Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người Vĩnh Quang nói giọng Bắc

M

ấy ngày nay lớp con cháu cỡ tuổi thanh thiếu niên ở xã Vĩnh Quang (Quảng Trị) vô cùng ngỡ ngàng khi nghe ba mẹ chúng bỗng nhiên nói toàn giong Bắc - điều mà từ khi lọt lòng đến giờ chúng chưa bao giờ nghe. Ba mẹ nói tiếng Bắc với chúng, với bà con cô bác láng giềng và với những người khách lạ từ phương xa tới. Trong ba ngày, liền khắp xóm thôn đâu đâu cũng rộn ràng những tiếng Bắc ngọt ngào của tầng lớp trung niên (dẫu còn hơi cứng) xen lẫn giọng miền Trung nằng nặng của lớp người già.

Có điều gì khác thường mà đột nhiên làng xóm rộ lên cung bậc âm thanh mới lạ này? Thì ra làng đang đón nhận những ân nhân của mình ở xã Công Lý huyện Lý Nhân (Hà Nam) gồm đại diện Đảng ủy, UBND, bố mẹ nuôi, thầy cô giáo, bạn đồng môn của học sinh K8 Vĩnh Quang vượt hơn nửa ngàn cây số vào thăm những đứa con nuôi, học trò cũ mà hơn ba thập kỷ trước đã từng nuôi dưỡng, dạy bảo. Thế nên từ trong sâu thẳm trái tim học sinh K8 hôm nay thôi thúc họ bật lên những âm thanh giọng Bắc ngọt ngào để lòng ấm lại những ký ức tuổi thơ nơi đất Bắc xa vời mà một thời họ đã từng sống và học tập.

Hãy ngược dòng lịch sử tìm hiểu đôi chút gốc gác của K8. Đó là mật danh chỉ kế hoạch của Đảng và Nhà nước ta trong chiến tranh chống Mỹ sơ tán ba vạn học sinh đặc khu Vĩnh Linh ra các tỉnh bạn phía Bắc tiếp tục học tập, rèn luyện thành những hạt giống tốt trở về phục vụ quê hương. Cho đến thời điểm thực hiện kế hoạch này (1967) thì địa bàn Vĩnh Linh đã bị địch đánh phá cực kỳ ác liệt, 12.000 dân thương hầu hết là người già, học sinh, trẻ em bị giết hại. Riêng xã Vĩnh Quang có 324 người. Giữa lúc này bom đạn giặc Mỹ trút xuống Vĩnh Linh ngày một dày đặc hơn, nếu không đưa học sinh đi sơ tán nơi khác thì nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn khó tránh nổi. Và thế là đêm 28-7-1967 hơn 500 con em xã Vĩnh Quang bịn rịn chia tay quê hương và người thân dấn mình vào một cuộc di chuyển lịch sử. Hơn một tháng ròng, lúc đi bộ, lúc đi xe, vượt hàng chục "cửa tử" trên tuyến lửa khu 4 mới tới được huyện Lý Nhân tỉnh Nam Hà (cuc) nay là Hà Nam. Tại đây các em được bà con 4 xã Hùng Lý, Nguyên Lý, Công Lý và Nhân Khang nhận về nuôi dưỡng. Thời chống Mỹ đời sống kinh tế của bà con nơi đây cũng không dư dật gì, nhiều nhà cơm còn phải độn dong riềng nhưng lại thừa thãi lòng thương người như thể thương thân, họ tranh phần được nuôi dưỡng các con em Vĩnh Linh. Đối với họ đó là trách nhiệm, là vinh dự, tựu hào mà không phải lúc nào cũng có được. Có gia đình nhận nuôi đến năm em. Thương các em còn quá thơ dại vì chiên stranh phải xa tổ ấm gia đình, các bố mẹ nuôi không những tận tình bày vẽ cho các em từ lời ăn, tiếng nói đến việc thuốc, bát cháo lúc ốm đau. Những gia đình khá giả còn may sắm thêm áo quần, giày dép, sách vở (ngoài tiêu chuẩn được cấp) thực coi các em như là con đẻ của mình. Đáp lại tấm lòng thơm thảo ấy học sinh K8 cũng coi Lý Nhân là quê hương thứ hai, bố mẹ nuôi là bố mẹ đẻ. Ngoài giờ học các em không nề hà bất cứ việc gì từ ẵm bế em, chăn trâu, cắt cỏ đến vớt bèo, nấu cám lợn…Việc gì cũng gắng làm tốt, sao cho góp chút công sức bé nhỏ của mình để bố mẹ nuôi đỡ phần vất vả. Còn các thầy cô trường cấp I và II ở đây giành mọi sự ưu tiên có được cho học sinh K8. Chỗ ngồi học thiếu ư? Học sinh địa phương chịu khó ngồi chật một chút nhường chỗ cho K8. Giấy bút thiếu ư? Hãy nhường phần hơn cho K8. Những ngày này nơi đây còn thiếu thốn đủ bề nhưng tình thương thì không thiếu. Tình người đầy ắp trong mỗi gia đình, mỗi thầy cô, mỗi học sinh nhen trong người họ ngọn lửa giúp họ vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt công việc nuôi dạy và học tập. Nhiều học sinh K8 như Sơn, Mầu, Lan, Tế, Quế, Đương… luôn luôn được xếp loại khá giỏi, những em khác đều học tốt và xã Công Lý được công nhận là nơi nuôi dạy K8 tốt nhất tỉnh Nam Hà…

Làm sao kể hết những công lao nuôi dạy của Đảng bộ, nhân dân và cô thầy giáo huyện Lý Nhân nói chung, xã Công Lý nói riêng đối với con em xã Vĩnh Quang (Quảng Trị) như lời phát biểu của ông Phan Văn Váng Bí thư Đảng ủy xã trong buổi gặp mặt thân mật đoàn khách quý xã Công Lý: "Không ai có thể cân, đong, đo đếm được ơn dày, nghĩa nặng, tình sâu của nhân dân, thầy cô giáo Lý Nhân đối với con em K8 Vĩnh Quang. Chỉ có thể khẳng định chắc chắn rằng nghĩa tình ấy, công lao ấy là vô cùng, vô tận".

Suốt mấy chục năm qua, canh cánh trong mỗi người niềm trắc ẩn cho mãi đến tháng 12-1997 sau gần 30 năm hơn 100 học sinh K8 Vĩnh Quang mới tổ chức được chuyến đi thăm quê hương thứ hai. Đảng bộ, nhân dân và thầy cô các xã Công Lý, Hùng Lý, Nguyên Lý và Nhân Khang như ngày xưa lại dang rộng vòng tay ân tình đón họ. Gần 30 năm trôi qua, vật đổi sao dời nhưng nhiều bà mẹ như mự Đàm 90 tuổi ở thôn Mã Cầu mới thấy bóng chị Hiếu đầu ngõ đã nhận ra người quen: "Có phải cái Hiếu đấy không?", khiến Hiếu bàng hoàng, bước đi không nổi. Một tốp gồm Gia, Phương, Hường tới nhà thầy Chung vào lúc thầy đang cắm cúi sửa cái ô cho cháu, nghe xôn xao tiếng chào thầy ngẩng lên, sau một thoáng bối rối liền nhận ra tên từng người rồi hỏi: "Các em Hạnh, Chiến, Đạt có ra lần này không?" Rồi thầy trò ôm nhau thắm thiết nghẹn ngào không nói nên lời. Thiết nghĩ phải sâu sắc, gắn bó như thế nào thầy trò mới không quên nhau chứ. Chạnh nghĩ non 20 năm trước lúc tôi còn làm trợ lý cho đại tá K, suốt ba bốn năm trời thường xuyên làm việc gần ông mà rất ít khi ông gọi đúng tên. Chẳng lẽ tôi không có một chút ấn tượng gì đến nỗi có một cái tên người ta cũng không nhớ nổi dù rằng ngày ngày vẫn xáp mặt nhau. Hay là ngưuowif nhòa nhạt, hay là nhân ái mỏng manh? Tìm lời giả đáp cho câu hỏi này càng thấy quý, thấy phục tình nghĩa mấy thầy trò họ.

Chuyến hành hương đất Bắc cựu học sinh K8 Vĩnh Quang cũng là chuyến đi đầu tiên có tổ chức của ba vạn học sinh K8 huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị. Và chuyến đi thăm của đoàn đại biểu xã Công Lý (8.1998) cũng là chuyến đi đầu tiên của nhân dân các tỉnh miền Bắc có con em K8 từng ở. Tất cả các cuộc viếng thăm đó ngập tràn trong nước mắt mừng tủi. Suốt từ 18 giờ ngày hôm trước đến ba giờ sáng ngày hôm sau gần như mấy làng chài ven biển Cửa Tùng không ai ngủ. Người ngồi trong hội trường chật cứng, người đi lại và đứng đợi đoàn đại biểu ân nhân của mình ở hai bên đường 70 nườm nượp. Rồi trong suốt ba ngày đoàn lưu lại địa phương, cả xã vui như hội; những cựu học sinh K8 là nam thì nghỉ đi biển, là nữ nghỉ chợ, là CBCNV nghỉ tranh thủ, tất cả tụ hội về thôn An Hòa để gặp gỡ, tâm tình, hội lớp, hội trường và hướng dẫn đoàn thăm thú di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các thầy cô Kim, Thịnh, Hoan, các cô Thắm, Lợi… đã nghĩ hưu, không quản tuổi cao sức yếu, lăn lội cả đêm đi thắp hương cho học sinh đã qua đời và hy sinh trong chiến tranh. Nhiều học sinh công tác ở các tỉnh xa không về được đều gửi quà, tiền về góp thêm với làng xóm ngân sách đón đoàn.

Tôi biết để có chuyến đi này nhiều người ở xã Công Lý đã phải chắt chiu giành dụm hàng năm trời, có người phải bán rẻ lứa lợn, có thầy giáo lương hưu ít ỏi phải vay lãi mới có tiền góp thuê xe. Cũng có thầy phải đùm cơm ăn dọc đường bởi không đủ tiền ăn quán. Nhưng sau tất cả những trắc trở đó là nghĩa tình lai láng tuôn trào trong mỗi con người Công Lý và Vĩnh Quang.

Cô giáo Nguyễn Thị Phai, Nguyễn Thị Hồng Thắm, thầy Đào Văn Thạnh, Nguyễn Văn Kim… đều chung một tâm trạng, nói với tôi: "Bác biết đấy, người ta thường nói nghề chúng tôi giống nghề chèo đò, đò qua sông mấy ai nhớ người chèo. Nhưng lần này vào Vĩnh Quang, tận mắt thấy tình nghĩa sáng ngời của các em học sinh cũ, quả là quá xúc động, quá đẹp. Mới hay cái định kiến trên không phải lúc nào cũng đúng". Còn bà Đỗ Thị Sửu nguyên phó chủ tịch xã Công Lý (thời chống Mỹ) và cụ Trần Văn Ki bố nuôi học sinh K8 thì nói rằng: "Nhân dân Vĩnh Quang có công gieo hạt, nhân dân Công Lý có công vun trồng. Nay hạt đã nở hoa, kết trái, thật là hồng phúc cho hai xã chúng ta…"

Vâng hơn 500 học sinh K8 Vĩnh Quang ngày ấy giờ đây tất thảy đã "kết trái". Có 15 người lên chức ông bà, 10 người có học hàm học vị khoa học, sĩ quan trung cao cấp, hàng chục người là những cán bộ chủ chốt ở địa phương, đa phần là những người lao động trụ cột trong gia đình, những công dân tốt ngoài xã hội. Tất thảy không phụ lòng giáo dưỡng của bà con cô bác, thầy cô Lý Nhân và tất thảy vẫn đau đáu trong lòng nhớ đến quê hương Lý Nhân và ở ngoài ấy Lý Nhân vẫn đêm ngày nghĩ đến họ. Vậy là cả hai phía đều hướng đến nhau gặp nhau nơi cõi sâu nhất của lòng chung thủy.

                                                                                             T.B

Trần Biên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 50 tháng 11/1998

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground