Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ghi ở khu tái định cư Sông Ngấn

T

ruyền thuyết về cây lúa nương tự mọc ở Sông Ngấn nuôi sống cư dân nguyên thuỷ của Tổng Bái Trời hàng trăm năm trước đã đưa tôi trở lại Linh Thượng một xã miền núi của huyện Gio Linh. Sông Ngấn hiện nay vẫn còn, được gọi bằng một cái tên khá ấn tượng là Sông Ngấn và trở thành khu tái định cư trong chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Linh Thượng.

Sông Ngấn bắt nguồn tự một mội sao nằm ở một thung lũng hẹp, cách đại lộ Hồ Chí Minh 5km về phía Tây. Mội sao phun nước thành những ngấn tròn, chảy thành dòng nên cư dân nguyên thuỷ của Tổng Bái Trời gọi là Sông Ngấn. Ngày xưa cộng đồng cư dân nguyên thuỷ đã dựa vào lợi thế của Sông Ngấn để sinh cơ lập nghiệp. Mọ Nga một cô gái đẹp của cư dân nguyên thuỷ trong một lần xuống Sông Ngấn tắm vào một đêm trăng về nhà mang thai sinh hạ ra con cháu của dòng họ Xôm - một dòng họ lâu đời nhất của cộng đồng người Vân Kiều ở miền núi huỵên Gio Linh. Và chính con cháu của dòng họ Xôm đã đem cây lúa tự mọc ở thung lũng Sông Ngấn về trồng trên nương rẫy của mình tạo giống lúa ồ hạt to, cơm dẽo và rất thơm.

Truyền thuyết lưu lại như vậy không biết chính xác được bao nhiêu phần trăm, nhưng hiện nay dòng họ Xôm vẫn còn, rất đông đúc và khá thành đạt. Tất cả con cháu dòng họ Xôm, cũng như cộng đồng người dân tộc Vân Kiều đều được mang họ Hồ của Bác. Riêng dòng họ Xôm có 3 người đã từng là đại biểu Quốc hội là ông Hồ Ray, ông Hồ Gô và bà Hồ Thị Hồng và hàng chục người tốt nghiệp đại học đang công tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá xã hội của đất nước.

Là những cư dân đầu tiên đem cây lúa nương tự mọc ở thung lũng Sông Ngấn về trồng trên nương rẫy của mình, ngày nay bên cạnh cây lúa nước, đồng bào Vân Kiều của xã miền núi Linh Thượng vẫn duy trì trồng cây lúa nương để lấy gạo nấu rượu cúng thần linh vào các dịp lễ hội và nấu cơm đãi khách.

Trước năm 1954, thung lũng Sông Ngấn có đông đồng bào Vân Kiều sinh sống và trở thành căn cứ của cách mạng. Những chiến sỹ cách mạng người dân tộc Vân Kiều như Hồ Dũa, Hồ Chuồn, Hồ Thị Thứ, Hồ Thảng, Hồ Cường, Hồ Xích,… thuộc dòng họ Xôm sinh ra và lớn lên ở Sông Ngấn đã kiên trì bám trụ vận động đồng bào Vân Kiều theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng để đánh Pháp, đánh Mỹ. Sau những năm 60 của thế kỷ XX đến cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, do sự đánh phá ác liệt của kẻ thù xuống vùng rừng núi của miền Tây Gio Linh hòng ngăn chặn tuyến vận tải chiến lược của ta chi viện cho chiến trường miền Nam, nên đồng bào Vân Kiều ở thung lũng Sông Ngấn tản mát về Cù Đinh, Baze, Khe Ai, vượt sông Bến Hải ra Bắc và qua cả bản Chao ở Lào để sinh sống. Sau năm 1975, thung lũng Sông Ngấn là một vùng trắng không có người ở, mặc dầu đất đai khá màu mỡ và có sẵn nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Trên bản đồ của huyện Gio Linh, Linh Thượng là một xã miền núi có diện tích đất tự nhiên hết sức rộng lớn nằm dọc hai bên đại lộ Hồ Chí Minh, kéo dài từ Đôộng Zôn đến Xuân Hoà của xã Hải Thái theo hướng Bắc - Nam, từ Cù Đinh, BaZe, Khe Ai đến giáp xã Hướng Hịêp của huyện Đakrông theo hướng Đông - Tây. Toàn xã Linh Thượng có diện tích đất tự nhiên 17.386,9ha. Qua điều tra nông hoá thổ nhưỡng của Công ty tư vấn xây dựng Quảng Trị về Quy hoạch, xây dựng nông thôn mới ở xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, thì đất đai tự nhiên của xã Linh Thượng có hai loại chính là đất nâu đỏ trên đá bazan (Fd-h) và đất nâu vàng trên đá bazan (Fx-h). Qua kết quả phân tích các phẫu diện 2 loại đất này đều có thành phần đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, hàm lượng chất hữu cơ từ tổng số trung bình đến giàu. Với địa hình, địa mạo và tính chất thổ nhưỡng của đất tự nhiên, Linh Thượng là một vùng đất vạm vỡ, có đủ điều kiện để phát triển một nền sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong đó thung lũng Sông Ngấn là một vùng đất tiềm năng.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế văn hoá miền Tây của Tỉnh uỷ Quảng Trị, trên tinh thần đổi mới toàn diện nền sản xuất của địa phương, được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ Gio Linh, xã Linh Thượng đã có những chuyển biến tích cực để đầu tư phát triển một nền sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, tạo tiền đề vững chắc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa bàn miền núi. Đến Linh Thượng lần này, tôi thực sự ngạc nhiên trước những đổi thay mới mẻ trong lao động sản xuất và trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Vân Kiều. Đường vào các thôn bản Khe Me, Đôộng Zôn, Khe Ai, Cù Đinh, Ba Ze, Bến Mậc,…không còn lầy lội như mười năm về trước mà đã được nâng cấp mở rộng thuận tiện cho việc vận hành các loại xe máy và người đi bộ, trong đó hai phần ba tuyến đường đã được bê tông hoá. Và những khu đồi rộng hàng trăm ha từ Đôộng Zôn cho đến Xuân Hoà, từ Khe Ai cho đến Khe Me, từ Cù Đinh cho đến Bến Mậc, trước đây chỉ trồng rặt một cây loại cây màu lương thực hoặc bỏ hoang, nay đã phủ kín màu xanh của cao su và rừng nguyên liệu. Dọc hai bên đại lộ Hồ Chí Minh là những khu nhà cao tầng của trường cấp I, cấp II, trường Mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng.

Tại trụ sở làm việc của Đảng uỷ và UBND xã Linh Thượng, tôi được anh Hồ Còn - Bí thư Đảng uỷ thông báo những kết quả trong đổi mới sản xuất của Linh Thượng hết sức ấn tượng. Thực hiện dự án phát triển cây cao su ở khu vực hộ gia đình, với nguồn vốn hỗ trợ của dự án và vốn vay ngân hàng chính sách, đến nay đồng bào dân tộc Vân Kiều của xã Linh Thượng đã trồng được 436,5 ha cao su tiểu điền, trong đó có 1/3 diện tích đã được đưa vào khai thác. Nhiều hộ đồng bào dân tộc đã trồng được từ 3 đến 5 ha cao su. Việc đưa cây cao su vào khai thác đã giúp hàng trăm hộ đồng bào Vân Kiều đổi mới, xoá được đói nghèo, tổ chức cuộc sống sinh hoạt ngày một đàng hoàng hơn.

Bên cạnh cây cao su là rừng. Những cánh rừng như từ trong truyền thuyết đã hiện về trên vùng đất chiến tranh này. Từ bàn tay và sức lao động của mình, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương, thông qua nguồn vốn của các chương trình dự án, đồng bào Vân Kiều trong các thôn bản của xã Linh Thượng đã trồng được hàng ngàn ha rừng. Hiện nay, trên địa bàn xã Linh Thượng có 2 chủng loại rừng chính là rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Giờ đây, đến bất kỳ thôn bản nào của xã Linh Thượng tôi đều bắt gặp màu xanh bát ngát của rừng. Tôi xin cúi đầu trước rừng để cảm tạ sức lao động bền bĩ của đồng bào Vân Kiều mang họ Hồ của Bác, cúi đầu trước màu xanh mênh mông của đất trời để cầu chúc cho cuộc sống của con người ở nơi đây luôn được ấm lành.

Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi trong chuyến trở lại Linh Thượng lần này là sự đổi thay ở khu tái định cư Sông Ngấn. Sau mấy chục phút đi xe máy từ trung tâm xã qua đại lộ Hồ Chí Minh, vượt Khe Toong chúng tôi đã đến được khu tái định cư Sông Ngấn. Từ xa, những dãy nhà mái tôn nối tiếp nhau, hiện rõ trên nền trời xanh một khu dân cư đẹp tựa một bức tranh thuỷ mặc về cuộc sống mới của 50 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều đang hồi sinh từng ngày thay da đổi thịt,…

Trong căn nhà mới của mình, già làng Hồ Riêu trầm ngâm kể: ông đã sống ở Khe Ai hơn 50 mùa rẫy. Với chừng ấy năm ông đã chứng kiến bao biến cố thăng trầm mà người Vân Kiều phải vượt qua. Trước đây đại bộ phận người Vân Kiều phải sống du canh, du cư ở khu vực Khe Ai, Cù Đinh, Ba Ze, hay bên bản Chao của nước bạn Lào. Sau chiến tranh, do bom đạn phá nát nương rẫy, không có đất trồng sắn, trồng ngô, đồng bào Vân Kiều hàng ngày phải đi tìm nhặt phế liệu để bán lấy tiền đong gạo, có người đã bỏ mạng do bom đạn phát nổ, nhưng cái đói, cái nghèo quanh năm cứ bám lấy họ. Những tưởng cuộc sống của người Vân Kiều ở Sông Ngấn tản mát đi các nơi sẽ mãi đói nghèo vì thiếu đất sản xuất.

Thế rồi, cách đây bốn năm, người Vân Kiều ở Sông Ngấn tản mát về ở Cu Đinh, Ba Ze, Khe Ai và bà con ở bản Chao bên Lào được cán bộ xã Linh Thượng đến tận nhà vận động đăng ký tham gia dự án tái định cư Sông Ngấn. Lúc đầu bà con còn phân vân chưa dám đăng ký, nhưng một lần trực tiếp cùng cán bộ về Sông Ngấn thì được biết: sau khi xây dựng dự án, xã Linh Thượng đã được Nhà nước đầu tư trên 2 tỷ đồng để xây dựng khu tái định cư Sông Ngấn gồm đường giao thông, nhà ở và công trình nước sạch. Tận mắt được thấy hình hài, cơ sở vật chất và triển vọng nơi ở khu tái định cư mới, đồng bào Vân Kiều đã động viên nhau đăng ký tham gia. Đến đầu năm 2012, đã có 50 hộ đồng bào Vân Kiều về định cư ở Sông Ngấn để làm ăn sinh sống.

Còn anh Hồ Xê - Trưởng khu tái định cư cho biết: từ bao đời nay, bà con người Vân Kiều chỉ quen với tập quán phát rừng làm nương rẫy, sống cuộc sống tự cung, tự cấp, nên lúc đầu về định cư một số hộ định vào rừng phát rẫy để làm nương. Để giúp bà con sớm ổn định sản xuất, UBND xã Linh Thượng đã kịp thời thu hồi 7,9 ha đất rừng sản xuất và 1,4 ha ruộng trồng lúa của thôn Khe Me đưa vào thực hiện dự án định canh, định cư Sông Ngấn. Thế là vụ Đông Xuân 2012 - 2013, 50 hộ đồng bào Vân Kiều tham gia định cư ở Sông Ngấn đã có ruộng để trồng lúa, đất để trồng màu và duy trì cây lúa nương - một đặc sản của người Vân Kiều.

Để giúp đồng bào Vân Kiều ở khu tái định cư Sông Ngấn, tiếp tục phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Năm 2013, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã Linh Thượng đã đầu tư 1,4 tỷ đồng để san ủi 6,8 ha lúa nước, 80,6 ha đất đồi sản xuất và xây dựng đường lưới điện thắp sáng cho 58 hộ đồng bào Vân Kiều ở khu tái định cư Sông Ngấn. Tết này, đồng bào Vân Kiều có điện để thắp sáng, để xem tivi, để múa tạc - xình, hát giao duyên mừng mùa xuân mới.

Những ngày lưu lại ở khu tái định cư Sông Ngấn không nhiều, nhưng đến nhà nào, tôi cũng được nghe bà con Vân Kiều nói vui “Sướng và no cái bụng lắm, không phải lo cái đói trong mùa giáp hạt nữa, vụ Đông Xuân có thêm ruộng để trồng cây lúa, sang năm sẽ no bụng, đau ốm được khám chữa bệnh miễn phí, con cái được đi học cái chữ là sướng rồi”.

Không chỉ no đủ về vật chất, đồng bào Vân Kiều ở khu tái định cư Sông Ngấn còn loại bỏ được nhiều tập tục lạc hậu, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Gần đây trong một lần về thăm quê cũ, bà Hồ Thị Hồng, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch huyện Đakrông, con cháu của dòng họ Xôm ở Sông Ngấn đã xúc động nói: “Trước đây đồng bào Vân Kiều ở Sông Ngấn rất cần cù, chịu thương, chịu khó, nay tiếp tục phát huy, đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, tích cực học cái chữ, đoàn kết cùng nhau xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu định cư, xứng đáng với vinh dự được mang họ Hồ của Bác”.

Chúng tôi rời khu tái định cư Sông Ngấn khi ánh điện đã bừng lên trong mỗi căn hộ của đồng bào Vân Kiều. Qua ánh điện, chúng tôi thấy dòng sông Ngấn uốn lượn giữa màu xanh của thung lũng với tiếng sóng rì rào như kể cho chúng ta nghe về truyền thuyết của cây lúa nương hàng trăm năm trước….

N.N.P

 

NGÔ NGUYÊN PHƯỚC
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 233 tháng 02/2014

Mới nhất

Tự do xanh quá, mênh mông quá

4 Giờ trước

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 16:28

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground