Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Con người, năm tháng và những hoài niệm

 

D

ễ thường có đến mười lăm năm tôi mới trở lại nước Nga, kể từ năm 1991 sau khi hoàn thành khóa thực tập sinh cao cấp tại trường Đại học quốc gia Matxcơva. Chuyến đi tháng sáu năm 2006 vừa qua là theo lời mời của Viện văn học thế giới mang tên Gorki (thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga) và Viện hàn lâm nghệ thuật Phương Đông, nhằm thực hiện công trình hợp tác khoa học- văn hóa giữa hai nước mà chúng tôi là thành viên.

Sau mười giờ bay liên tục, chiếc máy bay Boing 777 của Hãng hàng không Việt Nam đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Đêmôđêđôvô. n tượng đầu tiên là tâm trạng không lấy gì làm dễ chịu khi qua cửa khẩu Hải quan Matxcơva: cách làm việc chậm chạm, nhiêu khê, gây phiền hà. Cũng có cái lý của phía bạn, nhưng chủ yếu là do lỗi của một số bộ phận hành khách Việt Nam: Hộ chiếu hết hạn, giấy tờ không hợp lệ, thủ đoạn đi ngang về tắt v..v.. Nhưng rồi đối với chúng tôi, đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt- Nga, mọi bực dọc nhanh chóng lùi lại, nhất là phút gặp gỡ đoàn đại biểu Quỹ Hoà Bình Matxcơva do bà Xlasôva Lilia Pavlôpna Chủ tịch, dẫn đầu đón chúng tôi tại sân bay. Bấy giờ nhiệt độ ngoài trời là 140C, se lạnh, dễ chịu, những tia nắng đầu tiên chiếu dọi hắt ánh sáng lên những khóm bạch dương xanh rờn quanh sân bay. Mười lăm năm vật đổi sao dời v..v.. nhưng lòng người thì vẫn nguyên vẹn tình hữu nghị truyền thống Việt- Nga. Những nụ cười, những cái bắt tay, những câu thăm hỏi sức khoẻ, công việc, cuộc hành trình của các thành viên hai phía thật chân thành và cảm động như anh em lâu ngày tái ngộ. Người đóng vai trò nổi bật trong suốt chuyến đi với đoàn ở Matxcơva và Xanh-Petecbua là Lê Minh Dần, bí thư thứ nhất  Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, một nhà ngoại giao năng động, nhiệt tình, thông thạo tiếng Nga, lái xe giỏi, dí dỏm với nhiều câu chuyện tiếu lâm. Buổi gặp gỡ với bạn đầu tiên diễn ra tại Học viện kinh tế và pháp luật Matxcơva- một thành viên của Hội hữu nghị Nga- Việt. Tại buổi gặp mặt còn có nhiều nhà khoa học, nhà văn Nga nổi tiếng, những viên tướng, những chuyên gia đã từng sang giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống xâm lược. Theo lời giới thiệu của GS.TSKH V.P.Buianốp, giám đốc Học viện kinh tế và pháp luật là một tổ chức khoa học- giáo giục phi chính phủ được thành lập năm 1993 để đào tạo kỹ sư kinh tế và luật sư các lĩnh vực. Cơ sở vật chất của Học viện là khu cư xá của một nhà máy dệt, được sửa chữa lại trở nên khang trang, có đủ các giảng đường, thư viện, văn phòng, ký túc xá đang trên đường phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Học viện có hai hội đồng chấm luận án tiến sĩ (doctor nauk) và phó tiến sĩ (Kanđiđat nauk) với 85 nghiên cứu sinh và thực tập sinh cao cấp, 7 phân viện và khoảng 3500 sinh viên trong đó Việt Nam chỉ có 3 người. Viện đã chủ trương liên hợp đào tạo với các trường đại học ở Ba Lan, Pari, Hămbuốc, quản trị hành chính ở Canađa và cả ở Đại học Thái Nguyên. Chúng tôi coi đây là mô hình giáo dục- đào tạo- nghiên cứu khoa học được xã hội hoá thành công nhờ sự ủng hộ về mặt chính sách của Nhà nước Nga, sự đóng góp của các nhà doanh nghiệp và các nhà hoạt động xã hội. V.P.Baianốp còn là một cựu chuyên gia ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đã từng giữ chức Bí thư Đảng uỷ, bộ phận chuyên gia Xô Viết vào những năm 70. Trong buổi gặp gỡ, chúng tôi còn nhận được quà của Học viện, quí nhất là hai cuốn sách vừa được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày đại thắng chủ nghĩa phát-xít. Cuốn sách ghi lại những hoài niệm của các chuyên gia quân sự Xô Viết trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam do Nhà xuất bản "Ekazamen" ấn hành có tên: Chiến tranh ở Việt Nam... Điều đó đã xảy ra như thế nào? (1965 - 1973). Đây là cuốn sách quý, hiếm dày trên 500 trang sách, của 29 tác giả, phần lớn là tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Xô viết sang giúp Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ vào những năm 60, 70 (Tk.XX). Lời thưa đầu của cuốn sách có đoạn: "Cuốn sách này là một thử nghiệm trình bày một phần không lớn, nhưng hết sức quan trọng trong bức tranh lịch sử to lớn của quan hệ Xô- Việt, chúng tôi hy vọng rằng, những mẫu chuyện giản dị, nhưng chân thật của những người tham gia vào sự kiện sẽ giúp cho đồng bào chúng ta hiểu rõ thêm sự thật lịch sử của cuộc đấu tranh của Việt Nam chống quân xâm lược của đế quốc Mỹ, hiểu thêm về sự hy sinh quên mình của các chuyên gia trong những điều kiện khó khăn của cuộc chiến trên không". Cuốn thứ hai nhan đề: Liên Xô- đó là một từ không bao giờ quên (2006), được giới thiệu với một tư cách là sách giáo khoa giáo dục tình thần quốc tế cho các sinh viên do Học viện kinh tế và luật pháp Matxcơva xuất bản. đây người đọc gặp lại những tên tuổi quen biết. Ngoài những nhà ngoại giao nước ta tại Nga là những nhà khoa học, những nhà hoạt động xã hội vốn không xa lạ với bạn đọc Việt Nam: GS.TSKH N.i.Niculin; Tiến sĩ sử học, Uỷ viên hội hữu nghị Xô- Việt E.V.Kôbêlép; E.P.Gladunốp - Chủ tịch hội hữu nghị với Việt Nam, Viện sĩ viện hàn lâm quốc tế các công trình nghiên cứu hệ thống (MAXi); C.M.Lôcsin - thư ký thường trực hiệp hội quốc tế của Quỹ Hoà Bình; X.A Xômốp - vị chỉ huy xuất sắc của không quân Xô Viết, bốn lần “Huân chương cờ đỏ”, hai lần Huân chương “chiến tranh vệ quốc” và nhiều vị khác. Tất cả những bài viết của họ tuy có khác nhau về sự kiện, về những hoài niệm những ngày sống và chiến đấu ở Việt Nam, nhưng tất cả họ đều có một hướng đánh giá: Đó là sự khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là chính nghĩa được sự giúp đỡ hào hiệp của Liên Xô và nhân loại tiến bộ. Mở đầu cuốn sách là một câu hỏi: Tại sao Ban lãnh đạo Hội hữu nghị Nga - Việt ủng hộ sáng kiến của những người làm sách?- "Cách giải thích thật đơn giản- thế hệ cao tuổi đã ra đi, còn tuổi trẻ mong muốn và cần phải biết lịch sử đất nước mình không chỉ ở những cuốn sách của các nhà sử học, chính trị học, mà còn là tiếng nói của các nhân chứng lịch sử, những người đã tham gia vào sự kiện này hay sự kiện khác về sau trở thành lịch sử, cần phải biết những trang sử không bao giờ quên của quá khứ mà con cháu chúng ta có quyền tự hào về điều đó".

Một cuộc giao lưu khác thấm đượm tình hữu nghị truyền thống Nga- Việt đó là buổi gặp gỡ với các thành viên Quỹ hoà bình Matxcơva với sự có mặt của đông đảo các nhà hoạt động xã hội, hoạt động nghệ thuật nổi tiếng như anh hùng vũ trụ Liên Xô G.V. Gorbatcô phu nhân anh hùng vũ trụ Titốp, bà Tamara Vaxiliepna Titôva, các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ công huân trong đoàn nghệ thuật hát- múa quân khu thủ đô Matxcơva, và đoàn nghệ thuật nhạc cụ dân gian, trong đó có nhiều nghệ sĩ đã sang biểu diễn ở Việt Nam trong những ngày văn hóa Nga tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi hát những khúc ca nổi tiếng của Nga từ nhiều thập kỷ: Cachusa, Cây thuỳ dương, Chiều Matxcơva, Đôi bờ, Triệu đoá hồng, Vônga xinh đẹp, Xibêri nở hoa... bằng tiếng Nga và tiếng Việt. Đáp lại những lời nói đẹp ca ngợi "Việt Nam anh hùng", "Việt Nam đổi mới" thành công, tôi thay mặt đoàn Việt Nam nói những lời tri ân, những hoài niệm xanh rờn về con người Nga đôn hậu, về những người thầy tận tuỵ, những người bạn trung thực trong những năm tháng học tập, rồi kết thúc bằng một bài thơ nổi tiếng của X.Exênhin: Bức thư từ mẹ. Chị Titôva ngồi cạnh tôi buông lời: ở Việt Nam có nhà thơ nào nổi tiếng, phổ cập được mọi thế hệ ngưỡng mộ như Puskin, Exênhin?- Bên nước chúng tôi có Nguyễn Du là nhà thơ lớn, nhà nhân đạo cao cả được UNESCO công nhận và được thế giới kỷ niệm.

Mười lăm ngày ở Matxcơva và Xanh Petecbua tôi có dịp thăm lại nhiều địa danh nổi tiếng: Quảng trường đỏ, Lăng Lênin, Bảo tàng vũ khí, Quảng trường chiến thắng, phố cổ Arbats, Bảo tàng Trêtiakôpxki, Bảo tàng nghệ thuật Ecmitagiơ, Cung điện mùa đông, Chiếm hạm rạng đông, điện Xmônưi, Cung điện mùa hè, các nhà thờ lớn: "Kadan", "Pêtrôpavlốp", "Vì sự phục sinh của Chúa"... Nói chuyện tham quan các di tích lịch sử- văn hóa trên thế giới mà tính từng ngày, từng tháng chỉ là chuyện "cưỡi ngựa xem hoa". Chỉ riêng Bảo tàng nghệ thuật Ecmitagiơ với ba triệu tác phẩm điêu khắc, hội họa, đồ họa... nếu người xem dừng lại xem mỗi tác phẩm một phút thì phải mất ba tháng. Vì vậy cách khảo sát của từng người là phải chọn điểm nhấn để gây ấn tượng. Tôi cố ghi lại những chi tiết thú vị trong quá trình tham quan thu hoạch được. Một vài ví dụ: Điện Kremli, thì Kremli có nghĩa gốc là thanh trì.  Cung điện có hệ thống công trình phòng ngự bao quanh. Tên gọi xuất hiện từ năm 1331. Kremli ở Matxcơva xuất hiện vào thế kỷ thứ XIV nằm trên gò cao, xung quanh có tường và tháp canh, bên trong có cung điện và các nhà thờ, hàng trăm khẩu pháo to nhỏ. Còn danh từ riêng Matxcơva được nhắc đến đầu tiên vào năm 1147 khi còn là một thị trấn nhỏ..., nửa sau thế kỷ XV là thủ đô nước Nga thống nhất. Khi thủ đô chuyển về Xanh Pêtecbua thì Matxcơva vẫn giữ ý nghĩa thủ đô thứ hai. Sau cách mạng Tháng Mười năm 1918, Matxcơva trở lại là thủ đô nước Nga. Nhân kỷ niệm 850 năm ngày thành lập nước Nga, trong dân gian có một truyền thuyết cho rằng, Matxcơva bắt nguồn từ gốc hai danh từ riêng: Chàng thanh niên Matxốp và nàng thiếu nữ Kva mà thành, biểu trưng cho mối tình sắt son, chung thuỷ của người Nga. Còn theo GS. Niculin thì ở Việt Nam, danh từ Matxcơva đã có từ năm 1773 được Lê Quý Đôn ghi trong Vân đài loại ngữ, ông coi hai từ đồng âm Matxcơva vừa là nước Nga vừa là thành phố Matxcơva. Trong một thời gian dài cho đến đầu thế kỷ XX tên gọi thủ đô nước Nga được dịch ra tiếng Việt là Mạc Tư Khoa, vốn bắt nguồn từ tiếng Hán Môxưkeo, còn từ Mạc-tư-kha-mạt-á bắt nguồn từ Matcôvíc mà ở Châu Âu người ta gọi nước Nga. Còn "Xe tam mã" trong tiếng Nga (Trôika) không chỉ có ba con ngựa kéo trên tuyết mà có lúc lên tới 23; nếu muốn đi từ Matxcơva đến Pêtecbua với một chặng đường bảy, tám trăm cây số phải có sức dự trữ tại các trạm ít nhất cũng có 800 con ngựa tốt.

Công việc chủ yếu của tôi đi công tác tại Nga lần này là tiếp tục khảo sát, lấy tư liệu, gặp gỡ và trao đổi với một số nhà khoa học ở hai viện. Về phía Việt Nam ngoài những công trình cá nhân biếu tặng Viện, chúng tôi đã có trong tay cuốn: Dòng chảy văn hóa Việt Nam của GS.VS. N.i.Niculin, tập hợp hơn 40 bài báo khoa học, nghiên cứu văn học, văn hóa Việt Nam từ văn hóa dân gian, văn học cổ đại cho đến những tác giả, tác phẩm hiện đại, đặc biệt có 10 bài được giáo sư viết vào những năm cuối đời; sách dày trên 500 trang do NXB Văn hóa Thông tin ấn hành. Trong cuộc toạ đàm với GS.VS. A.B.Kudelin, Viện trưởng và TS.KH bà E.A.Xtêxencô chúng tôi đã nêu bốn vấn đề học thuật: Những vấn đề triết học văn hóa như bản chất, ý nghĩa, sự tương quan giữa văn hóa và xã hội, văn hóa và con người, văn hóa và thiên nhiên, vai trò trung tâm của con người trong sáng tạo văn hóa; Những vấn đề lý luận văn nghệ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và ở Nga những năm 1995-2006; Vị trí và vai trò của văn học Nga hiện nay trên thế giới; Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn được những nhà nghiên cứu Nga vận dụng sáng tạo; Cách tiếp nhận các triết thuyết ở phương Tây. Phía bạn cho biết, các nhà văn Nga viết về chiến tranh vệ quốc rất được phía Nga trân trọng đặc biệt là Ximônốp, A.Tônxtôi, Bônđarép, Antôrônxki, Tvácđôpxki, Eptusencô... Trên đài truyền hình Trung ương Nga mấy năm nay có chuyên mục "Đợi anh về" gợi lại những hoài niệm hùng tráng và bi thương trong chiến tranh: Sự hi sinh cao cả, lòng trung thành, nghĩa thuỷ chung son sắt của phụ nữ Nga.

Viện trưởng Kuđêlin coi những vấn đề tôi nêu là lý thú và rộng lớn cần có sự trao đổi sâu với các chuyên gia của Viện và ông cầm ống nghe gọi điện ngay cho các đồng nghiệp: GSTS.KH A.M. Usakốp, trưởng Ban văn học Nga hiện đại, GS.VS. B.L.Riptin, chuyên gia về Đông phương học; GS.TS.KH. iu.B.Bôrep, nhà mỹ học nổi tiếng; GS.TS KH.Nađianưc, phụ trách tạp chí "Bộ sưu tập phương Đông"... Nhưng do vào dịp nghỉ hè, tôi chỉ gặp được Usakốp trong một thời gian ngắn và Bôrép tại nhà riêng. Năm nay giáo sư Bôrep đã 83 tuổi nhưng phong độ ung dung, trong tay có khoảng 470 công trình lớn nhỏ, trong đó có 40 cuốn sách, được dịch ra 36 thứ tiếng. nước ta công trình "Mỹ học" của giáo sư đã được GS. Hoàng Xuân Nhị dịch vào những năm 70; tôi cũng có tổng thuật, giới thiệu một số bài trên Thông báo nghệ thuật và tạp chí Văn hóa nghệ thuật vào đầu những năm 70. Ông rất vui khi được tin tác phẩm của mình được công bố ở Việt Nam và lưu ý tôi gửi cho ông những dịch phẩm đó. Ông tặng tôi cuốn Mỹ học dày gần 1000 trang mới xuất bản năm 2005 đề cập đến hầu hết các phạm trù cơ bản của Mỹ học. Trong hơn hai giờ trao đổi, Bôrép cho rằng, ông vẫn khảo sát các hiện tượng nghệ thuật trên quan điểm Matxít với tinh thần độc lập suy nghĩ, vừa ghi nhận những giá trị Xô viết, vừa thẩm định lại và sáng tạo những giá trị mới của thời đại. Ví dụ: trong thời đại của chủ nghĩa hiện thực (CNHT) gồm nhiều thế kỷ, có thể chia ra hai giai đoạn: Chủ nghĩa hiện thực truyền thống và Chủ nghĩa hiện thực được hiện đại hoá. Giai đoạn đầu bao gồm CNHT phê phán và CNHT xã hội chủ nghĩa. Ông đặc biệt coi trọng chủ nghĩa hiện thực được hiện đại hóa có thể bao gồm: CNHT mới, CNHT huyền diệu (những yếu tố tưởng tượng, hiện thực, ma thuật, tự nhiên...), CNHT tâm lý, CNHT trí tuệ. Nói chung Mỹ học của Bôrép ẩn chứa nhiều giá trị của Nga và của thế giới, đồng thời cũng nổi lên nhiều vấn đề mở, hiện đại, thậm chí đang tranh luận.

Những ngày sau cùng ở Matxcơva tôi và nhà thơ Châu Hồng Thuỷ để giành thời gian thăm Đại học quốc gia Lômônôxốp (MGU), nơi tôi đã có tám năm với nhiều chuyến đi học tập, nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1959 cho tới các năm thực tập sinh cao cấp (1990-1991). Đồi Lênin đây rồi! trước mặt chúng tôi là cảnh quan của lâu đài chính cao 36 tầng với ngôi sao và quốc huy Xô viết trên đỉnh lâu đài. Phía mặt hậu của lâu đài là tượng đài nhà bác học M. Lômônôxốp. Cảnh quan, môi trường dường như xanh hơn, sạch đẹp hơn, có lẽ do trường vừa qua đợt trung tu. Bước vào cửa lớn của trường là một tấm biển bằng đồng trang trọng gắn lên tường ghi tên tuổi công trạng của nhà bác học L.D.Landau (1908- 1968). Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Giải thưởng Nôben về vật lý (1962), ba lần anh hùng Liên Xô, có công lớn trong đào tạo nhiều nhà khoa học ở MGU. Chúng tôi chỉ đủ thời gian ăn một bữa trưa tại nhà ăn dưới tầng hầm, thăm lại các khoa thuộc khu nhà khoa học xã hội. Làm việc với Phó chủ nhiệm Khoa ngữ văn phụ trách nước ngoài, bà Nađêgiơđa Octiabrixkaia trong niềm hân hoan, nhất là khi tôi tặng khoa Tuyển tập và cuốn Bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bà coi đây là kết quả học tập và là công ơn của giáo sư nổi tiếng Metsencô, Viện sĩ V.V.Nôvicốp...Bà thông tin cho tôi biết ngay những giáo sư còn sống và những ai đã quá cố. Bà lấy làm băn khoăn khi hiện nay các khoa thuộc về xã hội và nhân văn còn rất ít sinh viên Việt Nam, ngay cả các khoa toán cơ, vật lý cũng không nhiều. Tôi cùng TS Chu Huy Sơn kịp thăm nữ GS. TSKH. L.A.Kolabaêva, người đã hướng dẫn tôi trong những năm làm luận án tiến sĩ. Bà đưa tôi xem cuốn: Chủ nghĩa tượng trưng Nga, công trình mới của bà, rồi nồng nhiệt giới thiệu với tôi vài nét đặc điểm của trường phái này mà đại diện là A. Blốc (1980- 1921) khác với chủ nghĩa tượng trưng ở phương Tây với loại thơ mầu, lối chơi chữ đẹp của Rembô, những biểu tượng mơ hồ, kỳ quoặc, bí ẩn của Veclin, những tâm trạng điên rồ, nỗi u sầu, lối mê sảng của Malacmê... trong thơ tượng trưng Pháp. Chủ nghĩa tượng trưng Nga đời hơn, nhân văn hơn bởi những cuộc cách mạng Nga đã tác động dữ dội đến vận mệnh dân tộc, đến tâm trạng của trí thức đang bị xáo trộn. Từ cảm hứng đó, những nhà thơ có lương tri đã viết những bài thơ hào hùng mà trường ca Mười hai là một ví dụ. Bà nói say sưa như những năm nào, cách đây hai mươi năm về trước, khi tôi có một số buổi dự giờ giảng của bà cho sinh viên tại các giảng đường Đại học cũ bên cạnh quảng trường Manhegiơ.

Tạm biệt nước Nga sau mười lăm ngày rong ruổi với tâm trạng vừa hân hoan vừa lưu luyến. Hân hoan vì đã gặp lại những nhà hoạt động khoa học xã hội nổi tiếng, những người thầy phúc hậu, những người bạn chân thành mà vào thời đó đã giúp đỡ chúng tôi trên con đường học tập và nghiên cứu. Còn không lưu luyến sao được khi phải rời xa đất nước được coi là hùng cường không chỉ giàu mạnh về năng lượng, về tài nguyên thiên nhiên, về hạ tầng cơ sở vật chất và kỹ thuật, mà còn có sự phục hưng của những giá trị Xô viết với những người Nga, tính cách Nga, tâm hồn Nga khiến nhân loại đã từng ngưỡng mộ, giờ đây nước Nga đã trở lại với vị thế cường quốc vốn có của mình trong bản đồ thế giới đa cực. đó giúp ta nhiều bài học, ở đó chúng ta tìm thấy nguồn năng lượng tinh thần mà thời đại Xô viết đã sáng tạo nên, ngày nay đang được thế hệ trẻ Nga đón nhận, kế thừa và sáng tạo.

                         Phố Ôbôlenxki, Matxcơva tháng 6 năm 2006

H.S.V

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 146 tháng 11/2006

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground