo ra đi nổi.

...Tôi không có ý định viết một thiên ký sự về sự hoành tráng của con đường xuyên Việt phía Tây, những người chị trên đường tôi gặp cũng rất tình cờ, nghĩa là không dừng ở đấy mà dừng một điểm nào đó bất kỳ rồi sự gặp những con người như thế. Và trong bóng dáng kỳ vỹ của con đường thế kỷ, cứ day dứt nếu quên đi mà không thể không nhắc đến họ, dù chỉ là tình cờ như Evlouchenko, một nhà thờ Nga đã viết:

“Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời

Mỗi số phận chứa một phần lịch sử…”

Vĩ thanh....

Một con đường trở thành huyền thoại bằng máu của hàng vạn người đã đổ ra, trở nên trứ danh bởi hàng triệu lấn đạn bám trút xuống suốt cuộc chiến tranh dằng dặc gần 20 năm. Và giờ đây nó mang các sứ mệnh của một con đường khai phóng tiềm năng kinh tế xã hội của Trường Sơn giàu có tài nguyên, cũng là con đường đền đáp ân tình với những người dân miền Tây đất nước đã chịu nhiều hy sinh cho sự nghiệp thống nhất. Thế giới có con đường nào mang một số phận bi tráng như thế này hay không tôi không rõ, nhưng trên chuyến xe xuyên Trường Sơn, thu vào tầm mắt mình rộng dài sông núi, gặp những con người đã đồng hành cùng đường Trường Sơn hôm qua, gặp những người trẻ đang khai mở tiếp con đường ấy hôm nay, khi nghe vang lên bên mình những khúc ca Trường Sơn năm xưa, tôi không còn mang cảm giác mình là du khách, mà là cậu học trò đang học lại những bài địa dư và sử ký, mỗi bờ suối, mỗi cây rừng, mỗi gương mặt người trên con đường ấy điều long lanh và tỏa sáng. Thứ ánh sáng khiến ta “ngộ” ra rất nhiều điều mà nếu không lên đường sẽ không bao giờ thấu cảm!

L.Đ.D

Lê Đức Dục
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 112 tháng 01/2004

Mới nhất

Đại hội Phân hội Nhiếp ảnh khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

2 Giờ trước

TCCV Online - Chiều ngày 18/5/2024, Phân hội Nhiếp ảnh, Hội VHNT Quảng Trị đã tổ chức Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và đông đảo hội viên Phân hội Nhiếp ảnh…

Thương lắm gánh đậu hũ của mẹ

17/05/2024 lúc 05:07

“Ai đậu hũ không? Ai đậu hũ không?”, những tiếng rao của mẹ văng vẳng vang lên từ đầu con hẻm nhỏ.

Vẹt ngực hồng

17/05/2024 lúc 05:04

Cái rét đã đi qua lâu rồi, nắng nóng đến sớm hơn mọi năm vậy mà hôm nay bà già mới chịu mang chăn ra phơi để thơm tho cất gọn trong góc tủ.

Bận lòng cơm cháy

17/05/2024 lúc 05:01

Ba bảo nhạt miệng, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, giá có miếng cơm cháy ở đây rồi chấm tí mắm ruốc thì hết sẩy. Bữa đi, mạ có đùm theo cho ba hũ ruốc nhưng gói không kỹ nên bị tịch thu. Hũ ruốc đó, ba đinh ninh sẽ giúp mình mặn miệng trong những ngày nếm thức ăn ở phố.

Nhớ một thời theo dấu chân Bác Hồ từng đi qua

15/05/2024 lúc 00:32

Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, một trong những vấn đề Bác Hồ kính

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground