Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đất xoài

Đ

êm qua trăng mười bảy. Nửa đêm về sáng mưa to từng chăp, từng trộ. Sáng ra mưa vẫn to dầm dề. Ông trời tha liệu bà trời có tha cái lụt hai ba tháng mười. Như đã hẹn với anh Hoà,m anh cho bác tài Hồ Phi đến đón tôi đi “xem mặt” đất xoài. Xe rì rì lăn bánh trong mưa. Dọc đường chín lau tím ngút ngàn, núi non khuất ảo. Những cảm xúc thầm kín thời chiến tranh giăng bủa khi Làng Cát lùi lại sau lưng. Từ Làng Cát lên Khe Sanh chỉ vài khúc cua nữa thôi. Chủ nhân của vùng đất Hướng hoá từ thời cổ xưa chủ yếu người Vân Kiều, Tà Ôi, Ba Hy. Đồng bào BaHy sống tập trung chỉ ở ba bản: Khe Cạn, A Lao, Ba Hy. Người Vân kiều tự gọi Bru, có nghĩa người  sống ở núi rừng. Dân số chừng ba mươi vạn, cư trú từ tây Quảng Bình đến tây Quảng Trị. Đấy là những xã Xi, xã Thanh, xã Thuận, Húc Nghì, Ba Nang, Mò Ó, Đakrông ở nam đường Chín.Những Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng … bắc đường chín. Người Pa Kô còn gọi Tô ôi nghĩa là người sống ở núi cao, tập trung ở các vùng A Ngo, A Túc, A Xing. Thực ra, có vùng người Pa Kô và người Vân Kiều sống lẫn vào nhau như vùng A Dơi, Ka đô là ngôn ngữ của Pa Kô. Ka nay  là ngôn ngữ của người Vân Kiều.

Mưa vẫn dầm dề sau lưng, giăng mù đỉnh núi. Đường Chín uốn lượn theo hữu ngạn sông Sê Pôn. Dưới những thung sâu đá thác gập ghềnh. Nước đổ trắng xoá. Loi doi gò hoang. Những triền chuối rừng no mưa. Những khúc nước trong bờ dậy ngả nghiêng, sườn non xanh ngắt. Bác tài Hồ Phi mắt nhìn đăm đăm phía trước. Chốc chốc bác nhấn ga lấy đà vượt qua những nỗi truân chuyên đường dài. Xe bò lên chân dốc vào thị trấn. Những khóm hoa mười giờ vắng chủ chưa kịp nở, nép mình trước hiên nước giọt. Phố thị Khe Sanh từ bữa sang thu tắm đẫm những cơ mưa trào xiết phù sa. Thật lạ, chỉ vài hôm nữa trời đất sẽ đổ tiết đông chí, sao mưa vẫn chưa hề tộn gió bấc? Có phải nhờ vậy phố vườn, phố rừng Khe Sanh càng thêm tươi tốt. Những bờ bông cẩn thắp đèn lồng khi xế trưa, những lối khe hoang ngũ sắc dập dờn, chuồn kim bay thấp lả lơi. Kia chon von sườn non, kia róc rách suối sâu. Cái cảm giác hồi xuân của đất rừng Hướng hoá sau chiến tranh khẽ lay động, ứa nhựa nơi hành non, nơi cơn mưa xào xiết bóng rừng. Chợ Khe Sanh lỡ buổi . Năm bảy nhà hàng vắng khách vãng lai. Những vệt xe thồ sục bùn. Chốc chốc những đoàn xe chở thạch cao từ Lào về lấn đường vụt qua như có lửa cuốn sau lưng. Lác đác bà con dân bản miệng ngậm tẩu thuốc, lưng đeo gùi nặng từ trong các lối chợ bươn ra, tản khuất vào các góc núi, sườn non. Đố trời mà biết được trong gùi bà con mua cõng bao nhiêu thứ. Đồng tiền đi chợ ấy, đồng nào thu được từ gốc xoài?

*

*   *

Cách mấy hôm trước, chuẩn bị cho chuyến đi, anh Hồ Gô rưởng Ban dân tộc xã miền úi tỉnh nói chuyệnv ới tôi về các dự án kinh tế cho đồng bào bản núi. Nhất là những dự án về vùng đất xoài của Hướng Hoá. Nói chuyện lâu với anh, cứ như bị anh lôi cuốn. Quả anh đúng là một người con của núi rừng dễ mến. Cái cười bằng mắt, cái cười bằng miệng và cả tấm lòng anh cò gì róc rách như trăn trở từ cội nguồn bản núi với những triền đồi đất bazan Linh Thượng nơi quê hương sinh ra anh. Anh mời khách nước trong, sau một láy anh mới pha một bình trà thật ngon. Có lẽ trà Bắc Thái anh mang về trong lần đi họp Quốc hội vừa rồi. Vừa nhâm nhi trà anh vừa phấn khởi vẽ lên giấy những vùng đất xoài, với các tên bản, tên núi mà tôi chưa một lần đặt chân đến. VÙng đất xoài nam đường Chín gồm những xã Thuận, Thanh, A Xing, A Túc, A Dơi, bên tả ngạn sông Sê Pôn, dọc đường hai mươi. Vùng đất xoài bắc đường Chín gồm những xã Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Phùng… vừa cả tả ngạn, vừa cả hữu ngạn Xê Băng Hiêng theo dọc đường Mười bốn “A” Phải những nếp nhà sàn từ thuở cổ sơ cùng cây xoài cổ sơ của địa phương biết tìm vùng khí hậu ấm áp hất để mưu cuộc sinh tồn, để làm mái che cho cuộc sống con người? Và những chiến sĩ mở đường Trường Sơn phải chăng các anh cũng khám phá tuân theo quy luật của khí hậu để cắm cột mốc cho các trục đường hai mươi, mười bốn? Ôi những linh cảm địa, khí và lịch sỉư mới thiêng liêng làm sao? Nó nối dài những liên tưởng hiện tại góp mỗi số phận tự nhận biết chính mình để hoà trong cộng đồng như một lẽ tự nhiên trong trời đất.

- Sắp tới tôi sẽ đưa các đại biểu Hội đồng nhân dân đi kiểm tra vùng xoài A túc. Ở đấy có gần một trăm ha. A Túc nằm tút hút trong đường hai mươi, giáp biên giới … Thú thật với chị, cây lúa dợ cỏ thì cây xoài non cũng sợ cỏ. Công làm cỏ là công ăn, phải không chị?

Ngần ngừ một lát, rồi anh đưa ra các số liệu làm tôi cũng khó ngờ. Hướng Hoá hiện đã trồng được 327 ha xoài theo dự án 327 năm 1995 gồm: Xã Thanh 60,89ha; A Túc 97,88ha; Tân Thanh 97,5 ha; xã Thuận 63,63 ha. Mỗi cây cách nhau tám mét. Mỗi ha một trăm sáu mươi cây. Vậy là có đến năm mươi nghìn cây xoài đã được trồng xuống đất xoài Hướng hoá từ bữa tháng tám rồi ư? TÍnh đến giờ chúng đã được năm tháng tuổi. Cây lúa thường được làm cỏ khi vừa bén rễ xanh đồng. Cò làm cỏ cho cây xoài non thì vào thì nào? Bấy nhiêu cây xoài đã được làm cỏ chưa? Chỉ tại mừng cho cây xoài Hướng Hoá quá, pha bình trà mới. Anh nói làm tôi giật nình:

- Tôi hiểu những suy nghĩ của chị rồi.

- Cám ơn anh. Tôi tin là cây xoài …

- Cây xoài giống địa phương thì bất chấp. Nó tự thích nghi, tự vươn lên khỏi cỏ dại. Còn cây xoài non vừa mới vài tháng tuổi cần phải làm cỏ khoanh gốc cho nó … mấy tháng rồi mưa dữ…

- Tôi hiểu . Dọc đường mười bốn “bê” có vùng đất xoài nào không anh?

- Đất xoài ở A ngo, ở Tà Rụt… vùng này có đèo Kakôva có hồ nước LaLay..

- Đất xoài bazan đỏ vùng Húc uống nước suối LaLa. Vùng xã Thanh, xã Thuận uống nước SêPôn. Vùng Hướng Lập, Hướng Phùng uống nước Xê Băng Hiên. Sau buổi nói chuỵen với anh Hồ Gô hôm đó, anh Lý đưa cho tôi đọc “Dự án xây dựng mô hình xoài chuyên canh, thâm canh Tân Thành, xã Thuận”. Điều làm tôi chú ý là lượng mưa của vùng Khe Sanh, Sê Pôn, Lao Bảo chỉ lệch nhau chừng dăm ly vào tháng một, hai, ba dương lcịh, từ 37 ly đến 42 ly. Trong lýc đó lượng mưa của Đông Hà vọt lên 106 ly. Khí hậu của Hướng hoá vậy ra gần với khí hậu của bạn Lào, nắng ấm và mưa ít vào dịp giáp tết ra giêng. Đặc điểm này phù hợp chu kỳ ra hoa kết trái của cây xoài. Cái giống hoa xoài bỡn thế mà lại khó tính. Khi hé nhị,  nhờ loài ong bướm thụ phấn mà gặp một giọt mưa xuân là mắc cỡ, không đậu trái.

Hôm nay anh Hoà đi Vĩnh Khê triển khai dự án chuyển giao công nghệ còn có đoàn khoa học của Trường đại học Nông nghiệp từ Huế ra có anh Hoà, Giáo sư Hiếu, Giáo sư tiến sĩ Toàn là các Trưởng khoa Kinh tế, khoa Trồng trọt. Đợt hai ra thêm một đoàn nữa. các anh sau đó nằm lại chờ cây giống những cam, bưởi, hồng, nhãn từ Hà Nội vào để hướng dẫn bà con bản Cát từng động tác đào hố, bỏ cây giống xuống hố, cách tỉa những đợt non cho cam ghép. Anh Hoà rất nghiêm, rất kỹ trong việc chọn cây xoài giống. Cây xoài giống địa phương chỉ tám nghìn, cây xoài  Lào, xoài bưởi giá phải gấp đôi. Cây xoài ghép hai mươi lăm nghìn, cây xoài Ấn Độ có lẽ đắt hơn. Đầu tư ban đầu như giống, phân vi sinh, cày vỡ, rà rỡ gộc già càng ngiêm, càng kỹ và phải càng phải đúng đô cho nó bao nhiêu thì cây xoài thuở ấu thời càng sung sức bấy nhiêu. Hẵn nhiên, tất cả đầu tư ấy phải có những luận chứng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học. Tôi hiểu ngụ ý của anh Hoà khi anh tạo cho tôi tiếp xúc thực tiễn các dự án. Còn riêng anh Hoà ư, có lẽ tôi hiểu về anh còn quá ít. Anh đi bộ đội thì đố ai mà đi kịp nhất là những chuyến đi thực địa kiểm tra các vùng dự án. Cái dáng cao gầy của anh cứ lẫn nhoè vào cây rừng có khác gì con chim cuốc. Là cán bộ giao thông, anh được Tỉnh vố trí sang đây. Mọi điều đối với anh đầy thử thách và có thể thất bại và có thể tai tiếng. Do vậy, anh không nề hà từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc phải học hỏi để rút ra kinh nghiệm, các dự án xoài, cây ă quả nói chung của năm 1995 có khác gì cái gánh nặng trên vai mà ở tuổi anh và cả anh Hồ Gô nữa ai dám nhậ để đi đường trường?

*

*  *

Chuyến đi “xem mặt” đất xoài này rất tiếc không đi được diện rộng, nhận mật cho hết gần bốn trăm ha như báo cáo mà chỉ khoanh lại vùng xoài môhình chuyện canh thâm canh ở Tân Thành. Tại văn phòng Ban đinh canh định cư huyện anh Hồ Xuân Pay quê A Túc tiếp đãi mọi người một thứ “nước cay cổ truyền”. Tôi không uống được, nài nỉ anh gán đỡ cho. Thực ra cây xoài Hướng hoá cừa làm cho tôi ngời lại cũng vừa làm cho tôi say. Hai má tôi nóng ran trước những con mắt của núi rừng. Cũng chỉ riêng “con mắt xoài” thôi, từ trong tâm tưởng tôi chiếu rọi, kiếm tìm. Nhập đoàn có thêm anh Sỹ - phó của anh Pay. Anh Sỹ thấp người nhưng giọng nói vang và có một khó truyện cổ tích về đinh canh định cư, có thể biết thành tiểu thuyết được. Tôi nghĩ vậy anh bám sâu ở đây từ những năm đầu tám mươi. Thật không ngờ với riêng tôi. Bản Hà Thanh với những nếp nhà sàn ba gian xinh xắn, lối cầu thang ngơ gác ẩn kín những vườn xoài. Hay đúng hơn, vài năm lại đây, cây mít cổ truyền bị chặt dần, bị thay dần. Cả cây sắn cây bắp trên rẫy nữa. Không trồng sắn, không trồng bắp. Vậy rẫy trồng gì? Trồng xoài đấy. Thật khó tin. Nhưng là hiện thực nhìn tường tận. Ra khỏi bản một chút, nhiều bà con bản núi đang lom dom với “rẫy xoài”. Cây xoài còn bé lắm. Rừng tái sinh nó nuốt chỉ như trở bàn thôi. Nếu khôg bỏ công làm cỏ như làm cỏ lúa cho thì thì lúa con gái ở dưới xuôi. Đấy là chưa kể cái hoạ phát rẫy phải đốt, gộc rừng chưa được cày bật, từ rễ cái cho tới rễ phụ. Có điều làm cỏ cho xoài dự án, anh viên phải dùng máy. Hẵn nhiên nếu hộ gia đình có vốn mà sắm được cái máy cắt cỏ nữa thì quá lý tưởng. Mơ ước lãng mạn này có lẽ phải sang thế kỷ hai mươi mốt kia. Con đường rẽ từ đường Chín vào vùng xoài dự án của Tân Thành vừa mới được ủi xong hôm mười bốn rằm, dài hai cây số … Vốn đầu tư đâu vài mươi triệu đồng.

Vậy là xe đỗ được ngay trong “bóng xoài non’, trồng thí điểm gần 5 ha 2000 cây trong đó có 500 cây xoài ghép, 1.500 cây xoài bưởi. Quả thật, cxây xoài non còn bé lắm. Nhành xoài ghép mới năm tháng tuổi chỉ mới vươn quá vài ba gang tay. Cái cùi gốc của nó nhô trên mặt rẫy nửa gang tay. Gốc xoài thì non mà nhánh xoài ghép thì già. Ít nhất cây mẹ của nó đã qua vụ thu hoạch thứ năm, thể như con gái độ tuổi hai ba, hai lăm sinh con mới tốt. Thế mới hay chọn xoài giống cũng biết tránh sự “tảo hôn cho cây” và đồng thời để nó ba năm là cho quả. Còn gốc non là để cho tuổi thọ của đời cây kéo dài được hai mươi năm. Đời cây xoài mới là thế nhưng đời con người ta, từ cổ chí kim làm sao có thể lấy thân anh này ghép vào thân anh nọ để thành một đời người; Nếu có đấy là quái thai. Cái quái thai mà đế quốc Mỹ đã dùng bom chất độc hoá học, rải thảm xuống núi rừng  Quảng Trị để di chứng vào đời người, ở Cam Lộ, Cam Chính, Cam Nghĩa … tội ác tày trời này thật khủng khiếp. Và nhữg vùng “đất trống đòi trọc” hàng ngàn ha sẽ đưea vào dự án trồng xoài đấy chính là những vùng đã bị bom tạ, bom tấn, bom chất độc Mỹ huỷ diệt. Vậy mà họ bại trận, vậy mà họ bồi thường chiến tranh cho ta được bao nhiêu, được những gì? Ở cái nước Mỹ “văn minh và giàu sụ” kia hãy nhìn vào đất trống đồi núi trọc của Quảng Trị mà hối cải lương tâm, mà giải mã “Hội chứng sau Việt Nam” cho nhân dân Mỹ. Giá mà họ thực sự hướng thiện và cải hối, họ bồi thường chiến tranh một phần nhỏ trong nhiều tỷ ấy sẽ đầu tư vào cây xoài cho rừng Quảng Trị được lê da non, chữa lành vết thương mà họ gieo rắc.

Đứng ở cuối mút con đường mới san ủi, chạm tay vào những lô xoài trồng thí điểm, để nhìn lên hướng bắc là có thể thấy bao quát được cả ba mươi ha xoài trong dự án chuyên canh. Nó hệt những rẫy bậc thang, màu đất thắm mịn, như thể đang phô da non chứ chưa thấy màu cây màu xoài. Vùng xoài này được trồng bữa tháng tám. Mỗi bầu xoài nặng hai ki lô sáu. Bộ đội đại đội anh Hà, thuộc 968 có gánh khoán mỗi gánh giỏi cũng không quá hai mươi bầu. Ba mươi ha mỗi ha bốn trăm bầu, vậy mười hai nghìn bầu các anh gánh hết bao nhiêu công khoán? Và. Mười hai nghìn bầu cây giống ấy sau ba năm, sau năm năm cho trĩu trái thu hoạch được bao nhiêu cây? Quả là một bài toán khó nếu không có niềm tin, không có quyết tâm. Theo cách tính của anh Hoà mỗi ha cây phát hoang, công cày và là cày máy bốn triệu rưỡi, cây giống một triệu, cây xoài đã năm tháng tuổi, anh Hoà ký hợp đồng khoán trọn công làm cỏ, công chăm sóc, công khanh dọn vành đài phòng hộ xoài cho anh Viên. Anh Viên vừa làm chủ nhiệm vừa là trưởng công an xã. Lần trước anh Hoà lên rẫy xoài chưa làm cỏ, cây xoài non khuất hút vào trog “hoang dại”, nhìn mãi không thấy mặt, chẳng khác gì rẫy xoài cùng A Túc. Nhưng lần này, xoài được anh Viên cho làm cỏ, làm cỏ bằng máy, các lô xoài hàng xoài, mỗi cây mỗi tươi tốt, mỗi cây mỗi thẳng lối thẳng hàng, nhìn thật no con mắt. Người làm lúa có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn, công chăm sóc nó có khác gì công sinh ra nó lần thứ hai. Anh Hoà có tâm sự thật lạ. Anh bảo: “Cây xoài còn bé quá chúng tôi chưa muốn báo cáo anh Hoan, anh Bường, mời các anh đi “xem mặt”…” bao giờ nó vượt quá đầu người đi rẫy rồi hẵng hay, hẳng mừng …

Trên thực tế mấy năm vừa rồi Hướng Hoá có xoài, đấy chính là xoài vườn của từng gia đình đơn lẻ. Mỗi cân xoài ba quả đã là cân già. Có ngày đoàn xe từ Bắc vào chở xoài sang Trung Quốc đến năm bảy chiếc. Vậy là xoài đất ta đã rất hấp dẫn, rất có uy tín với khách hàng. Bây giờ phát triển xoài, trồng xoài theo dự án, nếu không giao đất, giao rừng cây xoài về đến từng hộ, khoán đầu việc  đến tận từng người dễ sẽ mua vào sự trầy trật có thể phải làm lại từ đầ, như mô hình hợp tác xã thời kỳ chưa có khoán mười. Tôi cố xua đuổi những lo âu quá sớm của mình bằng cách đi quanh quẩn bên những gốc xoài nhà anh Viên. Xoài nhà và “xoài rẫy”, xoài dự án xem chừng khác nhau cả một nửa đời người yêu cây chăng? Đây này cây xoài nhà anh Viên, tiếng đồn mỗi năm thu hoạch cả triệu rưỡi đồng đứng uy nghi trước mặt tôi đây này. Cạnh gốc xoài có giếng nước. Một trong bốn cô gái con anh Viên đang thả gàu múc nước. Nước thật trong, cây xoài còn chưa ra hoa, tuy các vườn bên, xoài sớm, có cây đã chớm có mùi hương…

Ôi hương xoài cùng đất bazan đỏ Hướng hoá phảng phất đâu lại lôi cuốn tôi đến nhường này? Tôi thầm nhủ: hãy cứ hy vọng. Mọi hy vọng để đến được hiện thực đều phải có giá của nó. Bác Hồ nói sự ghiệp trồng cây mười năm, sự nghiệp trồng người hai mươi năm. Ta hãy cứ dám mất mười năm, đúng một thập cho bazan đỏ đất xoài Hướng Hoá và tin cây xoài và cả cây cà phê, cây cao su sẽ là  những động lực, làm thay đổi hẳn bộ mặt, tập tục của bà con bản núi, từ du canh du cư sang định canh định cư và sẽ giàu lên từ cây xoài, từ cà phê, từ cây công nghiệp, từ cây ăn quả…

Thế chẳng phải gia đình anh Viên quê Bích La Trung đi kinh tế mới lên đây từ 1976 và đã nhờ hồn thiêng của đất bazan đỏ Hướng Hoá mà anh đã khấm khá lên đấy thôi. Cơ ngơi gia đình anh đã có ngôi nhà ngói ba gian, rồi anh cũng đã sắm được xe máy, ti vi … Tất cả từ thu hoạch xoài, từ nhận ươm hàng ngàn cây xoài giống, từ nhận làm cỏ xoài, từ nhận chăm sóc xoài cho dự án chuyên canh thâm canh của Tân Thành, xã Thuận …

T.H 

Tuyết Hoa
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 16 tháng 01/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

13 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/02

25° - 27°

Mưa

08/02

24° - 26°

Mưa

09/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground