Trước Tết Chơ-man-thơ-mây cổ truyền của đồng bào Khơ-me khoảng mười ngày đã có những hạt mưa đầu mùa. Nhưng phải đợi đến sau Tết mùa mưa mới thực sự bắt đầu ở Cam-pu-chia. Tuy vậy những hạt mưa đầu mùa được ghi nhận một dấu son đỏ chói. Thế là hoan hỉ sau gần hai trăm ngày khô hạn, nay có mưa về cây cối, gia súc và cả con người nữa đều ngập chìm trong tươi mát. Những cây gỗ dầu của rừng khộp vốn quen chịu với hạn hán trong sáu tháng khô nay cũng bắt đầu nhú lên những chồi biếc. Những đám bụi cuốn mút trời trong không trung và những con đường đất đỏ quạch mịn hơn cát, sục lút bàn chân đã dịu xuống im lìm, nhẵn thín. Đây đó trên đường đi, trên đồng ruộng còn in rõ dấu chân con nai, con mang tìm mồi trong đêm mà suốt mùa khô chúng đã lang thang biệt xứ trong các rừng già xa nương rẫy, xa ruộng đồng. Cơn mưa đầu mùa đổ xuống đã kéo về sự sống cho cây cỏ, hoa lá và nhất là những cánh đồng.. Như dự đoán trước mùa mưa sẽ đến nên con người đã chủ động từ trước: mổ trâu, giết bò, xay nếp, giã gạo, nấu rượu, làm bánh để rồi theo nhịp trống Lăm-thôn tất cả mọi người đua nhau múa hát: tiễn năm cũ đi qua, đón năm mới, đón vụ mùa. Họ say sưa múa hát thâu đêm, không ai muốn rời ra, không ai muốn trở về... Những đôi nam nữ tay cầm tay theo nhịp trống say sưa, yêu đời, tận hưởng cái êm dịu của những hạt mưa trời và xa hơn nữa tận hưởng cái êm đềm của mái nhà, của tình làng nghĩa xóm, của cộng đồng thôn bản... mà bốn năm qua dưới thời Pôn-pốt họ không có.
Mưa về đồng nghĩa với mùa xuân đến. Mùa mưa là mùa hạnh phúc, mùa của hoa trái cỏ cây, mùa của muông thú với con người... Họ muốn vứt bỏ dĩ vãng không vui để đón mùa xuân đến, đón cuộc sống mới...
Sát trước ngày vào mùa cả miền Đông Bắc Cam-pu-chia bao gồm các tỉnh: Stungtreng, Moldolkiri, Rattankiri, Croché... đã sống và chờ đợi như thế đấy.
Từ Séréthom một xã phía Nam Moldolkiri với những cánh đồng ruộng bát ngát đến xã Séréxu ở tận phía Đông Bắc ngọt ngào hương sen đều rộn ràng náo nức với khí thế của ngày hội.
Trụ sở ủy Ban nhân dân Cách mạng đâu đâu cũng bắt gặp cái tất bật của ngày mùa.
Tôi hỏi By Ly một nữ Chủ tịch xã: Cái gì khó nhất đối với chị trong vụ sản xuất đầu tiên này? Thì chị trả lời ngay không chút ngập ngừng:
- Dân chưa yên tâm sản xuất họ đòi về quê cũ.
Tôi hiểu đó là tấn bi kịch mà một nhóm người con của Cam-pu-chia có tên gọi chung là Pôn-pốt đã đem lại cho đồng bào mình. Ở thời hắn thống trị cùng với người anh em đồng hao của hắn là Iêngxary cánh tay phải, nhà lý luận của Cam-pu-chia dân chủ đã làm một cuộc cách mạng có một không hai trong lịch sử đông tây kim cổ của nhân loại là diệt trí thức, diệt người yêu nước, diệt người thân với Việt Nam, diệt những ai chống đối chúng nó. Tóm lại đó là cuộc diệt chủng. Chúng còn thi hành một chính sách nữa là tất cả mọi người không kể bất cứ ai đều phải về nông thôn. Chúng làm cuộc đại di chuyển dân cư trong phạm vi cả nước. Và vì vậy sau ngày giải phóng 7/1/1979 trên toàn bộ lãnh thổ Cam-pu-chia nguyện vọng đầu tiên và bức thiết nhất của người dân là về lại quê cũ.
Về lại quê cũ đó là nguyện vọng và đó cũng là yêu cầu chính đáng. Nhưng quê cũ của họ đâu còn làng mạc thôn xóm trù phú ngày xưa. Nơi ấy bây giờ trở thành những cứ điểm quân sự: đào hầm, đặt pháo, gài mìn, cắm chông, chôn lựu đạn. Hủy diệt đi những vùng đất trù phú, biến nó thành bãi chiến trường đầy rẫy sắt thép và vũ khí giết người là một đặc điểm trong chính sách của Pôn-pốt Iengxary. Trên mảnh đất ấy các chiến sĩ quân giải phóng và cả quân đội Việt Nam đang ngày đêm rà phá bom mìn, dọn dẹp chông bẫy đem lại sự sống, sự hồi sinh cho từng tấc đất, ngõ xóm, mái chùa... Cuộc chiến đấu âm thầm lặng lẽ đầy tình nghĩa hy sinh cao cả ấy tuy đã rất khẩn trương nhưng không thể nhanh hơn.
Mật độ bom mìn và các chất nổ khác không dày đặc như vùng giới tuyến quân sự tạm thời của ta nhưng cũng không phải là ít. Tham mưu trưởng đoàn 502, đại úy Tường nói với tôi:
- Ba tháng cuối của mùa khô 1979, với nhiệm vụ giúp Bạn sản xuất, riêng quân tình nguyện của ta cũng đã để lại trên đồng ruộng, làng bản Cam-pu-chia thêm nhiều đồng đội...
Ngoài việc rà phá bom mìn, bộ đội của hai nước còn lo chống đói, chống dịch bệnh cho đồng bào, đặc biệt là đồng bào từ các trại tập trung cưỡng bức lao động trở về.
Tôi nhắc lại với chị Chủ tịch xã điều ấy làm gì bởi vì ngay tháng năm khi chuẩn bị cho vụ mùa, trong cuộc họp cốt cán từ xã đến tỉnh ông Chú tịch Ủy Ban nhân dân cách mạng tỉnh đã nói về tình hữu nghị Việt Nam Cam-pu-chiạ với lời lẽ thống thiết và sâu đậm thuỷ chung. Ngay cả hôm nay thôi, khi nói đến khó khăn của vụ mùa từ đôi mắt đen có pha chút nâu đục của chị tôi cũng nhận ra sự hàm ơn sâu xa thầm kín. Ngay cả nói cán bộ cơ sở am hiểu tình hình và đã trải qua gian nan trong bốn năm của chế độ Pôn-pôt. Chị cúi mặt xuống, ngón chân cái dí dí vào đất nói với tôi bằng một giọng lạc âm thanh:
- Nhưng biết làm sao được. Dân muốn thì ta phải giải thích. Dân hiểu ra thì dân tự làm mà thôi.
Tâm sự với chị tôi chỉ biết đem chuyện quê tôi ra để minh chứng. Tôi tin cho chị
biết, hôm qua tôi vừa nhận được thư nhà: bố tôi, một cán bộ của ngành Giáo dục đã về hưu cũng vừa qua đời đo tai nạn của chiến tranh để lại. Hai mẹ con chị Thiu ở cách nhà tôi có một bờ tre đã chết vì một đầu đạn M79 của Mỹ ngay gốc chuối sau vườn.
Khi một cuộc diệt chủng được tiến hành do chính đồng loại mình gây ra thì cuộc
diệt chủng ấy phải nói là ghê tởm. Với luận điểm Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân, vì vậy dân ở đây cứ làm một nghề là đi cày, không được ăn vận màu sắc nào khác ngoài màu đen thì đất nước Cam-pu-chia dưới thời Pôn-pốt (và cả người thầy vĩ đại của nó nữa) đạt tới một hình mẫu đặc biệt kỳ quặc.
Ngay sau ngày bước chân đến Phnom-Pênh tôi đã đến ngay trường Trung học Tunxơlen. Đó là một trường khá khang trang với nhiều nhà cao hai tầng, dành cho 1.500 học sinh. Với một cảnh quan quyến rũ và đầy môi trường sư phạm, nhưng trường đã bị đóng cửa từ ngày Khơ-me đỏ lên nắm quyền. Tại đây, Pôn-pốt đã biến thành trại giam, nơi tra khảo chém giết hàng loạt những trí thức, nhà sư, giới công thương nghiệp, những người tham gia kháng chiến, và những người dân bị chúng nghi vấn. Trong các phòng học xưa đã thành nơi đặt cùm, đặt búa. Những vết màu loang lỗ trên tường, trên sàn còn đó chưa ai kịp xóa. Và sau này, người ta đã tìm thấy nhiều hố chôn người tập thể và để cho dân chúng hiểu rõ thế nào là chế độ Pôn-pôt Iengxary, Chính phủ Cách mạng Cam-pu-chia đã cho trưng bày ngay tại đây những chiếc sọ người đã bị giết dưới nhiều hình thức của chế độ Khơ-me đỏ. Không thể nào tin nổi rằng chỉ trong vòng có bốn năm, bọn giết người đã làm những điều kinh khủng đến thế. Đó cũng là một cuộc trưng bày tội ác diệt chủng đầu tiên tôi được chứng kiến và tôi tin đó cũng là cuộc trưng bày đau lòng nhất của những người có lương tri!
Ở đất nước đã có nền văn minh Ăngcovát, Ăngcothơm, đã có những Casino tầm cỡ bên bờ sông Tônlêsáp giữa Phnom-pênh xinh đẹp mà lại cấm tiêu tiền! Bởi thế nên đầu năm 1980, Chính phú Cách mạng lâm thời mới có biện pháp mà cả thế giới chưa có tiền lệ là tiến hành phát hành đồng tiền Riel mới mà không một ai có đồng tiền Riel cũ để đổi lại. Các nhà làm sử Ngân hàng Cam-pu-chia sau này chắc hẵn sẽ có ai đó cho là đặc trưng duy nhất mà đất nước này có được?
Tại các tỉnh Đông Bắc Cam-Pu-Chia này, nơi xa xôi và hẻo lánh hình mẫu Chủ nghĩa xã hội của Khơ-me đỏ lại càng đậm nét. Các dân tộc Mơ-nông, Pờ-Râu, Lào, Chăm vốn đã có cuộc sống lạc hậu xa với người Khơ-me, trong 5 năm với chính sách ấy, cuộc sống của họ thực sự trở về với thời kỳ đồ đá. Số phận của những bà con Khơ-me bị xua đuổi từ Công-Pông-Chàm, Công-Nông-Thơm, Bát-Tam-Boong, Phnom-Pênh, Xvây-Riêng... về đây cũng chẳng hơn gì, họ cùng chung số phận.
Cái mà chị Chủ tịch xã nói không yên tâm sản xuất chính là nói đến bộ phận dân
cư này, có dân cư từ đồng bằng và thành phố lên...
Là một nữ Chủ tịch xã người Mơ-nông có dáng to cao, vạm vỡ. Những sợi tóc quăn được phủ bằng cái khôn lằn với đôi mắt to, tròn, nước da bánh mật, hễ gặp chị không cần giới thiệu cũng biết chị là phụ nữ Cam-Pu-Chia. Chồng chị là lính Pôn-Pốt, được Ăng-ca (Công xã) chỉ định cưới chị năm 1977, lúc đó anh ta đã gần năm mươi tuổi mà chị là một chồi non mới nhú. Và sau ngày 7 tháng 1 thì anh ta chạy vào rừng theo đám tàn quân của sư 920 kiệt quệ. Chị sống với bà mẹ già và đúng như mẹ nói:
- Con By Ly cả ngày đêm chỉ lo cái sản xuất, cái no cái đói của dân. Muốn gặp nó mấy anh ra trụ sở Ủy ban xã hoặc ra ngoài ruộng thôi...
Nhịp điệu đầu ngày mùa của cả tỉnh không chỉ ở chỗ khắc phục cái nôn nóng muốn về ngay quê cũ mà còn phải chuẩn bị chu đáo nhiều việc khác nữa. Cái đói trước mắt, và quyết tâm làm ra cái ăn tại chỗ cho ba triệu dân còn lại của đất nước này là tất cả chính sách hiện tại của Chính quyền Cách mạng.
Tại thôn 5 của xa Séréxăngcum, một xã của đồng bào Khơ-me tôi gặp một nông
dân đang ngồi đo gỗ làm xe kéo giữa buổi trưa. Tôi hỏi bác:
- Ngày hai buổi đi cày vất vả thế, sao bác không nghỉ trưa cho khỏe mà còn làm xe?
Ngước mắt nhìn tôi, rồi bằng một thái độ người nhà bác nói:
- Bộ đội Việt
Đúng như người nông dân trên đầu tóc bạc gác tóc xanh ấy hiểu. Nhân dân Việt
Rồi như đắn đo cái gì đó, bác nói thêm:
- Vả lại cũng phải làm. Một chiếc xe kéo làm lâu lắm: chọn gỗ, cưa, đục, tiện... bao nhiêu là việc, có khi ba, bốn tháng mà chưa xong đấy. Tôi đang cố gắng hết sức để sau vụ gặt là về quê cũ tôi ngay, quê tôi ở Keo-xa-ma ấy mà...
Ở Cam-pu-chia chiếc xe kéo là phổ biến, hầu như nhà nào cũng có. Một chiếc xe có thể một hoặc hai trâu, hai bò cùng kéo. Đây là phương tiện vận tải của bà con. Chở phân, giống ra đồng, đưa lúa, ngô từ đồng về. Chở người đi chợ, đi bệnh viện, đi thăm thú lẫn nhau đều dùng xe kéo. Thật là một phương tiện thuận lợi và độc đáo. Đã có thời một chiếc xe như thế đến hai lượng vàng cơ đấy. Hơn nữa vào thời điểm này chiếc xe lại quá cần và dứt khoát phải có bởi cả nước Cam-pu-chia đang lập lại trật tự bằng những cuộc trở về quê cũ của từng gia đình mà phương tiện phổ biến, dễ sử dụng, thuận lợi cho mọi con đường là chiếc xe kéo...
Quê cũ, ngày 17/4/1975 vẽ vang đáng lý ra là ngày đầy hào quang rực rỡ. Nhưng hào quang chưa đến thì gặp những đàn quạ đen ập vào nhà. Mấy tên lính Khơ-me đỏ, súng lăm lăm trong tay, mặt đầy sát khí, luôn mồm kêu la: Việt
Người dân chưa kịp phản ứng thì chúng đã cầm tay từng người kéo ra khỏi nhà và đẩy lên xe. Những chiếc ô tô sơn màu xanh đen sản xuất tại Thiên Tân đã nổ máy chờ sẵn. Họ bị ném lên xe với thân hình trần trụi, cha bị xúc một đường, con bị lùa một nẻo, mẹ lạc con, cháu lạc bà. Những tiếng la thất thanh và những tiếng nổ. Lệnh được quyền giết tại chỗ nhưng người chống lệnh và cả những trẻ em kêu khóc quá lời. Ô tô đóng kín mít nối đuôi nhau chạy theo con đường đất số 141 đưa những người dân vô tội ấy về phía Cô-nhét một vùng đất chưa ai khai phá... Cuộc ra đi của họ cay đắng và chua chát như thế đó, những người sống sót ai cũng nhớ cái ngày ấy. Cái ngày mà họ phải ra đi, để lại sau lưng một trời hoang vắng ngổn ngang: nhà bị đốt, máu và xác của người thân, bụi của đất và một bầu trời xám ngắt. Trước mắt họ nơi sẽ đến không biết là đâu, mịt mù, xa tắp...
Làng xóm tiêu điều hoang dại qua bốn năm, nay dần dần trở dậy. Trên các đường đi lối lại rác đã hết dần theo vết chân người. Những ruộng nước, vườn xoài đang vươn vai đứng dậy trong bàn tay của chủ nó. Những vệt sáng trong lùm cây hoang dại kia còn ít lắm bởi có nghĩa là còn nhiều người, nhiều gia đình chưa về được hoặc vĩnh viễn không bao giờ trở về lại nữa.
Bác Thác-rát, tổ trưởng Tổ đoàn kết sản xuất của thôn Axếch dẫn tôi đến trạm xá khu vực, ở đây ngày hôm qua vừa nhận hai ca cấp cứu: do đầu đạn M79 nổ trong khi bà con đang dọn vườn. Chị Ócxôn 23 tuổi chồng bị Pôn-pốt giết, một cháu trai lên 6 tuổi đang ở lại Cô-Nhét và bà ngoại, tay trái đang bị băng vì đứt mất hai ngón, nói với tôi:
- Bom đạn còn nhiều lắm, bộ đội Việt
Bên cái nền nhà cũ dân trở lại, tôi nhận ra dấu vết của một thời văn minh thôn dã: gốc mít trước sân, cây khế sau nhà, bụi môn, vại nước. Và, tất cả những cái đó đã làm cho bác Tha-Rát ngậm ngùi:
- Ngôi nhà này, đến tôi là chủ thứ tư. Không ngờ đời tôi quản lý lại bị đuổi.
Rồi tự nhiên có cái gì đó làm bác phấn chấn hẳn ra, bác chỉ cho tôi gốc xoài sau
nhà. Gốc xoài to, cao, cành lá xanh tươi và thật thú vị nó là cây duy nhất còn xanh tốt trong vườn.
- Gốc xoài ấy cao, khoảng 1970, khi vùng Đông Bắc này được giải phóng, một tổ bộ đội Việt
- Thế bác còn nhớ tên các anh không?
- Thú thật tôi không nhớ. Lúc đó tất cả chúng tôi đều gọi họ một tên chung: bộ đội cụ Hồ, bộ đội Việt
Vào khoảng năm 1970, bộ đội Việt
một hàng dừa trên đường số 13 nơi từ bờ sông Sêcông đến cây số 3 gần làng Việt kiều. Pôn-pốt đã run sợ trước hàng cây và đã ra lệnh triệt hạ tận gốc không còn một cái rễ. Đào tận gốc một rễ cây là việc làm được nhưng rễ của tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam Cam-Pu-Chia thì không một sức mạnh nào đào nổi.
Tôi nghĩ những biến cố lịch sử của hai nước đã có lúc thăng trầm, nhưng tình hữu nghị của hai dân tộc mãi mãi trong xanh, mãi mãi ngọt ngào như dòng chảy không ngừng của Mêcông phượng đỏ hoặc dòng Đátđan trong xanh của thị xã Senmônôrun đêm ngày chở nước về xuôi... để nuôi sống cây trồng, gia súc và cả con người đang hồi sinh trở lại để tạo nên nhịp điệu ngày mùa tươi tốt hơn, ấm no hơn.
Phnompênh 6/1981
L.B.T