Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những ấn tượng từ

1

1h trưa 3-5, nhìn cơn mưa đang vần vũ phía Tây, sóng đang lặng bçng chuyển dựng đứng ào ào vỗ vào thềm đảo Thuyền Chài, đại tá Đinh Gia Thật, Phó chủ nhiệm chính trị quân chủng Hải Quân, trưởng đoàn công tác của hành trình Tuổi Trẻ vì biển đảo quê hương hối thúc đại úy Đặng Ngọc Nam đảo trưởng cho thuyền CQ (một dạng thuyền máy cao tốc đặc chủng) chở anh em trong đoàn ra tàu HQ 957. Chuyến xuồng thứ ba cập mạn tàu HQ 957, gương mặt trung tá Phạm Văn Hưng, thuyền trưởng như gi·n ra: “May quá, chậm chút nữa thì có thể các anh phải ở lại báo cơm trên đảo Thuyền Chài ít ra một tuần nữa. Đài vừa báo có áp thấp nhiệt đới!” Nghe thuyền trưởng Hưng nói, mọi người mới để ý thấy biển đã âm âm một sắc nước thẫm tái, sóng cuộn lên đập ầm ào vào thành tàu nhưng không ai nghĩ là sẽ có một cơn bão đang đến.

   Thật khó có thể tưởng tượng nổi một đoàn đại biểu gần cả trăm người sẽ kẹt lại trên đảo chìm với một ngôi nhà “lâu bền”, chưa nói đến ăn nghỉ, chỉ riêng chỗ để đứng cho ngần ấy con người không bị mưa tạt ướt thôi đã là khó khăn, nói chi chuyện ăn uống vệ sinh cả tuần liền. Hú vía!

Chạm trán bão 

Khi người cuối cùng leo lên tàu, tàu nhổ neo đi tiếp về đảo An Bang thì sóng đã từ cấp 3 cấp 4 bắt đầu dựng lên, những cô gái vừa tươi vui hát hò giao lưu trên đảo Thuyền Chài ban sáng bắt đầu thấy nôn nao, đẩy cửa phòng toa lét đã thấy “dấu vết” mà anh em gọi đùa là cầu thủ đội Arser“nôn” và Liver“fun”. Hành trình từ đảo Thuyền Chài về An Bang tàu đi trong màn mưa mù mịt, tuy nhiên ai cũng nghĩ nếu neo đậu tại đây để sáng mai lên đảo theo lịch trình thì sẽ sóng yên bể lặng như chín ngày trước của hành trình. Từ khơi, nơi tàu neo, nhìn vào An Bang, chúng tôi biết trên đảo đang có hai cán bộ ra lắp ráp hệ thống trụ đèn chiếu sáng đang nóng ruột đợi lên chuyến tàu HQ 957 để trở về đất liền. Hồi chiều “hóng hớt” chỗ ca bin tàu thoáng nghe anh em bảo thời tiết này khó mà vào An Bang, may lắm thì có thể đưa xuồng CQ ra chở thư báo vào, hên lắm thì hai cán bộ lắp ráp trụ đèn năng lượng mặt trời kia có thể lên được tàu. Anh em thủy thủ đoàn quyết tâm lắm, nhưng đến bản tin thời tiết trong chương trình thời sự của đài Tiếng nói Việt Nam lúc 18h cho biết áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên, có khả năng thành bão số 1 thì gương mặt mọi người đã không còn hy vọng như lúc chiều. Sóng đã mạnh dần lên, không thể tiếp tục thả neo, nhất là đảm bảo an toàn cho chuyến hành trình đầu tiên này. Đến 21h đêm 3-5, những cơn sóng dội vào thành tàu, tràn qua boong, trên hệ thống truyền thanh của tàu thông báo các thành viên không được đi lại trên boong, men theo thành tàu, mọi sinh hoạt giới hạn an toàn trong các buồng phòng quy định. Lệnh của đất liền đưa tàu về, tạm thời không ghé lên điểm đảo An Bang và khu vực nhà dàn DK ở bãi Tư Chính. Rúc hồi còi dài tạm biệt An Bang, thuyền trưởng Phạm Văn Hưng cho tàu chuyển h­íng về phía Nam-Tây Nam, tránh tầm ảnh hưởng của bão và đề phòng hoàn lưu bão. Suốt đêm 3-5 các khoang buồng trên tàu không còn tiếng hát hò như những đêm đầu. Sóng vẫn chao đảo dữ dội nhưng con tàu vẫn lặng lẽ trong đêm vượt thoát khỏi vùng sóng gió. Năm giờ sáng ngày 4-5, trên hệ thống loa của tàu thông báo các thành viên lưu ý buộc chặt đồ đạc, tàu chuyển hướng gặp sóng ngang sẽ chao lắc gây đổ vỡ. Tôi lần lên cabin tàu, thuyền trưởng Hưng sau một đêm chỉ huy tàu né bão chỉ vào tấm bản đồ trên bàn cabin bảo với tôi: Đêm qua tàu đã vượt hơn 60 hải lý khác với hải trình ban đầu, sau đó mới chuyển hướng về phía Vũng Tàu.

Bình minh ngày 6-5 tàu vào đến khu vực giàn khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, những luồng sáng từ ánh lửa, từ ánh điện làm hồng lên cả một vùng biển thẳm. Trong sắc hồng ấy, dường như có pha sắc máu những người lính đã ngã xuống cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Như để đền bù cho mấy ngày giông bão, biển hôm nay bình yên đến lạ.

Chiều 6-5, tàu vào đến biển Vũng Tàu, chuyến hải trình đầu tiên của con tàu chở những bạn trẻ mang tên Hành trình Tuổi Trẻ vì biển đảo quê hương đã trải qua những ngày như thế, và với chút giông gió đầu mùa ấy thôi, đã giúp cho mọi người cận cảnh hơn với Trường Sa, với quần đảo bão tố, và thấm thía sự hy sinh của quân dân nơi huyện đảo đầu sóng ngọn gió này.

Trong bao nhiêu đảo đã qua, chúng tôi nhớ vô cùng với Trường Sa Đông - đấy chỉ là một hòn đảo nhỏ trong rất nhiều đảo nổi, đảo chìm ở quần đảo bão tố này nhưng không hiểu sao nhiều người ấn tượng sâu sắc với hòn đảo này. Không chỉ vì tình cảm của mỗi người lính đã dành cho đoàn trong mười mấy giờ trên đảo. Không chỉ là hình ảnh tận tụy của các y bác sĩ  trạm xá trên đảo nhiều lần cứu mạng cho bà con ngư dân gặp hoạn nạn trên biển khơi. Tình cảm thân thương ấy, có thể bắt đầu từ hình ảnh nấm mộ những người lính, dù hy sinh vẫn nằm bên chân sóng như muốn cùng đồng đội tiếp tục gìn giữ cõi bờ Tổ quốc.

Những nấm mộ Trường Sa Đông…

Mưa luôn là niềm vui bất tận của những người lính trên quần đảo Trường Sa, bởi thế trận đấu bóng chuyền giao hữu giữa đội tuyển các chiến sĩ hải quân trên đảo Trường Sa Đông và đội tuyển các đại biểu thanh niên trên chuyến tàu “Hành trình Tuổi Trẻ vì biển đảo quê hương” (5-2009) đang vào những phút gay cấn để phân định thắng bại thì cơn mưa biển ào ào trút xuống. Các cầu thủ “đội đất liền” có vẻ bị ngợp bởi cơn mưa lớn nhưng đội tuyển của các chàng lính đảo dường như phấn khích hơn trong màn mưa mịt mù trắng xóa. Ít ra cũng được tắm một trận nước ngọt thỏa thích.

Cái điều rất giản dị mỗi ngày ở đất liền, thì ở đảo luôn là niềm mơ ước. Như một bữa rau luộc chẳng hạn. Đảo chìm đảo næi nào ở Trường Sa  cũng có trồng rau, rau rất xanh, rất tốt, nhưng chỉ dám…nấu canh, nếu “chơi” một bữa rau luộc thì.. “hao rau lắm, xa xỉ lắm”…

Đảo Trường Sa Đông - đấy cũng là đêm duy nhất các thành viên của đoàn hành trình tuổi trẻ ra với Trường Sa được ngủ lại trên đảo, còn tất cả các đêm khác đều ngủ ở trên con tàu HQ 957. Đảo nhỏ, bỗng nhiên đón một đoàn khách đến gần cả trăm người, anh em chiến sĩ nhường hết giường chiếu cho khách, tất cả ra ngủ ở công sự. Khách cũng không ngủ yên bởi... cảm động và áy náy.

Tinh mơ, đã thấy nhiều người thức giấc ra ngồi đón bình minh trên bờ kè quanh đảo. Mỗi phút, mỗi giây trên hành trình ra với Trường Sa này thật quý, ai cũng căng hết những “ăng ten” của mình để cảm nhận.

Chiều hôm trước, khi đoàn công tác vừa cập thuyền, ngay bến vào là nấm mộ của ba liệt sĩ hải quân đã hy sinh tại đảo, nằm gối đầu lên những ngọn sóng biển Đông. Tôi đã giật mình bởi một  liên tưởng rất lạ khi thấy ba nấm mộ nằm kề nhau ngay hàng thẳng lối như đội hình một tổ chiến đấu “tam tam” ngay sát vị trí cầu cảng. Có cảm giác như  ngay cả khi hy sinh, những liệt sĩ Trường Sa vẫn tiếp tục sát cánh cùng với đồng đội mình làm nhiệm vụ canh gác, gìn giữ bảo vệ chủ quyền lãnh hải, bảo vệ đảo xa.

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ diễn ra trang nghiêm và cảm động. Rất nhiều người đã không kìm được nước mắt. Biết bao nhiêu chiến sĩ đã ngã xuống trên quần đảo bão tố này suốt mấy chục năm qua để vun bồi cho cột mốc chủ quyền Tổ quốc. Trong buổi bình minh ở Trường Sa Đông, chúng tôi ra ngồi bên những nấm mộ các liệt sĩ trước khi xuống thuyền rời đảo, đọc kỹ những dòng chữ trên tấm bia bằng đá hoa cương đen và chợt giật mình. Mỗi sự hy sinh là một câu chuyện cảm động và bất ngờ ẩn giấu sau từng nét chữ trên tấm bia. Tôi cúi xuống tấm bia đầu tiên: “Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi sinh ngày 15-4-1975, hy sinh 14-4-2001, quê quán Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa”. Một dòng chữ như bao dòng chữ vẫn thường khắc trên bia, nhưng tôi ngờ ngợ, có điều gì đó lạ lắm. Và chợt òa vỡ trong tôi những nghẹn ngào. Thì ra liệt sĩ Thi đã ngã xuống đúng vào đêm trước sinh nhật của anh! Thi sinh ngày 15 tháng Tư và hy sinh vào ngày 14 tháng Tư. Có lẻ nếu hôm đó anh không ngã xuống thì đêm ấy, sinh nhật tuổi 26 của Thi sẽ ngập tràn yêu thương cùng đồng đội anh trên đảo.

Những ngày ở Trường Sa chúng tôi đã gặp nhiều người lính, với một câu hỏi thật giản dị: “Cảm xúc của anh nếu một ngày kia rời đảo về lại đất liền?” Tất cả đều rất chân thành nói rằng đó chính là nỗi nhớ về tình đồng đội. Nếu ở đất liền thương nhau một, thì ra đảo thương nhau gấp mười! Đại úy Vũ Văn Phúc trên đảo Trường Sa Đông cũng thế, kể rằng khi anh còn đóng quân ở đảo Sinh Tồn, có lần một chiến sĩ viêm ruột thừa phải mổ. Tất cả anh em đều đứng quanh phòng  theo dõi ca mổ, không ai yên lòng ngồi ăn, đợi khi ca mổ kết thúc an toàn mới nhớ đến chuyện đi ăn cơm. Hay như thiếu úy chuyên nghiệp Trần Văn Bốn mà mấy hôm sau  chúng tôi gặp ở đảo Tiên Nữ, năm nay Bốn ba mươi mốt tuổi, ra Trường Sa từ năm 1999, có mười tuổi quân ở Trường Sa, nếm trải bao nhiêu sóng gió vậy mà khi nói về Trường Sa, Bốn bảo anh nhớ nhất là trận ốm đầu tiên khi ra đảo Đá Nam, người giặt giúp áo quần, người lo nấu cháo, người chăm thuốc men…Tình cảm ấy đã khiến anh bền lòng với mười năm bám trụ hết Đá Nam sang Đá Lớn, từ Thuyền Chài về Tiên Nữ…

Hiểu những tình cảm của lính đảo như thế để rồi hiểu ra rằng sự ngã xuống của liệt sĩ Thi vào đêm trước sinh nhật của mình sẽ đau xót biết bao trong lòng đồng đội. Thi là nhân viên báo vụ của đảo, anh hy sinh khi lao ra cứu xuồng và dòng biển xoáy đã cuốn anh đi. Sau này về đất liền tôi nghe một nhà báo đàn anh ra Trường Sa Đông trong chuyến trước kể rằng khi anh lên đảo, có hai anh lính cùng quê Thanh Hóa với liệt sĩ Thi đã nhờ anh chụp chi tiết hình nấm mộ của người đồng hương và dặn anh về đất liền nhớ gửi ảnh cho gia đình của Thi. Bởi không chỉ riêng Thi mà cả những đồng đội nằm cạnh anh, chưa ai có thân nhân nào từ đất liền ra đến đây để thăm viếng, chỉ những người lính trên đảo quanh năm chăm lo hương khói cho đồng đội mình.

Nằm kề Thi là liệt sĩ Vương Viết Mão, quê ở Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An. Cũng sinh năm 1975 như Thi, nhưng ngày liệt sĩ Mão hy sinh cũng là một ngày đặc biệt: ngày 17-1-2004 nhằm ngày 26 Tết năm Quý Mùi! Nghĩa là khi đất liền đang rộn ràng niềm vui đón Xuân, những gia đình náo nức dịp sum vầy đoàn tụ, thì ở đảo xa này, một người lính trẻ đã ngã xuống ngay trước thềm Xuân. Và với ân tình đồng đội thiêng liêng rất riêng của người lính đảo, cái Tết năm ấy ở Trường Sa Đông thật ngậm ngùi. Cả hai liệt sĩ Thi và Mão đều sinh năm 1975, dù vậy, hai anh là những “liệt sĩ lớn tuổi” ở Trường Sa Đông bởi nấm mộ ngoài cùng trên đảo là của một chiến sĩ quê thành phố Hồ Chí Minh: Quách Hoàng Lâm, sinh tháng 9 năm 1984, ở phường 16, quận 11, hy sinh tháng 8-2006, còn quá trẻ-khi ấy Lâm chưa tròn hai mươi hai tuổi…

Cột mốc chủ quyền đặc biệt.

Suốt hải trình hơn một ngàn hai trăm hải lý trên biển Đông, chúng tôi đã đi qua nhiều vùng biển, biết thêm nhiều câu chuyện về lòng quả cảm của người lính, có những người đã lấy thân mình làm nên những “cột mốc chủ quyền sống” trên những đảo chìm  giữa mênh mông trùng khơi, để hôm nay có những cột mốc chủ quyền dựng lên cho bất cứ ai từ đất liền ra quần đảo Trường Sa đều muốn đứng cạnh một cột mốc như thế, chụp một tấm hình với tất cả tình cảm thiêng liêng và tự hào: Tổ quốc ta xa tận chốn này, và ta đã từng đến đó!

Khác với những cột mốc đã được xây dựng bề thế mà chúng tôi từng gặp như ở đảo Trường Sa Lớn. Trên đảo Trường Sa Đông, cột mốc chủ quyền của đảo được xây giản dị, sơn màu xanh nước biển với những dòng chữ đề tên quốc gia, tên đảo và các chỉ số tọa độ: 8 độ 55’ Bắc và 112 độ 21’ Đông. Nhìn xuống chân cột mốc và chợt bất ngờ nhận ra cái mỏ neo biểu trưng của Hải quân đắp nổi dưới chân cột chỉ còn nhô lên một phần nhỏ, còn thân và mỏ neo đã chìm sâu dưới đất. Nghĩa là đã có hàng ngàn  khối đất đã được mang ra đắp lên đảo, cho đảo cao dần lên, đất dày lên cho cây cối thêm xanh, thêm bóng mát cho chim về làm tổ. Để có ngần ấy đất, cao đến mức che khuất cả một phần mỏ neo như vậy hẳn là đã bền bỉ lắm, trường kỳ lắm.

Đọc lại khởi thủy của những hòn đảo trên quần đảo Trường Sa, ấn tượng đầu tiên với lính những năm đầu ra đây là đá san hô bỏng rát dưới nắng, không một bóng cây xanh và cơ man chim biển vỗ cánh ào ào, trứng chim nằm ngổn ngang trên đảo. Và từng ngày, từng ngày, bền bỉ như những chú ong thợ xây tổ, trên những đảo đá san hô giữa mênh mông đại dương. Vét chút mùn mục nát có được của một khúc gỗ nào đó trôi dạt về đây từ trăm năm trước, đào từng hốc nhỏ và gieo xuống những mầm xanh, nâng niu chăm b½m từng ngày để rồi sau mấy chục năm màu xanh cây lá đã biến những hòn đảo đá thành những tín hiệu xanh tin cậy của Tổ quốc, thành điểm tựa cho bà con ngư dân ra khơi biết tìm vào khi gặp giông tố bão bùng, hết dầu, hết nước ngọt…

Trường Sa Đông, vì sao bao nhiªu người đến và đi đều trĩu lòng thương nhớ? Cũng có thể hình ảnh cái mỏ neo trên cột mốc chủ quyền bị khuất chìm dưới đất đã thầm kể với mọi người câu chuyện đầy khái quát và biểu tượng về sự bền lòng để biến hòn đảo san hô ngập tràn sắc xanh bóng mát.

            Cũng có thể, vì đêm liên hoan giao lưu văn nghệ ở Trường Sa Đông, rất hồn nhiên, mọi người đã cùng hát vang:“Trường Sa Đông nhớ Trường Sơn Tây”, một câu hát  thôi mà đồng vọng bao nhiêu yêu thương, như nối dài một truyền thuyết ngàn xưa, rằng, thuở ấy Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được một trăm con, rồi chia nhau theo mẹ lên rừng theo cha xuống bể, làm thành nước Việt hôm nay!

L.Đ.D

 

Lê Đức Dục
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 183 tháng 12/2009

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground