Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đất rừng Vĩnh Khê hôm nay

C

ách đây ba mươi lăm năm (1978) khi đang công tác tại Đài phát thanh Bình Trị - Thiên, tôi đã từng làm nhiệm vụ dẫn đường cho nhà văn Mai Văn Tấn (nay đã mất) lên các xã miền núi của huyện Vĩnh Linh để sưu tầm truyện cổ Vân Kiều. Khi đến cầu Khe Cáy, chúng tôi dừng lại hỏi đường đến bản Xung Phong để tìm gặp cụ Hồ Tamay - nguyên Chủ tịch đầu tiên của xã Vĩnh Khê sau khi được tái lập, người đang lưu giữ nhiều truyện cổ Vân Kiều. Khi chúng tôi đang loay hoay tìm đường vào bản thì gặp một chú bé người Vân Kiều đang chăn trâu trên bãi cỏ ven đường. Chú bé ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần cụt, người đen cháy, tóc đỏ quạch vì nắng, nhưng trông rất lanh lợi, nhất là đôi mắt to và sáng. Nhà văn Mai Văn Tấn - nguyên Sỹ quan Công an vũ trang (nay là bộ đội biên phòng), nhiều năm hoạt động ở địa bàn miền núi Quảng Bình nên biết tiếng Vân Kiều đã hỏi chuyện chú bé. Chú bé tên là Pả Ngoan ở cùng bản với cụ Hồ Tamay. Biết chúng tôi tìm đường vào bản của mình, chú bé vui vẻ nhận lời và không quên xin chúng tôi thuốc để hút. Tôi móc gói thuốc rê mang theo trong túi xách đưa cho chú bé, chú bé quấn một điếu rõ to, châm lửa, hút lấy hút để rồi nhoẻn miệng cười đầy khói và chỉ đường cho chúng tôi đi vào bản.

Đó là một lối mòn gập ghềnh luồn dưới những khóm rừng còn sót lại sau chiến tranh, thi thoảng có vài hòn đá to, nhỏ nằm bên lối đi vương vãi tàn thuốc lá. Có lẽ đây là điểm nghỉ chân của người Vân Kiều khi đi đường. Cái tạng tính khác biệt của người Vân Kiều về văn hóa giao thông được thể hiện trong từng thói quen đi đường. Hòn đá to để đặt gùi sắn, gùi ngô, gùi lúa, hòn đá nhỏ để ngồi nghỉ chân, hút thuốc, trao đổi tâm tình. Và những lối mòn luồn dưới những tán rừng, băng qua những con suối đã gắn bó bao số phận của đồng bào Vân Kiều với mọi nỗi buồn vui của kiếp người nơi xứ núi. Chúng tôi tụt dép lội qua một lòng suối hẹp, nhánh rẻ của Khe Cáy - con khe lớn nhất chảy qua đất Vĩnh Khê đi vào bản.

Đến đầu bản, chúng tôi hỏi tìm nhà cụ Hồ Tamay thì được một phụ nữ Vân Kiều đã luống tuổi bồng cháu ngồi dưới chân cầu thang của ngôi nhà sàn nằm ở đầu bản đưa đến tận nhà. Người phụ nữ Vân Kiều này qua cụ Hồ Tamay chúng tôi biết đó là bà Hồ Thị Lành - Chủ tịch Hội Phụ nữ đầu tiên của xã Vĩnh Khê, người được vinh dự cùng ông Hồ Ven thay mặt cho đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Khê tham gia đoàn đại biểu của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trị ra Hà Nội gặp Bác Hồ vào năm 1957.

Nhà cụ Hồ Tamay nằm ở giữa bản. Đó là một ngôi nhà sàn to mái lợp lá mây và trổ rất nhiều cửa sổ. Cụ Tamay đang ngồi đan gùi trên đầu cầu thang dừng tay hỏi vọng xuống bằng tiếng Kinh:

- Pí Lành đang dẫn ai đến nhà tôi vậy?

- Cán bộ văn hóa dưới huyện lên nớ! (Bà Lành cũng trả lời bằng tiếng Kinh).

- Cán bộ văn hóa! Hân hạnh quá! Hân hạnh quá!

Cụ Hồ Tamay vừa nói, vừa đứng dậy bước xuống cầu thang bắt tay nhà văn Mai Văn Tấn và mời chúng tôi lên nhà uống nước. Năm ấy cụ Hồ Tamay chừng bảy lăm hay tám mươi tuổi, nhưng trông cụ còn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Tôi giới thiệu nhà văn Mai Văn Tấn - Tổng thư ký Hội văn nghệ Bình - Trị - Thiên lên xin gặp cụ để sưu tầm truyện cổ của người Vân Kiều. Nghe tôi giới thiệu xong, cụ Tamay im lặng hồi lâu rồi chậm rãi nói:

- Truyện cổ của người Vân Kiều thì nhiều lắm đấy! Kể sao hết, nhớ được chuyện gì thì kể vậy thôi. Ngay như chuyện tôi lấy vợ đến mấy chục năm vẫn không có con mà vẫn được nhiều người gọi là “bố”, là “ông” cũng là truyện cổ rồi còn gì! Tôi lấy vợ trước năm 1945. Năm 1945 cả hai vợ chồng đều vô du kích tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Năm 1946, xã Vĩnh Khê gồm toàn bộ miền núi huyện Vĩnh Linh (trừ Vĩnh Ô) được thành lập, tôi được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Năm 1955, xã Vĩnh Khê tách ra thành một đơn vị hành chính trực thuộc UBHC khu vực Vĩnh Linh, tôi được bầu làm Chủ tịch xã. Mãi công tác cách mạng, tuổi già đến lúc nào không hay mà hai vợ chồng vẫn không có con, nên dân bản thường gọi đùa tôi là Tamay đun. “Đun” tiếng người Vân Kiều là “lâu”đấy! Không có con mà ai cũng quý mến, cũng gọi là “bố”, là “ông” là vui vui rồi.

Nói xong, cụ Tamay cười to và với tay lấy quả bầu khô đựng rượu nấu bằng men lá rót ra bát mời chúng tôi uống. Vừa uống cụ vừa chậm rãi tâm sự:

- Đồng bào Vân Kiều đã tự nguyện đi theo Đảng, theo Bác Hồ để làm cách mạng đánh thắng thằng thực dân Pháp, thằng đế quốc Mỹ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đánh Pháp du kích Vĩnh Khê chuyển hàng chục tấn vũ khí từ Trảng Bụt (Quảng Bình) vào chiến khu Thủy Ba để trang bị cho lực lượng du kích các xã đồng bằng của hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Trong đánh Mỹ, lực lượng dân quân trực chiến của Vĩnh Khê bắn rơi 4 máy bay ném bom của Mỹ ở đồi Thi - Ve, ở Cổ Kiềng, ở Ba Ngạn, ở ngã ba Đầu đạn, bắt sống giặc lái, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất, hạng hai. Thằng Hồ Ka - Xã đội trưởng hai lần được thưởng Huân chương chiến công, được công nhận là chiến sỹ Quyết Thắng. Đến cái họ, cái chữ của người Vân Kiều cũng nhờ Bác Hồ cho đấy. Người Vân Kiều biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ, ơn cách mạng nhiều lắm. Người Vân Kiều không bao giờ dám quên. Nhưng đến bây giờ, đất nước thống nhất mấy năm rồi nhưng đời sống của người Vân Kiều mình còn khổ quá. Không biết đến bao giờ xây được cái trường to để cho con em đồng bào Vân Kiều học cái chữ, cái trạm xá có bác sĩ để chữa bệnh cho dân bản, làm được cái đường rộng để vào bản….

Nói xong, cụ lập bập tra thuốc vào ống điếu rồi châm lửa hút và đưa mắt nhìn chúng tôi như thăm dò. Còn tôi và nhà văn Mai Văn Tấn lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau bối rối như thấy mình là người có lỗi…

Thế mà trở lại xã Vĩnh Khê lần này, tôi không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay mới mẻ trong đời sống sản xuất, trong đời sống sinh hoạt và đời sống văn hóa của đồng bào Vân Kiều. Trường học cao tầng, trạm xá có bác sĩ là người dân tộc, đường vào bản được bê tông hóa… cứ như trong truyện cổ tích đã hiện về giữa đất rừng Vĩnh Khê. Mơ ước đời thường của cụ Hồ Tamay - vị chủ tịch xã đầu tiên của xã Vĩnh Khê sau khi được tái lập cách đây 35 năm đã trở thành sự thật. Từ đói nghèo, lạc hậu, từ cam go, thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh, dưới ánh sáng về đường lối đổi mới của Đảng, sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Vĩnh Linh và Đảng bộ địa phương, xã Vĩnh Khê đã nỗ lực vươn lên trở thành địa phương đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi của huyện Vĩnh Linh. Trong những năm qua, huyện Vĩnh Linh đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã miền núi của huyện, trong đó có xã Vĩnh Khê. Đối với hệ thống đường giao thông, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình dự án như 135, 327, tầm nhìn thế giới,….., cùng với sự đóng góp ngày công lao động của dân, từ năm 2000 đến nay, xã Vĩnh Khê đã xây dựng được 6,5km đường giao thông nông thôn. Đường vào bản không còn là những lối mòn gập ghềnh luồn dưới những tán rừng xưa kia của người Vân Kiều mà là những tuyến to rộng dễ dàng cho người và các loại xe máy lưu thông. Không khí đổi mới và hội nhập đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, lối sống và thói quen sinh hoạt của người Vân Kiều, trong đó có văn hóa giao thông. Giờ đây, đường đến các thôn bản như Xung Phong, Khe Lương, Khe Cát, Bến Mưng, Khe Trằm, Đá Moọc đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp, chẳng thua kém gì so với các xã đồng bằng. Sự tiến bộ của văn hóa giao thông đã mở ra cho xã miền núi Vĩnh Khê những khả năng mới để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.

Trở lại Vĩnh Khê lần này, tôi đã tận mắt chứng kiến sự đổi mới của xã Vĩnh Khê trong sản xuất, trong xây dựng và trong sinh hoạt của đồng bào Vân Kiều. Đặc biệt, tôi rất thích chạy xe máy trên những tuyến đường được bê tông hóa, hoặc đi bộ bên những bờ suối để chỉ một mình với thiên nhiên, chỉ có một mình với tất cả khoảng không gian phập phồng, xa lạ. Và những khu đồi bát úp từ Khe Cáy ngược lên Cổ Kiềng, đến đồi Thi Ve, băng qua ngã ba Đầu đạn trơ trọi sỏi đá cách đây 35 năm giờ đã phủ kín màu xanh của cây cao su, rừng nguyên liệu và các loại cây ăn quả, cây màu lương thực. Đến nay, toàn xã Vĩnh Khê đã trồng được 300 ha cao su tiểu điền, 400 ha rừng nguyên liệu, trong đó có nhiều hộ đồng bào Vân Kiều đã đầu tư trồng cao su tiểu điền theo mô hình trang trại vườn rừng với diện tích từ 5 đến 15ha cao su tiểu điền, 15 đến 20 ha rừng nguyên liệu. Và khi chạy xe máy trên những tuyến đường vào các thôn bản, tôi còn bắt gặp những thung lúa hè thu đang lên xanh tở mở. Các mẹ, các chị, các em trong các thôn bản đang chăm sóc lúa hè thu nói cười râm ran khắp cả cánh đồng. Trong những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thông qua nguồn vốn của các chương trình dự án, xã Vĩnh Khê đã đầu tư xây dựng được một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ như đập Khe Lương, đập Xung Phong, đập 327, tràn Bến Mưng,….để giải quyết nguồn nước cho sản xuất. Nhờ chủ động được nguồn nước, từ năm 2005 đến nay, hàng năm đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Khê đã đưa 35 ha ruộng choi Khe vào sản xuất cây lúa nước. Đặc biệt được tập huấn kỹ thuật gieo thẳng và đầu tư thâm canh, nên đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Khê mỗi năm đã sản xuất được hai vụ lúa ăn chắc với năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 250 tấn. Nhờ đầu tư thâm canh cây lúa nước, trồng thêm được nhiều loại cây màu lương thực, nên xã Vĩnh Khê đã đảm bảo ổn định đời sống lương thực trên địa bàn, giảm dần sự cứu trợ của Nhà nước (trừ những năm bị thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng).

Năm 2005, với những đóng góp xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với những thành tựu đạt được trong hòa bình xây dựng, Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Khê đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Năm 2005, cũng là năm 100% hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều có điện để dùng cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Đặc biệt, xã Vĩnh Khê đã huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào Vân Kiều. Đến nay, xã Vĩnh Khê đã hoàn thành chương trình cao tầng hóa trường học, kiên cố hóa trạm y tế và mua sắm nhiều trang thiết bị để phục vụ cho dạy và học, cũng như khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đặc biệt, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, xã Vĩnh Khê đã đào tạo được nhiều thầy, cô giáo, y bác sỹ là người dân tộc để dạy “cái chữ”, đuổi “con bệnh” cho chính đồng bào dân tộc mình. Với những cố gắng trên, xã Vĩnh Khê đã được công nhận phổ cập tiểu học và hoàn thành chương trình xóa mù giai đoạn II trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II.

Đổi mới sản xuất, đặc biệt là trồng được nhiều diện tích cao su tiểu điền và đưa cây cao su vào khai thác, đầu tư thâm canh, cây lúa nước, trồng được nhiều rừng, phát triển đàn chăn nuôi có tính bền vững, từng bước thực hiện cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, mở mang thêm các loại ngành nghề dịch vụ, nên đời sống của đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Khê đã có những bước cải thiện đáng kể. Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, hộ trung bình khá và giàu có càng tăng. Từ cây cao su, từ rừng kinh tế, từ cây lúa nước, cây sắn nguyên liệu… nhiều hộ đồng bào Vân Kiều của xã Vĩnh Khê đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Và điều làm tôi hết sức ngạc nhiên, xúc động và mừng là chú bé Vân Kiều có cái tên Pả Ngoan mà tôi và nhà văn Mai Văn Tấn gặp 35 năm trước đã trở thành bí thư chi bộ Đảng bản Xung Phong, một điển hình sản xuất giỏi và giàu có nhất Vĩnh Khê. Chú bé Pả Ngoan đen cháy ngày nào nay có cái tên mới Hồ Ngọc Trai, chủ một trang trại vườn rừng với diện tích trên 26 ha gồm 8 ha cao su, 15 ha rừng nguyên liệu, 0,5ha lúa nước, 3 hồ nuôi cá nước ngọt, 300 cây ăn quả. Để phục vụ cho sản xuất trang trại và bao tiêu sản phẩm cho dân bản, Hồ Ngọc Trai mua sắm 2 xe ô tô, 1 máy làm đất, 1 máy bơm nước, 1 máy vò, 1 máy chế biến nông sản. Hàng năm từ cây cao su, từ rừng nguyên liệu, từ cây lúa nước, con cá nước ngọt và hoạt động dịch vụ gia đình Hồ Ngọc Trai đã có thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng.

Gặp lại tôi, Pả Ngoan nhận ra ngay và còn nhớ món thuốc rê tôi cho ngày nào, còn tôi thì phải nhờ lời giới thiệu của ông Hồ Văn Cường - Bí thư Đảng ủy xã mới nhận ra chú bé mà mình đã gặp 35 năm trước. Pả Ngoan đổi thay và mới mẻ như con người và đất rừng Vĩnh Khê hôm nay. Chú bé Vân Kiều đen cháy, lanh lợi ngày nào giờ trông mập mạp, cao lớn ra dáng một ông chủ trang trại. Thì ra khi con người đang vào độ trưởng thành họ có những thay đổi hết sức quan trọng về thể chất, tinh thần và ngoại hình, còn khi đã đứng tuổi. Có chăng người ta chỉ có thay đổi nhiều về tâm trạng mà thôi. Trưa hôm ấy, Pả Ngoan mời chúng tôi về nhà chơi, nhân tiện giới thiệu nhà văn hóa bản Xung Phong vừa mới được khánh thành và đưa vào sử dụng. Điều làm tôi ngạc nhiên và xúc động khi vào thăm nhà văn hóa bản Xung Phong là ngoài các nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, kèn khui,đàn tre,….trong tủ sách còn trưng bày nhiều cuốn truyện cổ Vân Kiều do nhà văn Mai Văn Tấn biên soạn.

Chiều hôm ấy, sau khi dự lễ phát hành cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Khê giai đoạn 1930 - 2010” do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia ấn hành, tôi cùng các đồng chí trong Đảng ủy xã đến viếng Nghĩa trang liệt sỹ của xã và thắp hương lên phần mộ của cụ Hồ Tamay. Trước mộ cụ Hồ Tamay - con chim đầu đàn của đồng bào Vân Kiều xã Vĩnh Khê đi theo Đảng, Bác Hồ để làm cách mạng tôi thầm nghĩ: Ước mơ ngàn đời của dân tộc Vân Kiều, tâm nguyện cuối đời của cụ Hồ Tamay đến hôm nay đã trở thành sự thật. Chắc dưới suối vàng, cụ sẽ mỉm cười sung sướng trước những đổi thay mới mẻ của cuộc sống đồng bào dân tộc mình trên đất rừng Vĩnh Khê, nơi để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Mai Văn Tấn.

N.N.P

ng dÉ<1>}��  _ bé là cô dạy mẫu giáo Hoàng Thị Thắm quê ở Cửa Tùng, gia đình chị sống an vui. Rồi công dân Ngô Huyền Trân đang lăng xăng với bố quê Hải Lăng, Quảng Trị trong bữa cơm chiều. Trong khi tôi thả bộ ven biển hóng gió từ khơi xa, bất chợt gặp hoa muống biển nở ngát trên cát trắng. Tôi làm bài thơ “Hoa muống biển”:

Giữa cát bỏng hoa muống biển nở/ Nỗi niềm chi biếc cả trời chiều/ Đảo, đất liền nghìn trùng cách trở/ Hoa muống buồn thắp tím nụ yêu

Tôi gặp mười bảy em sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Huế - Khoa Thủy sản đi thực tâp trên đảo. Các em vui mừng như gặp lại đồng hương. Một cô sinh viên ghi cảm xúc: “Cuộc sống nơi đây tuy gian khổ nhưng đầy thú vị, càng khám phá càng phát hiện nhiều điều mới mẻ. Một nơi xa đất liền nhưng đầy ắp tình người, đặc biệt bác Lanh - Chủ tịch huyện đảo Cồn Cỏ…”

Hiện công nhân đang thi công ba bể chứa nước và hai bể ở đồi cao để hứng, trữ nước mưa từ các mái nhà, dẫn, lọc và cung cấp cho dân theo đường ống. Điện đang chạy máy nổ, thường xuyên bù lỗ nên phải hết sức tiết kiệm điện và thời gian phát điện. Tôi được biết, một 1m3 nước nơi đây 80.000 đồng (Huế hơn 5.000 đồng 01 khối, tính cả giá trị gia tăng). Cả huyện đảo chỉ có 1 ha trồng trọt vì phải bảo tồn rừng nguyên sinh để giữ nước cho toàn đảo. Nếumuốn xây dựng đảo Cồn Cỏ  trở thành đảo du lịch sinh thái kết hợp với giáo dục truyền thống Cách mạng cho các thế hệ mai sau, thì trước nhất phải giải quyết tốt nước và điện, ngoài ra phải đóng tàu cánh ngầm tiện đi lại… mới có thể kích cầu đầu tư và hấp dẫn khách du lịch góp phần phát triển huyện đảo. Chúng tôi chia tay huyện đảo với mong muốn một ngày rất gần ước mơ sẽ thành hiện thực.

* * *

Quảng Trị được như hôm nay đều bắt đầu từ thời Hoa Lửa, từ sự hy sinh của những người vì nước vĩnh viễn nằm xuống và những đóng góp công sức của lớp lớp cha anh trước sau son sắt một lòng một dạ theo Cách mạng. Trước đây mỗi khi tôi ngang qua Đông Hà, tôi có cảm giác thị xã đầy bụi và nắng; khu chợ lấp thấp vạt tôn gỉ, ngoi lên, tụt xuống không lớp lang thứ tự bên sông Hiếu. Nay, chợ Đông Hà mới xây bề thế tầng cao, chỗ chợ cũ là tòa nhà của một ngân hàng, người người nhộn nhịp trong cảnh sầm uất. Đông Hà cũng từng tang thương, sập nát dưới mưa bom, bão đạn, hằng năm còn trần thân, với cơn khô khát, bão lụt khắc nghiệt của thiên nhiên. Người Quảng Trị đã và đang chung lưng đấu cật, cùng chia gian nan, khổ hạnh dựng lên trên mảnh đất này một thành trì của nhân cách của lòng dũng cảm và sự chịu đựng trường kỳ, dai dẳng một cách bản lĩnh, để hôm nay có một phố thị trẻ trung với vóc dáng hiện đại, đầy sức sống, phồn thịnh và chan chứa tình người. Cây xanh trên các ngã đường đang ngấp nghé xanh, mai đây sẵn sàng xoè tán mát cho người. Phố phường đầy bụi và nắng sẽ theo chuyến tàu quá khứ chạy vào quên lãng…

N.V.N.H

 

 

 

Ngô Nguyên Phước
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 228 tháng 09/2013

Mới nhất

Tự do xanh quá, mênh mông quá

9 Giờ trước

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 16:28

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground