Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người Việt mới với dòng hội nhập

N

ước ta đã bước qua thềm hội nhập WTO, hiển nhiên công dân Việt Nam đã có cơ hội để tham gia vào sân khấu toàn cầu. Không còn nghi ngờ gì, đây là cơ hội vọt lên chiều cao về chất, mở ra chiều rộng về lượng, chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Và như vậy, một sân chơi văn hoá rộng- dài, có chuẩn mực văn minh và tiến bộ quốc tế cũng đã mở ra cho mọi người dân Việt. Các học giả vẫn nói: muốn làm việc gì tốt thì phải sửa soạn ý thức, hay như người Việt hiện đại nói cách đơn giản, “tư tưởng không thông đeo bi đông không nổi”, vậy chúng ta hãy thử bàn về con đường văn hoá hội nhập của mình.

Nước ta là thành viên thứ 150 tham gia WTO. Mỗi nước có một vị trí, một hoàn cảnh, một sắc thái văn hoá riêng khi bước vào WTO. Chẳng hạn, quốc tế lâu nay, từ ăn mặc, đến tiêu thụ, lớn như chiếc ô tô, nhỏ như cái điện thoại, thường lấy “tiêu chuẩn châu Âu” để áp dụng và theo đuổi. Ngay Trung Quốc là nước rất có bề dày văn hoá Á Đông truyền thống, vậy mà trong thương mại, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các nước giàu ở Âu- Mỹ, người ta càng rất quán triệt việc áp dụng tiêu chí “tiêu chuẩn châu Âu”.

Ta hãy tạm coi “tiêu chuẩn châu Âu” là một tâm điểm nào đó, về một phương diện nào đó, để tư duy thôi (còn có thể có nhiều cách nghĩ khác) thì trong vòng tròn hướng tâm đó, người Việt cũng có một hoàn cảnh và một vị trí hết sức riêng biệt. Văn hoá hội nhập, tất nhiên không phải bao gồm từ ăn mặc đến giao tiếp, cách bắt tay, cách chào hỏi, cách nói chuyện, cách trao đổi, cách đối thoại, cách ăn tiệc, cả từ việc nhỏ như cách lên xe, cách thắt khăn ăn… Đó là những ứng xử văn hoá “hiện tượng”- nghĩa là, tất cả những gì biểu hiện qua thân xác, có thể học biết phần lớn qua các động tác, việc này dù không quá dễ, nhưng chú mục chịu khó cầu thị, thì học được.

Giờ chúng ta hãy bàn đến một thứ văn hoá nằm đằng sau “hiện tượng”, đó là văn hoá tinh thần. Cái đặc điểm nổi trội nhất của văn hoá tinh thần trên trường sinh hoạt quốc tế là gì? Đó là, đỉnh cao các cuộc gặp gỡ hội thảo về khoa học, hội thảo về việc tháo gỡ vấn đề nhân sinh, kinh tế, học thuật, hay mô hình nào đó. Trong các kỳ hội thảo quốc tế người ta thường phát cho mỗi đại biểu một phiếu phát biểu ý kiến về vấn đề bàn thảo, đại biểu đó có thể không đứng lên phát biểu, nhưng qua ý kiến của đại biểu đó, hội nghị có thể tập hợp, đánh giá chung xu hướng của toàn thể. Nhưng đã qua rất nhiều hội nghị, các phiếu ý kiến của các nước Á châu thường đưa ra ý kiến: một là nước đôi, hai là chung chung, ba là toàn diện bao hàm. Qua đó, người ta chỉ đúc rút được: cái có ý kiến mà như chẳng có gì cả. Giống như nói mà như không nói. Tình trạng này, đặc biệt, được nhà văn đoạt giải Nobel người Nhật Bản Kenza buro De phản ánh trong một bài viết đăng trên tờ New Yorker 2/1995: “Với con mắt của người châu Âu thì chúng ta chỉ là NHỮNG NGƯỜI THỦ VAI IM LẶNG”

Tất nhiên người Việt cũng rất coi thường những người không có chính kiến, họ coi đó là những kẻ ù ù cạc cạc, “quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”, những kẻ “tát nước theo mưa”. Người Việt có nói: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết”, tức là, trí khôn ở nơi công đường- có công lý, có giá trị chung, khi đó nó mới được phơi bày hết, và khi đó những kẻ “ăn không nên đọi nói không lên lời” chỉ là hạng bất tài. Mà muốn ăn lên đọi, nói lên lời thì phải “Danh có chính thì ngôn mới thuận”. Danh chính là gì? Là việc làm chính đáng! Học vấn chính đáng (không phải bằng mua, bằng giả), là danh hiệu chính đáng (chuyên gia dự họp, chứ không phải thủ trưởng đi thay), chức năng chính đáng- đúng tên- đúng nghề- đúng việc! Đó là xưa kia, giờ đây khi Việt Nam đã tham gia hội nhập thì cái “cửa quan”- công đường chung đã mở rộng rất nhiều, như nhiều người đã ví: chúng ta phải ra đại dương để đánh bắt cá to, chứ không còn quẩn quanh sông lạch để bắt cá nhỏ nữa. Như vậy cách nghĩ cổ xưa “Ta về ta tắm áo ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” cần phải được nhìn theo cách khác, và cũng không còn mảnh sân nhà quen hơi bén tiếng, để chúng ta có thể yên tâm “Ở nhà nhất mẹ nhì con”, người Việt từ xưa cũng đã chỉ ra thử thách “Ra đường lắm kẻ còn giàu hơn ta”.

Muốn ra gió thì phải cứng cáp. Phải phát huy nội lực, phải tập thành những kiến thức và tác phong của người trưởng thành. Trưởng thành là gì? Người trung Quốc đã ví, muốn thành quân tử phải “nhất ngôn cửu đỉnh”- một lời nói nặng tựa chín đỉnh. Trái với lối nói chính kiến, là cách nói nước đôi, đó là sản phẩm của nhiều thế kỷ chúng ta sống trong quyền lực quân vương, đánh cờ với vua phải tìm cách hoà cho khéo, vì thắng cũng chết, mà thua không khéo thì mắc tội khi quân- dám coi nhờn nhà vua. Quần thần thấy vua hỏi cái gì cả trong lúc quốc sự nguy nan đều lẩn trốn trách nhiệm: “Bệ hạ sáng suốt, thần ngu muội không dám có ý kiến gì”, hoặc nếu có ý kiến thì tìm cách nói nước đôi.

Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng, tụt hậu nhiều so với văn minh tiến bộ bởi nguyên nhân chính là tư duy nước đôi. Tại sao? Khi tư duy nước đôi, tức là tuy duy mô bộc, người ta sợ trách nhiệm về việc có chính kiến, nên đành nói nước đôi, để cửa nào đi cũng lọt. Tư duy nước đôi chỉ có thể bảo toàn mình, nhưng không thể làm cho mình trở thành người xuất chúng, hãy thử so sánh, một chiếc máy bay dù hiện đại mấy cũng không thể cùng lúc rẽ về hai hướng. Khi thiếu tư duy chính kiến tức là người ta từ chối trách nhiệm của mình về mọi vấn đề, trong khoa học, nghệ thuật, cũng như quản lý. Bởi thế sẽ gây ra nạn ách tắc, làng nhàng, dẫm chân tại chỗ.

Bước vào WTO, có hai điều chính nổi lên mà các nhà lãnh đạo nước nhà đã cho biết: một là chúng ta tham dự vào công lý quốc tế, hai là tính minh bạch rõ ràng phải được thể hiện. Hai điều chính yếu đó cũng chính là văn hoá hội nhập: chính kiến thể hiện trách nhiệm trên con đường tiến bộ của lý trí.

           N.H.Đ

 

Nguyễn Hoàng Đức
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 162 tháng 03/2008

Mới nhất

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Quảng Trị năm 2024

11/04/2024 lúc 00:52

TCCV Online - Sáng nay 10/4, tại Thư viện tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground