Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đất xương rồng

V

ới Quảng Trị thì Hải Lăng là miền quê “đi trước, về sau”, bởi “mùa hè đỏ lửa” 1972 Quảng Trị đã giải phóng rồi mà mãi đến Đại thắng Mùa Xuân 1975 Hải Lăng mới kịp về đoàn tụ cùng quê hương.

            Lịch sử đã chọn đất này làm điểm tựa! Trước là Vĩnh Linh, Do Linh, rồi đến lượt Hải Lăng… những điểm tì vai trên khúc oằn đòn gánh miền Trung quê ta đã nhân danh dân tộc đỡ lấy nhát “đoạn trương” giang sơn. Hai mươi năm đằng đẵng với hai vết chém oan nghiệt trên thân quê, có nỗi đau nào hơn thế? Chắc chắn là không, bởi dẫu lịch sử có sang bao nhiêu trang, dẫu ngày mai có huy hoàng sáng chói đến bao nhiêu cũng khó làm cho đôi mắt mệ Mít ở Hải Phú tươi lại khi bức tường nhỏ của ngôi nhà mệ dường như phải oằn mình mới đỡ nổi gần mười tấm bằng Tổ quốc ghi công người chồng và bảy đứa con hy sinh trong những tháng năm tàn khốc ấy. Không riêng mệ Mít, ở đất này còn có hàng trăm bà mẹ, hàng ngàn người vợ đã đứt ruột hiến chồng, hiến con cho cuộc sinh tử vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc vì nền độc lập, tự do. Một cái giá đâu chỉ phải trả bằng máu, mà cả nỗi đau đớn tột cùng dai dẵng cho đến tận muôn sau.

            Nhắc đến Hải Lăng, có rất nhiều cái tên ví von về vùng đất này, rằng đất anh hùng, đất lịch sử, đất lúa nhưng lãng mạn nhất và cũng thực tế nhất là: Đất xương rồng!

            Hồi còn sinh viên, tôi đã mường tượng ra vùng quê nghèo ở lưng dãy Đại Trường Sa của anh hùng Trần Thị Tâm khi đọc cuốn “Dưới đám mây màu cánh vạc” của nhà văn Thu Bồn. Nhưng mãi đến khi được lội cát về đây, được ăn bữa cơm đội khoai lạo xạo cát của bà mẹ nghèo hiếu khách ở thôn Thâm Khê, tôi mới hiểu và xấu hổ bởi kiến thức học trò của mình.

            … Trong ráng chiều, những động cát trắng tinh nhuốm màu nhật mộ ảo huyền như bức tranh pha lê của tạo hóa đã hóa thạch từ thuở hồng hoang. Ở đâu đó ai bảo “nhỏ như hạt cát” để ví với những gì yếu đuối, vô nghĩa, riêng đất Hải Lăng này, cái phần tử tưởng đã đến tận cùng của sự nhỏ bé ấy lại ẩn chứa một thiên lực nghiệt ngã đến khôn cùng! Tôi nhớ tiến sĩ Hoàng Phước, một “khắc tinh” của cát đã mô tả rằng mỗi lần nổi cơn cuồng nộ, “nó” như con mãnh thú của Tạo hóa, có phép thần thông khủng khiếp, biết “nhảy”, biết “bay”, biết “chạy”. Khi cuồn cuộn một cơn lũ chôn vùi làng mạc, lúc ầm ầm những trận bão cuồng nhấc bổng từng cồn, động ném xuống ruộng đồng… Thoạt nhìn thì mát mẻ, dịu êm là thế mà ám ảnh kinh hoàng bao kiếp người dân. Đến nỗi, dẫu có tha phương cầu thực tận chân trời góc bể mà trọn đời người hỏi đã mấy ai quên được?

            Vậy mà có một loài cây không sợ cát, đó là xương rồng. Cát càng khô cằn, nóng bỏng, xương rồng càng tươi tốt. Với xương rồng, Nghiệt Ngã phải cúi mình khuất phục trước tinh thần thượng võ của Sự Sống, rồi hóa giải thành mảnh đát tốt tươi nuôi dưỡng những mầm xanh. Không cần cao lớn vạm vỡ, cũng chẳng đợi cổ thụ sum suê, xương rồng luôn ngạo nghễ cười trên cát. Tấn thân gai gầy nhỏ bé mà luông đứng thẳng trước bão cát bao đời nay chính là người bạn chung thủy và là “vệ sĩ” trung thành của những làng quên Quảng Trị. Phải chăng người xưa đã thấm thía cái nghiệt ngã của miền cát mà gọi này là xứ “Ô châu ác địa”?

            Cũng như xương rồng, chỉ con người thượng võ mới sống nổi ở xứ “ác đại” này. Vùng Kẻ Diên xưa có câu ca dao: “Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Đó hẳn là tinh thần của cây xương rồng! Ở nơi tận cùng của gian khó, cái “tinh thần xương rồng” ấy đã trợ lực cho con người vượt qua thiên tai, địch họa để đứng thẳng lên, bước dài ra phía trước, về hướng mặt trời. Trong pho sử vàng son của những làng quê Hải Lăng, bao nhiêu trang chói sáng được viết về cuộc chiến với cát từ sau ngày giải phóng.

            Kẻ thù xâm lược đã sạch bóng trên đất Hải Lăng từ cái ngày 19-3 của ba mươi năm về trước, nhưng suốt hơn mười ngàn ngày đêm qua, người Hải Lăng lại đối mặt với một kẻ thù khác, đó là thiên tai. Và cũng như thời đánh giặc, chính “Tinh thần xương rồng” đã giúp họ bẻ gãy những cơn bão cát, đẩy lùi những trận lũ cát uy hiếp làng quê. Và hơn thế, họ bắt cát làm tù binh, qui phục sự khắc nghiệt và cảm hóa nó. Một sự cảm hóa mang tầm thế kỷ: “Ác Địa” trở thành Đất Lành. Điều mà từ ngày khai canh, lập ấp bao thế hệ người Hải Lăng chất chồng khát vọng mà chưa làm được.

            Cảm nhận về miền đất lành ấy hôm nay thật rõ khi ta chạm chân trên con được thảm nhựa, phóng xe luồn qua những vòm lá như đi trong một đường hầm xanh để vượt quan cái trảng nóng rãy ở lưng dãy Đại Trường Sa ngày nào mà về Hải An, Hải Khê. Cơn nắng dội lửa miền Trung không đến được nơi đây nữa rồi, Cả tuyến đê cát qua ba xã Hải Quế, Hải Ba, Hải Dương năm nào ngốn bao công sức con người cũng đang chuẩn bị được kiên cố hóa để vĩnh viễn chấm dứt nạn lũ cát kinh hoàng thường niên. Với sự trợ giúp cảu dự án cải tạo vùng cát ven biển, bà con Hải Lăng đã thắng lớn trong cuộc chiến với cát khi cải tạo được hàng ngàn ha đất vốn là “thánh địa” của nạn cát bay, cát chảy, trở thành những vùng canh tác màu mỡ với những dưa, hành, rau, đậu, cá, tôm... Vùng cát Hải Lăng giờ đây vắng bóng xương rồng. Đúng hơn, sau xương rồng, các loại cây trồng khác dù đỏng đảnh, mẫn cảm thời tiết đến đâu cũng đã có mặt và sống tốt tươi. Năm ngoái, một cựu chiến binh ngoài sáu mươi tuổi quê tận Hải Dương xúc động về lại chiến trường xưa. Nhưng ông không thể nào tìm thấy cái cồn cát có vạt dương còi cọc, nóng bỏng đã “rang” gần chín cả tiểu đội trinh sát đặc công Hải quân bị kẹt gần Quân cảng Mỹ Thủy. Cái chảo rang nóng bỏng hôm nào giờ là thung lũng xanh mát. Cũng đúng thôi, nơi ấy hồi chiến tranh chỉ có xương rồng và cát. Nay, rừng đã che phủ đến 38,2%!

            “Chỉ mong nó đừng gây họa cho con người, chứ có trông chi nó đem lại lợi lộc mô”. Bàn luận về cát, ông Lê Ngật ở xã Hải Ba đã giải bày mơ ước không chỉ của riêng mình mà là khát vọng từ bao đời của người dân vùng cát. Ấy vậy mà giờ đây vùng cát Hải Lăng đang được UBND tỉnh Quảng Trị qui hoạch thành vùng nuôi tôm công nghiệp. Họa đã có thể chấm dứt, và lợi đang đến từng ngày. Theo tính toán, ít nhất, mỗi ha có thể đem lại nửa tỷ đồng mỗi năm. Cả vùng cát này có gần bốn ngàn ha, nếu dự án ấy mà thành thì cát Hải Lăng sẽ thực sự lên ngôi rồi. Người dân vùng cát chỉ cần ngồi nhẩm tính một phép nhân đơn giản cũng cảm thấy run run xúc động vì cái khả năng hóa vàng của mảnh đất “ác địa” quê mình. Nhưng tiếc thay do sự quản lý yếu kém của nhà đầu tư mà dự án mở rộng vùng nuôi tôm trên cát ở Hải Lăng có dấu hiệu trục trặc. Niềm vui chưa kịp nở hoa đã ùn ùn đẩy đến chuyện hoài nghi. Nhưng đó chỉ là sự trục trặc chủ quan mà thôi. Chắc chắn chính quyền tỉnh và huyện sẽ có những động thái tích cực hơn để chấn chỉnh hoạt động đầu tư cũng như quá trình khai thác vùng cát để nuôi tôm. Thế mạnh vùng cát Hải Lăng với chiến lược nuôi tôm sú làm hàng xuất khẩu đã mở ra một hướng đi đúng tất yếu cho quá trình phát triển KT-XH của huyện Hải Lăng nói riêng và của tỉnh Quảng Trị nói chung. Đó cũng là điều tất yếu đối với nhiều tỉnh khác nằm ở duyên hải miền Trung này. Cái quan trọng là ai, ở đâu sẽ bứt lên mà đi trước! Vậy nên đã đến lúc chính quyền địa phương phải có “cú hích” mang tính đột phá hơn nữa để nhanh chóng đánh thức tiềm năng này dậy thì mới có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế địa phương. Khi ấy, chính vùng cát khắc nghiệt này sẽ là “vùng động lực” cho nền kinh tế của Hải Lăng, và khi nào cùng động lực ấy được thực hiện hóa thì Hải Lăng mới tạo được sức bật mới. Vấn đề cuối cùng là “cú hích” từ phía chính quyền mà thôi, bởi với người vùng cát Hải Lăng, “tinh thần xương rồng” đã thường trực trong máu huyết họ.

            Khắc nghiệt là thế, nhưng miền “ác địa” Hải Lăng từ lâu đã hình thành nên một vựa lúa nổi tiếng của tỉnh. Có phải đất khó thì có quả ngon, nên hạt gạo ở đất này sớm có “thương hiệu”. Dẫu không được mọc lên từ những “nhất đẳng điền” nổi tiếng như xứ “Đồng Nai, hai huyện” nhưng danh tính “gạo Quảng Trị” lại bén duyên với thì trường lương thực gần xa từ hồi nền sản xuất hàng hóa còn chưa lên ngôi ở Việt Nam.

            Để làm ra được hạt lúa, người Hải Lăng phải bỏ công ra gấp ba, bốn lần nơi khác. Tôi nhớ cái Tết năm 2000, sáng mùng Một cùng lãnh đạo tỉnh về thăm bà con. Mới hơn tám giờ sáng mà trong làng không một bóng người! Té ra từ nửa đêm giao thừa bà con phải ra đồng tát nước cứu lúa. Hải Lăng có hai mươi mốt xã, thì trấn thì diện nằm vùng sâu, trũng đã chiếm mất mười xã rồi. Toàn bộ vựa lúa của Hải Lăng đều nằm thấp hơn mực nước biển đến gần một mét! Mùa lũ ở đây thật kinh hoàng, nước cuồn cuộn từ sông Ô Lâu dâng lên, nước từ những đồng cát tràn về ngập sâu ba bốn mét. Trong khi đó, “công nghệ nghiêng đồng” của bà con còn thủ công truyền thống lắm. Dăm ba trạm bơm điện, vài chục máy bơm dầu, còn lại là gàu sòng, gàu dai rồi chậu, xô, soong, nồi… Mang sức người mà làm Sơn Tinh, ấy vậy mà cả biển nước cưới cùng cũng phải rút. Chỉ hiếm là mỗi mùa như thế, mười hạt chỉ còn lại dăm, ba.

            Ông Nguyễn Đức Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, vị kỹ sư Thủy lợi từng được Tỉnh ủy Bình Trị Thiên giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chương trình “khoán 10” đã ví rằng, hạt lúa ở vựa lúa Hải Lăng này không chỉ trải qua “một nắng, hai sương” như nơi khác, mà nó được “ấp” trong cái lò Bát quái của Tạo hóa với đủ độ thử thách, từ lũ lụt, hạn, mặn, rét, đến cát lấp, chua phèn… Mời hạt vào “lò” chỉ vài hạt ra. Trồng lúa mà như luyện đan, ngon là phải thôi! Thế mà tù vài hạt “đan” đó, người ta đã chắt chiu nên thành vựa, thành núi. Công nghệ trồng lúa dưới nước biển gần một mét, lại nằm giữa “rốn lũ” như Hải Lăng quả là hiếm có. Và hiếm hươn nữa là có những nông dân thành “Vua Lúa” như ông Nguyễn Đăng Sơn ở xã Hải Hòa, mỗi năm thu đến sáu mươi tấn lúa. Sau 30 năm vật lộn với cái “lò Bát quái”, người Hải Lăng đã đưa năng suất từ 12 tạ/ha (năm 1975) lên đến 105,62 tạ/ha.

            Người ta nói “túng thì biến”, trong cái khó ló cái khôn. Người Hải Lăng đã học được nhiều phép “biến”, mà có thể coi đó là những giá trị sáng tạo vĩ đại nhất trên vùng cát này. Dẫu không như thần thoại, nhưng cong hơn cả chuyện hô phong hoán vũ, đả thạch di sơn. Họ, chẳng những chỉ chân đất, áo vải chế ngự lũ, cát mà còn biết tìm ra những thế mạnh của đất đai, con người để khai thác lợi thế phát triển kinh tế. Ai hay, trên nền cát chang chang ấy, dưới đồng sâu chua phèn ấy, đã xuất hiện những ông “Vua lúa” như ông Sơn ở Hải Hòa, những điểm sáng trong lao động sản xuất như HTX Long Hưng ở Hải Phú?... Nhà cách mạng lỗi lạc của chủ nghĩa Cộng sản thì khuyến cáo: Hãy để cho người nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ. Còn với người Hải Lăng, họ đã nghiền ngẫm chuyện đời cùng hạt cát.

            Cùng với cả dân tộc, người Hải Lăng đã dốc sức ba mươi năm đấu tranh giành độc lập, tự do. Và thêm ba mươi năm nữa để họ chiến đấu với thiên tai cát! Bây giờ về vùng cát Hải Lăng không dễ gì tìm thấy xương rồng nữa, bởi loài cây thượng võ chỉ biết hiến mình ấy đã nhường chỗ cho muôn lá, muôn hoa. Nhưng tinh thần xương rồng thì đã hiển linh vào đất, vào người nơi đây

                                                                                            Đ.N.H

Đinh Như Hoan
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 126 tháng 03/2005

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground