Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 09/05/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tính cách thơ trong tập "Ngày không ngờ" của Nguyễn Bình An

T

rong đời sống, sớm chưa hẳn là vội vàng, muộn chưa hẳn là chín chắn. Địa hạt thơ, ranh giới giữa sớm và muộn, vội vàng và chín chắn càng khó phân định rạch ròi. Khi đã bước hẳn vào tuổi “tri thiên mệnh”, Nguyễn Bình An mới vững dạ xuất bản tập thơ đầu tiên, tập thơ “Ngày không ngờ”. Cuộc đời vốn vậy, dẫu can trường và từng trải đến đâu vẫn có những phút giây ngỡ ngàng trước mọi biến cố của tâm trạng, vẫn băn khoăn trước lối vẽ về hai miền nông- sâu cõi tạm. Để cảm nhận chân xác ý tưởng nhân văn trong tập “Ngày không ngờ” của Nguyễn Bình An quả thật khó. Hình như anh đã mang tất cả những trúc trắc, gập ghềnh của đời vào thơ chăng?! Hầu hết những bài thơ được in trong tập “Ngày không ngờ” đều không được viết êm xuôi kiểu vần vè đơn thuần, không trau chuốt bóng bẩy kiểu diễn giải cảm xúc mà khúc chiết và cô động đến mức người đọc có cảm giác đó là những câu triết lý. Thơ Nguyễn Bình An ngắn, mỗi câu thơ là một ý tưởng, mỗi bài thơ là một quan điểm sống: “Tôi tìm được trên cao, lối mòn chim bay, tìm được dưới sâu, lối mòn cá lội. Nhưng chẳng bao giờ tìm được, lối mòn hiển hiện phản trắc” (Lối mòn)

Không thể và có thể, thật và giả, sáng và tối trong thơ Nguyễn Bình An không được định hình bằng những ý nghĩa vật chất đơn thuần, tất cả được anh đặt vào trong hệ quy chiếu của trực cảm lý tính bản thể để tự tin nêu ra một lập trường, một nhận thức của cá nhân anh. Tư duy và tư tưởng, nội dung và hình thức được đồng nhất đã tạo cho thơ Nguyễn Bình An một tính cách riêng. Nhưng không vì thế mà lạc lỏng, thơ anh vẫn đảm bảo được sự giản dị trong cấu tứ, cô đọng và súc tích trong ý tưởng và anh vẫn chứng tỏ là người nhạy cảm trước mọi tiểu tiết cuộc sống: “Người ta vô tình nghe, em cứ hát thật lòng. Tiếng cụng ly nát nhàu tiết tấu…Câu kết đến rồi, khúc ca lượn cong, trước dấu lặng…em lặng đi mấy nhịp, dấu lặng  nghẹn ngào tiếng nấc, rơi vô tình qua mỗi cuộc vui” (Hát trong tiệc vui)

Có thể nhận thấy rằng trong quá trình chắt chiu con chữ để thành thơ, Nguyễn Bình An đã thoát ly được nhạc điệu và ngôn ngữ thơ ca truyền thống, kết hợp khôn khéo cái phóng khoáng tung hoành của thể thơ tự do hiện đại với cái nhuần nhị nhịp nhàng cổ điển để tạo cho thơ mình một giai điệu khó lẫn. Điều này chính tác giả đã vô tình đặt độc giả vào vị trí của những chiêm nghiệm quá khứ và phán quyết hiện tại trong những “câu chuyện thơ” anh viết ra. Mỗi nhà thơ đều có năng lực quan sát, năng lực tưởng tượng. Ở Nguyễn Bình An năng lực này của anh luôn luôn gắn chặt với hiện thực cuộc sống nên thơ anh tránh được tình trạng mộng mị xa vời do hình ảnh thơ cầu kỳ mà gần gủi hơn, đời hơn. Thơ Nguyễn Bình An khó đọc khó cảm nhận trong lần đầu tiên tiếp cận nhưng lại lắng sâu và bền bỉ nếu đã có dịp thưởng thức nhiều lần, bởi thơ được anh trình bày theo tiến trình của ý tưởng. Hình thức này đòi hỏi người đọc cảm nhận trên cơ sở kết hợp giữa suy tưởng, ngẫm nghĩ ý thơ với thẩm định câu chữ vần điệu thơ. Tuy nhiên vẫn có những bài thơ Nguyễn Bình An viết rất mềm mại trên mọi phương diện: “Sao không về sớm hỡi người, hội làng mới vãn, nét cười con nguyên, một lần để lỡ nhân duyên, lánh xa câu hát dấu thuyền buông neo..” hay: “Cỏ may, ới hoa cỏ may, gỡ hoa mắc nợ những ngày xa xưa, thương nắng sớm nhớ chiều mưa, chờ em bạc trắng mấy mùa cỏ đau…” (Gửi người về phố).

Bên cạnh những trải nghiệm sâu sắc và cá tính của một người đàn ông đã qua tuổi 50, chúng ta vẫn gặp trong tập thơ “Ngày không ngờ” một Nguyễn Bình An khác tự xe mình “bông lông”, “nông nổi”, “dại khờ” đôi khi còn tỏ ra mình là người nhẹ dạ… Dĩ nhiên thế, bởi trong tình yêu có lẽ trái tim không nên tỉnh táo quá, khôn ngoan quá: “Từ cái nhìn đầu tiên, ánh mắt ta thấm vào nhau, nhức nhối trên từng tế bào non trẻ, không dối lòng, tôi yêu… (Ánh mắt cuối cùng)

Có thể kể rất nhiều những bài thơ tình của Nguyễn Bình An, trong đó dưới nhãn quan của nhà thơ tình yêu mang gương mặt cuộc sống, mối quan hệ trong tình yêu thực chất là mối quan hệ con người với con người trong xã hội: “Biết có vay, có trả, vẫn van em, mai kia đừng tính lãi, như giá biểu thị trường…” (Nợ đời), “Có một ngày, em chia hạnh phúc, điềm nhiên chia bánh ngày nào. Bánh ngọt qua thời nông nổi, hạnh phúc chia mãi không đều…(Ngày không ngờ), Tôi, em, dạt về hai phía ngày, tôi gặp chút tôi, trong tháng ngày đã chết, và em hối hả tìm, ở phía hư vô, lung linh ánh sáng…” (Ngày không, tháng không).

Và chúng ta còn gặp trong tập thơ “Ngày không ngờ” của Nguyễn Bình An một nỗi nhớ rưng rưng bóng mẹ, bóng quê: “Một ngày gốc tre không còn nữa, bóng mẹ già phiêu bạt chốn hư vô, hoài niệm, tôi tìm mùi xưa cũ, phố phường không còn trấu còn rơm, tôi hun tôi bằng khói thuốc…” (Hoài niệm)

Nguyễn Bình An đến với thơ từ ngày còn là một chàng lính trẻ, thơ bắt đầu trong anh như là một sự bột phát tình cảm, một sự giải bày và gửi gắm suy tư. Bây giờ với anh thơ vẫn là một đối tác tâm sự chung thuỷ, thơ đã được định hình trong tư duy của anh như một bản thể có sự sống và cái chết, có nỗi đau và hạnh phúc, có hy vọng và tuyệt vọng, có cao quý và đớn hèn: “Số kiếp đoạ đày, vác mang nhiều thân phận, thi sứ oằn lưng đợi, để được hoá thân…” (Gửi thi sứ). Tất nhiên trong hai mặt đối lập của một tâm thế ấy, thơ là gì còn phải đợi một lối hành xử: “Ta biết, và nói hộ Nàng, với những người thèm muốn, đừng biến gái gọi thành Nàng thơ, và, đừng biến Nàng thơ thành gái gọi”…(Gửi Nàng thơ). Và như thế, chắc chắn ta sẽ đọc được ý tưởng, thái độ của Nguyễn Bình An từ đây, tập thơ “Ngày không ngờ”.

T.T.H

Trương Thu Hiền
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 160 tháng 01/2008

Mới nhất

Đừng cho tôi tất cả; Gom

02/05/2025 lúc 06:20

Đừng cho tôi tất cả                                             Đừng cho tôi tất cảTôi sẽ không tồn

Đường xưa; Tháng năm

02/05/2025 lúc 06:16

Đường xưaNgày xưa ùa về trong tiếng mưa đêmLang thang trên con đường một

Quê hương; Thưa ba

02/05/2025 lúc 06:04

Quê hương Tôi yêu nhánh lúa bờ treMẹ tôi cắp rổ ra khe xuống

Cơm chiều

02/05/2025 lúc 06:02

Em thường hỏi chiến tranh đã xaMà anh cứ kể hoài chuyện cũNắng vàng, hốc

Người về Diên Sanh

02/05/2025 lúc 05:55

Hải Lăng xanh thắm tình quêNăm mươi năm lại tìm về Diên SanhHồ Khe Chè nước

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

10/05

25° - 27°

Mưa

11/05

24° - 26°

Mưa

12/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground