Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đôi điều về cuốn hồi ký Đất quê hương

L

à một nhà hoạt động lão thành, trung trinh cách mạng, hiếu nghĩa trọn vẹn với dòng tộc, gia đình; với đồng bào, đồng chí với quê hương, đất nước. Từ cuộc đời vào trang sách và từ trang sách ra cuộc đời không ai khác ngoài một trái tim, một tấm lòng nặng nỗi tri ân. Nói nặng nỗi bởi trên từng trang cuốn Hồi ký Đất quê hương được ông viết ra rì rầm, thấm đẫm tình cảm ấy.

Xin ngược dòng thời gian một chút. Cách đây 6 năm, khi cho ra đời tập thơ Một thời để nhớ, ông định nghĩa, “thơ là người bạn đồng hành với tôi để hoàn thành tốt công việc”. Một quan niệm về thơ giản dị nhưng đủ đánh thức những mê lầm xem nhẹ tác dụng của thơ trong mối quan hệ với công việc. Và tôi đã dùng phép “ốc mượn hồn” để viết rằng: “ Dường như Lê Văn Hoan sinh ra không nhằm làm thi sĩ nhưng trên dặm dài cách mạng đi qua, cuộc sống đã tặng ông những bông hoa thơ không lộng lẫy sắc màu nhưng trầm sâu mùi hương hoa cỏ chắt chiu từ tình yêu quê hương xứ sở”.

Rồi ra cổ xe tam mã thời gian lao về phía trước không cưỡng được, những miên man trăn trở mang khát vọng thành thực dựng dậy thân phận đời người thủy chung, gắn bó với cách mạng, với nhân dân bằng sự tri ân sâu nặng trong ông đã đến lúc cần được giải bày. Đó là những gì chúng ta thấy được qua cuốn Hồi ký Đất quê hương vừa tái bản vào dịp ông tròn 80 xuân.

Đứng ở góc độ thể tài, “hồi ký mang đậm tính chủ quan, bù lại, đối tượng miêu tả được bồi đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả. Hồi ký khắt khe về sự thật, sự trung thực, công minh”. “Một cuốn hồi ký hay, bên cạnh sự hấp dẫn ở những sự kiện được nhiều người quan tâm, còn có sự hấp dẫn ở chính người được chứng kiến sự kiện đó, làm nên sự kiện đó” (dẫn nguồn Internet). Đóng góp của Đất quê hương còn hơn thế,  tác giả giúp chúng ta nhận ra nhiều bài học cuộc sống, bài học lịch sử quý báu từ thực tế cuộc chiến gian khổ, ác liệt trả giá bằng máu và nước mắt nhưng không hề nao núng, sờn lòng của đồng bào, đồng chí trước nanh vuốt kẻ thù tàn bạo.

Bài học lớn nhất là xây dựng trận địa Lòng dân. Lòng dân là lá chắn vững chắc, là sức mạnh vô song. Lòng dân là sự che chở an toàn nhất đối với người cán bộ hoạt động bí mật. Hơn 30 năm sống giữa lòng dân, ông thấm thía bài học máu xương đó. Phong trào cách mạng lúc thăng lúc trầm nhưng nhờ lòng dân một dạ thủy chung mà hạt mầm cách mạng đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết trái Tự do, độc lập ngày hôm nay.

Bài học thứ hai là Mẹ đất - “người mẹ hiền vĩ đại” (chữ dùng của ông). Những năm tháng ngày nằm hầm bí mật, đêm lặn lội kết nối cơ sở cách mạng và xây dựng phong trào, ông kể rằng: ”Trong thời gian hoạt động bí mật từ năm 1955 đến năm 1974 tại quê nhà, tôi đã ở bí mật 75 gia đình cơ sở. Mà ở đâu cũng phải tạo nơi ở bí mật, trong đó phải ở hầm bí mật mới an toàn/Tôi không thể tính và nhớ hết những hầm đã đào, đã ẩn nấp, mà chỉ nhớ về mùa đông chẳng khác nào hơi thở nồng nàn của mẹ ủ ấm cho con/ Và sự mát mẻ cũng từ đất toát ra ngày hè oi nồng đã làm dịu lại da thịt của mình sau một đêm đi hoạt động về” (trang 113). Qua tuổi lên lão, ông vẫn “mang nặng tâm tư về đất”, nghĩ về một mai hậu đất lại che chở, ủ ấm yêu thương phận mình. Ở đó, có mẹ thương con quặn thắt những mong con nên người với lời dặn nằm lòng vang mãi: “Nếu thấy có khó khăn thì xin cấp trên ra Bắc; chớ có chiêu hồi con nghe….”. Đủ thấy, sức mạnh truyền dẫn từ trái tim mẹ đã nâng bỗng bước chân của người chiến sĩ cách mạng Lê Văn Hoan.

Có thể nói, người và đất quê hương là niềm thao thức, tri ân suốt cuộc đời ông. Đọc những trang văn trong cuốn hồi ký, người đọc không khỏi bồi hồi xúc động, bởi ông “không kể lể công lao, những đóng góp đương nhiên không đến nỗi quá nhỏ bé của một cán bộ suốt đời lặn lội với phòng trào. Nó chủ yếu tôn vinh và tạ ơn sâu của đồng bào, liệt sĩ ân nhân đã cưu mang đùm bọc cán bộ, "cảm ơn bạn hữu, đồng đội đã gánh chịu hy sinh mất mát cho tôi được sống đến ngày hôm nay" (Phan Quang). Với ông, niềm tri ân vô hồi vô hạn ấy không dừng lại trong lời nói mà bằng hành động, dù lắm lúc điều ước quá tầm tay. Công lao nhân dân vô lượng, khó có thể báo đáp hết được nhưng thật lòng, sống như ông đáng để chúng tôi khâm phục.

Tổng kết biên niên sử cuộc đời hoạt động cách mạng, ông chỉ có mấy dòng khiêm tốn: “Sau khi đứng trong hàng ngũ của Đảng và qua quá trình dài 80 năm tuổi đời, 62 tuổi Đảng, tôi chưa làm điều gì không đúng với tư cách một Đảng viên của một Đảng lãnh đạo cách mạng. Thậm chí nhiều khi đứng trước thử thách sống và chết tôi cũng giữ vững lập trường không hề lùi bước trước mọi thách thức” (trang 52). Ngoài đời, quá khứ và hiện tại, mọi người nhận xét ông đúng như vậy.

Xin được mượn lời của một Việt kiều Hoa Kỳ từng ở bên kia chiến tuyến nhận xét về cuốn Hồi ký Đất quê hương, về tác giả Lê Văn Hoan và những người kháng chiến: “Tôi đã đọc một mạch trên máy bay, từ trang đầu đến trang cuối. Đọc đến đâu thì thương Anh đến đó! Nhất là trong chiến tranh, tôi và gia đình thuộc phía chính quyền Sài Gòn. Cái chính quyền mà sau này, nhờ qua Mỹ và được đọc nhiều sách báo, tài liệu để hiểu rõ hơn căn tính và lịch sử của nó thì tôi mới khâm phục …cuộc chiến hùng tráng…của nhà ái quốc vĩ đại Hồ Chí Minh và những người như Anh, như chị Đặng Thùy Trâm và hàng triệu người Việt Nam khác…

Thương cảm nhất là sự hy sinh vô bờ bến của những người kháng chiến. Xúc động nhất là lòng yêu quê hương, yêu đồng bào trước bạo lực kinh khủng của những kẻ xâm lược. Và khâm phục nhất là sự kiên trì trước mọi khó khăn và niềm tin không lay chuyển vào tương lai trong những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng…”**.

Thật khó nói gì nhiều hơn những lời nhận xét xác đáng và đầy trân trọng  ấy.

                                                                              V.V.L

 

 

 

 

________ 

* Lê Văn Hoan, Đất quê hương, Hồi ký, NXB Thuận Hóa tái bản lần 2, năm 2010.

** Tư liệu lấy từ cụ Lê Văn Hoan.

 

VÕ VĂN LUYẾN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 232 tháng 01/2014

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground