Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tết năm Nhâm Thìn trong thơ Minh Mệnh và hình tượng rồng của người Việt xưa

Tết đến xuân về cùng với tục khai bút (lấy bút ra viết một bài văn, một bài thơ, giải một bài toán, hoặc viết cặp câu đối) đầu năm, người Việt xưa còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Xưa vì viết bằng bút lông nên việc khai bút là rất quan trọng, phải mài mực, áo dài khăn xếp đốt hương trầm làm một bài thơ, một câu đối, một bài văn. Các bậc vua chúa xưa cứ đến ngày đầu năm mới sẽ tự mình khai bút, họ thường làm những bài thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm với tiêu đề như Nguyên đán thí bút, Nhâm Thìn Nguyên đán...

Năm Nhâm Thìn đời vua Minh Mệnh (1832), nhà vua cho in tập thơ ngự chế thứ hai và ban tặng cho các nơi. Sách Đại Nam thực lục cho biết: Tập thơ ngự chế thứ hai đã khắc in xong (từ mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 12 1831 đến mùa đông năm thứ 13 1832, thơ cổ thể và kim thể, gồm 10 quyển, cộng 613 bài, 2 quyển mục lục). Thưởng 100 lạng bạc cho những người chuyên biện và hội biện cùng với thợ làm. Sau đó, sai in ra, cấp cho: các hoàng tử, các tước công, các đường quan ở bộ, ở viện, ở Nội các, các quan Quốc tử giám trong Kinh, các quan tỉnh và các quan học chính ở các trực Tả trực kỳ và Hữu trực kỳ và các tỉnh ở ngoài, mỗi người 1 bộ.

Vua dụ Nội các: “Hai tập thơ Ngự chế: Sơ tập và Nhị tập, đã chuẩn y lời xin của văn thần, cho khắc in rồi. Lần lượt đã giáng chỉ thưởng cấp cho các quan trong Kinh và ngoài các tỉnh. Nhân nghĩ về thơ văn, ta không đua tài với văn sĩ, nhưng theo ý muốn của mọi người nên cho khắc in, cũng có thể làm ơn mà cho lưu hành trong đám nho sĩ. Vậy, xuống dụ quan dân trong ngoài ai muốn in riêng cho mình, thì chuẩn cho mang đủ giấy mực đến Quốc sử quán, nơi chứa ván in mà in, để rộng truyền bá.

Nguyên văn bài thơ:

壬辰元旦視朝有作 Nhâm Thìn nguyên đán thị triều hữu tác

(Làm thơ khi lên triều ngày đầu năm năm Nhâm Thìn)

首祚迎繁

履端沐昊

(元旦御殿受賀即降旨宴賚有差是日天氣晴和中外欣歡誠為開韶吉事)

重壬安萬

歲壬辰正月壬寅按史記律書有云壬之為言任也言陽氣任養萬物于下也.

閏戌富三

(本年閏九月說文云五行上生於戊盛於戌從戊含一也).

沛澤新春

視朝古禮

歲時仍復

宵旰又從

闔境祈塵

大河懇順

業兢欽付

顒帝錫祥

Phiên âm:

Thủ tộ nghênh phồn chỉ,

Lí đoan mộc hạo hưu.

(nguyên đán ngự điện thụ hạ tức giáng chỉ yến lãi hữu sai thị nhật thiên khí tình hoà trung ngoại hân hoan thành vi khai thiều cát sự).

Trọng Nhâm an vạn vật,

Kim tuế Nhâm Thìn chính nguyệt Nhâm Dần án Sử Kí Luật Thư hữu vân: nhâm chi vi ngôn nhậm dã ngôn dương khí nhậm dưỡng vạn vật vu hạ dã.

Nhuận tuất phú tam thu.

(Bản niên nhuận cửu nguyệt thuyết văn vân ngũ hành thượng sinh ư mậu thạnh ư tuất tòng mậu hàm nhất dã).

Bái trạch tân xuân hiệp,

Thị triều cổ lễ tu.

Tuế thì nhưng phục thỉ,

Tiêu càn hựu tòng đầu.

Hạp cảnh kì trần tĩnh,

Đại hà khẩn thuận lưu.

Nghiệp cạnh khâm phó ti,

Ngung đế tích tường chu.

Tạm dịch

Đầu năm đón nhiều phúc,

Muôn vật khởi đầu tắm gội trời xanh.

Ngày đầu năm ngự trên điện nhận lời chúc tức thì giáng chỉ ban yến cho các quan, ngày này khí trời tạnh ráo ôn hòa, trong ngoài đều hân hoan, thành thực như là mở vận gặp việc tốt.

Lại gặp Nhâm vạn vật yên ổn,

Nhâm Thìn năm nay tháng giêng là Nhâm Dần căn cứ theo thiên Luật sách Sử Ký có nói: Nhâm là nói đến nhiệm vậy, nói khí dương nhận nuôi vạn vật ở dưới bầu trời.

Nhuận tháng Tuất giàu cả ba thu

Tháng 9 năm nay nhuận, Thuyết Văn nói Ngũ hành sinh ở Mậu, thịnh vượng ở Tuất, theo Mậu hợp thành một.

Ân trạch hòa hợp năm mới,

Lâm triều theo lễ xưa.

Bốn mùa lại trở lại từ đầu,

Việc chính sự cũng bắt đầu.

Cầu cho khắp nơi bụi trần tĩnh lặng,

Cầu cho sông lớn nước thuận dòng.

Sự nghiệp giáo phó cho kẻ hèn,

Ngưỡng vọng vua ban điềm lành cả năm.

Về mô típ trang trí rồng

Theo cách trang trí biểu tượng của người An Nam xưa (Việt Nam ngày nay) thì có bốn con vật có năng lực siêu nhiên, gọi là tứ linh, chiếm vị trí hàng đầu. Đó là con rồng, con nghê, con chim phượng hoàng, và con rùa. Công dụng của chúng mang một ý nghĩa tôn giáo là do sự biểu thị của chúng, các con vật này mang lại nhiều ý nghĩa phẩm chất mà chúng có hoặc chúng tượng trưng cho một ý nghĩa nào đó.

Cũng mang những ý nghĩa tương tự như vậy, nhưng ở một cấp độ ít hơn có nhiều con vật khác đã tạo ra một nền mỹ thuật An Nam như con hạc, con sư tử, con dơi, con cá. Tất cả đều nói lên một lời cầu chúc mang ít nhiều đặc tính tôn giáo. Cũng vậy con hổ mang tính chất này theo một cách đáng lưu ý hơn, vì hình ảnh con hổ đôi khi là đối tượng của một sự thờ tự riêng, bởi vì có việc thắp hương cúng ông hổ, và người ta dùng hình ảnh con hổ như là một thứ bùa yểm đầy tính thiêng hóa để vô hiệu hóa hoặc đuổi xa những ảnh hưởng xấu của loại tà ma quỷ quái.

Một trong số những hình tượng tiêu biểu cho cách trang trí của người An Nam xưa đó là hình ảnh con rồng. Rồng, tiếng Hán - Việt nghĩa là long, tiếng Việt gọi là rồng, là một con vật thường được dùng đến nhất trong mỹ thuật của người An Nam. Trong các cung điện là nơi cư trú riêng của con rồng, bởi vì nó tượng trưng cho hoàng đế, nhưng người ta cũng thấy rồng xuất hiện trong các đền chùa và các nhà từ đường, trên lườn nóc vách mái, trên các vách trái nhà, trên các đà chạm của bộ sườn nhà, trên các đồ gỗ và trên vải lụa, trên các biểu mẫu chén bát ăn cho đến các cây cảnh nhỏ mà người ta uốn nắn cho nó lớn lên theo dạng con rồng.

Nói một cách chính xác hơn là, con rồng không phải được người An Nam tôn thờ, nhưng họ thấy ảnh hưởng siêu nhiên khắp nơi của con rồng như là vị vua dưới nước và vị chúa tể trái đất; hạnh phúc của người sống và sự yên ổn của người chết đều phụ thuộc vào con rồng.

Theo truyền thống của người Trung Hoa, con rồng có những nét đặc trưng là: nó có những cái sừng của con nai, một cái đầu của con lạc đà, những con mắt của quỷ sứ, cái cổ rắn, cái bụng cá sấu, những lớp vảy cá, những móng nhọn của chim đại bàng, những lỗ tai bò, nhưng ở nơi con rồng thì chính những cái sừng là trung tâm của thính giác.

Hình ảnh con rồng được biểu trưng cho người chồng, vị hôn phu, nói một cách chung nhất là biểu tượng cho người đàn ông. Người phụ nữ thì được biểu trưng bằng con chim phượng hoàng. Trong thơ văn dân gian thường ẩn dụ để nói đến hình ảnh này, và khi người ta thấy một bức thêu mà có con rồng phối hợp với chim phượng hoàng, thì đó là điều mà người ta muốn nói đến một cuộc hôn nhân.

Trên các lườn nóc nhà, con rồng được trình bày hai lần đối xứng nhau. Chính giữa lườn nóc nhà người ta đặt hình ảnh một quả cầu lửa, hai con rồng quay đầu về hướng quả cầu đó.  Toàn bộ quả cầu và hai con rồng được chỉ rõ bởi thành ngữ lưỡng long triều nguyệt, nghĩa là hai con rồng kính cẩn chầu mặt trăng.

Một mô típ cũng gần với mô típ trên là lưỡng long tranh châu, nghĩa là hai con rồng tranh nhau một hạt ngọc quý, ở đây cũng vậy, rất thường phải thấy có sự lẫn lộn giữa hai đề tài này, hoặc ẩn trong quan niệm của các nghệ nhân. Trong trường hợp lưỡng long tranh châu, thì những con rồng được cho là hơn thua để tranh một hạt ngọc, hạt ngọc này là một quả cầu không có ngọn lửa.

Trong tất cả các trường hợp trên, ít nhất là khi những trường hợp cho phép làm điều này, con rồng được bao bọc trong những đám mây, chữ Hán gọi là vân, mây kéo thành từng dải cuộn lại từng cuộn trông rất đẹp. Trong trần lăng vua Khải Định ta thấy có bức tranh cửu long ẩn vân, chín con rồng nằm ẩn trong mây là một bức tranh nổi tiếng.

Ngoài những mô típ trang trí con rồng riêng thì còn có sự pha trộn giữa con rồng và các con khác như với con cá gọi là cảnh ngư long hý thủy, cá và rồng đùa vui trong nước… tất cả tạo nên những bức tranh về rồng sinh động lạ thường.

Dù cho rồng được trang trí ở trong các lăng tẩm cung điện, hay các đình chùa đền miếu, thì những tưởng tượng sinh động của các nghệ nhân về con rồng vẫn là hình ảnh thiêng hóa. Một thông điệp mà các nghệ nhân muốn gửi gắm vào hình tượng rồng như là sự tôn kính về một vị hoàng đế, một biểu tượng lớn lao mà ai cũng mong được hướng tới.

N.H.K

NGUYỄN HUY KHUYẾN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 352

Mới nhất

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Quãng vắng quạnh quẽ

1 Giờ trước

Thêm áo quần đủ ấm, vợ lặng lẽ theo chồng ra chòi. Anh rắn rỏi, phong phanh, lảo đảo bước xuống chiếc xuồng. Đêm gần bờ sông trang gió, lạnh ùa tới quất từng cơn. Cái lạnh của miền Trung cứ ươn ướt, não nề.

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tâm sự với anh; Hồn nhiên lính trẻ

23/12/2024 lúc 16:53

Tâm sự với anhGửi tặng vợ các liệt sĩ hy sinh ở Rào Trăng và Đoàn KTQP 337Con bây giờ đã khôn

Mùa xuân và người lính đảo; Bên hàng mộ vô danh

23/12/2024 lúc 16:51

Mùa xuân và người lính đảo Mùa xuân này ta lại phải xa nhauHai nửa nhớ thương chia đôi nhiệm vụAnh vẫn biết nhiều đêm không

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/12

25° - 27°

Mưa

29/12

24° - 26°

Mưa

30/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground