Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quảng Trị góp một nhịp điệu tươi mới trong Bản hòa âm đất nước

Rằm tháng Giêng - Nguyên tiêu Giáp Thìn (2024), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường Trung học phổ thông Đông Hà tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII với chủ đề Bản hòa âm đất nước (theo văn bản số 99/HNV ngày  09/11/2023 của Hội Nhà văn Việt Nam về việc tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII).

Ngày thơ Việt Nam năm 2024 tổ chức tại trường THPT Đông Hà - Ảnh: Lê Phước Thành

Ngày thơ Việt Nam năm 2024 tổ chức tại trường THPT Đông Hà - Ảnh: Lê Phước Thành

Ngày thơ năm nay được tổ chức tại ngôi trường Trung học Phổ thông Đông Hà có bề dày hơn 50 năm với ắp đầy sự kiện và thành tựu đáng ghi nhận. Đây là hoạt động có ý nghĩa của các văn nghệ sĩ tỉnh nhà và đội ngũ thầy cô giáo, học sinh Trung học phổ thông Đông Hà, góp một hương sắc riêng trong không gian đa sắc của mùa xuân dân tộc, góp một nhịp điệu tươi mới trong bản hòa âm của đất nước tràn đầy niềm tin yêu và hy vọng. 

Năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả nước nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đối với quê hương Quảng Trị, năm 2024 là năm “tăng tốc” phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu lớn về phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm, lễ hội có ý nghĩa, trong đó nổi bật là kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954 - 2024), 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị 1/7 (1989 - 2024) và chào đón một trong những sự kiện được mong chờ nhất: khai mạc Lễ hội “Vì hòa bình” lần thứ nhất.

Nằm nơi eo thắt miền Trung, Quảng Trị “gánh” cả hai đầu đất nước; nơi mà hai mươi mấy năm ròng, mỗi chiến công trong sáng một tấm gương, Bắc Nam cùng soi chung nét mặt, mỗi chiến công là một bước lên đường, ta đến ôm nhau mừng ngày thống nhất ngay tại vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương ngang mình Quảng Trị.

Trong suốt cuộc trường chinh đánh giặc giữ nước và xây dựng lại cơ đồ, vững vàng trên con đường đổi mới, vào những thời khắc cam go nhất hay những phút giây hạnh phúc dâng trào, bao giờ cũng vang lên khẩu hiệu hành động đầy kiêu hãnh và ấm áp: “Cả nước vì Quảng Trị, Quảng Trị vì cả nước”. Và như một lẽ đương nhiên, trong bản hòa âm đất nước hôm nay, Quảng Trị đã đóng góp xứng đáng một giai điệu riêng có bằng thơ ca thông qua sự trải nghiệm dày dặn và cảm xúc thăng hoa mang phẩm tính con người nơi non Mai sông Hãn, giai điệu ngân lên từ một vùng đất mang gương mặt hòa bình.

Có thể thấy, thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc và sự thăng hoa của cảm xúc trước hiện thực sống động gắn với vận mệnh của đất nước và thân phận, khát vọng vươn tới cái đẹp của con người. Hành trình sáng tạo thơ ca cũng là hành trình bám rễ vào cuộc sống, nhân lên những giá trị nhân văn tươi mới, truyền được cảm xúc, lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội.

Đất nước, quê hương ta vẫn còn nhiều gian lao trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, bảo vệ bờ cõi non sông vững chắc là nhiệm vụ thiêng liêng mà toàn Đảng, toàn dân luôn phải dồn tâm sức, nguồn lực để hoàn thành thắng lợi. Và mùa xuân đất nước luôn là mùa khởi động một năm nỗ lực vươn lên, khơi dậy nội năng từ lòng đất, lòng biển, lòng người với tất cả niềm hy vọng tốt đẹp hướng về tương lai phía trước. Thơ ca đã, đang và sẽ đồng hành kiêu hãnh với những điều tốt đẹp đó.

Tính theo dòng chảy của lịch sử, vào ngày 25/8/2024, tròn 70 năm Ngày Truyền thống Vĩnh Linh và ngày 16/6/2025 tròn 70 năm thành lập Đặc khu Vĩnh Linh. Đây là sự kiện trọng đại không chỉ của Vĩnh Linh mà còn là của chung Quảng Trị và có thể nói là sự kiện đáng nhớ của đất nước ta. Bởi vì nơi đây từng là nỗi đau chia cắt hơn 20 năm dằng dặc, cũng là biểu tượng khát vọng hoà bình, thống nhất non sông. Sáng tác văn học nghệ thuật về chủ đề mảnh đất và con người Vĩnh Linh, về vĩ tuyến toạ độ lửa luôn đặt ra thách thức rất lớn đối với văn nghệ sĩ nói chung, nhà thơ nói riêng. Bởi vì, đất và người một thời vùng tuyến lửa này đã trở thành biểu tượng cao đẹp về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, mang trong mình khát vọng thống nhất non sông của cả dân tộc và đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca suốt nhiều thập kỷ qua.

Nhà thơ Ngô Minh viết: Đến Vĩnh Linh vốc lên từng nắm đất / Hiểu thêm nhiều sự thật lạ lùng hơn. Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, Vĩnh Linh hứng chịu đủ loại đạn bom. Đất Vĩnh Linh ngày ấy cái chết là lẽ thường tình, sự sống mới là điều kỳ diệu. Suốt mấy chục năm ròng, có biết bao biến cố, hàng ngàn câu chuyện bi tráng và hào hùng đã in vào từng thớ đất và trong trí nhớ của bao người, những câu chuyện có thật mà như huyền thoại trên vùng đất Vĩnh Linh. Như một tất yếu, âm hưởng hùng ca trở thành âm hưởng chủ đạo trong những vần thơ viết về Vĩnh Linh. Điều này không có gì lạ, bởi một Vĩnh Linh đã tự mình làm nên truyền thống lịch sử, làm nên tiếng vang năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng như lời thơ Bác Hồ khen tặng.

Thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, Vĩnh Linh vươn lên mạnh mẽ, phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống 25/8/2024.

Hãy nghe nhà thơ Dung Huyền cảm nhận:

Cả Vĩnh Linh vang bài ca dựng xây

Đất anh hùng của thời đổi mới

Dâng cho đời ngọt lành hoa trái

Xây “lũy hoa” lộng lẫy, huy hoàng

                              (Bài ca lũy thép, lũy hoa)

Đồng thời với việc tổ chức trọng thể Ngày Truyền thống ٧٠ năm Vĩnh Linh, chúng ta tổ chức khai mạc lễ hội “Vì hoà bình” lần thứ nhất tại Quảng Trị mà Hiền Lương - Bến Hải, lại là nơi mở đầu chuổi hoạt động lễ hội mang đậm chất nhân văn và nhân loại đặc biệt này. Vui cùng niềm vui của quê hương, đất nước, nhà thơ Võ Văn Hoa dâng trào cảm xúc, hào sảng trong từng tiếng mời gọi:

Đô thị lớn sẽ xuyên tầm thế kỷ

Khu công nghiệp đa ngành

Sẽ có một ngày em sánh bước bên anh

Nơi tuyến hành lang mới mở...

                          (Sẽ có một ngày)

Có người nói, những người làm thơ như những rễ cây bám vào lòng đất. Họ lại như những vựa đất, bền bỉ, hiền lành, thô mộc chưng cất lên được những cảm xúc chân thật từ đất, từ nước. Từ vùng đất lúa, nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng cảm nhận sự thay đổi trên đồng ruộng quê mình một cách trìu mến:

Bây giờ mương máng nối liền

Đất thôi úng mặn, lúa lên mượt dày

Đồng sâu xưa ở nơi này

Bây giờ một biển lúa đầy dâng lên

                           (Hạt lúa quê mình)

Nơi miền Tây Quảng Trị, nhà thơ Hoài Quang Phương chia sẻ về những cảm xúc khi một vùng chiến địa năm xưa nay đang trở thành “miền đất quả vàng” đầy tiềm năng:

Thấm mát đất cằn khô, nối mùa hoa trái

Thấm từng giọt, tí tách, bình yên

Thấm xuống mảnh đời riêng dãi dầu mưa nắng

Cành xanh lên, đeo chuỗi hạt ngọc mềm…

                           (Chuỗi hạt mềm)

Không thể kể hết ra đây những nốt trầm dấu lặng trong bản hòa tấu nhiều bè trải dài suốt sự nghiệp sáng tác sâu dày của văn nghệ sĩ Quảng Trị tận hiến cho quê hương qua những bài thơ đi cùng năm tháng, cả trong kháng chiến giành độc lập, tự do cũng như trong công cuộc đổi mới, phát triển hôm nay. Đó là sự tụ kết và ý nghĩa bật ra từ năng lực kiến tạo chữ nghĩa của người nghệ sĩ, từ cảm xúc thăng hoa với đối tượng thẩm mỹ đem lại.

Điều ghi nhận nhất vẫn là, từ những nốt trầm dấu lặng ấy, từ bản hòa tấu nhiều bè ấy mang đậm cốt cách đất và người Quảng Trị đã đóng góp vào bản giao hưởng thiêng liêng mang tên đất nước, một giai điệu đẹp, giai điệu sâu lắng, tự hào trong mùa xuân mới - Bản hoà âm đất nước!

Và Quảng Trị hôm nay như nhạc sĩ Võ Thế Hùng viết trong ca khúc Khát vọng Quảng Trị:

Vượt sóng biển đông

 Mở đường xuyên Á

 Quảng Trị đi lên cùng đất nước xây tương lai đẹp giàu...

Chúng ta có niềm tin nội tâm sâu sắc rằng: Năm Rồng đến, Quảng Trị sẽ mang tinh thần rồng bay, bay lên cùng đất nước!

Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 354
NGUYỄN VĂN DÙNG

Mới nhất

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Quãng vắng quạnh quẽ

1 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground