Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hương ước Tùng Luật phơi phới sức sống diệu kỳ

43

 năm trước (1958) trong dịp Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình, Người hỏi đồng chí Giang Đức Tuệ, Chủ tịch UBHC tỉnh:

- Chú biết hương ước là cái gì không?

- Thưa Bác, có ạ! Đông chí Tuệ đáp.

- Vậy ở Thái Bình có duy trì Hương ước không?

- Thưa Bác, không ạ!

- Phong tục tốt, đẹp thé mà các chú xóa bỏ tất cả thế là không đúng. Cái gì tốt, mặt nào hay ta phải giữ gìn phát huy chứ.

Xem thế đủ thấy rằng thuở sinh thời Bác quan tâm việc xây dựng và thực hiện hương ước nhường nào.

Xa xưa hơn thế nữa cha ông ta trong quá trình lập làng giữ nước, cũng đã nhận thực được cái thế mạnh không thể xem thường đó. Chẳng thể mà đời này còn đọng lại trong chúng ta câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” hay sao. “Lệ làng” ở đây có thể hiểu là một dạng hương ước.

Ôn cố tri tân, nhắc lại chuyện cũ để nói chuyện mới, đó là bản “Hương ước xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới” của làng Tùng Luật xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị soạn thảo tháng 2 năm 1996. Hương ước làng Tùng Luật có 8 chương 58 điều được biên soạn khá công phu nhưng điều đáng nói là hương ước ấy đã đi vào cuộc sống người dân, đang đâm chồi nảy lộc trong mọi ngõ ngách của cái làng ven sông giàu truyền thống này.

* * *

Làng Tùng Luật nằm ở sát bờ bắc sông Bến Hải, nơi có bến đò B nổi tiếng thời chống Mỹ đã được Nhà nước xép hạng Di tích lịch sử. Đây là một làng vào loại trung bình ở Vĩnh Linh có 301 hộ dân với 1242 nhân khẩu sinh sống, canh tác trên 30 ha đất. Dân Tùng Luật sống bằng nghề trồng màu, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chăn nuôi… Tháng 10 – 1996, làng được tỉnh chọn làm điểm xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Sau gần một năm nỗ lực xây dựng, ngày 19 – 5 – 1997, Tùng Luật là làng đầu tiên của tỉnh được công nhận là làng văn hóa.

Chẳng rõ hương ước ở các làng này xưa có bao nhiêu điêu, khoản nhưng thiết nghĩ người xưa cũng như người nay, khi làm hương ước dù đặt ra nhiều hoặc ít điều khoản thì đều mòng muốn con người ta có một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, phải luôn luôn hướng thiện, làm việc thiện, lấy điều thiện làm mục tiêu phấn đấu; mặt khác phải thường xuyên chống cái ác, bài trừ cái ác; nghĩa là chủ yếu xoay quanh nội hàm của cái đói, no, thiện, ác.

Hương ước làng Tùng Luật giành hẳn một chương 13 điều nói về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội trong đó có tới 6 điều nói về xây dựng phát triển kinh tế. Các điều khoản ghi ở hương ước thấu tình đạt lý nên được nhân dân đồng tình ủng hộ, biến nó thành sức mạnh vật chất. Bây giờ ai có dịp về Tùng Luật đều thấy rõ điều đó. Làng xóm trù phú, cảnh quan đẹp, sạch, nhà cửa khang trang, dân tình náo nức, đời sống ngày càng được cải thiện. Xin dẫn vài con số biết nói: Trước ngày xây dựng làng văn hóa thu nhập bình quân mỗi người dân là 1,8 triệu đồng năm. Nhưng đến năm 2000 số tiền đó đã gia tăng lên tới 2,8 triệu đồng. Có 25 hộ thu nhập bình quân mỗi năm từ 20 – 30 triệu đồng, 37 hộ từ 15 – 17 triệu đồng. Rất nhiều hộ vươn lên làm văn khá và giàu. Thời kinh tế thị trường mở ra nhiều hướng làm ăn cho bà con nơi đây. Từ việc nuôi truồng thủy sản, chăn nuôi gia súc đến việc khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ… đâu đâu cũng rộn ràng, không khí lao động tất bật và náo nhiệt. Và hệ quả của nó là xuất hiện hàng loạt gia đình làm ăn khá giả, tiêu biểu là hộ ông Nguyễn Văn Đáo, Hoàng Khương, Trần Phú Hường, Lê Minh Đỉnh, Tạ Công Lý, Lê Hoài Nam, Trần Hồng Minh, v.v… Cả làng chỉ còn 12 hộ phải ở nhà tranh, 97,4% hộ ở nhà xây, nhà ngói trong đó có 83% là kiên cố. Trước đây cả làng lèo tèo máy cái ti vi đen trắng, giờ đây cứ 1,4 hộ có một ti vi màu hẳn hoi. Dân làng còn lắp đặt 21 máy điện thoại, mua sắm 100 xe máy. Nếu so với Thái Lan, nước cận kề Việt Nam có đời sống kinh tế cao hơn ta nhiều, họ cứ 9 người dân có 1 xe máy thì làng Tùng Luật hơn 12 người/ xe, đủ thấy mức sống người dân ở đây đã và đang nhanh chóng được cải thiện.

Tọa lạc trên một khuôn viên rộng rợp bóng cây xanh ngoảnh mặt ra sông Bến Hải là nhà mẫu giáo Trí Đức. Đọc thấy cái tên có vẻ gợi và nhất là nhìn thấy căn nhà khá bề thế tôi hỏi vui ông Trần Trọng Tâm, nguyên trưởng làng thời kỳ xây dựng làng văn hóa:

- Để luyện được Trí và Đức cho trẻ chắc các vị phải “đào” tiền trong dân gắt lắm.

Ông Tâm cười rạng rỡ:

- Đâu có. Nhiệt tâm của con, em, dâu, rể làng góp tiền của mà nên đó. Vừa là nhiệt tâm nhưng cũng vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ. Bởi vì trong hương ước của làng có một điều ghi rõ là: “Các hội đồng hương của làng ở các nơi, bà con ở xa quê hương là con, em, dâu, rể của làng Tùng Luật đều có nghĩa vụ đóng góp để xây dựng các công trình công cộng, cảnh quan, di tích của làng”. Cho nên chấp hành hương ước, con, em, dâu, rêt của làng sống trên nhiều miền của đất nước và nước ngoài đã tự nguyện đóng góp 40 triệu đồng để xây nhà trẻ Trí Đức đó chức. Chúng tôi đâu dám “đào” tiền của dân, nhưng nếu cần, chúng tôi huy động, dân làng cũng sẵn sàng.

Tôi có anh bạn quốc tịch Pháp tên là Misen là con rể làng Tùng Luật. Misen sống và làm việc tại Pari nhưng thỉnh thoảng bay về quê vợ thăm chơi ít ngày. Có lần anh đã mua tặng làng một chục bộ bàn ghế đá đặt dọc bờ sông lấy chỗ cho dân hóng mát. Anh tâm sự với tôi: “Quê vợ tôi bị tàn phá quá nặng nề trong chiến tranh, tôi chứa đóng góp được gì nhiều cho quê vợ thật là có lỗi”. Không, Misen chẳng có lỗi gì cả bởi anh sống rất tình nghĩa. Tôi thấy mỗi lần về thăm Tùng Luật anh giành ra cả ngày đi lang thang hết thăm am cô hồn, miều thành hoàng, lăng mộ tổ đến di tích bến đò B. Anh bảo con sông Bến Hải đẹp như con sông Seine quê anh. Không biết sông Seine bên Pháp đẹp đến mức nào nhưng con sông Bên Hải đoạn chảy qua Tùng Luật thì phải nói là “mê hồn”. Chính trục đường chính của làng theo hướng Bắc Nam đều đổ về bở sông, ở đó dưới bóng hàng dừa và phi lao suốt ngày rợp bóng mát lạnh mời gọi.

Những buổi chiều và đêm hè lao xao tiếng người làng ngồi hóng mát ngắm dòng sông lấp lánh ánh trăng. Sau một ngày tất bật với cuộc sống mưu sinh thì bây giờ là những phút giây thư giản lý tưởng. Những cuộc trò chuyện tâm tình, những vướng mắc va chạm giữa dân làng với nhau được hòa giải ở ngay trên bờ sông này. Rồi có những đôi trai gái làng nên vợ nên chồng cũng lấy bờ sông này làm điểm xuất phát. Tình làng nghĩa xóm ngày một ấm nồng hơn theo năm tháng. Đó cũng là ước nguyện của dân làng Tùng Luật và cũng là mục tiêu hương ước… RỒi lúc mà tình làng nghĩa xóm ấm lên nó sẽ làm nguôi đi những ham hố, dục vọng thấp hèn và cả những thù hằn chôn chặt trong ký ức một số thành viên, hướng con người ta sống cao đẹp hơn. Xin được kể chuyện này xảy ra hơn chục năm trước: Giếng nhà ông X. có tiếng trong và mát. Bỗng nhiên có cái mùi lạ khác thường. Đoán già đoán non không rõ nguyên cớ gì đành tạm thời yên tâm với phán đoán, có lẽ do lá cây rụng xuống lâu ngày mục nát bốc mùi chăng. Thôi, thế thì cũng chưa chết ai, cứ dùng tạm đợi đến mùa hè năm sau, nước cạn hãy nạo vét, chứ bây giờ đang mùa mưa làm sao được. Nhưng tôi cái thứ nước “nhiễm bẩn lá cây rụng ấy” càng ngày càng có mùi thầm tệ, không còn ngai ngái như trước nữa mà có mùi thum thủm khó ngửi. Cực chẳng đã ông X. phải thuê hai máy bơm liên tục hút suốt nửa ngày mới cạn thì ôi thôi dưới đáy chình ình một con chó bị kẻ xấu nào cột đá ném xuống đã thối rữa. Hèn gì mà nước chẳng có mùi khăm khẳm thối. Rõ ràng đây là vụ trả thù cá nhân hèn hạ. Nhưng thủ phạm là ai? Ông X. xưa nay ăn ở hiền lành sống mẫu mực mất lồng ai. Ông là cán bộ thôn, trong các cuộc họp ông góp ý, phê bình thẳng thắn những thói hư tật xấu của một số người. Có lẽ vì thế mà một trong những người đó đã ra tay chăng? Lần đó không những gia đình ông X. mà cả làng vô cùng bất bình nhưng không bắt được tay day được trán, vụ việc cũng rơi vào im lặng như hòn đá nằm dưới đáy giếng kia.

Thế rồi đùng một cái, sau khi được công nhận là làng văn hóa ít lâu, tác giả của vụ cột đá và chó rụt rè tới nhà ông X. thú tội năm xưa, tha thiết xin ông tha tội, hứa sống lương thiện với hàng xóm. Thì ra cái chất lượng văn hóa của một cộng đồng là một sức mạnh đáng kể, cảm hóa được những kẻ ngang ngược.

Sau 4 năm phấn đấu đã có 239 hộ đạt gia đình văn hóa (đạt tỉ lệ gần 80%), 177 cụ ông, cụ bà được làng tặng danh hiệu “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, tiêu biểu là ba gia đình các cụ Trần Trọng Tâm, Trần Phú Phác, Trần Hoằng. Lễ ra con số cao quý này vượt con số 117 những rất tiếc có 7 cụ phạm “phối” bởi mấy cụ này ham chơi cờ tướng, tường tụ họp nhưng không phải theo kiêu “Khi chén rượu, khi cuộc cờ/ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên” của cụ Nguyễn Du ngày xưa mà theo như các cụ nói là “vui chơi có thưởng”, nghĩa là ai thua mỗi ván nộp 200 đồng. Tiền thì không lớn những rõ ràng các cụ phạm vào điều 46 hương ước “nghiêm cấm tệ đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào để ăn tiền”… Thành thử hôm bình xét nhiều người phân tích rằng, hương ước là “bộ luật” của làng, bất cứ ai vi phạm phải xử theo luật, tuy là lần đầu nhưng tính chất vụ việc không thể xem thường. Trước những lời lẽ chân tình của bà con xóm làng, bảy cụ “vui chơi có thưởng” hoàn toàn đồng ý chấp nhận mức đánh giá phẩm hạnh của mình và hứa hẹn quyết tâm sửa chữa, khắc phục.

Sức sống của hương ước còn đơm hoa kết trái ở nhiều mặt đời sống. Ví như việc chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho năm bà mẹ Việt Nam Anh hùng, một anh hùng LLVT, 44 gia đình liệt sĩ, 60 thương bệnh binh, gần một chục người không có nơi nương tựa của làng, chăm lo việc cưới, tang, lễ hội; việc giảm tỉ lệ sinh đẻ hiện nay chỉ còn 1,1%; việc thành lập câu lạc bộ dưỡng sinh có tới 50 cụ luyện tập thường xuyên…

Nghệ sĩ – thiếu ta Nguyễn Ái Chũng quê Tùng Luật có tới non 40 năm phục vụ trong quân đội nói: “Tôi rất tâm đắc với những nội dung xây dựng làng văn hóa. Một trong những nội dung đó là việc tổ chức đám tang, bây giờ hay lắm. Ngày di quan cả làng nghỉ việc đưa tiễn người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng rất trang trọng, tình nghĩa. Trước đây ấy à, phức tạp, nhiêu khê lắm”. Ông không nói cụ thể “phức tạp nhiêu khê” là gì thêm nhưng tôi hiểu lời ông tâm tình. Chợt nhớ cách đây 18 năm, từ Huế tôi được cử thay mặt đơn vị về thắp hương viếng bà mẹ ông qua đời. Đúng như lời ông nói, phức tạp lắm, uống rượu ăn uống rình rịch mấy ngày liền, ngày di quan phải trỗ ngõ mới được đưa linh cữu  ra, trương nam đội mủ rơm, đi giật lùi sau linh cữu, tro vàng mã bay rợp đường… Bây giờ các hủ tục rườm ra, lạc hâu vừa kể đã được bãi bỏ.

* * *

Một bản hương ước dù được soạn thảo công phu đến đâu, các điều khoản đặt ra có phong phú cụ thể nghiêm minh đến chừng nào nếu không được thực hiện chỉ là mớ giấy loại, nhưng thực hiện theo kiểu nửa vời, được chăng hay chớ hay đầu voi đuôi chuột thì nó cũng như ngọn đèn lay lắt trong đêm không đủ sức tỏa sáng, rồi cũng đến lúc lịm tàn. May là hương ước Tùng Luật không diễn ra theo chiều hướng như thế. Bản hương ước đã được bổ sung, chỉnh lý đến hai lần, nó đã làm được điều Bác Hồ dạy 43 năm về trước “cái gì tốt, mặt nào hay ta phải giữ gìn và phát huy”. Nó là ngọn đèn càng cháy càng được tiếp thêm nhiên liệu nên không bao giờ tắt, phơi phới một sức sống diệu kỳ. Bằng chứng là mới đây, làng đã hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu “Làng văn hóa” lần thứ 2. Tôi hy vọng và tin rằng ý nguyện đó của làng sẽ thành hiện thực bởi trước đó ít lâu (25.10.2000) đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trương ban Văn hóa Tư tưởng TW (lúc còn làm Bộ trưởng Bộ VHTT) trong một lần về thăm Tùng Luật đã dành những lợi nhận xét tốt đẹp. Đồng chí nói đại ý:

Tùng Luật là một làng quê trù phú, có cảnh quan đẹp, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, sơn thủy hữu tình. Là một làng quê thời nào cũng sản sinh ra những nghệ nhận, nghệ sĩ cho quê hương, đất nước. Làng cần phải tăng cường đoàn kết, phấn đầu cao hơn nữa, làm tốt hơn nữa việc thực hiện trọn vẹn hương ước, mãi mãi giữ vững danh hiệu “làng văn hóa”, quyết tâm phấn đấu là lá cờ đầu của tỉnh và toàn quốc về mô hình láng văn hóa.

T.B

Trần Biên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 96 tháng 09/2002

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground